Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực , học tập trong tiết trả bài Tập làm văn ”

doc 5 trang nhatle22 3920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực , học tập trong tiết trả bài Tập làm văn ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_phat_huy.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực , học tập trong tiết trả bài Tập làm văn ”

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Giồng Riềng , ngày 23 tháng 05 năm 2013 BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: Châu Ngọc Phượng - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực , học tập trong tiết trả bài Tập làm văn ” Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 . 2/ Cơ sở khoa học - Cơ sở tâm lí học : Tâm lí hoạt động của con người thể hiện như sau : Hoạt động cụ thể ( chi phối và chịu sự tác động của ) động cơ mục đích chung Hành động Mục đích cụ thể Thao tác Điều kiện , phương tiện - Cơ sở Ngôn ngữ học và Văn học + Cơ sở Ngôn ngữ học : Dạy và học TLV , cả GV và cả HS điều phải vận dụng vốn kiến thức . Mỗi loại kiến thức đều có tác dụng giúp GV và HS hiểu được đặc điểm của từng thể loại văn bản. + Cơ sở Văn học : Để dạy cho HS viết các bài TLV đạt được các yêu cầu đặt ra , GV cần có kiến thức nhất định về văn học như thể loại văn học , cốt truyện , chi tiết , nhân vật các đề tài , chủ đề , kết cấu ,ngôn ngữ , của tác phẩm văn học. 3/ Thực trạng tình hình Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS “ ngại “ học phân môn TLV . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong giờ TLV HS rất thụ động, thiếu tự tin . Nhiều em có biểu hiện rụt rè ,không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, khả năng sử dụng từ ngữ , cách đặt câu còn hạn chế Trang 1
  2. Ngay đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn TV của lớp tôi dạy và thu được kết quả như sau: Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 3 11,11% 17 62,96% 6 22,22 % 1 3,7% 4/ Các nội dung chính của giải pháp a/ Chuẩn bị chu đáo cho tiết trả bài TLV -Việc chuẩn bị cho tiết trả bài TLV phải bắt đầu từ việc chấm bài . Tôi chấm bài cẩn thận , kĩ lưỡng và ghi “ lời phê “ nêu rõ những ưu khuyết điểm nổi bật trong bài làm của HS. Nếu HS mắc các lỗi về chính tả hoặc cách dùng từ, tôi dùng bút đỏ gạch dưới các từ ngữ đó để HS tự sửa . - Ngoài giáo án , tôi có một cuốn sổ ghi cụ thể các câu văn , đoạn văn hay , các lỗi HS thường mắc để hướng dẫn các em chỉnh sửa trong tiết trả bài có hiệu quả . -Những tiết trả bài TLV không đòi hỏi GV phải sưu tầm hoặc làm nhiều đồ dùng dạy học . Tôi thường dùng bảng phụ ghi sẵn những lỗi sai của HS để nhiều em được tham gia sửa lỗi ( hoặc viết câu văn , đoạn văn hay để HS học tập , rút kinh nghiệm ) đôi khi dùng bảng nhóm hoặc phiếu học tập cho HS làm việc VD : Có học sinh tả “ Cái đồng hồ để bàn của nhà em kim ngắn to bằng ngón tay cái , còn kim dài to bằng ngón tay cái của em “ , tôi mang theo một cái đồng hồ thông dụng cho HS quan sát lại ( hoặc nhắc HS mang chiếc đồng hồ để bàn của nhà mình để học tiết trả bài ). b/ Tiến hành các bước lên lớp một cách linh hoạt -Tôi thực hiện các bước lên lớp thông thường của tiết trả bài TLV nhưng có vận dụng một cách linh hoạt tùy theo kết quả bài TLV mà HS đạt được , miễn sao kích thích được hứng thú học tập của các em , lôi cuốn cả lớp tham gia tích cực vào hoạt động chữa bài , rút kinh nghiệm để có nhiều “ bài học “ quý báu . Các bước lên lớp trong tiết trả bài TLV thường được tôi vận dụng như sau : Trang 2
  3. * Bước 1 : Nhắc lại yêu cầu chung của bài - GV chép đề bài lên bảng , HS đọc và phân tích, xác định trọng tâm của đề bài ( GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng ) phần này có thể cho HS nhắc lại bố cục của bài văn . VD : Dạy tiết Trả bài văn tả người , sau khi Giáo viên chép đề bài và gợi ý lên bảng ,HS phân tích đề ( Đề bài thuộc thể loại văn , kiểu bài văn nào ? Yêu cầu trọng tâm của đề bài là gì ? ), GV cho HS nhắc lại cấu tạo chung của bài văn tả người nhằm mục đích giúp HS nắm vững bố cục của bài . * Bước 2 : Nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của HS - Ở bước này , GV chỉ cần dùng một ít thời gian để nhận xét chung những điểm chính trong bài làm của HS ,chú ý nhận xét về ưu điểm ,có thể đọc một vài câu ,đoạn , hình ảnh của các bài làm hay cho HS tham khảo và tạo không khí vui vẻ , hứng thú cho các em . Phần lớn GV dành thời gian cho việc HS tham gia vào phát hiện lỗi và sửa lỗi . * Bước 3 : Hướng dẫn sửa lỗi chung Bước này đòi hỏi GV phải khéo léo và tế nhị , khơi dậy được mọi khả năng vốn có và tính tích cực của HS. Do vậy , tôi không lần lược chỉ ra các lỗi sai trong bài làm của HS để yêu cầu các em sửa lại mà chỉ nêu ra các từ ngữ , câu , đoạn “ có vấn đề “ cho HS tự phát hiện .Sau khi HS phát hiện đúng , GV mới cho các em sửa các lỗi đó . Việc sửa một lỗi không chỉ dừng lại ở một hoặc hai em mà cần tạo cơ hội cho nhiều HS cùng tham gia , mỗi em một ý kiến , sau đó GV có thể chọn ý kiến hay nhất để chốt lại . VD 1 : Có học sinh tả “ Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái , dễ chịu .” Để giúp HS tự sửa lỗi dùng từ trong câu trên , tôi làm như sau : + GV nêu vấn đề : Một bạn đã viết : Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái , dễ chịu . Em có nhận xét gì về câu văn của bạn ? ( HS : Trong câu văn trên , bạn đã dùng từ chưa chính xác, đó là từ khoan khoái , dễ chịu ) Trang 3
  4. + GV gợi ý : Em có biết vì sao bạn dùng từ như thế không ? ( HS : Bạn dùng sai từ vì bạn không hiểu rõ nghĩa của từ . Các từ khoan khoái , dễ chịu thường dùng để miêu tả cảm giác của người chứ không dùng để miêu tả dáng đi ) + GVcho nhiều học sinh cùng sửa lỗi trên . HS có thể thay thế các từ khoan khoái , dễ chịu bằng các từ khoan thai , nhẹ nhàng , uyển chuyển , + GV chốt ý và cho học sinh đọc lại (Mẹ em có dáng đi nhẹ nhàng , uyển chuyển ) * Bước 4 : Trả bài Để tránh tình trạng khi trả bài , HS chỉ quan tâm đến điểm mà không chú ý đến lời phê của GV và các lỗi trong bài làm của mình , tôi tự thiết kế ( dựa vào đề bài cụ thể ) và phát cho các em phiếu tự đánh giá để các em hoạt động trên lớp . * Bước 5 : Hướng dẫn HS viết lại câu , đoạn khác cho hay hơn GV cho HS chọn một vài câu hoặc một đoạn trong bài để viết lại cho đúng và hay hơn . ( phần này nếu không còn thời gian , GV có thể cho HS về nhà làm rồi giờ sau kiểm tra ). * Bước 6 : Đọc đoạn bài tham khảo GV đọc một số câu , đoạn văn , bài văn hay của HS trong lớp để các em tham khảo , học tập ( có thể gợi ý HS chỉ rõ ưu điểm của câu , đoạn , bài đã học ). 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Nhờ áp dụng giải pháp dạy học phát học tính tích cực của HS trong phân môn TLV mà HS lớp tôi đã say mê và chủ động ,hứng thú học tập hơn .Những HS trước đây thụ động, nhút nhát các em đã dần trở nên mạnh dạng, tự tin . Kết quả khảo sát chất lượng cuối học kì II về môn TV ở lớp tôi thật đáng mừng Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 20 74,07% 6 22,22% 1 3,7 % Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 5/1Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . Trang 4
  5. 6/ Kiến nghị Thạnh Hưng, ngày 23 tháng 05 năm 2013 Người báo cáo Châu Ngọc Phượng PHÒNG GDĐT XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG XÁC NHẬN THÀNH TÍCH Trang 5