Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Có đáp án)

pdf 203 trang Hải Lăng 17/05/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: . Điểm Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 19– MÔN TIẾNG VIỆT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Ngƣời công dân số 1: Tiết 1: Tâm trạng của ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. Tiết 2: Ca ngợi lòng yêu nƣớc, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nƣớc của ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành. 2. Luyện từ và câu a. Thế nào là câu ghép? Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thƣờng có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. b. Cách nối các vế câu ghép Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép: 1. Nối bằng những từ có tác dụng nối: VD: Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền còn cậu con trai thì lƣời biếng, nghịch ngợm -> Còn là quan hệ từ nối vế 1 “Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền” với vế 2 “cậu con trai thì lƣời biếng, nghịch ngợm” VD: Tuy nhà rất xa nhƣng Lan chƣa bao giờ đến lớp muộn. -> Tuy . nhƣng là cặp quan hệ từ nối hai vế “nhà rất xa” với “Lan chƣa bao giờ đến muộn” 2. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trƣờng hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm VD: Trong vƣờn, hoa lặng lẽ tỏa hƣơng, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU BÀ TÔI Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trƣa, bà cũng rẽ qua đƣờng. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về. Bà rẽ qua trƣờng cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhƣng tôi không muốn bà vào sân trƣờng, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu: - Hoàng sƣớng thật. Bà chiều cậu thế? Trống xếp hàng, bà vẫn chƣa chịu về. Tôi nhăn nhó: - Bà ơi, bà về đi, bà về đi. Và đƣa tay vẫy vẫy bà. Chiều bà đến đón tôi. Trên đƣờng đi, bà hỏi tôi, giọng đƣợm buồn: Tiếng Việt 5-2 Page 1
  2. - Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à? Tôi vội vàng lắc đầu: - Không phải thế, nhƣng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”. Tôi nhăn nhó: - Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “Chắc bà sợ nhà trƣờng cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cƣời. Từ hôm đó, buổi trƣa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn. Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhƣng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ!”. Nhiều lúc tôi kêu lên nhƣ thế. Rồi một hôm, tôi cƣơng quyết với bà: - Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ nhƣ bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi nhƣ trẻ con. Bà tôi cƣời: - Lớn rồi ƣ? Chƣa đầy mƣời tuổi thì lớn với ai cơ chứ? Nhƣng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen: - Đƣợc rồi, sạch đấy, thơm đấy. Tôi nhớ mãi có lần bà nói: - Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trƣởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phƣờng, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thƣơng yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thƣơng nhớ (Theo Huy Hoàng) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Ngƣời bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu nhƣ thế nào? a. Dạy cháu học. b. Mua quần áo đẹp cho cháu. c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều. 2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trƣa? a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá. b. Vì bạn ngƣợng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng. c. Vì cả hai ý trên. 3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy? a. Vì bạn cho rằng mình lớn rồi. b. Vì bạn thƣơng bà vất vả. c. Cả hai ý trên. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả. b. Trẻ con không nên làm nũng ngƣời lớn. c. Phải biết yêu thƣơng, trân trọng những tình cảm của ngƣời thân dành cho mình. 5. Em hãy viết hộ Hoàng những lời thƣơng yêu đó gửi đến bà. Tiếng Việt 5-2 Page 2
  3. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các từ đƣợc gạch dƣới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi. 3. a) Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ. 4. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau: Tiếng ừa làm ịu nắng trƣa Gọi đàn ó đến cùng ừa múa eo. Trời trong đầy tiếng ì ào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay a. 5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dƣới: Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trƣớc mắt chúng tôi, lá úa vàng nhƣ cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt, những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt nhƣ màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lƣng nó. Chỉ có mấy bạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. (Theo Nguyễn Phan Hách) a) Gạch dƣới các câu ghép trong đoạn văn trên, dùng gạch chéo phân cách các vế của mỗi câu ghép vừa xác định đƣợc. b) Viết lại các câu ghép vừa tìm đƣợc ở phần a rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu. 6. Viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: a) Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi, Tiếng Việt 5-2 Page 3
  4. Mùa xuân đã về trên quê hƣơng tôi, . Vì Phƣơng luôn chăm chú nghe cô giảng bài Trong truyện cổ tích tấm Cám, cô Tấm chăm chỉ, hiền lành còn . 7. Các vế trong từng câu ghép dƣới đây đƣợc nối với nhau bằng cách nào? (Dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp?) Câu ghép Cách nối các vế câu a) Cô giáo kể chuyện Tấm Cám, chúng em chăm chú lắng nghe. b) Đêm đã khuya nhƣng mẹ vẫn cặm cụi làm việc. c) Mặt trời mọc và sƣơng tan dần. d) Cả nhà lo lắng: anh tôi về muộn. III. TẬP LÀM VĂN Hãy tả ngƣời mẹ thân yêu của em. Viết mở bài theo cách trực tiếp: Viết mở bài theo cách gián tiếp: Viết mở bài theo cách không mở rộng: Viết mở bài theo cách mở rộng: Tiếng Việt 5-2 Page 4
  5. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – c; 2. – b; 3. – a, 4. – c 5. Tham khảo: Bà ơi, cháu Hoàng của bà đây! Đứa cháu mà năm xƣa bà dành hết tình ảm yêu thƣơng nhất cho nó đây mà. Giờ cháu đã trƣởng thành rồi bà ạ! Cháu đã tự làm đƣợc mọi việc rồi. Cháu đã là một kĩ sƣ đang làm việc cho một công ti lớn. Mỗi chiều ta, dắt xe ra khỏi cơ quan cháu vẫn bùi ngùi nhớ tới hình ảnh của bà đứng đợi cháu những buổi tan trƣờng năm xƣa. Ƣớc gì bà còn sống, cháu sẽ đèo bà đi chơi và sẽ lại đƣợc bà săn sóc an ủi những lúc mệt nhọc. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trƣởng thành, đã là một thanh niên đã có công ăn DT ĐT TT Đại từ ĐT DT việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phƣờng, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi DT ĐT TT QHT DT QHT Đại từ ĐT những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thƣơng yêu của bà, DT DT DT ĐT QHT DT QHT DT QHT DT và lòng tôi cứ ngậm ngùi thƣơng nhớ. QHT DT Đại từ ĐT ĐT 2. VD: bùi ngùi, bồi hồi. 3. a) Là hai câu ghép; b) Tuy nhƣng ; mặc dầu nhƣng 4. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau: Tiếng dừa làm dịu nắng trƣa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. 5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dƣới: Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp/ hiện ra trƣớc mắt chúng tôi, lá úa vàng/ nhƣ cảnh mùa thu. Tôi/ dụi mắt, những sắc vàng/ động đậy. Mấy con mang vàng hệt nhƣ màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng/ giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng/ cũng rực vàng trên lƣng nó. Chỉ có mấy bạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. 6. Viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: b) Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi, bé bắt đầu vịn giường tập đi. c) Mùa xuân đã về trên quê hƣơng tôi, cỏ cây như được phủ một tấm áo màu xanh non đầy sức sống. d) Vì Phƣơng luôn chăm chú nghe cô giảng bài nên Phương hiểu bài rất cặn kẽ. e) Trong truyện cổ tích tấm Cám, cô Tấm chăm chỉ, hiền lành còn cô Cám lười biếng, gớm ghê. Tiếng Việt 5-2 Page 5
  6. 7. Các vế trong từng câu ghép dƣới đây đƣợc nối với nhau bằng cách nào? (Dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp?) Câu ghép Cách nối các vế câu a) Cô giáo kể chuyện Tấm Cám, chúng em chăm chú Dùng dấu câu để nối trực tiếp lắng nghe. b) Đêm đã khuya nhƣng mẹ vẫn cặm cụi làm việc. Dùng từ có tác dụng nối c) Mặt trời mọc và sƣơng tan dần. Dùng từ có tác dụng nối d) Cả nhà lo lắng: anh tôi về muộn. Dùng dấu câu để nối trực tiếp III. TẬP LÀM VĂN Mở bài trực tiếp: Mẹ em là ngƣời em yêu thƣơng và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mở bài gián tiếp: Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng đƣợc nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Em cũng có ngƣời mẹ tuyệt vời nhƣ vậy – ngƣời mẹ luôn yêu thƣơng con mình bằng cả tấm lòng. Kết bài không mở rộng: Em rất kính yêu mẹ của mình, ngƣời cho em tất cả tình yêu thƣơng. Em mong mẹ luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc. Kết bài mở rộng: Tấm lòng yêu thƣơng chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dƣỡng của mẹ. Ôi! Ngƣời mẹ hiền yêu dấu của em. Tiếng Việt 5-2 Page 6
  7. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 20– MÔN TIẾNG VIỆT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Thái sƣ Trần Thủ Độ: Ca ngợi thái sƣ Trần Thủ Độ - một ngƣời cƣ xử gƣơng mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nƣớc. Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng: Biểu dƣơng một công dân yêu nƣớc, một nhà tƣ sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ công dân Công dân là ngƣời dân của một nƣớc, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nƣớc. Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. Công là của nhà nƣớc, của Công là không thiên vị Công là thợ chung Công dân, công cộng, công Công bằng, công lí, công Công nhân, công chúng, công sở, minh, công tâm nghiệp, công cán, nhân công b. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Các vế câu trong câu ghép có thể đƣợc nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Các quan hệ từ thƣờng đƣợc dùng là: và, rồi, thì, nhƣng, hay, hoặc Các cặp quan hệ từ thƣờng đƣợc dùng là: - vì nên .; do . nên .; nhờ .mà .: - nếu thì ; giá .thì ; hễ .thì . - tuy .nhƣng .; mặc dù .nhƣng . - chẳng những . mà ; không chỉ mà B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU NGƢỜI ĐI TÌM “CHÂN TƢỚNG” SỰ SỐNG “Tôi còn có thể sống đƣợc bao lâu nữa?” – Đó hầu nhƣ là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều ngƣời sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti – phen Guôn – đơ, nhà sinh vật học ngƣời Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thƣ Những ngƣời mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng một nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rƣớc đi” chỉ sau 8 tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn có 8 tháng nữa thôi!”. Nhƣng Guôn – đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta vẫn còn tới 50% hi vọng đó sao? Để có thể “gia nhập” vào nhóm ngƣời sống quá 8 tháng, Guôn – đơ đã ham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phƣơng thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận đƣợc từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến với ung thƣ, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có đƣợc lòng tin, ắt sẽ chiến thắng mọi thứ!” Tiếng Việt 5-2 Page 7
  8. Vậy là Xti – phen Guôn – đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở Đại học Ha – vớt. Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cƣơng vị chủ biên tạp chí Khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn – đơ đã cùng những ngƣời cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đƣơng đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti – phen Guôn – đơ Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti – phen Guôn – đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Óoc ngày 20-5-2001, hƣởng thọ 60 tuổi. Nhƣ vậy, ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những ngƣời “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti- phen Guôn – đơ là tấm gƣơng sáng về một nghị lực phi thƣờng. (Theo Vũ Bộ Tuyền) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Giáo sƣ Xti – phen Guôn – đơ đã dùng “loại thuốc” nào để chiến đấu với căn bệnh ung thƣ quái ác? a. Dùng một loại thuốc đặc trị cực mạnh. b. Dùng ý chí kiên cƣờng. c. Tự chế ra một loại thuốc đặc biệt cho riêng mình. 2. Ông đã sống thêm đƣợc bao lâu nữa kể từ khi phát hiện ra bệnh? a. 8 tháng. b. 10 năm. c. 20 năm. 3. Những việc Xti – phen Guôn – đơ đã làm đƣợc sau khi bị ung thƣ là gì? a. Giảng dạy về địa chất, sinh học, lịch sử ở trƣờng Đại học Ha – vớt. b. Chủ biên tạp chí Khoa học, Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. c. Viết công trình khoa học “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn”. d. Viết các báo cáo về cách phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thƣ. e. Viết tác phẩm “Kết cấu của lí luận tiến hóa” dày 1500 trang. 4. Xti – phen Guôn – đơ là ngƣời nổi tiếng vì: a. Ông là ngƣời bị bệnh ung thƣ sống rất lâu nhất. b. Là tấm gƣơng sáng về nghị lực phi thƣờng, không những vƣợt qua bệnh tật để sống mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội. c. Là ngƣời viết đƣợc công trình khoa học có số trang nhiều nhất. 5. Những từ nào có thể thay thế từ chân tướng trong tên bài Người đi tìm “chân tướng” của sự sống? a. ý nghĩa b. lí lẽ c. nguồn gốc d. giá trị 6. Viết một vài câu nói lên suy nghĩ của em về Xti – phen Guôn – đơ. Tiếng Việt 5-2 Page 8
  9. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tuyệt vọng? a. vô vọng b. hi vọng c. thất vọng 2. Từ ý chí thuộc từ loại nào? a. Tính từ b. Động từ c. Danh từ 3. Có những quan hệ từ nào trong câu sau? Cuộc đời của Xti- phen Guôn – đơ là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường. 4. Trạng ngữ sau đây chỉ gì? Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn – đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. a. Chỉ thời gian và phƣơng tiện. b. Chỉ thời gian và mục đích. c. Chỉ thời gian và địa điểm. 5. Câu nào sau đây là câu ghép? Những quan hệ từ nào đƣợc dùng trong câu đó? a. Vậy là Xti – phen Guôn – đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. b. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở Địa học Ha – vớt. c. Như vậy, ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà ông còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. 6. Câu “Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cƣơng vị chủ biên tạp chí khoa học” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 7. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Biểm luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, nhƣ âng cao lên, chắc nịch. Trời ải mây trắng nhạt, biển mơ màng ịu hơi sƣơng. Trời âm u mây mƣa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm ông ó, biển đục ngầu, ận ữ. 8. Chọn từ trong ngoặc điền vào chô trống trong mỗi câu sau cho phù hợp: (công nhân, công dân, công chức) a) Trong cơ quang, anh ấy là một . mẫu mực. b) Các cô, chú đang tích cực làm việc trong nhà máy. c) Tôi luôn tự hào là một .Việt Nam. 9. Tìm một số từ có tiếng công theo mỗi nghĩa sau: a) Công có nghĩa là “của nhà nƣớc, của chung”. b) Công có nghĩa là “không thiên vị”. c) Công có nghĩa là “thợ”. Đặt câu với một trong các từ vừa tìm đƣợc: Tiếng Việt 5-2 Page 9
  10. 10. Gạch dƣới quang hệ từ đƣợc dùng để nối các vế câu trong mỗi câu ghép sau: a) Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần nhƣng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. b) Qua khỏi thềm nhà, ngƣời đàn ông vừa té quỵ thì một cây dầm sập xuống. c) Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tội mới giật mình. d) Làng mạc bị tàn phá nhƣng mảnh đất quê hƣơng vẫn đủ sức nuôi sống tôi nhƣ ngày xƣa nếu tôi có ngày trở về. 11. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu sau: a) Cò thì chăm chỉ học hành . Vạc lại lƣời biến, ham chơi. b) Cô giáo đã nhắc Đạt nhiều lần . Đạt vẫn nói chuyện trong giờ học. c) Trời hạn hán mấy năm liền muông thú trong rừng bắt đầu thiếu nƣớc. d) Cuối tuần, tôi có thể đi hiệu sách tôi sẽ đến thƣ viện. III. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả lại một ngƣời mà em có ấn tƣợng tốt. 2. Hãy lập chƣơng trình liên hoa văn nghệ của lớp chào mừng ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh I. Mục đích: II. Phân cồn chuẩn bị: III. Chƣơng trình cụ thể: Tiếng Việt 5-2 Page 10
  11. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – c; 3. – a; 4. – b; 5. – a, d. 6. Tham khảo: Em rất khâm phục Xti-phen Guôn-đơ, nhà sinh vật học ngƣời Mĩ. Khi biết mình bị bệnh nan y, ông không hề bi quan nhƣ nhũng ngƣời khác mà vẫn lạc quan tin tƣởng: “Có đƣợc lòng tin ắt sẽ chiến thắng mọi thứ”. Bằng nghị lực phi thƣờng, ông không những sống thêm đƣợc hai mƣơi năm mà còn đóng góp cho khoa học những công trình đồ sộ - ngay chính những ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng cũng không thể làm nổi. Ông chính là ngƣời đã tìm đƣợc sự sống, chân tƣớng giá trị của sự sống. Ông đã trở thành tấm gƣơng cho tất cả mọi ngƣời. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – c; 3: của, về; 4. – b; 5. – c, 6. – b 9. Tìm một số từ có tiếng công theo mỗi nghĩa sau: d) Công có nghĩa là “của nhà nƣớc, của chung”: công quỹ, công viên, công chúng, công sở, . e) Công có nghĩa là “không thiên vị”: công tâm, công bằng, công lí, công minh f) Công có nghĩa là “thợ”: công nhân, công nghiệp, công cán, nhân công III. TẬP LÀM VĂN 1. Tả một ngƣời mà em có ấn tƣợng tốt. Em có rất nhiều ngƣời bạn thân. Nhƣng ngƣời em yêu quý nhất và ấn tƣợng rất tốt là bạn Hƣơng. Em và Hƣơng chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa đƣợc xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhƣng tình bạn của chúng em vẫn thắm thiết nhƣ ngày nào. Em và Hƣơng bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng em đều mƣời một tuổi. Tuy thế nhƣng khi đi với Hƣơng em thấy Hƣơng trông có vẻ chững chạc và lớn hơn em nhiều. Hƣơng đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ đƣợc thắt ngay ngắn trƣớc ngực. ở nhà bạn thƣờng mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hƣơng có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhƣng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mƣợt mà, luôn đƣợc bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khi bạn đƣợc điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tƣơi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cƣời để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Em quý Hƣơng không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để em và các bạn noi theo. Ở lớp Hƣơng luôn tỏ ra là một ngƣời học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chƣa thấy bạn nào giải đƣợc thì đã thấy cánh tay búp măng của Hƣơng giơ lên rồi. tuy học giỏi nhƣng Hƣơng không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thƣờng nhờ bạn ấy giảng hộ và Hƣơng vui Tiếng Việt 5-2 Page 11
  12. vẻ nhận lời, hôm nay Hƣơng giảng các bạn chƣa hiểu thì hôm sau Hƣơng lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hƣơng còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn nhƣ trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật là nhhí nhảnh, vui tƣơi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với ngƣời lớn, khi gặp các thầy cô trong trƣờng bạn đều đứng nghiêm chào hỏi đâu ra đấy. Sau một thời gian đƣợc cùng học, cùng chơi với bạn em đã học đƣợc ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gƣơng học tập ở bạn để trở thành một ngƣời học sinh xuất sắc Tiếng Việt 5-2 Page 12
  13. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 21– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Trí dũng song toàn: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ đƣợc quyền lợi và danh dự của đất nƣớc khi đi sứ nƣớc ngoài. Tiếng rao đêm:Ca ngợi hành động cao đẹp của một thƣơng binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu 1 em bé thoát nạn. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ công dân Quyền công dân Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho ngƣời dân đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi. Ý thức công dân Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của ngƣời dân đối với đất nƣớc. Nghĩa vụ công dân Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc ngƣời dân phải làm đối với đất nƣớc, đối với ngƣời khác. b. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Để thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng Một quan hệ từ: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, do vậy, Hoặc một cặp quan hệ từ: vì nên, bởi vì cho nên, tại vì cho nên, nhờ mà, do mà Lƣu ý: - Tại: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc không tốt, không hay xảy ra. - Nhờ: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc tốt xảy ra. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ Ngƣời mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đƣa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, ngƣời mẹ mở tờ giấy ra và đọc: Cắt cỏ trong vƣờn 5 đô la Dọn dẹp phòng của con 1 đô la Đi chợ cùng với mẹ 50 xu Trông em giúp mẹ 25 xu Đổ rác 1 đô la Kết quả học tập tốt 5 đô la Quét dọn sân 2 đô la Tiếng Việt 5-2 Page 13
  14. Mẹ nợ con tổng cộng 14,75 đô la Sau khi đọc xong, ngƣời mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mƣời ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí - Những giọt nƣớc mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tƣơng lai của con: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nƣớc mắt lƣng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào những tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƢỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN.” (M. A- đam) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những điều vô giá có nghĩa là gì? a. Những điều không có giá trị. b. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh đƣợc. c. Những điều chƣa xác định đƣợc giá trị. 2. Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm đƣợc và ghi lại để tính công? a. Cắt cỏ trong vƣờn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân. b. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà, đổ rác, rửa bát, học tập tốt. c. Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trồng cây trong vƣờn. 3. Những gì mà ngƣời mẹ đã làm cho con đƣợc kể ra trong bài? a. Chín tháng mƣời ngày nằm trong bụng mẹ, chăm sóc cầu nguyện mỗi khi con ốm đau. b. Những giọt nƣớc mắt khóc khi con cái làm mẹ buồn phiền, những đêm lo lắng không ngủ. c. Đƣa con đi chơi, dạy con học. 4. Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con nghĩa là gì? a. Tình yêu của ngƣời mẹ dành cho con phải mua bằng rất nhiều tiền. b. Tình yêu của ngƣời mẹ dành cho con là vô giá, không gì sánh đƣợc. c. Tình yêu của ngƣời mẹ dành cho con đƣợc bán đắt hơn tất cả mọi thứ. 5. Em hiểu cậu bé muốn nói điều gì khi viết “Mẹ sẽ đƣợc nhận lại trọn vẹn”. Tiếng Việt 5-2 Page 14
  15. a. Mẹ sẽ đƣợc nhận từ con tất cả lòng biết ơn và tình yêu xứng đáng với công ơn và tình yêu thƣơng mà mẹ đã dành cho con. b. Con sẽ tính toán để trả lại tiền cho mẹ đầy đủ. 6. Những điều vô giá trong câu chuyện trên là gì? Việc ngƣời mẹ liệt kê rất nhiều điều mình đã làm vì con và sử dụng điệp từ “miễn phí” có tác dụng gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các vế câu trong câu ghép sau đƣợc nối với nhau bằng cách nào? Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác? Người mẹ đang bận rộn nấu cơm tối trong bếp, bất ngời cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. 2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp: a) Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc đông vì b) Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì 3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép: cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá cậu bé vô cùng xúc động. cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình cậu đã không tính công những việc mình làm cho mẹ. 4. Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì? - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí - Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. 5. Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, r, gi có nghĩa sau: Chỉ màu sắc tƣơi sáng, đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên: Nƣớc mắt chảy tràn ra nhiều và không cầm giữ nổi: Liên tiếp rất nhiều lần trong một thời gian ngắn: 6. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đập để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: Dâu quen nhiều trái lạ Vân nhớ gốc sấu xƣa Đa cho ngọt cho chua Ca một thời thơ bé. 7. Gạch dƣới các cặp quan hệ từ của mỗi câu ghép sau: Tiếng Việt 5-2 Page 15
  16. a) Vì trời mƣa suốt mấy ngày qua nên con đƣờng nhỏ đến trƣờng bị ngập nƣớc. b) Nhờ bạn bè giúp đỡ mà Hà đã vƣợt qua đƣợc khó khăn. c) Do Hằng chủ quan nên bạn đã bị điểm kém trong kì kiểm tra vừa qua. 8. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: a) Phƣơng hay quan tâm giúp đỡ bạn bè trong lớp . Bạn bè ai cũng quý mến Phƣơng. b) . Việt chăm chỉ học . Kết quả học tập của cậu ấy tiến bộ nhiều. c) . Hà gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống . Hà vẫn là học sinh giỏi nhất lớp. III. TẬP LÀM VĂN 1. Lập chƣơng trình cho hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của lớp em. Gợi ý: - Lớp em dự định tổ chức hoạt động này vào dịp nào? - Mục đích của hoạt động là gì? - Kế hoạch phân công mỗi công việc cần làm thế nào? - Từng bƣớc tiến hành của hoạt động? 2. Viết đoạn văn 5 – 6 câu tả về một công dân gƣơng mẫu ở khu phố, thông xóm (bán tổ trƣởng, chú công an khu vực, bác hàng xóm, ) nơi em ở. Tiếng Việt 5-2 Page 16
  17. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – a; 4. – b; 5. – a. 6. Tham khảo: Những điều vô giá trong câu chuyện chính là những việc mẹ làm cho con, những tình cảm mẹ dành cho con. Đó là những thứ mà tiền không thể mua đƣợc. Ngƣời mẹ sử dụng điệp từ “miễn phí”, mục đích nhằm muốn nhấn mạnh cho con hiểu mẹ dành cho con tất cả mà không bao giờ tính toán. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Đƣợc nối với nhau bằng “dấu phẩy”; có thể thay thế bằng từ “thì”. 2. a) Nhận ra mẹ rất yêu thƣơng mình. b) Đã tính toán với mẹ những điều nhỏ nhặt trong khi tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá. 3. a) Vì nên ; b)Nếu thì 4. Có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trƣớc. III. TẬP LÀM VĂN 2. Bác Thành là một công dân gƣơng mẫu của tổ dân phố em. Bác đã bốn mƣơi bốn tuổi, bằng tuổi ba em. Vóc dáng cao ráo, dáng đi nhanh nhẹn. bác rất năng nổ trong việc xóm giềng. Bác ấy có khuôn mặt chữ điền, đôi mắt sáng, tinh anh và mái tóc muối tiêu do gội nƣớc thời gian sƣơng gió dãi dầu. Ngoài giờ làm việc tại một phân xƣởng sản xuất, bác Thành thƣờng lui tới thăm nom những gia đình neo đơn nhƣ nhà cụ Hơn, cụ Chiên, chú Hiệu v.v Đó là các gia đình thƣơng binh liệt sĩ. Công việc của bác rất cụ thể và luôn đạt hiệu quả cao. Năm ngoái, nhờ sự can thiệp và lòng kiên trì của bác Thành mà má Năm, ngƣời mẹ liệt sĩ đã có đƣợc căn nhà tình nghĩa khang trang cùng một số tiết kiệm do ủy ban quận tặng. Xóm em, ai cũng tin tƣởng và kính trọng bác. Tiếng Việt 5-2 Page 17
  18. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 22– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Lập làng giữ biển: Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của ngƣời dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo. Cao Bằng: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những ngƣời dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cƣơng của Tổ quốc. 2. Luyện từ và câu a. Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu thì .; nếu nhƣ thì ; hễ thì .; hễ mà thì ; giá thì b. Để thể hiện mối quan hệ tƣơng phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhƣng - Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy nhƣng ; mặc dù nhƣng ; dù nhƣng B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU AN – MI RÔ – DƠ Khi còn đến hai tháng trƣớc lễ Giáng sinh, cô con gái An – mi Rô – dơ 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhƣng gần đến Giáng sinh, dƣờng nhƣ cô bé quên bằng ƣớc muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé bộ búp bê Bảo mẫu – món đồ chơi đang rất thịnh hành, cùng với một căn nhà búp bê. Thế nhƣng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trƣớc Giáng sinh hai ngày, An – mi Rô – dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích chiếc xe đạp hơn bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời. Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi khong còn thời gian để chọn mua một chiếc xe đạp đúng nhƣ mong muốn cho An – mi Rô – dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giáng sinh, khi An – mi Rô – dơ và em trai Đi – lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ƣớc muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy nhƣ có lỗi vì đã làm con mình thất vọng. - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thực sự? – Chồng tôi đề nghị. Tiếng Việt 5-2 Page 18
  19. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “ngƣời lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. Sáng ngày Giáng sinh, chúng tôi thực sự hồi hộp chờ giây phút An – mi Rô – dơ mở món quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết. - Có thật là con sẽ có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe thật hả mẹ? - Đúng thế, con yêu! – Tôi mỉm cƣời rạng rỡ. Nƣớc mắt lấp lánh trên khóe mắt An – mi Rô – dơ khi cô bé trả lời: - Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích giữ chiếc xe này hơn là dổi lấy chiếc xe thật. Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối dất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời. (Mi – xeo Lô – răn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Cô bé An – mi Rô – dơ muốn đƣợc tặng quà gì nhân dịp lễ Giáng sinh? a. Bộ búp bê Bảo mẫu. b. Một chiếc xe đạp mới. c. Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét. 2. Vì sao bố mẹ An – mi Rô – dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét? a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật. b. Vì họ khôn đủ tiền để mua một chiếc xa đạp thật. c. Vì họ nghĩ tặng xe đạp thật sẽ lãng phí. 3. Tại sao cô bé An – mi Rô – dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe thật? a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá. b. Vì chính tay bố em đã nặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thƣơng con gái. c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật đƣợc. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải tặng đúng món quà mà ngƣời tặng thích nhất. b. Cần phải hỏi ý kiến trẻ em trƣớc khi mua quà và giữ đúng lời hứa với trẻ em. c. Món quà tặng quý giá nhất là món quà gửi gắm tràn đầy tình yêu thƣơng của ngƣời tặng. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau: a) Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy. b) Bố An – mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con. c) Nước mắt lấp lánh trên khóa mắt An – mi Rô – dơ. Tiếng Việt 5-2 Page 19
  20. 2. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau: - Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe thật sự? – Chồng tôi đề nghị. Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ. 3. Điền tiếp vế câu vào chỗ trống: a) Vì trước lễ Giáng sinh hai ngày An – mi Rô – dơ vẫn nói rằng em thích chiếc xe đạp hơn bất kì đồ chơi nào khác nên b) Vì bố mẹ An – mi không kịp mua chiếc xe đạp thật nên 4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống: a) đó không phải là chiếc xe đạp thật An – mi Rô – đơ rất thích đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương. b) chiếc xe đạp bằng đất sét không phải do bố nặn tặng An – mi đã không cảm động như vậy khi nhận nó. 5. Gạch dƣới những tên riêng viết sai rồi viết lại cho đúng tên ngƣời và tên địa lí trong đoạn văn dƣới đây: Lên tam đảo có cái thú lặn lội giữa miền xƣa non nƣớc vƣa hùng. Nhìn ra bốn bể xung quanh là những địa danh dễ làm xao xuyến nhƣ mê linh, việt trì, ba vì, ngã ba hạc, sông lô, sông hồng. 6. Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo ra câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả. a) chiều nay không mƣa .lớp em sẽ di píc níc. b) cô diễ viên xiếc bay một vòng trên không .khán giả lại vỗ tay rào rào. c) ta có chiến lƣợc tốt .trận đấu đã giành thắng lợi. 7. Gạch dƣới quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong các câu ghép sau: a) Mặc dù nhà An xa trƣờng nhƣng bạn không bao giờ đi học muộn. b) Tuy Hằng bị đau chân nhƣng bạn vẫn đi học. c) Dù trời mƣa to nhƣng trận đấu bóng vẫn diễn ra rất quyết liệt. 8. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạp thành câu ghép chỉ quan hệ tƣơng phản. a) Tuy gia đình gặp khó khăn b) nhƣng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. c) Tôi vẫn có gắng thuyết phục mẹ . III. TẬP LÀM VĂN 1. Đọc câu truyện sau và trả lời câu hỏi: MỘT NGƢỜI ANH NHƢ THẾ Tôi đƣợc tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạ chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngƣỡng mộ. Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. Tiếng Việt 5-2 Page 20
  21. - Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ƣớc gì tớ - Cậu bé bỗng ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ƣớc điều gì. cậu ấy hẳn đang ƣớc ao có đƣợc một ngƣời anh nhƣ thế. Nhƣng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi. - Ƣớc gì tớ có thể trở thành một ngƣời anh nhƣ thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gƣơng mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lƣng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!” a) Các nhân vật trong câu chuyện trên là ai? b) Cậu bé trong truyện có tính cách nhƣ thế nào? Tại sao? c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện: 2. Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những câu chuyện em đã từng đọc. Tiếng Việt 5-2 Page 21
  22. Tiếng Việt 5-2 Page 22
  23. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – b; 4. – c. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. a) đƣợc ƣa chuộng, phổ biến. b) miệt mài. c) long lanh, trào ra. 2) Hay là, và, rằng, để, vì, và (thế là), để. 3. a)VD: . Bố mẹ em rất ro lắng. b) VD: họ đã làm tặng em một chiếc xe đạp bằng đất sét. 4. a) Tuy nhƣng vì b) Nếu thì . III. TẬP LÀM VĂN 2. Em đã đƣợc đọc rất nhiều truyện cổ tích nhƣng em nhớ mãi là câu chuyện Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng: Ngày xƣa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác. Một hôm, ra bờ suối để múc nƣớc gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rƣới xin ngụm nƣớc. Cô thấy thƣơng cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nƣớc trong, hai tay dâng thùng nƣớc cho bà cụ uống. Uống xong, cụ già bảo: - Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nƣớc trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin: - Con xin bà tha lỗi cho con! Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra. Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nƣớc. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rƣới, bẩn thỉu đến xin nƣớc uống. Cô ta bĩu môi nói rằng: - Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nƣớc cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống! Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Ngƣời bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng: - Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không? Cô ta vừa đáp: - Mẹ ạ! Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét: Tiếng Việt 5-2 Page 23
  24. - Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi: - Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời: - Em bị bà chủ đánh Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đƣa cô gái về cung, xin vua cha cho cƣới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết. Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho ngƣời có có đƣợc hạnh phúc. Tiếng Việt 5-2 Page 24
  25. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 23– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Phân xử tài tình: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. Chú đi tuần: Các chiến sĩ công an yêu thƣơng các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tƣơng lai tƣơi đẹp của các cháu. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ trật tự-an ninh 1. Khái niệm Trật tự - An ninh a. Trật tự - Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật là Trật tự b. An ninh An ninh là từ ghép Hán Việt, an có nghĩa là yên, yên ổn, an bình.Ninh có nghĩa là yên lặng, bình lặng. -> An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội 2. Mở rộng vốn từ Trật tự - An ninh a. Một số từ liên quan tới Trật tự - An ninh Chỉ ngƣời, cơ quan, tổ chức thực hiện công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ công việc bảo vệ trật tự, an ninh quan an ninh, thẩm phán Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh b. Một số số điện thoại của đơn vị giữ gìn Trật tự - An ninh - số điện thoại của lực lƣợng công an thƣờng trực chiến đấu: 113 - số điện thoại của lực lƣợng công an phòng cháy chữa cháy: 114 - số điện thoại của đội thƣờng trực cấp cứu y tế: 115 b. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà ; chẳng những mà .; không chỉ mà VD: - Hoa không những chăm học mà cô bé còn rất chăm làm việc nhà. - Trung chẳng những đánh nhau mà anh ta còn hút thuốc và uống rƣợu bia B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thƣờng, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đƣa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, nhƣ với một ngƣời bạn, cô đƣa cho tôi một cặp kính. Tiếng Việt 5-2 Page 25
  26. - Em không thể nhận đƣợc! Em không có tiền trả đâu thƣa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngƣợng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một ngƣời hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chƣa, cặp kính này đã đƣợc trả tiền từ trƣớc khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chƣa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi nhƣ một ngƣời cho. Cô làm cho tôi thành ngƣời có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho ngƣời khác. Cô chấp nhận tôi nhƣ thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bƣớc ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải nhƣ kẻ vừa đƣợc nhận một món quà, mà nhƣ ngƣời chuyển tiếp món quà đó cho ngƣời khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thƣờng. c. Cả hai ý trên. 2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là ngƣời thế nào? a. Cô là ngƣời rất quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cả hai ý trên. 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? a. Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng cho bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là ngƣời đƣợc nhận quà mà chỉ là ngƣời chuyển tiếp món quà cho ngƣời khác. 4. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là ngƣời thế nào? a. Cô là ngƣời thƣờng dùng phần thƣởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là ngƣời hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận và là ngƣời luôn cố gắng vì ngƣời khác. c. Cô là ngƣời rất cƣơng quyết. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần thƣờng xuyên tặng quà cho ngƣời khác để thể hiện sự quan tâm. b. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho. c. Cần sẵn sàng nhận quà tặng cho ngƣời khác. 6.Theo em, vì sao qua việc tặng kính, cô giáo đã làm cho bạn học sinh cảm thấy mình nhƣ một ngƣời cho, mình thành ngƣời có trách nhiệm? Tiếng Việt 5-2 Page 26
  27. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp? a. đơn giản b. đơn sơ c. đơn cử 2. Tìm các từ nối trong câu sau: Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. 3. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì? Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa tôi một cặp kính. a. Chỉ thời gian và sự so sánh. b. Chỉ thời gian và phƣơng tiện. c. Chỉ thời gian và nguyên nhân. 4. Câu nào sau đây chỉ là câu ghép? a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. 5. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đúng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. 6. Câu sau đây thuộc loại câu gì? Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm. a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 7. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp: a) Tôi cầm sách để đọc, cô giáo nhận ra là mắt tôi không bình thường. b) cho nhiều nhận được nhiều. c) Người ta càng biết cho nhiều thì họ càng nhận lại được nhiều 8. Viết lại cho đúng tên ngƣời, tên địa lí có trong đoạn văn dƣới đây: Lê hữu trác có tên hiệu là hải thƣợng lãn ông. Sinh thời ông đƣợc gọi là cậu ấm bảy hay chiêu bảy, con ruột của một gia đình danh gia vọng tộc ở đƣờng hầu, trấn hải dƣơng (nay là huyện yên mỹ hƣng yên). 8. Hãy viết tên 5 đƣơng phố thuộc thành phố (tỉnh) nơi em ở. 9. Nêu ý nghĩa của ba từ sau: Yên tĩnh: Tiếng Việt 5-2 Page 27
  28. Trật tự: Trình tự: 10. Gạch dƣới các từ ngữ có liên quan tới việc giữ gìn trật tự an ninh trong đoạn thơ sau: Gió hun hút lạnh lùng Trong đêm khuya phố vắng Súng trong tay im lặng Chú đi tuần đêm nay Hài Phòng yên giấc ngủ say Cây rung theo gió, lá bay xuống đƣờng. (Theo Trần Ngọc) 11. Gạch dƣới các cặp quan hệ từ trong các câu sau: a) Không những Hà học giỏi mà bạn ấy còn rất yêu lao động. b) Không chỉ gió rét mà trời còn mƣa lâm thâm. c) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con ngƣời mà nó còn là liều thuốc quý tăng cƣờng sức khỏe. III. TẬP LÀM VĂN 1. Ban chỉ huy Liên đội trƣờng em dự kiến tổ chức triển lãm về an toàn giao thông. Em hãy lập chƣơng trình cho hoạt động này. 2. Viết đoạn văn 6 – 8 câu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. Tiếng Việt 5-2 Page 28
  29. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – c; 4. – b; 5. - b. 6. * Gợi ý: - Khi đƣợc cô giáo tặng kính, bạn nhỏ đã hiểu đƣợc gì qua việc cho và nhận? - Từ việc tặng kính của cô giáo, bạn nhỏ cảm nhận đƣợc điều gì? Tham khảo: Câu chuyện mà cô kể cho bạn nhỏ nghe thật xúc động. Nó không hề đơn giản mà có ý nghĩa biết nhƣờng nào. Bạn nhỏ hiểu rằng việc cô trao kính cho bạn chứng tỏ cô rất yêu thƣơng, tin tƣởng bạn, muốn giúp bạn nhìn rõ hơn. Và hơn thế nữa chính là cô muốn giúp bạn trở thành ngƣời tốt: ngƣời biết cho, biết sống vì ngƣời khác. Bạn nhỏ không chỉ là ngƣời nhận kính mà còn là ngƣời chuyển tiếp món quà đó cho ngƣời khác. Bạn trở thành ngƣời có trách nhiệm và đầy tình yêu thƣơng. (Chu Thị Miền) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – a; 2: ra, trong, nhƣ, mà, nhƣ, cho, với; 3. – a; 4. – b; 5. – c. 6. – b; 7. – a: vừa đã , b: càng càng , c: bao nhiêu bấy nhiêu. III. TẬP LÀM VĂN 2. Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ kỉ niệm khó phai với Quỳnh, cô bạn thânc của tôi. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vƣờn hoa trong trƣờng chơi vào giờ giải lao. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vƣờn trƣờng có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hƣơng hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thƣơng, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói: - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao! Quỳnh bĩu môi: - Ờ đẹp thật! Nhƣng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa. Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vƣờn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi: - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tƣơi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ nhƣ ban đầu. Vƣờn hoa trƣớc mắt chúng tôi lúc bấy giờ nhƣ đẹp hơn. Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên Tiếng Việt 5-2 Page 29
  30. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 24– MÔN TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Luật tục xƣa của ngƣời Ê-đê: Ngƣời Ê-đê từ xƣa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của ngƣời Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi ngƣời phải sống và làm việc theo pháp luật. Hộp thƣ mật: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mƣu trí giữ vững đƣờng dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 2. Luyện từ và câu Cặp từ hô ứng là gì? Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thƣờng đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng nhƣ: - vừa đã ;chƣa đã ;mới .đã ;vừa vừa ; càng càng - đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu VD: - Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào nhƣ cái chợ - Mƣa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu 3. Tập làm văn a, Các bƣớc làm bài văn miêu tả đồ vật - Quan sát đồ vật cần miêu tả - Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu từ việc quan sát - Sắp xếp các chi tiết đó thành một dàn bài theo một trình tự hợp lí - Từ dàn bài đã lập triển khai thành các đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Đọc lại và sửa những lỗi sai trong bài b. Dàn bài cho bài văn miêu tả đồ vật Mở bài - Giới thiệu đồ vật em định tả Thân bài - Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thƣớc, màu sắc, - Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thƣớc của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dƣới hoặc từ trong ra ngoài, từ Tiếng Việt 5-2 Page 30
  31. dƣới lên trên) - Nêu công dụng của đồ vật Kết bài Cảm nghĩ về đồ vật B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI Ông tôi có một cái bi đông đựng nƣớc đƣợc dùng từ “ngày xửa ngày xƣa, tức là từ khi chƣa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trƣờng Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông nhƣ hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, khi cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to nhƣ quả dừa nhƣng tròn dẹt, đựng đƣợc đến hơn một lít nƣớc. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó đƣợc sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nƣớc, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những lúc ông treo cái bi đông trên tƣờng, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lƣới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng Có lần tôi hỏi ông: - Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à? Ông tôi mỉm cƣời: - Thích cháu ạ. Nhƣng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc! Lại có lần đƣợc ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đƣờng, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sƣờn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã đƣợc hàn rất khéo. Tôi chƣa kịp hỏi thì ông đã giải thích: - Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thƣơng đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào ngƣời ông, máy quá nó bị găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên ngƣời. Ông không có việc gì nhƣng nó thì “bị thƣơng”. Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Nhƣng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hƣu đã lâu, nhƣng ông vẫn dùng nó để đựng nƣớc mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giƣờng, nhƣ chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trƣớc bàn học (Hồ Thị Mai Quang) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào? a. Nó to nhƣ quả dừa nhƣng tròn dẹt. b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây. c. Nó đƣợc đeo vào ngƣời bằng một sợi dây vàng. d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông. Tiếng Việt 5-2 Page 31
  32. 2. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì? a. Quả dừa. b. Quả thị. c. Cả hai ý trên. 3. Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế? a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu đƣợc. b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nƣớc. c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Đặt 2 câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ. 2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa 3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”. 4. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng” thuộc kiểu câu Ai làm gì? Hay Ai thế nào? 5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp: a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến thì chiếc bi đông cũng theo ông đến . b) . biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi quý nó. c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị . thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông 6. Viết 3 danh từ theo yêu cầu sau: a) Danh từ chỉ tên ngƣời, tên dân tộc Việt Nam: b) Danh từ chỉ tên các tỉnh (thành phố) của Việt Nam: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống trong mỗi câu cho phù hợp: (an ninh, an toàn, bình yên) a) Những cánh đồng bát ngát với những đàn trâu thung thăng gặp cỏ trông nhƣ một bức tranh về cuộc sống ở quê hƣơng tôi. b) Để .cho mình và cho mọi ngƣời, chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. c) Các anh bộ đội biên phòng luôn chắc tay súng bảo vệ cho cuộc sống những vùng đất biên giới của Tổ quốc. 7. Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: điều tra, xét xử, công an, viện kiểm soát, tòa án, cơ quan an ninh, Bộ nội vụ, bảo mật, chánh án, luật sƣ, đồn biên phòng, giữ bí mật. Tiếng Việt 5-2 Page 32
  33. a) Chỉ ngƣời, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ an ninh: Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: Gạch dƣới những cặp từ hô ứng trong các câu ghép sau: a) Bố mẹ chƣa đi làm về, tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tƣơm. b) Bà bảo sao tôi làm vậy. c) Gió càng to, mƣa càng lớn. d) Tôi vừa về đến nhà, mẹ cũng vừa nấu cơm xong. 8. Điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào mỗi chỗ trống: a) Tôi dỗ, bé .khóc b) Trời sáng, nông dân ra đồng. c) Bà con dân làng nấu cơm,Gióng ăn hết . III. CẢM THỤ VĂN HỌC Nhờ chiếc bi đông mà bạn nhỏ trong câu chuyện hiểu thêm đƣợc những gì về ngƣời ông của mình? Đặt mình vào vai bạn ấy để viết đoạn văn kể về điều đó. IV. TẬP LÀM VĂN Hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật gắn bó thân thiết với em. Tiếng Việt 5-2 Page 33
  34. Tiếng Việt 5-2 Page 34
  35. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – a,b,d; 2. – a; 3. – c; 4. Tham khảo: Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. VD: - Giờ cái bi đông đã cũ rồi, màu sơn đã bạc. - Cái vỏ của ó đƣợc sơn màu xanh lá cây. 2. Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu lời giải thích. 3. Dấu ngoặc kép ở đây đánh dấu một từ đƣợc dùng theo nghĩa đặc biệt. 4. Kiểu câu Ai thế nào? 5. a) đâu đó (đấy); b) Càng càng ; c) bao nhiêu bấy nhiêu. 9. Gạch dƣới những quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép sau: a) Bố mẹ chƣa đi làm về, tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tƣơm. b) Bà bảo sao tôi làm vậy. c)Gió càng to, mƣa càng lớn. c) Tôi vừa về đến nhà, mẹ cũng vừa nấu cơm xong. III.CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Trƣớc đây khi thấy ông nâng niu chiếc bi đông, tôi thƣờng thầm nghĩ: “Chiêc bi đông cũ rích, móp méo vứt đi đƣợc rồi, sao mà ông tiết kiệm thế cứ dùng mãi và lại còn nâng niu cẩn thận nữa chứ”. Thế rồi tôi đƣợc nghe ông kể về nó. Ôi! Chiếc bi đông cũ kĩ nhƣng quý giá biết chừng nào. Nó đã theo ông trong suốt những năm kháng chiến chống Mĩ. Nó nhƣ một ngƣời bạn thân thiết gắn bó với ông chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng ông. Nó lại nhƣ một ngƣời bạn dũng cảm, trung thành, sẵn sàng đứng ra hứng đạn để bảo vệ ông, để rồi nó thì “bị thƣơng” còn ông lại may mắn thoát chết. Tôi thấy thật trân trọng nó và tôi cũng thấy thật khâm phục và tự hào về ông tôi – một ngƣời lính đã vƣợt qua bao khó khăn gian khổ để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lƣợc, giành độc lập, tự do cho đất nƣớc. IV. TẬP LÀM VĂN Tham khảo: Chiếc đồng hồ treo tƣờng nhà em do bố em mua cách đây ba năm, trong dịp bố đi công tác ở Hà Nội. Đồng hồ hình tròn, bán kính khoảng 15 cm. Mặt đồng hồ làm bằng nhựa trong, sáng bóng, nổi rõ chữ GIMIKO – tên hãng sản xuất đồng hồ. Xung quanh đồng hồ đƣợc trang trí đƣờng viền phát dạ quang sáng xanh. Đồng hồ đƣợc ghi mƣời hai số từ 1 đến số 12 đều đặn. Ở chính giữa mặt đồng hồ có gắn một trục nối ba kim giờ, phút, giây. Cứ đến đúng giờ, nó lại phát ra một bản nhạc nghe thật vui tai. Thế mà nó chẳng đòi hỏi gì, sau sáu tháng bố mới thay bốn quả pin và tra dầu vào phần máy phía sau mặt đồng hồ. Đồng hồ thật chăm chỉ “tích tắc, tích tắc” làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, nhắc nhở em học tập nghỉ ngơi có khoa học và phải biết quý trọng thời gian Tiếng Việt 5-2 Page 35
  36. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 25– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ TẢ ĐỒ VẬT. TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Phong cảnh đền Hùng: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con ngƣời đối với tổ tiên. Cửa sông: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nƣớc nhớ nguồn. 2. Luyện từ và câu a.Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ - Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có liên kết chặt chẽ với nhau. - Để liên kết một câu đứng trƣớc nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở các câu đứng trƣớc. VD: Đền Thƣợng nằm chót vót trên núi Nghĩa Lĩnh. Trƣớc đền, những khóm hải đƣờng đâm bông rực đỏ, những cánh bƣớm nhiều màu sắc bay dập dờn nhƣ đang múa quạt, xòe hoa. Lƣu ý: Việc liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ ngoài khả năng kết nối các câu của bài văn, đoạn văn lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ nhƣ nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tƣợng Ví dụ: Tuy nhiên, khi sử dụng cách liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, nếu sử dụng không khéo léo, sử dụng liên tục, không đúng lúc, đúng chỗ sẽ dẫn đến câu văn bị lặp từ, gây nhàm chán. Ví dụ: Ông em năm nay 70 tuổi. Ông em có mái tóc bạc. Ông em rất thƣơng yêu chúng em. Việc sử dụng nhiều lần từ ông em trong đoạn văn đã khiến cho đoạn văn bị lặp từ, làm cho đoạn văn thiếu tính sáng tạo và không đạt đƣợc b.Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một ngƣời, một vật, một việc ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã dùng ở câu đứng trƣớc để tạo thành mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. VD: Mẹ của Lan là cô Nga. Cô là bác sĩ ở bệnh viện này. Lƣu ý: Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn đƣợc những từ ngữ thích hợp cho từng trƣờng hợp dùng. 3. Tập làm văn a. Dàn bài văn tả đồ vật Tiếng Việt 5-2 Page 36
  37. 1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng) Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) 2. Thân bài a. Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thƣớc, màu sắc b. Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu) c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng) 3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng) Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó nhƣ là một ngƣời bạn của mình). b. Cách viết đoạn đối thoại - Tìm hiểu tính cách nhân vật; và quan trọng hơn là hiểu tính cách đó thể hiện ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện. Đây là yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua khi viết lời thoại, để có lời thoại đúng và hay, phù hợp với nội dung đoạn kịch là phải biết dựa vào tính cách nhân vật. - Nắm được cách sử dụng từ hô ứng. Xƣng hô trong lời thoại chính là sự bộc lộ trực tiếp tính cách riêng, thái độ, vị thế xã hội, mối quan hệ, của nhân vật. Sau khi nghe xong lời thoại, ta có thể hiểu và thấy rõ về hoàn cảnh, tính cách, nếp sống, thái độ cƣ xử của từng nhân vật trong kịch bản. - Vận dụng các kĩ năng: Dùng từ, sử dụng dấu câu, đặt câu, nghĩa từng câu, chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng, + Câu thoại phải viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu về mặt ngữ pháp và từ, ý; lời thoại phải bộc lộ nét riêng, hình tƣợng riêng của từng nhân vật, trƣớc câu thoại thƣờng đặt dấu gạch ngang để thể hiện đó là tiếng nói của nhân vật. Ngoài ra, các lời thoại trong một màn kịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau: lời thoại sau là sự tiếp diễn về kết cấu, nội dung, mục đích, thái độ, hành động, sự việc đƣợc nêu ra trong lời thoại trƣớc. B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU CÓ NHỮNG DẤU CÂU Có một ngƣời chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sƣớng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà Tiếng Việt 5-2 Page 37
  38. mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê đƣợc nữa, không còn giải thích đƣợc hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu đƣợc ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của ngƣời khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất tƣ cách tƣ duy. Cứ nhƣ vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhƣng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhƣng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa nhƣ vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé! ( Theo Hồng Phương) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong câu chuyện trên, ngƣời “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ nhƣ thế nào? a. Trở thành một ngƣời không biết cách dùng dấu phẩy. b. Trở thành một ngƣời lƣời suy nghĩ, ngại vất vả. c. Trở thành một ngƣời viết văn kém. 2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao? a. Trở thành một ngƣời suốt ngày buồn rầu, ủ rũ. b. Trở thành một ngƣời vui sƣớng, nói cƣời suốt ngày. c. Trở thành một ngƣời thờ ơ, mất hết cảm xúc. 3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ nhƣ thế nào? a. Trở thành một ngƣời ích kỉ chỉ biết mình. b. Trở thành một ngƣời hiểu biết hết mọi điều. c. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều. 4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” sẽ ra sao? a. Trở thành một ngƣời không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho ngƣời khác và sống vô trách nhiệm. b. Trở thành một ngƣời vụng về, hay làm hỏng mọi việc. c. Trở thành một ngƣời hay quên, không nhớ những việc mình làm. 5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” điều gì sẽ xảy ra? a. Trở thành một ngƣời uyên tâm, nhớ hết mọi điều. b. Trở thành một ngƣời hay trích dẫn lời của ngƣời khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo ngƣời khác, không chịu độc lập suy nghĩ. c. Trở thành một ngƣời nói năng rõ ràng, chính xác. 6. Câu “cứ nhƣ vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” có kết thúc ra sao? a. Trở thành một ngƣời không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa. b. Trở thành một ngƣời nghèo khổ, mất hết tiền bạc của cải. c. Trở thành một ngƣời cô đơn, không ai thân thích. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiếng Việt 5-2 Page 38
  39. 1. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào? a. học hỏi b. suy nghĩ c. tranh luận 2. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.” là gì? a. Đằng sau b. Đằng sau những câu đơn giản c. Những câu đơn giản 3. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? a. Ngăn cách các vị ngữ. b. Ngăn cách các vê câu ghép. c. Ngăn các các bộ phận giữ cùng chức vụ bổ trợ cho động từ nói. 4. “Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhƣng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhƣng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa nhƣ vậy.” Dựa vào ý đầu của câu văn trên, viết câu ghép chính phụ theo từng mẫu câu sau; a. Nếu C – V thì C – V. b. Vì C – V nên C – V. 5. Các câu trong đoạn văn sau đƣợc nối với nhau bằng cách nào? Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. 7. Viết lại những tên riêng sau theo đúng quy tắc. a) (sông) hồng: b) (nƣớc) an giê ri: . c) (đảo) cát bà: d) (nhà bác học) niu tơn: 8. Gạch dƣới những từ ngữ đƣợc lặp lại để liên kết câu trong các đoạn văn sau: a) Ngƣời đặt hộp thƣ lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thƣ cũng đƣợc để tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. b) Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lƣớt thƣớt bay qua rừng quyến hƣơng thảo quả đi rải theo triền núi, đƣa hƣơng thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thông xóm Chin San. c) Con đê rực lên một màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bƣớc. Ngỡ đấy là một con đê vàng uống lƣợn. Tiếng Việt 5-2 Page 39
  40. 9. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết các câu sau theo cách lặp từ ngữ: a) Mấy chục năm đã qua, . còn nguyên nhƣ ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (chiếc áo, chiếc cà vạt, chiếc bình) b) Bữa cơm, .thƣờng nhặt hết cho em. Hằng ngày, đi câu cá bống về băm sả, hoặc đi lƣợm vỏ đạn ngoài gò về cho mẹ. (Bé, em, thức ăn) 10. Tìm từ thay thế cho từ in đậm viết vào chỗ trống để đoạn văn không bị phạm lỗi lập từ. Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm đƣợc rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột (2) .ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột (3) . phình to ra. Đến sáng, chuột (4) tìm đƣờng trở về tổ, nhƣng bụng to quá, chuột (5) không sao lách qua khe hở đƣợc. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Em viết tiếp vào chỗ trống có đoạn văn khoảng từ 3 – 4 câu: Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của cuộc đời mình. Nếu đánh mất chúng thì IV. TẬP LÀM VĂN 1. Dựa vào nội dung bài ca dao, em hãy viết thành đoạn đối thoại. Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không, không tôi đứng trên bờ Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đến mà coi Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia. Tiếng Việt 5-2 Page 40
  41. 2. Viết đoạn văn tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em. Tiếng Việt 5-2 Page 41
  42. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – c; 4. – a;5. – b;6. – a. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – b; 3. – c. 4. VD: a) – Nếu bạn đánh mất những dấu câu trong cuộc đời thì cuộc sống của bạn sẽ mất hết ý nghĩa. - Nếu bài văn thiếu những dấu câu thì nó sẽ mất hết ý nghĩa. - Nếu bài văn bị thiếu những dấu câu thì bạn sẽ bị điểm thấp. b) – Vì bài văn thiếu những dấu câu nên nó mất hết ý nghĩa. - Vì bài văn của bạn thiếu những dấu câu nên bạn bị điểm kém. - Vì bạn đánh mất những dấu câu trong cuộc đời nên cuộc sống của bạn mất hết ý nghĩa. 5. – Câu 1 và câu 2 nối bằng cách thay thế cụm từ “một ngƣời” bằng từ “anh ta”. - Câu 2 và câu 3 nối với nhau bằng cách lặp từ ngữ: “những câu đơn giản”. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Gợi ý: - Nếu bài văn không có dấu câu thì bài văn đó sẽ nhƣ thế nào? - Nếu đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, con ngƣời sẽ ra sao? Tham khảo: Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của đời mình. Trong viết văn, nếu không có những dấu câu, bài văn của bạn sẽ không hay, không ý nghĩa, bạn sẽ bị điểm thấp. Nếu đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, bạn sẽ trở thành một con ngƣời vô dụng đơn giản. Lúc đầu, có thể bạn sẽ lấy làm thích thú lắm vì bạn chẳng phải suy nghĩ gì cả. Nhƣng rồi bạn sẽ chẳng thể vui mừng hay tức giận trƣớc bất cứ ai hoặc bất cứ việc gì. Cuộc sống vô vị, tẻ nhạt của bạn cứ thế trôi đi: không tƣ duy, không cảm giác; bạn thờ ơ với tất cả mọi ngƣời, mọi việc. Thậm chí, bạn còn chẳng biết mình là ai? Tồn tại trên đời này để làm gì? Bạn sống nhƣ chết, một cái xác không hồn. Chao ôi! Không giữ gìn đƣợc những dấu câu cho mình mới đáng sợ làm sao!!! IV.TẬP LÀM VĂN 1. Một con cò bay qua ruộng lúa của một ngƣời nông dân. Ngƣời nông dân đang chăm lúa thấy có nhiều cây lúa bị đổ nên trách mắng cò: - Con cò kia, sao mày dẫm lúa của ông? Cò lễ phép đáp: - Không, tôi chỉ đứng trên bờ thôi ạ. Mẹ con cái diệc đổi oan cho tôi. Ông không tin thì đến đây này, mẹ con nhà nó còn ngồi ở đây. 2. Tham khảo: Nhân dịp sinh nhật lần thứ mƣời của em, em đƣợc bố tặng một con rô-bốt đồ chơi rất tuyệt. Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh nhƣ một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, đƣợc làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dƣơng bóng loáng. Cái đầu to nhƣ cái hộp vuông đƣợc đặt lên thân, trông không Tiếng Việt 5-2 Page 42
  43. thấy cổ khiến chú trông bƣớng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên nhƣ hình chữ C. hai tai to nhƣ hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng nhƣ cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đƣờng vẽ trang trí nổi cộm lên trông nhƣ chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lƣng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hƣớng dễ dàng. Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bƣớc đi. Chân bƣớc từng bƣớc oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bƣớc. Buồn cƣời nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái nhƣ tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hƣớng khác. Tiếng rè rè và bƣớc chân của chú khiến lũ gián trong góc nhà hốt hoảng chạy trốn. Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú nhƣ là một ngƣời bạn nhỏ hiếu động và thông minh. Tiếng Việt 5-2 Page 43
  44. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 26– MÔN TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Nghĩa thầy trò: Ca ngợi truyền thống tôn sƣ trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngƣời cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: Qua việc mô tả lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. 2. Luyện từ và câu Khái niệm - Truyền thống: là một từ ghép Hán Việt, truyền có nghĩa là trao lại, để lại cho đời sau, thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt. -> Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác VD: Tôn sƣ trọng đạo, tƣơng thân tƣơng ái, uống nƣớc nhớ nguồn, đó là những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Mở rộng vốn từ truyền thống - Một số từ có tiếng truyền Truyền có nghĩa là trao lại cho ngƣời khác truyền thống, truyền ngôi, truyền (thƣờng thuộc thế hệ sau): nghề Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan truyền bá, truyền tụng, truyền tin, rộng ra cho nhiều ngƣời biết truyền hình Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đƣa vào truyền máu, truyền nhiễm cơ thể - Một vài truyền thống của dân tộc Uống nƣớc nhớ nguồn, tôn sƣ trọng đạo, tƣơng thân tƣơng ái, hiếu học, anh hùng bất khuất, - Một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Lá lành đùm lá rách Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững nhƣ dây giữa rừng 3. Tập làm văn Tiếng Việt 5-2 Page 44
  45. Cách viết đoạn đối thoại - Tìm hiểu tính cách nhân vật; và quan trọng hơn là hiểu tính cách đó thể hiện ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện. Đây là yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua khi viết lời thoại, để có lời thoại đúng và hay, phù hợp với nội dung đoạn kịch là phải biết dựa vào tính cách nhân vật. - Nắm được cách sử dụng từ hô ứng. Xƣng hô trong lời thoại chính là sự bộc lộ trực tiếp tính cách riêng, thái độ, vị thế xã hội, mối quan hệ, của nhân vật. Sau khi nghe xong lời thoại, ta có thể hiểu và thấy rõ về hoàn cảnh, tính cách, nếp sống, thái độ cƣ xử của từng nhân vật trong kịch bản. - Vận dụng các kĩ năng: Dùng từ, sử dụng dấu câu, đặt câu, nghĩa từng câu, chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng, + Câu thoại phải viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu về mặt ngữ pháp và từ, ý; lời thoại phải bộc lộ nét riêng, hình tƣợng riêng của từng nhân vật, trƣớc câu thoại thƣờng đặt dấu gạch ngang để thể hiện đó là tiếng nói của nhân vật. Ngoài ra, các lời thoại trong một màn kịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau: lời thoại sau là sự tiếp diễn về kết cấu, nội dung, mục đích, thái độ, hành động, sự việc đƣợc nêu ra trong lời thoại trƣớc. B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN Ngày đó, gia đình tôi con rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vƣờn ƣơm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một cậu bé lên 5 tuổi. Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xƣởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trƣa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đƣơng nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ƣớc có một cô búp bê nhƣ thế. Một hôm cha tôi bảo: - Hôm nay là ngày Nô – en, trƣớc khi đi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en cho con một con búp bê. Điều ƣớc sẽ thành sự thật. Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sƣớng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giƣờng ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngƣợc chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê bé trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời nhƣ sau: “Bé Giang thân mến! Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé! Ông già Nô – en” Mƣời lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trƣởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê. Tiếng Việt 5-2 Page 45
  46. Thì ra chẳng có một ông già Nô – en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô – en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩnt hận chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi Những ông già Nô – en của con ơi, con thƣơng mọi ngƣời nhiều lắm! (Theo Nguyễn Thị Trà Giang) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô – en một con búp bê? a. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê. b. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh. c. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê. 2. Bạn nhỏ đã nhận đƣợc gì? a. Một con búp bê thật xinh. b. Một gia đình búp bê. c. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp. 3. Ai đã gửi món quà cho bạn? a. Bố, mẹ và anh trai. b. Ông già Nô – en. c. Những ông già Nô – en. 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? a. Muốn đƣợc quà Nô – en hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en. b. Muốn đƣợc quà Nô – en hãy là một ngƣời con hiếu thảo. c. Thật là hạnh phúc khi đƣợc sống trong sự quan tâm, yêu thƣơng của mọi ngƣời trong gia đình. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba: Thì ra chẳng có ông già Nô – en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô – en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. 2. a) Tìm bộn phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, và trạng ngữ trong câu sau: Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩn hận chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi b) Đặt một câu với từ loay hoay và một câu với từ hì hục. 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trƣờng hợp sau: Tiếng Việt 5-2 Page 46
  47. a) Tôi dốc ngƣợc chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. b) Ông cười, bảo tôi: - Nín đi con. Hôm nay là ngày Nô – en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật. 4. Chỉ rõ các từ ngữ đƣợc thay thế để nối câu 1 và câu 2 và các từ ngữ đƣợc lặp lại để nối câu 2 với câu 3 trong đoạn văn sau: Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có một cô búp bê như thế. 5. Viết lại cho đúng tên ngƣời và tên địa lí có trong đoạn văn sau: Lần thứ nhất tôi gặp lạc đà ở vƣờn giô – vƣờn bách thú mat xcơva. Lần thứ hai tôi gặp lạc đà thật sự trong quang cảnh hùng tráng sa mạc Lần thứ ba tôi gặp lạc đà ở chợ thủ đô kabun nƣớc Apganixtan. 6. Gạch dƣới từ ngữ có tiếng truyền có nghĩa là “trao lại cho ngƣời khác” trong các từ dƣới đây: truyền nghề, truyền bá, truyền ngôi, truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền nhiễm, truyền thống, truyền máu. Đặt câu với một từ vừa tìm đƣợc 7. Kể một số truyền thống tốt đẹp của ông cha ta mà em biết. 8. Tìm những từ ngữ thích hợp thay thế các danh từ đã đánh số rồi viết lại đoạn văn. Mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã quét sạch ách đô hộ của nhà Lƣơng ra khỏi bờ cõi. Hai cuộc phản kích của nhà Lƣơng (1) vào tháng 4 năm 542 vào đầu năm 543 đều bị nghĩa quân Lý Bí (2) đánh cho tan tác. Tháng giêng năm 544, Lý Bí (3) lên ngôi, xƣng là Nam Việt Đế. Lý Bí (4) dựng lên nhà nƣớc Vạn Xuân. Lý Bí (5) đã cho xây dựng cung điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc bên bờ sông Nhị Hà thuộc Yên Phụ ngày nay. Tiếng Việt 5-2 Page 47
  48. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện lại nói: “Những ông già Nô – en nhận đƣợc trong đêm Giáng sinh. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Em hãy viết từ 3 – 4 câu tả một trong ba con búp bê mà bé Giang nhận đƣợc trong đêm Giáng sinh. 2. Dựa vào nội dung truyên Lang Sói dƣới đây, em hãy viết một đoạn đối thoại giữa Ngựa mẹ và Sói. Trƣa hè, sói gặp hai mẹ con Ngựa đang lê bƣớc trên đƣờng. Ngựa con bị đau chân, khập khiễng theo mẹ. Sói chào hai mẹ con Ngựa rồi khoe mới học đƣợc phƣơng thuốc chữa sai khớp và muốn giúp ngựa con. Ngựa mẹ rất cảnh giác. Nó bảo là chính nó cũng đang đau chân bên phải, nếu đƣợc thì Sói chữa cho nó trƣớc đã. Sói tƣởng thật, giả vờ cúi xuống thăm nom cái chân đau của Ngựa mẹ. Đợi cho Sói cúi xuống vừa tầm, Ngựa mẹ bất ngờ tung ra một cú đá hậu. trúng đòn, răng hàm trên của Sói rụng lả tả xuống đất. Con Sói gian ác với cái miệng đầy máu vừa chạy vừa rên la thảm thiết. Tiếng Việt 5-2 Page 48
  49. 3. Viết đoạn văn có lời đối thoại giữa em và bạn về một câu chuyện mà em thích. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – c; 2. – b; 3. – a; 4. – c. Tiếng Việt 5-2 Page 49
  50. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các từ nối: “thì ra” có tác dụng liên kết câu; “mà”, “và” nối hai từ mẹ - anh. 2. a) Các bộ phận của câu là: Tối hôm ấy, ba / đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ/ cẩn thận chắp TN CN VN CN những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con VN CN VN búp bê bằng bìa bồi b) VD: - Hƣơng loay hoay chiếc áo mãi mà không xong. - Bác Ba làm hì hục suốt ngày. 3. Dấu hai chấm trong câu a có tác dụng báo hiệu sự liệt kê, trong câu b báo hiệu lời nói trực tiếp. 4. – Các từ ngữ đƣợc thay thế để tạo sự liên kết giữa câu 1 và câu 2: Cái Ngọc – nó. - Các từ ngữ đƣợc lặp lại để nối câu 2 với câu 3: Con búp bê. 6. truyền nghề, truyền bá, truyền ngôi, truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền nhiễm, truyền thống, truyền máu. 7 . Kể một số truyền thống tốt đẹp của ông cha ta mà em biết. - Truyền thống yêu nước - Truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại sâm - Truyền thống cần cù lao động - Truyền thống tôn sư trọng đạo - Truyền thống hiếu học III. CẢM THỤ VĂN HỌC Gợi ý: - Vì sao bạn nhỏ lại gọi mọi ngƣời trong gia đình mình là “những ông già Nô – en”? (Vì những ngƣời thân mang niềm vui đến cho bạn nhỏ giống nhƣ “những ông già Nô – en”.) - Qua câu nói, em biết đƣợc tình cảm của bạn nhỏ với gia đình nhƣ thế nào? (Rất xúc động, rất yêu thƣơng mọi ngƣời trong gia đình). - Câu nói thể hiện tình yêu thƣơng của bạn nhỏ với mọi ngƣời khi biết đƣợc sự thật về món quà vô giá ấy. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Gợi ý: - Đề bài đã cho thuộc thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả đồ vật. - Cần dựa vào những đoặn văn miêu tả ba con búp bê trong bài và vào vốn sống, óc tƣởng tƣợng để viết. Tham khảo: Trong gia đình búp bê mà Giang đƣợc nhận thì anh chàng búp bê bằng gỗ trông khá khỏe mạnh. Anh ta đƣợc gọt đẽo cẩn thận từ một khúc gỗ nhãn. Thân hình anh chỉ chừng một gang tay ngƣời lớn. Trên đầu anh, bố Giang Tiếng Việt 5-2 Page 50
  51. đã khéo léo tạo ra một chiếc nón cho anh đội. Trông anh ra dáng một anh “tốt” trong bộ bài tam cúc. Bộ quần áo xanh đang mặc chính là đƣợc tạo ra từ một thứ phẩm màu xanh mà bố Giang đã khéo pha và nhuộm. Nhƣng đực biệt nhất là cái mũi nhỏ nhƣ một cục bông hơi nhô ra phía trƣớc. Càng nhìn kĩ ta càng thấy anh rất ngộ nghĩnh. 2. Tham khảo: Trƣa hè, sói gặp hai mẹ con Ngựa đang lê bƣớc trên đƣờng. Ngựa con bị đau chân, khập khiễng theo mẹ. Sói bắt chuyện: - Hai mẹ con đi đâu vậy? Ngựa mẹ lễ phép trả lời: - Dạ, thƣa anh! Tôi đƣa cháu nó đi khám chân ah ạ! Sói niềm nở: - Ồ! trùng hợp quá. Tôi có một phƣơng thuốc chữa sai khớp chân hay lắm! hay để tôi khám cho cháu nhé. Ngựa mẹ nhanh trí đáp: - Vậy anh khám cho tôi trƣớc nhé. Tôi cũng bị đau chân. Cái chân bên phải ấy Sói vui vẻ nhận lời: - Đƣợc rồi, để tôi khám cho. 3. Trong giờ ra chơi, tôi hỏi Lan: - Lan này, bạn đã đọc truyện Những ngƣời khốn khổ của Vích - to Huy - gô chƣa ? Lan đáp : - Mình chƣa đƣợc đọc, chuyện đó có hay ko ? Tôi khoe : - Hay lắm bạn ạ ! Có một chƣơng nói về chú bé Ga - vơ - rốt ở Pa-ri, chú đã gan dạ,vƣợt qua mặt trận và cuối cùng chú bé đã hi sinh , đó là cái chết của thiên thần đó . Đọc câu chuyện mình rất cảm động! Lan thích thú reo lên: - Tuyệt thật! Cảm ơn bạn nhiều nhé , mình sẽ tìm đọc cuốn truyện đó ! Tiếng Việt 5-2 Page 51
  52. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 27– MÔN TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI TẢ CÂY CỐI A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc Tranh làng Hồ: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thông đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi ngƣời hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. Đất nƣớc: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nƣớc tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nƣớc, với truyền thống bất khuất của dân tộc. 2. Luyện từ và câu a, Mở rộng vốn từ: Truyền thống Một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam Yêu nƣớc Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh - Con ơi, con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nƣớc rửa bành cho voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tƣớng cƣỡi voi đánh cồng Lao động cần cù Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Có làm thì mới có ăn - Không dƣng ai dễ đem phần cho ai - Trên đồng cạn dƣới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. - Cày đồng đang buổi ban trƣa Mồ hôi thánh thót nhƣ mƣa ruộng cày. Ai ơi bƣng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Đoàn kết: Khôn ngoan đối đáp ngƣời ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhƣng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng Ngƣời trong một nƣớc phải thƣơng nhau cùng Tiếng Việt 5-2 Page 52
  53. Nhân ái: - Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân - Lá lành đùm lá rách - Máu chảy ruột mềm. - Môi hở răng lạnh - Anh em nhƣ thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - Chị ngã, em nâng - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. b. Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ các tác dụng kết nối nhƣ: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, VD: Em sẽ giúp anh lần này. Tuy nhiên anh phải nghe lời em, xin lỗi bố mẹ nhé. 3. Tập làm văn a. Dàn ý chung tả cây cối 1. Mở bài: Giới thiệu cây định tả • Chủng loại (cây gì ?) • Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu ?) • Nguồn gốc (ai trồng ?) • Thời gian (trồng vào dịp nào ?) 2. Thân bài: Tả cây a) Tả bao quát: Hình dáng của cây - Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao ? - Khi đến gần, cây thế nào ? b) Tả chi tiết từng bộ phận: • Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non. • Hoa : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. • Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển ? c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây. - Con ngƣời - Chim chóc, ong bƣớm. 3. Kết bài - Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây. - Suy nghĩ về cây đã tả. Tiếng Việt 5-2 Page 53
  54. B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sƣơng xuống nhiều nhƣng cũng bắt đầu của những trận mƣa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông . Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhƣng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc. Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đƣa lên miệng chẳng khác nào kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Nhƣ bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng nhƣ có cỗ đám. Ngƣời đốt lò, ngƣời xay bộ, ngƣời giã khúc . Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. Ngƣời ta mời đổi nhau để thƣởng thức tài nghệ của nhau. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức, cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu tỏa hƣơng thơm nhƣ khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đƣa từng lƣợt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh đƣợc đính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Thôi thì xuýt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai nhƣng nhất định phải đƣa đƣợc bánh ra khi còn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận đƣợc hết hƣơng vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc. Bạn có thể lấy làm khó hiểu trƣớc sự gắn bó bền chặt của ngƣời nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Rau khúc thƣờng có vào thời gian nào? a. Tết Nguyên đán. b. Sau Tết Nguyên đán. c. Vào mùa đông. 2. Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì? a. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp. b. Bột gạo, lá chuối, đỗ xanh cùng gia vị, gạo nếp. c. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng gia vị, rau khúc, gạo nếp. 3. Dấu hiệu nào cho biết mùa bánh khúc đã bắt đầu? a. Tiếng chày giã khúc thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. b. Mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc của rau khúc. Tiếng Việt 5-2 Page 54
  55. c. Mẻ bánh đầu tỏa hƣơng thơm nhƣ khía vào con tì, con vị. 4. Trong bài văn này, tác giả tập trung viêt về điều gì? a. Tả cây rau khúc là một loại cây có vẻ đẹp đặc biệt. b. Vì rau khúc làm nên bánh khúc – một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm thân thƣơng của quê hƣơng, của những ngƣời thân yêu của tác giả. c. Vì rau khúc có nhiều công dụng. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? a. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. 2. Dấu gạch ngang trong câu “Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại nỗi hoài niệm”. có tác dụng gì? a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 3. Hai câu “Mùa rau khúc kéo dài nhƣng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Từ nối. 4. Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông Nếu thay thế từ khúc ở câu thứ hai bằng từ cỏ thì hai câu văn trên không còn liên kết với nhau, vì sao? 5. Hai câu “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhƣng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đƣa từng lƣợt bánh ra ngoài.” Liên kết với nhau bằng cách nào? a. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. b. Dùng từ nối, lặp từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối. 6. Một bạn học sinh đã viết sai chính tả một số tên riêng dƣới đây, em hãy gạch dƣới những chữ viết sai rồi viết lại cho đúng: Cri-xtô-phô cô-lôm-bô, Ê-vơ-rét, Italia, Ấn Độ, A-Mê-Ri-Gô Ve-Xpu-Xi, A- mê-ri-ca, Hi-ma-lay-a, ét-mâ-Hin-la-ri, Niu-di-lân, Ten-sinh-No-rơ-gay 7. Điền các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Truyền thống tôn sƣ trọng đạo: Tiếng Việt 5-2 Page 55
  56. Truyền thống lao động cần cù: Truyền thống kiên cƣờng, bất khuất: Truyền thống đoàn kết: Truyền thống nhân ái: 8. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để nối các câu văn, đoạn văn. (nhưng, vì thế, rồi, ngoài ra) Trên con đƣờng từ nhà đến trƣờng, tôi phải đi qua bờ Hồ Gƣơm,. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đƣờng. khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. , tôi thƣờng là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trƣớc đền Ngọc Sơn bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã nhƣ một cây đuốc bốc cháy rừng rực giữa trời. .khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại bén sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tƣ. (Theo Vân Long) III. CẢM THỤ VĂN HỌC Hãy viết một đoạn văn nói về sự gắn bó của tác giả với chiếc bánh khúc quê hƣơng. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả một loài hoa mà em thích bằng một vài câu sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. Tiếng Việt 5-2 Page 56
  57. 2. Hãy chọn và viết một trong những đoạn văn tả cây cối với những câu thơ mở đầu sau: a) Hè về! Hè về rồi! Hoa phƣợng nở đỏ rực. b) Tán lá bàng xum xuê c) Vị của sấu thật lạ Tiếng Việt 5-2 Page 57
  58. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – c; 3. – a; 4. – b;5. - b. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – b; 3. – b. 4. Vì từ khúc ở câu sau lặp lại từ khúc ở câu trƣớc để liên kết, thay nó bằng từ cỏ sẽ mất sự liên kết này. 5. – b. 7. Xem phần tóm tắt lí thuyết. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Bánh khúc là đặc sản của quê hƣơng tác giả. Hƣơng vị của nó thơm ngậy. Bánh đƣợc làm từ gạo nếp trộn lẫn với lá cây rau khúc, nhân bánh là một viên đâu xanh giã nhỏ vƣờn ƣơm, xem một thỏi mỡ nhỏ pha hạt tiêu. Ngƣời ta đƣa bánh vào chõ, hấp lên rồi đƣa bánh ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Để tận hƣởng hết hƣơng vị từ cây rau khúc bạn phải vừa ăn vừa thổi. Quả là hấp dẫn. Nhƣng chõ bánh khúc gắn bó với tác giả không chỉ có thế. Giờ đây tác giả cảm thấy nhƣ vẫn còn mới nguyên cái cảm giác hạnh phúc, sung sƣớng tột cùng khi đƣợc mẹ phần cho đĩa bánh khúc khi ngủ dậy. Một thứ bánh ngon nhƣ thế gắn bó với những kỉ niệm quê hƣơng và những ngƣời thân của tác giả, giờ đây chỉ còn lại nhƣ một nỗi hoài niệm. (Theo Trần Thị Thu Thủy) VI. TẬP LÀM VĂN 1. Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, mảnh mai nhƣng dẻo dai và khỏe khoắn. Thân cây có nhiều gai nhọn nhƣ một bộ giáp che chở cho nàng hồng đỏng đảnh. Những chiếc lá già xanh bóng và có những răng cƣa ở viền lá nhỏ xinh nhƣ những đồng xu. Sau bao ngày tháng mong đợi, từ những chùm lá non hồng dịu đã bật ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ. Hƣơng hoa thơm ngát mời gọi những chú ong mật chăm chỉ về rù rì trong cành lá. Tiếng Việt 5-2 Page 58
  59. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 28– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 Họ và tên: Lớp A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 2. Luyện từ và câu a. Ôn lại kiến thức về câu đơn, câu ghép 1. Câu đơn: Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thƣờng, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. - Câu đơn bình thƣờng là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. - Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lƣợc bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lƣợc bỏ). Ví dụ: + Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động? + Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lƣợc bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định đƣợc đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, ngƣời ta không thể xác định đƣợc bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: + Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi) + Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ) 2. Câu ghép: Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thƣờng có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: - Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối. - Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trƣờng hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. . Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 2. 1. Trong mối quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu thì .; nếu nhƣ thì ; hễ thì .; hễ mà thì ; giá thì Tiếng Việt 5-2 Page 59
  60. VD: - Em sẽ đƣợc bố đƣa đi chơi nếu năm học này em đạt học sinh giỏi. - Hễ Lan cất giọng thì cả hội trƣờng đều im lặng và trật tự lắng nghe. 2.2. Trong mối quan hệ tương phản Để thể hiện mối quan hệ tƣơng phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhƣng - Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy nhƣng ; mặc dù nhƣng ; dù nhƣng VD: - Mặc dù không phục nhƣng anh ấy vẫn cúi đầu nhận lỗi. - Tuy nhà xa nhƣng Lan chƣa bao giờ đi học muộn. 2.3. Trong quan hệ tăng tiến Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà ; chẳng những mà .; không chỉ mà VD: - Hoa không những chăm học mà cô bé còn rất chăm làm việc nhà. - Trung chẳng những đánh nhau mà anh ta còn hút thuốc và uống rƣợu bia 3. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng nhƣ: - vừa đã ;chƣa đã ;mới .đã ;vừa vừa ; càng càng - đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu VD: - Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào nhƣ cái chợ - Mƣa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu b. Các cách kết các câu trong bài Cách liên kết Lƣu ý Liên kết các câu Ta có thể liên kết Khi sử dụng phép trong bài bằng cách lặp một câu với một câu đứng lặp cần lƣu ý phối hợp từ ngữ trƣớc nó bằng cách dùng với các phép liên kết bằng cách lặp lại trong khác để tránh lặp lại từ câu ấy những từ ngữ đã ngữ quá nhiều, gây ấn xuất hiện ở câu đứng tƣợng nặng nề. trƣớc nó. Ví dụ: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Tiếng Việt 5-2 Page 60
  61. Liên kết các câu Ta có thể liên kết Việc sử dụng đại từ trong bài bằng phép một câu với một câu đứng hoặc từ đồng nghĩa liên thay thế từ ngữ trƣớc nó bằng cách dùng kết câu làm cho cách đại từ hoặc những từ ngữ diễn đạt thêm đa dạng , đồng nghĩa thay thế cho hấp dẫn. các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trƣớc . Ví dụ: Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Liên kết các câu - Ta có thể liên kết Việc sử dụng quan trong bài bằng phép nối một câu với một câu đứng hệ từ hoặc những từ ngữ trƣớc nó bằng quan hệ từ có tác dụng kết nối giúp hoặc một số từ ngữ có tác ta nắm đƣợc mối quan dụng kết nối nhƣ: nhƣng, hệ về nội dung giữa các tuy nhiên,thậm chí, cuối câu trong đoạn văn, bài cùng, ngoài ra, mặt khác, văn. trái lại, đồng thời, Ví dụ: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. c. Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Phân loại: 2 loại 1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo, 2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Tiếng Việt 5-2 Page 61