Phiếu học tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2

docx 418 trang Thu Mai 06/03/2023 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_2.docx

Nội dung text: Phiếu học tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ 2

  1. PHIẾU ÔN TẬP THƠ MỚI Bài thơ: Nhớ rừng I.1 Tác giả - Tác phẩm Tác giả Tác phẩm HCST Thể loại Bố cục Thế Lữ ( ) - Tên thật: - In trong tập - Bố cục: , bút danh đặt theo cách , - Tiêu biểu, mở đầu ; còn có hàm ý cho sự thắng lợi của là - Bài thơ sáng tác năm lúc đó nước ta đang là - Quê Bắc Ninh. Là nhà của Pháp. Nhân dân ta thơ tiêu biểu của đang Được nhà nước truy tặng giải thưởng - Hồn thơ Ý nghĩa nhan đề I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật Nội dung chính Nghệ thuật nổi bật I.3. Tìm hiểu nội dung chính
  2. Chép thơ (gạch chân các từ ngữ nghệ thuật và BPTT) Nghệ thuật và nội dung chính Khổ 1: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt . Khổ 4 Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu .
  3. Khổ 3: Bộ tranh tứ bình Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say ? . Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta ?
  4. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, .? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta Để ta ? -Than ôi! ? Cảm xúc . II. Các câu hỏi củng cố kiến thức văn bản Nhớ rừng 1. Giải nghĩa từ:
  5. - Sa cơ: - Oai linh: - Giang sơn: - Oanh liệt: - Uất hận: 2: Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. 3. Vì sao Nhớ rừng được xem là bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới? 4. Căn cứ vào nội dung bài thơ Nhớ rừng, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ? 5. Thủ pháp tương phản trong bài thơ Nhớ rừng được thể hiện như thế nào? 6. Em hiểu thế nào là “tranh tứ bình”? Vì sao đoạn thơ sau được mệnh danh là một bức tranh tứ bình? Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Lặng ngắm giang san ta đổi mới Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng, Thế Lữ) III. ĐỀ ĐỌC HIỂU Phần 1: Cho câu thơ: “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,” (theo SGK Ngữ văn 8, tâp 2)
  6. 1. Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả. 2. Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình – con hổ - trong bài thơ. 3. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích). Phần 2.Cho hai câu thơ sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua a.Hai câu thơ có chỗ bị chép sai, hãy sửa lại và chú thích tên tác giả tác phẩm sau khi chép thơ? b.So sánh việc sử dụng từ ngữ trước và sau khi sửa lại trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật “ta”. c. Nhân vật “ta” trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân vật “ta” tác giả muốn gửi gắm điều gì? Phần 3: Cho câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối" a. Chép những câu thơ tiếp câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ 10 câu. b. Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai, trình bày hiểu biết của em về tác giả? c. PTBĐ chính của khổ thơ trên là gì? d. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? e. Em nêu cảm nhận của mình về khổ 3 bài thơ “Nhớ rừng”. (Trình bày bằng đoạn văn quy nạp 8-10 câu. Trong đoạn văn có thành phần tình thái từ) Phần 4.Cho đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
  7. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Giải thích nhan đề văn bản ? Câu 2: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ? Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Đằng sau việc miêu tả tâm trạng của con hổ, tác giả còn có dụng ý nghệ thuạt khác”. Theo em đó là dụng ý gì? Câu 4: Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên? Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động. Phần 5. Cho câu thơ: "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội" (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3) 1. Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh 2. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? 3. Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì? 4. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó. 5. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa ché IV. CÂU HỎI HSG Câu 1: Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 2: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới?
  8. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng – Thế Lữ) V. ĐỀ KIỂM TRA NHANH SAU TIẾT HỌC ĐỀ 1 1. Trắc nghiệm Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào? A. Thanh Tịnh B. Thế Lữ C. Tế Hanh D. Nam Cao Câu 2 : Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Tác giả và thơ của ông? A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) B. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới. C. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Câu 3 : Nội dung bài thơ Nhớ rừng là: A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt. B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối. C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo. D. Cả ba nội dung trên. Câu 4. Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình? A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
  9. B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm. C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng. D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá. Câu 5: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng? A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do. B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo. C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người. D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt , vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ. Câu 6: Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú (Nhớ rừng, Thế Lữ) thực chất là hình ảnh của ai? A. Người nông dân trước cách mạng tháng tám, 1945. B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng. C. Hình ảnh người sĩ phu yêu nước. D. Hình ảnh người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/ 1945. 2. Tự luận: Qua cảnh tượng vườn bách thú (hiện tại) và cảnh núi rừng đại ngàn (quá khứ), chỉ ra những tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng”. Tâm trạng ấy phản ánh điều gì ở xã hội Việt Nam đương thời? ĐỀ 2 1. Trắc nghiệm Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. D. Trước năm 1930. Câu 2 : Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Tác giả và thơ của ông? A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
  10. C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới. D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Câu 3: Nội dung bài thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ là gì? A. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng. B. Niềm khao khát sự tự do một cách mãnh liệt. C. Khơi dậy lòng yêu nước một cách thầm kín của người dân mất nước sống cảnh đời nô lệ, phụ thuộc. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 4: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì? A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc. B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm. C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ. D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn. Câu 5: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ? A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ. B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước. D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực. Câu 6 : Hoài Thanh cho rằng: “ Ta tưởng trừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?
  11. A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt. B. Giàu nhịp điệu. C. Giàu hình ảnh. D. Giàu giá trị tạo hình. 2. Tự luận Việc mượn lời con hổ trong vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng có tác dụng như thế nào ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay, từ quá khứ đến hiện tại tương lai, trong khó khăn gian khổ và cả trong hòa bình. Từ tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của người dân mất nước lúc bấy giờ, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của nhândân ta? ĐỀ TẬP LÀM VĂN Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế lữ.
  12. ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP THƠ MỚI Bài thơ: Nhớ rừng I.1 Tác giả - Tác phẩm Tác giả Tác phẩm HCST Thể loại Bố cục Thế Lữ ( 1907 – 1945) - Quê Bắc Ninh. Là nhà - In trong tập Mấy vần tự do 8 chữ vần - Bố cục: 3 phần. thơ tiêu biểu của phong thơ( 1943) liền; vần bằng, + Phần 1: Đoạn 1, trào Thơ mới. Được nhà - Tiêu biểu, mở đầu trắc hoán vị đều 4:Con hổ trong vườn nước truy tặng giải cho sự thắng lợi của đặn bách thú. thưởng HCM về VHNT Thơ mới. + Phần 2: Đoạn 2, 3: - Hồn thơ dồi dào, lãng - Bài thơ sáng tác năm Con hổ thời quá khứ mạn. 1934 lúc đó nước ta +Phần 3: Đoạn 5: + Tên thật: Nguyễn Thứ đang là thuộc địa của Khao khát giấc mộng Lễ, bút danh đặt theo Pháp. Nhân dân ta ngàn. cách chơi chữ, nói lái; đang sống trong than còn có hàm ý là người phận nô lệ bị mất tự lữ khách trên trần thế do, bị áp bức bóc lột chỉ biết đi tìm cái đẹp: đủ đường Ý nghĩa nhan đề "Nhớ rừng'' có thể nói là một nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên. Thông qua tâm sự của một con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt, nhà thơ muốn cho người đọc thấy được sự chán nản, căm phẫn của một vị chúa tể rơi vào tình thế sa cơ . Qua đó thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại. Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử. Chẳng phải đó chính là cách nhà thơ đang thay người dân nói lên nỗi tiếc nuối cho thời kì vàng son huy hoàng của dân tộc đó hay sao ? I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật Nội dung chính Nghệ thuật nổi bật
  13. Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để - Thể thơ tám chữ phù hợp với việc thể hiện những thể hiện sự u uất của lớp những người diễn biến phức tạp của tâm trạng nhân vật trữ tình. thanh niên trí thức yêu nước, đồng - Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm. thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình Âm hưởng thơ lúc da diết, sâu lắng, lúc sôi nổi hào tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu hùng tùy thuộc vào diễn biến tâm trạng nhân vật. sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nghệ thuật miêu trạng chung của người dân Việt Nam tả tâm lí nhân vật đạt tới trình độ điêu luyện. mất nước bấy giờ. - Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của bài thơ và ý đồ của tác giả. I.3. Tìm hiểu nội dung chính Chép thơ Nghệ thuật và nội dung chính (gạch chân các từ ngữ nghệ thuật và BPTT) Khổ 1: -“gậm 1 khối căm hờn” là gậm nhấm nỗi căm hờn, uất ức đã tích tụ lâu ngày hình, Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt thành khối. uất ức bị tích tụ lâu ngày “ nằm dài” thể hiện sự chán chường mệt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua, mỏi vì bị “sa cơ, nhục nhằn tù hãm” Đại từ Chán chường, mệt mỏi -Con hổ cảm thấy nhục khi bị coi như “thứ đồ chơi” cho “lũ người” mắt bé nhưng lại Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ “ ngạo mạn” thái độ coi thường _ Đau khổ nhất là cảm giác bị tầm thường Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm hóa, bị ngang bầy với bọn gấu, báo vô tư lự ->Ẩn chứa sau mỗi câu chữ là tâm trạng đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm cơ, bị rơi vào cảnh sa cơ. Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi -Nỗi nhớ rừng càng được thể hiện rõ hơn, mãnh liệt hơn khi hồi tưởng về quá khứ vàng son, oanh liệt với tâm trạng luyến Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi tiếc.
  14. + con hổ cất lên tiếng thở dài ngao ngán “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”, nỗi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự uất hận biết bao giờ mới nguôi ngoai + Các từ ngữ “ uất hận”, “ghét” đã bộc lộ rõ tâm trạng chán ghét thực tại của hổ Khổ 4 +Nt liệt kê “Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” và việc sử dụng các từ ngữ: tầm Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu thường, giả dối, không đời nào thay đổi đã cho thấy cảnh vườn bách thú hiện ra dưới Ghét những cảnh không đời nào thay đổi cái nhìn của “chúa Sơn Lâm” thật buồn tẻ. Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối Dù cảnh vật nơi đây được chăm chút cắt tỉa nhưng không thể bằng thế giới tự do bên Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; ngoài của cây cao bóng cả. Liệt kê + Con hổ chán ghét cảnh tầm thường do con người bắt chước, học đòi thiên nhiên Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng nên đơn điệu, nhàm chán. sự tầm thườn, giả dối Len dưới nách những mô gò thấp kém; -Bức tranh thứ nhất con hổ hiện lên như 1 thi sĩ trong đêm trăng đẹp: Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm + “đêm vàng” là đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra. +Con hổ “say mồi” sau một bữa ăn no hay Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng. Nó uống nưới suối mà ngỡ mình uống ánh Của chốn ngàn năm cao cả âm u trăng tan. Khổ 3: Bộ tranh tứ bình Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Đêm trăng là đêm vàng bởi khung cảnh đầy trăng, con hổ cũng khoác lên mình sắc câu hỏi đêm trăng sáng áo vàng trăng. Cách gọi ấy khiến cho Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? những đêm trăng trở nên huyền ảo hơn. Với hổ giờ đây những đêm trăng ấy quý Cảm giác no say/ ánh trăng sáng tan vào nước giá vô ngần bởi đó là đêm tự do và ảo mộng. Hổ say mồi là bản năng của mãnh say sưa thú nhưng chúa sơn lâm còn say trăng vàng, sau vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn.
  15. Con hổ như 1 thi sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng ⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn .Con hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. -Bức tranh thứ hai miêu tả cảnh ngày Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương mưa trong khu rừng. ngàn không gian rộng lớn + “ bốn phương ngàn” mở ra một không Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? gian rộng lớn của giang sơn nơi chúa sơn điệp từ sự chuyển biến của đất nước lâm ngự trị. Con hổ hiện lên như 1 nhà Trong bức tranh ngày mưa, con hổ hiền triết lặng ngắm giang sơn mình đổi hiện lên như một nhà hiền triết lặng ngắm mới. giang sươn mình đổi mới + chữ “đâu” lần thứ 2 xuất hiện biểu lộ nỗi tiếc nhớ ngẩn ngơ. Điệp từ “ta”thể hiện niềm tự hào về những kỉ niệm đệp thuở vùng vẫy ngày xưa -Bức tranh thứ 3 miêu tả cảnh bình minh trong rừng trong kí ức của con hổ. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, + Bức tranh đầy màu sắc, âm thanh vô Điệp từ màu sắc cùng sinh động. Bình minh lên, cả khu Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? rừng bừng lên sức sống xanh tươi, ánh nắng vàng chan hòa khắp khu rừng. âm thanh + Con hổ như 1 bậc đế vương được tiếng chim ca nâng đỡ giấc ngủ.Câu hỏi tu từ và Trong bức tranh ngày mưa con hổ điệp từ đâu đầu câu thơ cất lên như một lời như 1 bậc đế vương được tiếng chim ca nâng than nhớ tiếc xót xa. đỡ giấc ngủ Đâu những chiều lênh láng máu -Bức tranh thứ 4 của bộ tứ bình là cảnh saurừng sắc của chiều hoàng hôn. điệp từ màu đỏ của ánh mặt trời + Bức tranh mở ra với gam màu đỏ của máu “lênh láng”, màu đỏ của ánh mặt trời Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, lúc chiều tà lan tỏa khắp khu rừng. kiêu hãnh mặt trời nhỏ bé tắt dần + Trong mắt hổ, vầng thái dương chỉ còn là “ mảnh mặt trời” thật bé nhỏ. Đại từ “ Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ta” thể hiện niềm kiêu hãnh của nó. Hổ làm chủ thiên nhiên
  16. -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? + Hổ “đợi chết mảnh mặt trời” là khi mặt trời tắt hẳn, bóng tối bao trùm không gian câu cảm thán + câu hỏi tu từ thì nó sẽ là chúa tể ngự trị đêm tối. Cảm xúc chán chường, tiếc nuối + Câu cảm thán “ than ôi!” và câu hỏi tu Đây là đoạn tuyệt bút nhất của bài thơ. từ” Thời oanh liệt nay còn đâu?” khép lại Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm tiếc đoạn thơ như một tiếng thở dài ngao ngán nuối, điệp ngữ “nào đâu, đâu” là 4 câu của hổ khi trở về với thực tại. hỏi mà giọng điệu ngày càng tăng tiến dữ dội. Thế Lữ đã khắc họa rõ nét tâm + Câu hỏi tu từ bắt đầu bằng đại từ phiếm trạng uất hận, chán chường, bất lực chỉ “nào đâu” gợi nhắc về một quá khứ trước hiện tại tù túng và tâm tư nhớ về tươi đẹp đã qua để lại biết bao nuối tiếc, quá khứ tự do, oanh liệt của hổ. bâng khuâng -> Đây là một bức tranh đẹp dữ dội và bi tráng nhất. Con hổ trở về vị trí của một bậc chúa tể. * Cảm nhận Bộ tranh tứ bình “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: “Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Quả là bức tranh của một nghệ sĩ kỳ tài.
  17. Còn đây là một cảnh khác, tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh.Chúa tể rừng xanh lúc nầy đang ngon giấc: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng” Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Chỉ bằng vài nét chấm phá má cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” Bức tranh nầy khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học. II. Các câu hỏi củng cố kiến thức văn bản Nhớ rừng 1.Giải nghĩa từ: - Sa cơ: rơi vào cảnh không may, phải thất bại. -Oai linh: sức mạnh linh thiêng -Giang sơn: sông núi, chỉ đất đai có chủ quyền -Oanh liệt: tiếng tăm lừng lẫy, vang dội -Uất hận: căm giận, uất ức dồn nén trong lòng 2. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
  18. Gợi ý làm bài: - Thế Lữ (1907 – 1989) là một trong những cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu. - Ông là thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn” ngay từ khi mới thành lập năm 1934 và có nhiều đóng góp tích cực không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn trong nghệ thuật kịch nói của Việt Nam. - Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định: “Độ ấy Thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột ngột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”. - Nhớ rừng được coi là thi phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ, là một trong những bài thơ hay nhất của Thơ mới chặng đầu. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại giả dối, khao khát trở về với cuộc sống tự do. Thông qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời bấy giờ. 3. Vì sao Nhớ rừng được xem là bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới? Gợi ý làm bài: Nhớ rừng dường như đã hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc về hình thức và nội dung của ca cổ. - Nội dung thoát khỏi đề tài kinh điển của thơ ca xưa (phong hoa tuyết nguyệt) mà chính là lời tâm sự của một lớp người yêu nước, họ đang đau khổ trong cuộc sống bị giam hãm, bế tắc, đang chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường giả dối dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. - Tư tưởng gửi gắm trong tác phẩm hoàn toàn mới mẻ: tư tưởng giải phóng cá nhân và khát vọng được tự do, khuynh hướng thoát ly với thực tại. - Ngôn ngữ trong tác phẩm không bị gò ép với các điển cố văn học mà là những hình ảnh thơ đã được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật. - Số lượng câu trong đoạn thơ, số đoạn thơ trong bài không bị giới hạn, ràng buộc như thơ ca truyền thống. - Bài thơ đã thoát khỏi các phép tắc tu từ, các quy tắc thơ ca chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống. 4. Căn cứ vào nội dung bài thơ Nhớ rừng, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc bài thơ?
  19. Gợi ý làm bài Bài thơ được sáng tác vào thời điểm năm 1934, xuất bản năm 1935. Đây là thời kỳ nhân dân ta sống trong cảnh áp bức với chế độ thực dân nửa phong kiến. Đời sống con người bị tù túng, tước đoạt mọi tự do, đặc biệt là chịu sự kiểm soát gắt gao, ngặt nghèo bởi bọn thực dân. Chính vì vậy, các sáng tác trong giai đoạn này cũng bị kiểm duyệt một cách kỹ lưỡng. Việc mượn lời con hổ cũng là cách khéo léo để tác giả dễ dàng bộc lộ tâm trạng, sự chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khát vọng tự do thầm kín của mình. Chính vì vậy, Nhớ rừng đã có ý nghĩa lớn lao trong việc khơi gợi lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc của mỗi người. Hình ảnh con hổ trong cũi sắt của vườn bách thú chính là biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. 5.Thủ pháp tương phản trong bài thơ Nhớ rừng được thể hiện như thế nào? Gợi ý làm bài Cảnh hiện tại Cảnh quá khứ Hổ trong vườn bách thú, bị giam cầm trong Hổ trong rừng xanh tươi đẹp, cuộc sống tự do. cũi sắt. Khung cảnh: giả dối, tầm thường. Khung cảnh hoang sơ, hung vĩ, đẹp đẽ. Thái độ moi người xung quanh: coi thường, Đối với muôn loài, hổ là chúa tể oai phong, lẫm xem là “trò lạ mắt”, “thứ đồ chơi”. liệt. Thái độ của hổ: sự chán ghét Thái độ của hổ: khao khát, ước mơ trở được trở lại. 6. Em hiểu thế nào là “tranh tứ bình”? Vì sao đoạn thơ sau được mệnh danh là một bức tranh tứ bình? Gợi ý làm bài: - Tranh tứ bình là cách khái quát nghệ thuật mang tính ước lệ thời xưa bởi quan niệm tứ bình là một thế giới hoàn chỉnh. Để xây dựng tứ bình có rất nhiều cách; Theo dòng thời gian có “xuân, hạ, thu, đông”; theo phương hướng có “Đông, Tây, Nam, Bắc”; theo ngành nghề có “ngư, tiều, canh, mục” Tranh tứ bình sẽ mang giá trị khái quát nhiều phương diện. - Bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng: + Bức thứ nhất là cảnh đêm vàng bên bờ suối: trong không gian lấp lánh trăng, hổ gọi đó là “đêm vàng” huyền ảo. Chúa sơn lâm say mồi, đứng uống ánh trăng (trăng tràn khắp
  20. không gian, trăng in xuống nước). Dường như hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. + Bức thứ hai là bức tranh về cơn mưa rừng dữ dội làm rung chuyển bốn phương trời. Nhưng con hổ, trong tư thế của vị chúa tể lặng ngắm “giang sơn” mà nó cai trị. Mỗi trận mưa chuyển bốn phương ngàn, cả khu rừng như dạ dào sức sống. Bức tranh thiên nhiên giờ đây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế và thanh khiết đến vô cùng. III. Đề luyện Phần 1: 1- Chép thuộc thơ - Tác phẩm : Nhớ rừng - Hiều biết về tác giả: tác giả Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989) Vị trí: nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu, người góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới 2. Mạch cảm xúc : căm hờn thực tại tù túng – hồi tưởng quá khứ tự do, huy hoàng – trở về thực tại tầm thường 3. Viết đoạn Nội dụng: chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật: liệt kê, sử dụng hàng loạt tính từ với sắc thái rõ nét, thể hiện trực tiếp cảm xúc => Tái hiện không gian giả tạo, đối lập với không gian thiên tạo ở đoạn trước, là lí do dẫn tới tâm trạng con hổ. - Nêu thân phận con hổ: bị giam hãm , tù túng trong khung cảnh tầm thường, giả dối, bị mất tự do. - Tâm trạng con hổ: nhớ cảnh sơn lâm, nuối tiếc quá khứ chúa tể muôn loài, nên càng khinh ghét những gì thuộc về thực tại, khát khao tự do. - Tâm sự thầm kín: nỗi buồn mất nước, lòng yêu nước Yêu cầu tiếng Việt: trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một câu hỏi tu từ, có chỉ rõ. Phần 2 a.Từ bị chép sai là : “ngậm” và “nỗi” HS chép lại thơ b. So sánh: - Trước khi sửa lại: + Ngậm là giữ một vật ở trong miệng lâu->sự chủ động của chủ thể, không gây khó chịu. + Nỗi: ý nghĩa trìu tượng, không thể hiện được tâm trạng uất hận của con hổ.
  21. - Sau khi sửa lại(nguyên bản): + Gậm: hành động gậm nhấm một cách khó khăn 1 vật gì đó + Khối: ý nghĩa cụ thể, 1 vật lớn và cứng Thể hiện được tâm trạng không chấp nhận thực tại, không an phận của con hổ. Dường như nỗi uất hận trong lòng nó đã tích tụ thành hình, thành khối. c. Nhân vật “ta”trong câu thơ là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào? Qua nhân vật ta tác giả muốn gửi gắm điều gì? -Nhân vật “ta” là con hổ đang bị nhốt trong vườn bách thú - Qua nhân vật “ta” tác giả muôn gửi gắm tâm sự của những người dân yêu nước VN đang phải sống trong cảnh tù túng, nô lệ Họ khao khát tự do, khao khát được sống đúng nghĩa Phần 3: a. Chép thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" b. Nhớ rừng - Thế Lữ c. PTBĐ chính: biểu cảm d. BPNT: - Câu cảm thán - Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc - Điệp từ: nào đâu, đâu những => Sự nuối tiếc, nhớ thời oanh liệt ở rừng e. Gợi ý viết đoạn
  22. - ND: nói về cảnh gì? cảnh đó như thế nào? - NT: từ ngữ, BPNT -> tác dụng của BPNT Khổ 3: bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy: - Bốn cảnh: cảnh núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi - chúa tể: + Đêm vàng bên bờ suối/ say mồi + Ngày mưa /lặng ngắm + Bình minh / giấc ngủ + Chiều /đợi chết -> Tư thế lẫm liệt, kiêu hùng -> chúa sơn lâm đầy uy lực - Câu hỏi tu từ - Điệp ngữ: "nào đâu " => nuối tiếc Phần 4 Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ. Giải thích nhan đề: Câu 2: Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế của con hổ: buông xuôi, bất lực, ngày đêm gậm nhấm khối căm hờn, mà theo thời gian cứ một rắn thêm, lớn thêm. Câu 3: Nhà thơ tả tâm trạng của con hổ với dụng ý : nói lên nỗi đau đớn của tầng lớp trí thức khi chứng kiến cảnh đất nước nô lệ mà bản thân không giúp được gì cho Tổ quốc, cho đồng bào, chỉ biết thét lên trong câm lặng, nỗi căm hờn uất ức giận sôi. Qua đấy tác giả gửi gắm tấm lòng yêu nước thầm kín của mình. Câu 4. HS viết đúng hình thức đoạn và nội dung đảm bảo các yas sau: - Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi - Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan - “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực Phần 5
  23. 1. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ 3: - Thể loại: Thơ - Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó 4 + Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? + Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? + Thời oanh liệt nay còn đâu? => Các câu cầu khiến này dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 5. Viết đoạn Mở đoạn: Đoạn thơ “Đâu những nay còn đâu?” là một đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nỗi nhớ về quá khứ tự do hào hùng của con hổ Thân đoạn: làm rõ những nỗi nhớ trong quá khứ của “con hổ”: - Cảnh bình minh: Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. - Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả: - Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. - Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng: Nền cảnh thuộc gam màu máu, gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Đó là máu của mặt trời ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú, gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu.
  24. - "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật", bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ, tham vọng tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc sống tự do của mình, nhớ những cảnh không bao giờ còn thấy nữa giấc mơ huy hoàng đã khép lại. - Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa. IV. CÂU HỎI HSG Câu 1 Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? GỢI Ý:Nêu được nội dung cơ bản sau: - Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm. + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận. Câu 2: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ” (trong thơ có tranh), em cảm nhân điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau đây: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
  25. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng – Thế Lữ) GỢI Ý Học sinh trình bày được bức tranh tứ bình (bốn hình ảnh) nổi bật trong đoạn thơ: *Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành đoạn văn quy nạp. * Yêu cầu về kiến thức: - "Thi trung hữu họa" - Trong thơ có tranh. Thế ữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về "chúa sơn lâm" khá hoànhảo. + " Nào đâu trăng tan" : Cảnh đêm trăng trên dòng suối đại ngàn. Hổ no mồi say sƣa ngắm cảnh đẹp huyềnảo. + " Đâu những ngày đổi mới": Cảnh mƣa rung chuyển đại ngàn. Hổ lặng ngắm giang sơn đổi mới. +" Đâu những bình minh tƣng bừng" : bình minh tinh khôi, mới mẻ. Hổ vẫn ngủ "tƣng bừng" khi mọi vật đã thức dậy. + " Đâu những chiều gay gắt": Hổ là mãnh thú uy nghi đợi màn đêm buông xuống, nó sẽ là chúa tể của muôn loài. - Nghệ thuật: phối cảnh hài hòa, bố cục thẩm mĩ, đƣờng nét thanh tao, gam màu chuẩn xác, kết hợp với các phép tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ tạo nên bộ tranh bằng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc. Nhận xét: ngôn từ sống động, giàu hình ảnh. Đây là đoạn thơ đặc sắc thể hiện tài năng quan sát, xây dựng hình ảnh, vận dụng trí tưởng tượng, sắp xếp, tôt chức sáng tạo ngôn từ thành những câu thơ tuyệt bút của Thế Lữ. V. ĐỀ KIỂM TRA NHANH SAU TIẾT HỌC ĐỀ 1 * Gợi ý 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D A D D 2. Tự luận
  26. * Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú tù đọng, chật hẹp: - Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự". - Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú. * Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn: - Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng. Khi thì dằn vặt, khi lại thiết tha, khao khát trở lại những năm tháng tươi đẹp xưa. - Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất lực và chán chường cuộc sống trong cảnh nô lệ đầy tù túng, ngột ngạt, không có tự do. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc. ĐỀ 2 * Gợi ý 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B D B B A 2. Tự luận Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” là một lựa chọn rất khéo léo và phù hợp để giúp tác giả thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của mình. - Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân. - Trong thời điểm khi tác giả sáng tác bài thơ, các tác phẩm văn nghệ gặp phải sự kiểm soát rất ngặt nghèo của thực dân. Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình. ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay, từ quá khứ đến hiện tại tương lai, trong khó khăn gian khổ và cả trong hòa bình. Từ tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của người dân mất nước lúc bấy giờ, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của nhândân ta?
  27. STT Thao tác Nội dung Lòng yêu nước là tình cảm yêu quí, gắn bó, tự bào về quê hương, đất nước 1 Giải thích và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của đất nước. Lòng yêu nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận; có thể là sự cống hiến lặng lẽ và âm thầm trong lao động để xây dựng, phát triển đất nước.Lòng yêu nước còn bắt nguồn từ những điều rất đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: đó là tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ, luôn luôn hướng 2 Biểu hiện về cội nguồn của mình những lúc đi xa. Hay đơn giản chỉ là dõi theo, âm thầm cổ vũ, ủng hộ cách mạng, khánh chiến như ông Hai trong truyện ngắn Làng; hàng triệu trái tim người Việt Nam cùng hướng về chủ quyền biển đảo khi Trung Quốc có những hành động xâm chiếm Đó đều là những biểu hiện của một trái tim nồng nàn yêu nước. Tại sao chúng ta cần phải có lòng yêu nước? - Bởi vì đất nước là quê hương, là nguồn cội thiêng liêng nhất của mỗi con người,là nơi chúng ta lớn lên, cũng là chốn quay về. ( Nhiều kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài vẫn luôn hướng về đất nước, luôn nhớ về những hình ảnh của quê hương. Họ là những nhà hảo tâm giúp đỡ những người dân mình gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Đất nước với họ là điểm tựa tinh thần, là một nơi để nhớ về, cũng là một nơi để trở về ) - Lòng yêu nước tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, là yếu tố quyết định chiến thắng, giúp chúng ta đánh bại những kẻ thù mạnh nhất trên Phân tích thế giới. Trong hòa bình, lòng yêu nước là sức mạnh để chúng ta vượt 3 chứng qua những khó khăn, giúp đất nước phát triển đi lên. minh ( Bác Hồ đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và lịch sử đã chứng minh điều đó, từ thời các vua Hùng dựng nước, thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ) - Lòng yêu nước còn khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. ( Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân mình. Chúng ta say mê học tập, lao động với chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước Những bạn HSG
  28. đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế, những cống hiến, đóng góp về KH – KT ) - Thế nhưng, hiện nay, vẫn những một bộ phận nhỏ những người mang dòng máu Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam lại có những hành động, suy nghĩ lệch lạch như chống phá nhà nước, nói xấu đất nước, sống ích kỉ, chỉ biết 4 Phê phán phục vụ lợi ích cá nhân, những người bỏ quên đất nước. - Tránh yêu nước mù quáng, cả tin không phân định rạch ròi để sa vào cạm bẫy của kẻ thù lợi dụng ( vụ gian khoan HD981 của Trung Quốc ) - Lòng yêu nước đó là tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng cần có trong mỗi con người. - Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tim cho mình câu trả lời. Liên hệ 5 bản thân - Lòng yêu nước không cần biểu hiện bằng lời nói, lòng yêu nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Là học sinh, yêu đất nước là khi cố gắng học tập tố, rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu đất nước từ việc yêu những người thân trong gia đình, yêu những điều bình dị ở quê hương, yêu ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, yêu lá cờ đỏ sao vàng biết mấy tự hào. yêu cả những trang sử hào hùng của đất nước. ĐỀ TẬP LÀM VĂN Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế lữ. 1. Mở bài. - Giới thiệu về tác giả tác phẩm: Thế Lữ , tên thật là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907-1989) Quê ở Bắc Ninh. Ông được đánh giá là nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới ( 1930-1945) - Bài thơ nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng bất bình, phẫn uất trước cảnh đời tù túng, tầm thường của xã hội thực dân phong kiến và kín đáo bày tỏ lòng yêu nước cùng khát vọng tự do của nhân dân ta. 2. Thân bài. * Giá trị nội dung của bài thơ. - Tâm trạng của con hổ trong hoàn cảnh bị giam cầm - khối căm hờn và niềm uất hận.
  29. + Được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa. Sự tương phản găy gắt giữa bản chất, tính cách của nhân vật trữ tình ( con hổ - chúa sơn lâm đầy oai phong) với hoàn cảnh bị giam cầm bó buộc ( trong cũi sắt) làm nổi bật tâm trạng cay đắng, phẫn nộ tột độ. + Hổ cảm nhận nỗi khổ bị nhốt lâu ngày trong cũi sắt, một không gian chật hẹp, tù hãm. + Thấm thía nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho lũ người bé nhỏ, ngạo mạn. + Bất bình vì bị hạ xuống ngang hàng cùng những con vật tầm thường + Nhận thức sâu sắc tình cảnh bi thảm của mình. + Muốn phá tung xiềng xích để về với cuộc sống tự do nhưng không được nên càng căn giận và tuyệt vọng. - Nỗi nhớ thời oanh liệt. + Tự an ủi bằng quá khứ huy hoàng để quên đi hiện tại phũ phàng. + Hổ da diết nhớ quá khứ oai phong lẫm liệt của vị chúa tể, thủa còn tự do vùng vẫy gữa núi cao rừng thẳm. + Nhớ cảnh rừng thiêng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và bí ẩn. - Cảnh vườn bách thú qua cái nhìn khinh bỉ của chủa sơn lâm. + Khung cảnh đơn điệu, buồn tẻ, giả tạo + Khác xa với thế giới tự nhiên, giang sơn của loài hổ. - Hổ khát khao tự do, thả hồn về chốn đại ngàn xa thẳm. + Hổ luôn mơ về chốn đại ngàn hoang dã, tương phản hoàn toàn với cảnh sống tù túng, chật hẹp hiện tại. + Bộc lộ nỗi tiếc nhớ cuộc sống tự do. + Những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm được tác giả sử dụng để thể hiện chân dung đầy uy vũ cùng cuộc sống tự do tuyệt đối của chúa sơn lâm. + Quá khứ tươi đẹp hào hùng không thể làm vơi bớt nỗi buồn mà càng làm tăng thêm sự bất bình, cay đắng trước thực tại. + Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. + Bất lực vì không thể phá tan xiềng xích, trở về với cuộc sống tự do nên hổ chỉ còn biết thốt nên lời ngậm ngùi ai oán.
  30. -> Tâm trạng con hổ bị giam cầm cũng chính là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên trí thức trước hiện thực ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến đương thời khi đất nước, dân tộc đang trong vòng nô lệ. * Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. - Thể thơ tám chữ phù hợp với việc thể hiện những diễn biến phức tạp của tâm trạng nhân vật trữ tình. - Nhịp thơ thay đổi linh hoạt, lúc nhanh, lúc chậm. Âm hưởng thơ lúc da diết, sâu lắng, lúc sôi nổi hào hùng tùy thuộc vào diễn biến tâm trạng nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đạt tới trình độ điêu luyện. - Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện thành công chủ đề tư tưởng của bài thơ và ý đồ của tác giả. 3. Kết bài. - Bài thơ được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc của thơ mới và thơ ca Việt Nam hiện đại. - Nhớ rừng là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ. Tên tuổi của Thể Lữ và bài thơ nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. THAM KHẢO Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa, mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả Nhớ rừng trong bộ mặt chúa sơn lâm! Nghĩa là mặt một con hổ chính cống. Mà cũng phải! Không có cái con - hổ - nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ! Vả, cái gã thi sĩ có công “dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” cũng đáng được xem là một chúa sơn lâm chứ sao! Ngang cơ quá còn gì! Tất nhiên, họ không giao đấu, mà chỉ giao nhau. Giao trong từng nét một để cùng làm nên một chân dung kép. Thế Lữ - Hổ hay là Hổ - Thế Lữ thì cũng vậy! “Thực” đến thế thì đạt mức “siêu” còn gì! Quái lạ thay là lòng tri kỷ! Quái lạ thay là nghệ thuật tạo hình! Tôi vừa nói đến nghệ thuật tạo hình - cái ngành nghệ thuật mà trước khi thành thi sĩ, Thế Lữ đã từng dấn thân vào, tuy nửa vời. Dầu vậy, cái máu hội họa, cái vốn hội họa vẫn đủ cho ông có được một “gu” tạo hình khi cầm ngọn bút thi nhân. Thế Lữ đã làm thơ bằng hồn thơ đậm tính hội họa. Nhớ rừng là thi phẩm rất tiêu biểu. Có thể sánh thế này: nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữ bằng hội họa đơn thuần, thì Thế Lữ đã vẽ con Hổ - nhớ rừng bằng hội họa của thơ. Trong nét bút Thế Lữ, người ta không chỉ thấy họa pháp của một họa sĩ từng theo học Mỹ thuật Đông Dương, mà trùm lên tất cả là một thi pháp nghiêng về tạo hình của thi phái Lãng mạn. Vì thế mà, Nhớ rừng vừa là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâm
  31. trạng vĩ đại của chúa sơn lâm, vừa là một họa phẩm hoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng của câu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”. Nhiều người đã nói đến nội dung xã hội của bài thơ. Thậm chí đã có lúc người ta cho rằng nội dung yêu nước mới là đích thực và đáng kể nhất của Nhớ rừng. Hướng lĩnh hội ấy càng ngày càng bộc lộ sự ấu trĩ của nó. Nội dung kia, nếu có, phải ẩn chìm ở bề sau. Tâm trạng của chúa sơn lâm là một bi kịch. Không chỉ của một con hổ. Không chỉ của riêng Thơ mới. Mà trước hết và trên hết là bi kịch của cái tôi lãng mạn. Bởi nó bắt nguồn từ một trạng thái tâm lý rất đặc trưng của những cái tôi lãng mạn: do bất hòa với thực tại mà thoát ly vào thế giới bên trong của chính mình, cố tìm kiếm một thực tại khác để thay thế thực tại bên ngoài. Mộng tưởng là đời sống của những cái tôi lãng mạn. Cái tôi này tìm vào thực tại hồi tưởng, cái tôi kia tìm vào thực tại huyễn tưởng, cái tôi khác lại tìm vào thực tại viễn tưởng Kẻ tìm vào hồi tưởng, thực chất, đã đối lập hiện tại với quá khứ. Với nó, quá khứ mới vàng son, mới là thời hoàng kim, thời oanh liệt. Chỉ trong quá khứ ấy, nó mới thấy hạnh phúc, thấy hài hòa. Mà thời đó thì vĩnh viễn mất rồi, chìm vào dĩ vãng rồi. Chỉ có thể sống lại trong hồi tưởng thôi. Vì thế, nó dùng hồi tưởng để hồi hiện quá khứ, phục chế quá khứ và tô điểm thêm cho quá khứ. Hoài cổ (có thời người ta coi là thoát ly vào quá khứ) là một đời sống tinh thần của cái tôi lãng mạn ấy, về sau trở thành một cảm hứng phổ biến của văn học lãng mạn, cũng là vì thế. Riêng ở Việt Nam, lại có thêm một lý do nữa khiến mối bất hòa cố hữu kia trầm trọng và gay gắt hơn: tình trạng thuộc địa của thực tại. Do thế, bất hòa với thực tại trước tiên là phản ứng thẩm mỹ của cái tôi lãng mạn, sau nữa là phản ứng chính trị của lòng yêu nước. Lớp nghĩa thứ hai đến sau và ở bề sau, là như vậy. Thế Lữ đã ký thác những điều đó vào vị chúa sơn lâm này. Con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu”, vẫn “đương theo giấc mộng ngàn to lớn” chính là hiện thân của bi kịch ấy. Đối với nó, thực tại là cũi sắt, là vườn bách thú nhỏ mọn, tầm thường, giả dối, vô vị, vô tích sự. Còn rừng là thời vàng son, thuở hoàng kim trong hồi tưởng. Nhớ rừng là nhớ một thế giới cao cả, nhớ chốn thiêng liêng, nhớ cõi tự do. Rừng là thời oanh liệt, thời làm chủ nhân ông của đại ngàn. Toàn bộ ý nghĩa cuộc đời mình là ở nơi rừng. Đánh mất rừng cũng là đánh mất mình. Hằng ngày cứ thấy mình bị tầm thường hóa đi mà bất lực! Khao khát rừng là khao khát được là mình! Đó chẳng phải cũng là khao khát của một cái tôi đòi giải phóng đó ư? Bởi đây là chúa sơn lâm, nên logic là nhất nhất mọi cái phải ở tầm “chúa tể cả muôn loài”. Nghĩa là đều phải siêu phàm, kỳ vĩ, chế ngự, bao trùm. Nhưng đằng sau những cái riêng thuộc về tập tính loài hùm thiêng, ta đều thấy cái chung với con người. Cái lý của việc tìm đến hình tượng con hổ này của Thế Lữ là ở đó. Nhưng cảm xúc mà cái tôi - hổ này đang mang nặng, thực chất, là gì vậy ? Tôi đã có lần viết : Thơ mới là một điệu sầu mênh mông, mà nếu đem phân chất ra thì sẽ thấy trong đó ba mối sầu đậm nhất : sầu nhân thế, sầu thời thế, sầu thân thế. Ba mối sầu này đan quyện, chuyển hóa sang nhau cất lên mà thành Thơ mới. Nhớ rừng nghiêng về mối sầu thứ ba. Tâm trạng chúa sơn lâm chính là tâm trạng “hùm thiêng khi đã sa cơ”, tâm trạng bi tráng của một anh hùng thất thế đang phẫn uất về thân thế mình. Vì vậy lời than đầy hùng tâm tráng chí này không chỉ rung chuyển rừng già, mà còn làm rung chuyển muôn vạn con tim của thời bấy giờ:
  32. Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu? Song ngẫm ra, ai chẳng có thời oanh liệt của riêng mình? Ai chẳng có cái quãng huy hoàng chói lọi, cái đoạn ý nghĩa nhất của đời mình? Bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khát sống thì rồi sẽ có lúc ngấm nỗi hận sầu thất thế, để rồi cất lên cái tiếng than u uất kia của chúa sơn lâm thôi. Trong mỗi cuộc đời, mỗi kiếp người đều tiềm ẩn cái tiếng than đầy nhân bản ấy của con hổ này. Vậy là sầu thân thế cũng tiềm tàng cả sầu nhân thế. Nói con hổ nhớ rừng mang trong nó một tâm trạng vĩ đại còn vì ý nghĩa tiêu biểu lớn lao đó. Tính tạo hình trong bút pháp Thế Lữ chủ yếu thể hiện ở việc khắc họa cái Phi thường. Và để nó sắc nét, thi sĩ đã duy trì một nguyên tắc tương phản khá nhất quán và nhuần nhuyễn giữa cái Phi thường và cái Tầm thường. Chúa sơn lâm được đặt ở trung tâm bức tranh, còn tất cả thì được nhìn qua con mắt của loài mãnh thú này, do đó mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, ngay con người cũng chỉ là “lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ”, với “mắt bé” dám “diễu oai linh rừng thẳm”. Còn bọn gấu thì “dở hơi”, cặp báo chỉ là loài ươn hèn nô lệ, hời hợt “vô tư lự”. Cái thế giới rừng già kề bên chúa sơn lâm thảm hại đã đành. Mà ngay cả bao tạo vật, cảnh trí lớn lao trong vũ trụ này dưới mắt nó cũng tầm thường vô nghĩa. Bằng cách tương phản thế, hình ảnh chúa sơn lâm trở nên kỳ vĩ ! Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi / Với khi thét khúc trường ca dữ dội, rồi Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng / lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng , con mãnh thú mới là chúa tể muôn loài trong xứ sở của mình, giữa chốn rừng núi. Nhưng đến đoạn này, thì con hổ kia đã dần trở thành chúa tể cả vũ trụ : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? Dễ thấy đây là đoạn tuyệt bút của Nhớ rừng. Nhưng tôi chỉ muốn nói đến một khía cạnh của đoạn tuyệt bút kia, ấy lối tạo hình bằng thơ. Và cũng chỉ một khía cạnh tạo hình thôi, ấy là vẽ tranh tứ bình. Thực ra, tứ bình là một lối tạo hình quen thuộc từ cổ điển. Người xưa thường khái quát một hiện thực toàn vẹn nào đó vào bộ tranh gồm bốn bức. Cho nên tự thân tứ bình là một cấu trúc, một chỉnh thể, một thế giới. Thời gian thì Xuân Hạ Thu Đông, thảo mộc thì Tùng Trúc Cúc Mai, hay Mai Lan Cúc Trúc, nghề nghiệp thì Ngư Tiều Canh Mục, tầng lớp thì Sĩ Nông Công Thương, nghệ thú thì Cầm Kỳ Thi Họa.v.v Nảy sinh từ hội họa, về sau tứ bình xâm nhập vào nhiều nghệ thuật khác. Người đọc thơ có thể đơn cử ở Chinh phụ ngâm, những đoạn như nỗi nhớ chồng của nàng chinh phụ diễn ra trọn vẹn khi “trông bốn bề”, mỗi bề là một phía, một cung bậc, một nông nỗi của nhung nhớ. Tâm trạng buồn nản, hãi hùng của Thuý Kiều trước lầu Ngưng Bích cũng diễn thành tứ bình với điệp khúc
  33. “buồn trông”. Rồi ngay Tố Hữu cũng dùng đến tứ bình khi viết bài Việt Bắc ở đoạn “Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Vậy, dùng tứ bình thì chưa phải là gì thật đáng nói. Đáng nói là: cả bốn bức tứ bình ở đây đều là những chân dung tự họa khác nhau của cùng một con hổ. Nó đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm. Bốn bức là bốn nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận. Đồng thời, là bốn câu hỏi mà giọng điệu càng lúc càng dữ dằn. Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”. Bức thứ nhất thật thi vị : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. Chữ “say mồi” có thể làm người đọc lạc hướng, bởi tưởng rằng “mồi” đây hẳn là một con thú đáng thương nào đó. Không phải. Con mồi chính là con trăng vàng in bóng trong lòng suối. Con mồi - cái đẹp, cái đẹp - con mồi một thân phận kép, đó là cảm nhận độc đáo của con hổ - thi sĩ này. Thế Lữ đã tỏ ra là người nhập được vào hổ, khi gửi vào mãnh thú một mảnh hồn thi sĩ. Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình : Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh. Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình: Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Hoàn toàn có thể hình dung cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương chứ sao! Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả : Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với
  34. một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Là máu của con thú rừng xấu số nào đó chăng? Không! Đó là máu của mặt trời. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu bạc của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Những chiều lênh láng máu” là máu mặt trời đã nhuộm cả thời gian. Máu đã trở thành màu kỷ niệm. Chữ “sau rừng” gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời từ vật thể thành sinh thể. Không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác giữa không trung, mặt trời đã thành một con thú. Thậm chí, một con thú thảm hại - chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của con hổ này. Vẻ “gay gắt” trong giờ phút hấp hối của con thú tử thương dường như càng làm cho nó bị khinh bỉ. Thì ra, đối thủ của con hổ này không phải là loài gấu, loài báo vô tư lự dở hơi, đã đành. Mà ngay cả con người cũng không xứng là đối thủ của nó. Trong vũ trụ này chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm này xem là địch thủ mà thôi, ấy là vầng thái dương. Nhưng, cái đáng nói là: trong cuộc kịch chiến kia, phần thắng vẫn thuộc về nó, vị “chúa tể của muôn loài” ấy. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ bệ, hạ gục đối thủ, khiến mặt trời cũng trở nên tầm thường. Bằng cuộc thư hùng bạo liệt với mặt trời để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ. Nó kỳ vĩ hơn cả những gì vốn kỳ vĩ nhất trong hoàn vũ. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy! Hồi tưởng phóng chiếu đã xong : thời oanh liệt của cái tôi - hùm thiêng đạt cực điểm ! Một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền. Một vương chủ say ngắm giang sơn. Một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu. Một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Bốn kỷ niệm kiêu hùng, bốn khoảnh khắc hoành tráng! Bộ tứ bình hoàn tất! Song, cả giọng điệu tráng ca hào hùng, cả bút pháp cường điệu khoa trương đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn, cả lối tạo hình hoành tráng của hội họa sẽ trở nên chơi vơi, sáo rỗng nếu như đây không phải là chúa sơn lâm. Sự ăn nhập tuyệt vời giữa đối tượng và thi pháp đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên, dõng dạc, đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội! Bấy giờ, Thơ mới đang hối hả, đang ráo riết đi tìm cái tiết điệu của mình. Thì đến Nhớ rừng, tiết điệu cần tìm đã được Thế Lữ đem về. Công lớn ấy chẳng hổ danh là chúa sơn lâm! Chả thế mà Vũ Đình Liên chỉ cần trích hai câu trong bài này đã dám cả quyết: chỉ hai câu Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan cũng có sức mạnh như một tuyên ngôn bênh vực cho Thơ mới.
  35. PHIẾU ÔN TẬP THƠ MỚI Bài thơ: Ông Đồ I. 1 Tác giả - Tác phẩm Tác giả Tác phẩm HCST Thể loại Bố cục Bố cục: phần. - ( ) - quê gốc sống ở - Là một trong những nhà PTBĐ Mạch cảm xúc đầu tiên của nước ta. Ông còn là nhà , Mạch cảm xúc phát triển theo nhà , , từ cảm xúc về viết văn, viết sử, dịch VH Pháp. - Thơ ông mang cho đến nặng lòng và cuối cùng là I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật Nội dung chính Nghệ thuật nổi bật - - Thể thơ . . - Kết cấu . - - Ngôn ngữ thơ . . - Nghệ thuật: . I.3. Phân tích
  36. 1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành - Mỗi năm hoa đào nở - Thời gian: - Thời điểm xuất hiện: ⇒ Hình ảnh - Công việc - Địa điểm + + Phó từ -> -> Ông đồ xuất hiện trong hoàn cảnh Bao nhiêu người thuê viết NT: giọng thơ - “Bao nhiêu người thuê viết khen tài”: ⇒ Nhịp thơ ⇒ giữa không khí , ông đồ như một người ⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí , mang hết của mình hiến cho cuộc đời mọi người 2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn
  37. Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Thời gian, địa điểm Vẫn , không - Cảnh vật - Sự biến đổi - “Nhưng từ “nhưng” tạo ” - “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi - Giấy đỏ + NT: -> tâm trạng Mực giấy , mực hay chính Ông đồ vẫn ngồi đấy - Ông đồ + Phó từ Lá NT: - Tả cảnh : ⇒ tâm trạng con người
  38. 3. Tình cảm của nhà thơ - Thời gian Phó từ “ ”: sự tuần hoàn Năm này, đào lại nở của - Hình ảnh: “ ” phủ nhận sự có mặt của ⇒ Kết cấu - Những Câu hỏi đặt ra dường như không phải để người ⇒ Câu hỏi nhằm bộc lộ - Quy luật thiên nhiên vẫn : Năm nay đào lại nở. - Quy luật xuất hiện của ông đồ : Không thấy ông đồ xưa. II. Câu hỏi ôn tập kiến thức 1. Bài thơ “Ông đồ” có mấy lần sử dụng câu hỏi tu từ? Nêu tác dụng của việc sử dụng CHTT đó 2. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc?
  39. 3. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? 4. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ” như thế nào? III. ĐỀ LUYỆN Phần 1. Cho câu thơ sau Mỗi năm hoa đào nở a. Chép 7 câu thơ tiếp theo và chú thích rõ tên tác giả, tác phâm b. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng? c. Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì vàng son của ông đồ? d. Kể tên 1 văn bản đã học cũng nói về không khí mùa xuân tràn ngập không gian, cho biết tên tác giả Phần 2 Có ý kiến cho rằng : Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái. a. Theo em nhận định trên viết về bài thơ nào của ai? Hãy chép lại 2 khổ thơ mà em cho là tướng ứng với nhận định đó b. Hai khổ thơ vừa chép nằm ở vị trí nào trong bài, cho biết nội dung chính của chúng. c.Từ ngữ mở đầu đoạn thơ vừa chép báo hiệu điều gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua từ ngữ mở đầu đoạn thơ, hãy chỉ rõ và nêu tác dụng. d. Viết 1 doạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép. e. Kể tên 1 văn bản đã học cũng sử dụng nghệ thật tương phản đối lập giữ quá khứ vàng son và hiện tại bế tắc Phần 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: [ ] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và
  40. đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [ ] (Vũ Quần Phương) a. Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. b. Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản. c. Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? d. Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy. ĐỀ HS GIỎI Phần 1. Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2. Phân tích làm rõ cái hay của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Gợi ý: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình – người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Ông Đồ buồn nên cảnh vật ở đây cũng nhuốm buồn.Mùa xuân nhưng lại xuất hiện hình ảnh lá vàng, lá vàng gợi sự tàn tạ nó lại rơI trên giấy, giấy không có người thuê viết nên cứ phơI giữa trời hứng lấy những lá vàng rơi.Mưa bụi mưa nhỏ, lất phất ở đây tác giả không chỉ mưa
  41. xuân để tươI sức sống cho vạn vật mà gợi ra một tê táI, lạnh lẽo, thê lương của đất trời.Mưa không lớn nhưng nó làm con người lạnh tê tái. Nỗi buồn của Ông Đồ lan toả ra cả cảnh vật dường như đất trời cũng buồn cho Ông Đồ. Câu 3: (3.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không aihay, Lá vàng rơi trêngiấy; Ngoài giời mưa bụi bay.” (Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II) ĐỀ KIỂM TRA NHANH SAU TIẾT HỌC ĐỀ 1 1. Trắc nghiệm Câu 1 : Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là: A. Người dạy học nói chung. B. Người dạy học chữ nho xưa. C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho. D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực. Câu 2: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"? A. Lá vàng. B. Hoa đào. C. Mực tàu. D. Giấy đỏ. Câu 3: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào? A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến. B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học. C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc. D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ. Câu 4: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
  42. A. Ông đồ rất tài hoa. B. Ông đồ viết văn rất hay. C. Ông đồ có nét chữ bình thường D. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp. Câu 5: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ? A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay. B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa. C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài. D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu. Câu 6: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào? A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc. B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích. C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ. D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân. 2. Tự luận Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? ĐỀ 2 1. Trắc nghiệm Câu 1 : Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là: A. Người dạy học nói chung. B. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực. C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho. D. Người dạy học chữ nho xưa. Câu 2: Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?
  43. A. Nghệ thuật viết thư pháp. B. Nghệ thuật vẽ tranh. C. Nghệ thuật viết văn bản. D. Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút Câu 3: Hình ảnh ông đồ đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây? A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc. B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn. C. Bàn ghế, giáo án, học sinh. D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán. Câu 4: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì? A. Ông đồ rất tài hoa. B. Ông đồ viết văn rất hay. C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp. D. Ông đồ có nét chữ bình thường. Câu 5: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào? A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc. B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích. C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ. D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân. Câu 6: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì? A. Lục bát. B. Song thất lục bát. C. Ngũ ngôn. D. Thất ngôn bát cú. 2. Tự luận Theo em, tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ” như thế nào? TẬP LÀM VĂN Hai nguồn cảm hứng tạo nên phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ.
  44. Suy nghĩ của em về nhận định trên.
  45. ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP THƠ MỚI Bài thơ: Ông Đồ I.1 Tác giả - Tác phẩm Tác giả Tác phẩm HCST Thể loại Bố cục - Từ đầu thế kỉ XX, Bố cục: 3 phần. nền văn Hán học và - Vũ Đình Liên chữ Nho ngày càng Thể thơ ngũ - Khổ 1 -2: Hình ảnh ông đồ ngôn thời xưa. (1913 - 1996) quê suy vi trong đời sống gốc Hải Dương, văn hóa Việt Nam, khi - Khổ 3 -4: Hình ảnh ông đồ sống ở HN mà Tây học du nhập thời nay. vào Việt Nam, có lẽ vì - Là một trong đó mà hình ảnh những - Khổ 5: Tâm sự, nỗi lòng của những nhà Thơ Mới ông đồ đã bị xã hội bỏ tác giả lãng mạn đầu tiên quên và dần vắng của nước ta. Ông bóng. Vũ Đình Liên PTBĐ Mạch cảm xúc còn là nhà giáo, nhà đã viết bài thơ Ông đồ Biểu cảm kết Mạch cảm xúc phát triển theo nghiên cứu, viết thể hiện niềm ngậm hợp miêu tả và thời gian, từ cảm xúc về hình văn, viết sử, dịch ngùi, day dứt về cảnh tự sự. ảnh những ông đồ già Nho VH Pháp. cũ, người xưa. học thời còn thịnh hành cho - Thơ ông mang đến hình ảnh những ông đồ nặng lòng thương khi suy vi và cuối cùng là tâm người và niềm hoài tư thầm kín, niềm tiếc thương cổ của tác giả gửi gắm. I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật Nội dung chính Nghệ thuật nổi bật - Niềm cảm thương chân thành với một lớp - Thể thơ ngũ ngôn người đang tàn tạ (thương người). - Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật. - Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ( hoài cổ). - Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và - Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản tinh thần dân tộc. I.3. Phân tích
  46. 1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành - Thời gian: - Mùa xuân với hoa đào nở Mỗi năm hoa đào nở - Thời điểm xuất hiện: Tết ⇒ Hình ảnh gần gũi, Lại thấy ông đồ già đến, xuân về. quen thuộc trong mỗi Bày mực tàu giấy đỏ dịp tết đến xuân về Bên phố đông người qua - Công việc Bán câu đối:bày mực tàu, thưở xưa giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho + Bên phố đông người - Địa điểm + Phó từ lại -> Sự xuất hiện của ông đồ đã trở thành quen Bao nhiêu người thuê viết thuộc. Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét -> Ông đồ xuất hiện trong Như phượng múa rồng bay hoàn cảnh tươi vui, rực rỡ, không khí tấp nập nhộn nhịp. - “Bao nhiêu người thuê viết khen tài”: Sự NT: giọng thơ vui thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là tươi, sử dụng từ ngữ những con người được ngưỡng mộ vì tài gợi hình ảnh, âm năng, học vấn thanh và bp so sánh, thành ngữ. ⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí ⇒ Nhịp thơ nhanh ⇒ náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể giữa không khí náo bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ nức, ông đồ như một truyền của dân tộc người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng. 2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn - Thời gian, địa Tết đến, xuân về. điểm
  47. Nhưng mỗi năm mỗi Vẫn như xưa, không vắng - Cảnh vật h/a ông đồ với giấy đỏ, thay đổi Người thuê viết nay đâu mực tàu và đông người Giấy đỏ buồn không qua lại. thắm Mực đọng trong nghiên - Sự biến đổi - “Nhưng mỗi năm mỗi từ “nhưng” tạo bước sầu. vắng” ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi - “Người thuê viết nay ngày càng rõ nét, đâu?”: câu hỏi thời thế, người ta có thể cảm cũng là câu hỏi tự vấn nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất - Giấy đỏ buồn + NT: nhân hoá, đối lập -> tâm trạng buồn, cô không thắm kết hợp với giọng thơ đơn của ông đồ. buồn và tả cảnh ngụ Mực đọng trong tình. giấy bẽ bàng sầu nghiên sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được - Ông đồ vẫn ngồi + Phó từ phủ định: Hình đấy ảnh ông đồ trơ trọi, cô đơn, lạc lõng, bị lãng Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không quên. Qua đường không ai hay ai hay Lá vàng rơi trên giấy NT: Từ ngữ bình dị, Ngoài trời mưa bụi bay chính xác, tinh tế, gợi Lá vàng rơi trên hình, gợi cảm. giấy Ngoài trời mưa bụi - Tả cảnh ngụ tình: nỗi ⇒ tâm trạng con bay lòng của ông đồ. Đây là người u buồn, cô hai câu thơ đặc sắc nhất đơn, tủi phận của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo 3. Tình cảm của nhà thơ
  48. Năm này, đào lại nở - Thời gian Mùa xuân với hoa Phó từ “lại”: sự lặp lại tuần Không thấy ông đồ xưa đào nở hoàn của cảnh thiên nhiên Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành - Hình ảnh: “Không thấy” niềm ngưỡng vọng ⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng lặp lại hình ảnh hoa đào nở làm nổi bật chủ đề bài thơ - Những người Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một muôn năm cũ câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương Hồn ở đâu bây phận mình. giờ? ⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời. - Quy luật thiên nhiên vẫn lặp lại đều đặn: Năm nay đào lại nở. - Quy luật xuất hiện của ông đồ không còn nữa: Không thấy ông đồ xưa. - Có thể ông đồ đã thành người muôn năm cũ, giống như cả thế hệ nho học của ông đã thực sự bị đẩy lùi vào quá khứ. Nhà thơ thương xót, ngậm ngùi và luyến tiếc vẻ đẹp một thời của họ. II. Câu hỏi ôn tập kiến thức 1. Bài thơ “Ông đồ” có mấy lần sử dụng câu hỏi tu từ? Có 2 lần sử dụng câu hỏi tu từ: - Người thuê viết nay đâu?: thể hiện nỗi nuối tiếc của một thời kì vàng son. - Hồn bây giờ ở đâu?: đặt ra như 1 lời tự vấn, sự ngậm ngùi xót xa bởi tất cả những gì thời hoàng kim nay chỉ còn lại màu sắc phai nhạt. Đó còn là nỗi niềm tiếc thương của tác giả với những giá trị dân tộc cổ truyền.
  49. 2. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? - Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày càng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc. - Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn. - Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp. 3. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? - Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích. - Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi đã toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả trước tình cảnh đáng thương của tác giả trước sự tàn lụi của lớp người từng được đề cao và trân trọng như ông đồ. - Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học. - Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình: giấy đỏ, mực nghiên – vốn là những đồ dùng gắn bó thân thiết với ông đồ, mà nay cũng “buồn”, “sầu” trước sự đổi thay của thời thế. - Lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng, giàu sức gợi: hình ảnh lá vàng rơi trên giấy gợi ra sự tàn tạ, tiêu điều, buồn tủi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về sự lãng quên, sự kết thúc của một kiếp người tàn. 4. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ” như thế nào?
  50. - Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập. - Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý - Khổ 5 là hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa - Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả. III. ĐỀ LUYỆN Phần 1. Cho câu thơ sau Mỗi năm hoa đào nở a. Chép 7 câu thơ tiếp theo và chú thích rõ tên tác giả, tác phâm b. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng? c. Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì vàng son của ông đồ? d. Kể tên 1 văn bản đã học cũng nói về không khí mùa xuân tràn ngập không gian, cho biết tên tác Gợi ý a: HS chép thơ và chú thích rõ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét
  51. Như phượng múa rồng bay. (Ông đồ - Vũ Đình Liên) b. Biện pháp tu từ so sánh: Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Tác dụng: Miêu tả rõ nét bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay” mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng c. Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. Vì ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp nhất, là trung tâm của bức tranh, được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ. Tài liệu Thu Nguyễn d. Kể tên 1 văn bản đã học cũng nói về không khí mùa xuân, cho biết tên tác giả - Văn bản Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng - Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh Phần 2 Có ý kiến cho rằng : Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái. a. Theo em nhận định trên viết về bài thơ nào của ai? Hãy chép lại 2 khổ thơ mà em cho là tướng ứng với nhận định đó b. Hai khổ thơ vừa chép nằm ở vị trí nào trong bài, cho biết nội dung chính của chúng. c.Từ ngữ mở đầu đoạn thơ vừa chép báo hiệu điều gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua từ ngữ mở đầu đoạn thơ, hãy chỉ rõ và nêu tác dụng. d. Viết 1 doạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép. e. Kể tên 1 văn bản đã học cũng sử dụng nghệ thật tương phản đối lập giữ quá khứ vàng son và hiện tại bế tắc
  52. Gợi ý: a. Nhận định trên viết về bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên - Chép 2 khổ thơ tuong ứng Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. b. – Vị trí: khổ thứ 3 và thứ 4 -Nội dung: Hình ảnh ông đồ thời Nho học suy tàn c. Từ Nhưng mở đầu đoạn thơ vừa chép báo hiệu điều thay đổi , không còn như cũ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại - Quá khứ: Ông đồ được trọng dụng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng - Hiện tại: Ông đồ bị quên lãng d. Viết 1 doạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép. Yêu cầu: - HT: Viết dúng đoạn quy nạp và có câu ghép - Nội dung đảm bảo các ý sau: + “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất + “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn ⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen
  53. + “Giấy đỏ nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được + “Lá bàng mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận e. VB Nhớ rừng của Thế Lữ Phần 3. a.- Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản: Ông đồ - Tác giả: Vũ Đình Liên - Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. b.- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ) - PTBĐ: biểu cảm, kết hợp tự sự, miêu tả c. - Khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên là giai đoạn Hán học suy vi, các nhà nho (ông đồ) từ vị trí trung tâm được coi trọng bị thời cuộc bỏ quên trở nên thất thế - Số phận ông đồ trong thời điểm ấy rất đáng thương và tội nghiệp d. + Phép hoán dụ : hoa tay (Ông đồ rất tài hoa, viết câu đối đẹp) + Phép so sánh : thảo - như - phượng múa rồng bay. + Sử dụng thành ngữ: “phượng múa rồng bay”: làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông: Nét chữ rất đẹp, bay bướm, uốn lượn, vừa phóng khoáng, bay bổng, song lại cao quý, oai phong, sống động, có hồn.  Với bút pháp miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, trong hai câu thơ, tác giả như khắc hoạ trước mắt người đọc hình ảnh của ông đồ với đôi bàn tay già, gầy guộc đưa lên hạ xuống như bay như múa, như đang tung hoành trên nền giấy điều thắm tươi. Lúc này đây ông đồ như một người nghệ sĩ tài hoa trước công chúng ĐỀ HS GIỎI Phần 1. Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
  54. – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên) Gợi ý - Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm). - Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm) - Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm) Phần 2. Phân tích làm rõ cái hay của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Gợi ý: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình – người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Ông Đồ buồn nên cảnh vật ở đây cũng nhuốm buồn.Mùa xuân nhưng lại xuất hiện hình ảnh lá vàng, lá vàng gợi sự tàn tạ nó lại rơI trên giấy, giấy không có người thuê viết nên cứ phơI giữa trời hứng lấy những lá vàng rơi.Mưa bụi mưa nhỏ, lất phất ở đây tác giả không chỉ mưa xuân để tươI sức sống cho vạn vật mà gợi ra một tê táI, lạnh lẽo, thê lương của đất trời.Mưa không lớn nhưng nó làm con người lạnh tê tái. Nỗi buồn của Ông Đồ lan toả ra cả cảnh vật dường như đất trời cũng buồn cho Ông Đồ. Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không aihay,
  55. Lá vàng rơi trêngiấy; Ngoài giời mưa bụi bay.” (Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II) Gợi ý Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. - Về kiến thức: Nêu được các ý sau + Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn. + Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. + Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. + Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. ĐỀ KIỂM TRA NHANH SAU TIẾT HỌC ĐỀ 1 * Gợi ý 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B A D A C 2. Tự luận - Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một
  56. dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày càng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc. - Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn. - Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp. ĐỀ 2 * Gợi ý 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B C C C 2. Tự luận Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập. - Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý - Khổ 5 là hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa - Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.
  57. TẬP LÀM VĂN Hai nguồn cảm hứng tạo nên phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ. Suy nghĩ của em về nhận định trên. 1/Mở bài: -Trích dẫn 2 câu thơ của Vũ Đình Liên tự ngẫm về mình: “Lòng ta là những hang thành quách cũ Tự ngàn năm bỗng vắng tiếng loa xưa” ->Một tấm long hoài cổ, u tịch của nhà thơ. -Kiệt tác “Ông đồ” là sự gặp nhau của hai nguồn cảm hứng: lòng thương người và niềm hoài cổ( nhận định Hoài Thanh). 2/Thân bài: *Lòng thương người: -Hoài Thanh viết về Vũ Đình Liên trong Thi nhân Việt Nam :“Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa” -Ông đồ- cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn-> trở thành đề tài trong thơ của ông. -Lòng yêu mến, kính trọng một tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng: +Trong cảnh xuân giữa rất nhiều những vui tươi, náo nức, nhà thơ trẻ dừng lòng mình ở hình ảnh ông đồ già. +Hình ảnh ông đồ già, mực tàu, giấy đỏ đã có phần xa lạ với phố phường đông đúc, nhộn nhịp, cảnh sắc tươi vui nhưng giọng thơ phảng phất buồn. -Phân tích khổ 2 để thấy được sự than phục của mọi người nói chung và của tác giả nói riêng trước tài năng của ông đồ: Phân tích nghệ thuật so sánh để thấy tài năng của ông đồ. Nét vẽ của ông uyển chuyển, mền mại, có hồn ->Ông đồ- hình bóng tượng trưng cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường, ra tận hè phố để kiếm sống. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ cho tặng mà không bán, giờ trở thành món hang. -Đây không phải là những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thành di tích bắt đầu đi vào tàn tạ.
  58. *Sự cảm thông, thương xót trước “di tích tiều tụy” đã đi vào thời tàn tạ.(Phân tích khổ 3,4 để thấy hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng. -Khổ 3: Phân tích từ “nhưng”, điệp từ “mỗi”,câu hỏi tu từ:->Những người cuối cùng trân trọng tài nghệ của ông đồ cũng không còn nữa. Khẳng định: Ông đồ- đại diện tiêu biểu của nền Nho học- đã thực sự đi vào tàn tạ. Thể hiện sự xót xa, đau đớn của tác giả. -Khổ 4: +Nghệ thuật đối lập giữa động – tĩnh, hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy”: Ông đồ trầm tư, bó gối, bất động giữ dòng đời xuôi ngược. Ông đồ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. đất trời. *Niềm hoài cổ: Phân tích, cảm nhận khổ thơ cuối cùng. -Tứ thơ: Cảnh cũ người đâu( hoa đào còn- ông đồ mất) nhấn mạnh sự vắng bóng của ông đồ. -Ông đồ già, ông đồ xưa: hình ảnh ông đồ đã cũ, thành quá khứ, hoài niệm thiể hiện niềm hoài cổ âm thầm, sâu sắc, tâm trạng bâng khuâng, ngậm ngùi của tác giả. -Những người muôn năm cũ: Khái quát ông đồ là cả một thế hệ nhà Nho học, lớp người đi trước, thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả đối với cả lớp mgười xưa cũ, với nền nho học đã rơi vào quên lãng giữa làn gió Tây học. -Câu hỏi tu từ:Những trăn trở băn khuăn của tác giả trước những giá trị tinh thần mà ông đồ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt. *Khái quát, nâng cao: Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm nhớ tiếc, thương xót cả một lớp người, một thế hệ đi trước, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc: sức khái quát lớn của bài thơ. 3/Kết bài: -Cảm xúc của em về ý nghía, giá trị của bài thơ. Phân tích làm rõ cái hay của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Gợi ý: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình – người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Ông Đồ buồn nên cảnh vật ở đây cũng nhuốm buồn.Mùa xuân nhưng lại xuất hiện hình ảnh lá vàng, lá vàng gợi sự tàn tạ nó lại rơI trên giấy, giấy không có người thuê viết nên cứ phơI giữa trời hứng lấy những lá vàng rơi.Mưa bụi mưa nhỏ, lất phất ở đây tác giả không chỉ mưa xuân để tươI sức sống cho vạn vật mà gợi ra một tê táI, lạnh lẽo, thê lương của đất trời.Mưa không lớn nhưng nó làm con người lạnh tê tái. Nỗi buồn của Ông Đồ lan toả ra cả cảnh vật dường như đất trời cũng buồn cho Ông Đồ.
  59. PHIẾU ÔN TẬP BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG Tác giả Tác phẩm * Tác giả: Tên khai sinh HCST Thể loại Bố cục là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi. Bài thơ sáng tác - Là nhà thơ trong pt năm , lúc Thơ mới - chặng cuối tác giả tuổi (40 - 45). đang là sống xa - Quê hương là cảm (từ ra hứng lớn trong suốt đời học). Bài thơ thơ của TH. được viết trong cảm xúc - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật VN 1996. - Các tác phẩm chính : Ý nghĩa nhan đề PTBĐ Mạch cảm xúc + Tập thơ : “ Hoa niên” - 1945; “Gửi miền Bắc” - 1955; “Tiếng sóng” - 1960; “Hai nửa yêu thương” - 1963 “ Câu chuyện Quê Hương” 1973 I. 2. Nội dung chính và nghệ thuật nổi bật Nội dung chính Nghệ thuật nổi bật
  60. II.2.Tác phẩm Chép thơ Nghệ thuật chính (gạch chân các từ ngữ nghệ thuật và BPTT) Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới . . . . -Không gian thời gian: . . -Người dân chài: . . - Hình ảnh con thuyền . . . . . -Hình ảnh cánh buồm: . . . .
  61. . . . . . . Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ . . . . . . . . . . . . . . . .
  62. . . . . Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ . Khổ thơ cuối : . . . . . . . . . . . II, Câu hỏi ôn tập kiến thức 1.Giải nghĩa từ: - Tuấn mã: -Trai tráng: - Ghe: 2. Xác định BPTT và nêu tác dụng (3-5 câu văn) Câu thơ Xác định BPTT và nêu tác dụng(3-5 câu văn)
  63. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã . Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng . Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm . Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
  64. 3. Bốn câu cuối của bài thơ “ Quê hương” thể hiện nỗi nhớ quê của nhà thơ. Theo em, nỗi nhớ đó có gì đặc biệt? 4. Bài thơ “ Quê hương” cho em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ Tế Hanh với cảnh vật, cuộc sống và con người quê ông? 5. Nêu những độc đáo nghệ thuậ của bài thơ “ Quê hương” III. Đề luyện Phần 1. Khi phải dời xa mảnh đất dấu yêu đã cùng mình gắn bó biết bao kỷ niệm vui buồn trong cuộc sống, nhà thơ Chế Lan Viên đã thốt lên đầy da diết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!” 1. Nỗi niềm của người thi sĩ trong hai câu thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng nói về nỗi nhớ niềm thương quê hương mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ em vừa nêu tên. 3. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận qui nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc (gạch chân), hãy phân tích khổ thơ em vừa Phần 2: Đọc – hiểu văn bản Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! (Trích Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8 – Tập 2) Câu 1: (1 điểm) Các từ xanh, bạc, mặn thuộc từ loại nào? Câu 2: (1 điểm) Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3: (1 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 4: Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 5 đến 7 câu) về chủ đề: Tình yêu của em đối với quê hương nơi em sống
  65. Phần 3 (5,0 điểm): Cho câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh? Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nội dung chính của đoạn thơ đó là gì? Câu 3: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán. Phần 4 (3 điểm) Cho đoạn thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 1.- Những câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Của ai? - Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào? 2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ trên, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một câu hỏi tu từ, gạch chân và chỉ rõ những câu văn đó. 3. Tình yêu quê hương đất nước luôn được bồi đắp từ những điều thật bình dị mà quen thuộc, gần gũi. Triết lý ấy em còn gặp trong những văn bản nào đã học ở chương trình Ngữ văn 6? Cho biết tên văn bản, tên tác giả. ĐỀ NLXH. 1. Từ nỗi nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, em có suy nghĩ gì về đạo lí uống nước nhớ nguồn “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ tuy súc tích, ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, nhắc nhở mỗi chúng ta lối sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
  66. 2. Từ đoạn thơ trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước. 3 Từ đoạn thơ trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình yêu lao động ĐỀ HS GIỎI Câu 1: (4đ) Cho 2 câu thơ sau Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (“Quê hương” Tế Hanh) a. Từ nghe trong câu thơ được hiểu như thế nào? Cách sử dụng ngôn ừ của nhà thơ cho ta cảm nhận gì về hình ảnh conthuyền? b. Đặt cạnh câu thơ : “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, hai câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh con thuyền ra khơi và hình ảnh con thuyền về bến. Câu 2: Cảm nhận của em về những câu thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng, bao la thâu góp gió. ( Trích “Quê hương” của Tế Hanh) Câu 3: (2.0 điểm) Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh: - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
  67. ĐỀ KIỂM TRA NHANH SAU TIẾT HỌC ĐỀ 1 1. Trắc nghiệm Câu 1: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh? A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945) B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955) C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963) D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966) Câu 2: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì? A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên. B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất. C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này. D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù. Câu 3: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì? A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương. B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương. C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi. D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương? A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ. B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ. C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài. D. Cả A, B, C đều sai.
  68. Câu 5: Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã-Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Hoán dụ B. ẩn dụ C. Điệp từ D. So sánh và nhân hóa Câu 6: Bốn câu thơ sau nói lên điều gì? “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồn vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương. B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả. C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương. 2. Tự luận Qua bài thơ “Quê hương”, em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. ĐỀ 2 1. Trắc nghiệm Câu 1: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào? A. Làm muối B. Đóng thuyền đi biển C. Đánh cá biển D. Cả ba nghề trên Câu 2: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì? A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên. B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất. C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.
  69. D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù. Câu 3: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì? A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương. B. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi. C. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương. D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Câu 4: Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào? A. Con tuấn mã B. Mảnh hồn làng C. Dân làng D. Quê hương Câu 5: Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm-Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ’ sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. ẩn dụ Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông ? A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm. B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương. C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. D. Cả A, B, C đều sai. 2. Tự luận Bài thơ “Quê hương” có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? ĐỀ TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1. Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh. ĐỀ 2. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.