Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng

docx 15 trang Thu Mai 06/03/2023 2640
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_8_chuyen_de_van_ban_nhat_dung.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng

  1. CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: 2. Văn bản: a. Xuất xứ: Ngày 22/4/2000, nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất. b. - Kiểu văn bản: Nhật dụng - Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh c. Bố cục: - Phần 1: Từ đầu -> 1 ngày không sử dụng bao bì ni lông. (Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp) - Phần 2: Tiếp theo-> “Môi trường”. (Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và 1 số giải pháp nhằm ngăn chặn nó). - Phần 3: Còn lại (Lời kêu gọi: “1 ngày ni lông”) d. Giá trị nghệ thuật: - Bố cục mạch lạc, chặt chẽ - Lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ e. Giá trị nội dung: - Tác hại của việc dùng bao bì ni lông - Ích lợi của việc giảm bớt chất thải ni lông. II. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ. A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là ngày “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”? (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105). Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Có mấy sự kiện được thông báo trong đoạn trích? Là những sự kiện nào?
  2. Câu 4: Ngày Trái Đất được tổ chức hằng năm để bàn về vấn đề gì? Câu 5: Tại sao lần đầu tiên tham gia Ngày Trái Đất, Việt Nam lại lấy chủ đề “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”? Gợi ý: Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Kiểu văn bản: Nhật dụng. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh. Câu 2:Nội dung chính : Nguyên nhân ra đời của bản tuyên bố. Câu 3: Có mấy 3 sự kiện được thông báo trong đoạn trích : + Ngày 22/4 hàng năm được gọi là Ngày Trái Đất, mang chủ đề bảo vệ môi trường. + Có 141 nước tham dự + Năm 2000: lần đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất Câu 4: Ngày Trái Đất được tổ chức hằng năm để bàn về những chủ đề có liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước và từng khu vực -> mục đích cùng bảo vệ môi trường sống. Câu 5: - Là chủ đề thiết thực phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, gần gũi với mọi người mà có ý nghĩa to lớn: “Một ngày không sử dụng ” => Đó là nguyên nhân ra đời của bản thông điệp này. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm giảm quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn của các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tang khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dich bệnh. Bao bì ni long trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni long màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni long thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi- ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105).
  3. Câu 1: Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2: Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 4: Hãy giải thích từ “ dị tật bẩm sinh”? Câu 5: Theo em, nguyên nhân cơ bản nào làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại tới môi trường? Câu 6: Ở địa phương em, trường em đã triển khai và thực hiện nội dung được đề cập trong đoạn văn như thế nào? Gợi ý: Câu 1: - Kiểu văn bản: Nhật dụng. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh. Câu 2: Trường từ vựng về bệnh tật: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh. Câu 3: Đoạn trích nêu lên tác hại của bao bì ni lông đối với con người và môi trường. Câu 4: “ dị tật bẩm sinh”: hiện tượng bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể( dị tật) đã có khi sinh ra( bẩm sinh) Câu 5: Nguyên nhân cơ bản đó là do ý thức của con người( sử dụng chỉ một lần) làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại tới môi trường. Câu 6: Ở địa phương em, trường em đã triển khai và thực hiện nội dung được đề cập trong đoạn văn như sau: - Bỏ rác đúng nơi qui định. - Dọn vệ sinh đường thôn, ngõ xóm. - Hạn chế dung bao bì ni lông. - Thay thế bằng các nguyên liệu như lá chuối, lá sen, làn PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi: “ Vì vậy chúng ta cần phải: - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt khô để dùng lại. - - - đối với môi trường.” (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105).
  4. Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu gì? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của em về giải pháp bảo vệ môi trường. Gợi ý: Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Kiểu văn bản: Nhật dụng. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh. Câu 2: Nội dung chính : Nêu biện pháp giảm thiểu túi ni lông ra môi trường. Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu cầu khiến. Câu 4: Hướng dẫn: - Vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường. - Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội. - Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 150 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ - Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “ô nhiễm môi trường” là gì và nêu được biểu hiện, thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường (đối với cuộc sống của mỗi con người, xã hội, kinh tế, chính trị ) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân. Phương thức a. Giải thích vấn đề - Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. - Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. b. Thực trạng - Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác, đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,
  5. - Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu, khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. - Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu, c. Nguyên nhân: + Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, + Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. + Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. d. Hậu quả: + Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước ) + Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. + Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, e. Giải pháp - Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. - Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người - Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm B. DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phân tích văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” Lập dàn ý: I. Mở bài - Cuộc sống hiện đại khiến con người bận rộn trong guồng quay công việc, chính bởi vậy con người thường quên mất sự hiện diện và vài trò quan trọng của môi trường sống - Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 đưa đến cho mỗi chúng ta sự nhìn nhận và hành xử đúng đắn hơn với môi trường sống của mình II. Thân bài 1. Thông báo về sự ra đời của Ngày Trái Đất năm 2000 - Một số sự kiện được thông báo + Ngày 22- 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất.
  6. + Có 141 nước tham gia. + Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì nilông. ⇒ Thông qua những con số, ngày tháng cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể ⇒ lời thông báo trực tiếp ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ. ⇒ Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất 2. Tác hại của bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông a. Những tác hại của bao bì ni lông - Với môi trường: Gây hại cho môi trường vì đặc tính không phân huỷ của nó, chúng có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm + Lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật, cỏ dẫn đến xói mòn. + Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải, lây truyền dịch bệnh. + Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải - Với con người + Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi + Khí độc thải ra gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật ⇒ Liệt kê, phân tích trên cơ sở thực tế và khoa học ⇒ Dùng bao bì ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo. b. Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ni lông - Khẳng định các biện pháp như: chôn lấp, đốt, tái chế đều không triệt để - Giải pháp: + Thay đổi thói quen sử dựng, giặt bao bì ni lông để dùng lại + Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết + Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá, nhất là khi đựng thực phẩm + Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của bao bì ni lông ⇒ hạn chế tối đa việc dùng bao bì ni lông. ⇒ Các giải pháp đưa ra hợp lí, có tính khả thi cao c. Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường - Mọi người hãy quan tâm đến Trái Đất hơn - Hãy bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường - Hãy cùng nhau hành động một ngày không sử dụng bao bì ni lông. ⇒ Lời kêu gọi giản dị nhưng khẩn thiết với mỗi chúng ta. III. Kết bài - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm - Liên hệ thực tế bản thân: Những hành động của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường
  7. ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔN DỊCH THUỐC LÁ (NGUYỄN KHẮC VIỆN) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Nguyễn Khắc Viện: ông sinh năm 1913, mất năm 1997 - Quê quán: làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Là bác sĩ nhi khoa, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lí- y học + Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Pari, nhưng mắc bệnh lao nên phải điều trị + Năm 1947 ông hồi phục và trở lại Pari, ông là cầu nối quảng bá văn hóa Việt Namra thế giới. + Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất + Những tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử Việt Nam, Kinh nghiệm Việt Nam, Truyện Kiều (dịch ra tiếng Pháp) - Phong cách sáng tác: Ông thường xuyên viết những tác phẩm giới thiệu về Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân. 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác: Ôn dịch, thuốc lá là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện trích trong Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) b. Kiểu văn bản: Nhật dụng. c. Bố cục: - Phần 1: (Từ đầu đến “nặng hơn cả AIDS”): nêu lên vấn đề và sự nghiêm trọng của vấn đề: nạn nghiện thuốc lá - Phần 2: (Từ tiếp đến “con đường phạm pháp”): Tác hại của thuốc lá - Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi chống thuốc lá d. Giá trị nghệ thuật: Cách lập luận vô cùng chặt chẽ, cụ thể thuyết phục với lối văn viết giàu nhiệt huyết đã tạo nên hiệu quả cho văn bản. e. Giá trị nội dung: Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá: Với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tín mạng mỗi người. Nghiện thuốc lá còn ghê gớm hơn cả ôn dịch, muốn chống lại nó chúng ta phải quyết tâm bảo và có những biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. II. LUYỆN TẬP A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
  8. Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng chiệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện ôn dịch khác. Cả thế giới đang đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động: Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. tài liệu Thu Nguyễn Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.118, 119). Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của văn bản đó là gì? Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên? Câu 5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu sau: Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu làm rõ những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Đoạn văn sử dụng câu ghép và trợ từ (gạch chân, chú thích) Câu 7. Em hãy đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để loại bỏ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là trong trường học ở nước ta. B. DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phân tích văn bản Ôn dịch thuốc lá Lập dàn ý:
  9. I. Mở bài - Vài nét về vấn nạn xã hội hiện nay: Xã hội ngày nay tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng, đáng báo động - Một trong số những vấn nạn đó chính là “ôn dịch thuốc lá”, vấn nạn này đã được phản ánh rõ nét trong tác phẩm Ôn dịch, Thuốc lá của tác giả Nguyễn Khắc Viện II. Thân bài 1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá thuốc lá - Những ôn dịch mới xuất hiện vào đầu thế kỉ: dịch hạch, thổ tả, AIDS, thuốc lá. + Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS. ⇒ Sử dụng từ ngữ thông dụng của ngành y tế, phép so sánh ⇒ Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá và nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch này 2. Tác hại của thuốc lá a. Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. - Dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá: So sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá - Hút thuốc lá có hại cho cơ thể, cho sức khoẻ người hút một cách từ từ, chắc chắn. tài liệu Thu Nguyễn - Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút: + Chất hắc ín: ho hen, viêm phế quản + Ô -xit các-bon: hạn chế sự tiếp nhận ô xi. + Ni- cô- tin: huyết áp cao, nhồi máu ⇒ tử vong. - Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh: nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư - Bác bỏ quan điểm sai lầm: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” thông qua nêu ra tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng - Thừa nhận quyền tự do, trong đó có tự do hút thuốc, nhưng cũng căn cứ vào quyền của con người để phê phán - So sánh với một hành vi tự đầu độc khác là uống rượu, thì hút thuốc lá rõ ràng là nguy hại hơn vì nó còn đầu độc những người xung quanh ⇒ Căn cứ khoa học, những số liệu cụ thể ⇒ người đọc bị thuyết phục hoàn toàn ⇒ Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, là nguyên nhân của nhiều cái chết. b. Ảnh hưởng của thuốc lá đến đạo đức con người - Người lớn hút thuốc đầu độc con em và nêu gương xấu - Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá cao
  10. - Cảnh báo nạn đua đòi thuốc lá dẫn đến các tệ nạn khác ở thanh niên. - Huỷ hoại lối sống, nhân cách của con người 3. Lời kêu gọi chống thuốc lá - Đưa ví dụ, số liệu, so sánh ⇒ Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người và giữ gìn bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. - Cần tuyên truyền chống hút thuốc lá; khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá; bản thân không đua đòi, không tập hút thuốc lá, không coi việc hút thuốc là biểu hiện sành điệu, quý phái, III. Kết bài Khái quát những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật - Liên hệ bản thân và môi trường xung quanh Đề bài: Tệ nạn xã hội “ Nghiện hút thuốc lá” * Yêu cầu : Viết đúng thể loại nghị luận Có kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài. Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, trình bày mỗi luận điểm thành một đoạn văn; chuyển đoạn, chuyển ý rõ ràng, linh hoạt; không sai chính tả, không sai từ * Dàn bài : 1, Mở bài : Hiện nay xã hội đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn nghiện hút thuốc lá 2, Thân bài : Trình bày được các ý chính sau : Nguyên nhân dẫn tới nghiện hút thuốc lá : Hút nhiều thành thói quen, thích thể hiện, đua đòi, thói quen hút thuốc khi buồn hoặc vui Tác hại của việc hút thuốc lá : Do khói thuốc chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Đối với người hút : Là nguyên nhân của nhiều bệnh tật : viêm phế quản; cao huyết áp; tắc động mạch; nhồi máu cơ tim, ung thư phổi dẫn đến sức khoẻ giảm sút, có thể gây tử vong. Hơi thở hôi, mọi người ngại giao tiếp Mất thẩm mỹ, răng đen, tay vàng Đối với những người xung quanh : Trực tiếp hít phải khói thuốc cũng mắc bệnh giống người hút. Đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai và các em nhỏ Thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sống của con người Nêu gương xấu cho con em
  11. Là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội khác ( trộm cướp, lừa lọc ) được 1 điểm Hướng giải quyết Bao bì thuốc lá nên in những hình ảnh xấu của việc hút thuốc lá; hàng chữ khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc lá. Quan trọng là người hút thuốc phải ý thức được tác hại của việc hút thuốc, có kế hoạch cai nghiện Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá. 3, Kết bài : Lời kêu gọi mọi người không hút thuốc là vì một xã hội văn minh, giàu đẹp ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀI TOÁN DÂN SỐ (THEO THÁI AN) I. THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: Thái An 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Trích từ báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật,số 28 b. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: - Kiểu văn bản: nhật dụng - PTBĐ: Nghị luận kết hợp với TS, TM, BC c. Bố cục: + Phần 1 (từ đầu sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại + Phần 2 (tiếp sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới + Phần 3 (còn lại): tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số. Tóm tắt Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện về một bài toán cổ của một nhà thông thái, kết quả từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Hiện nay, loài người đang ở ô thứ 34. Khả năng sinh để của các phụ nữ ở châu Phi, một số nước châu Á ở mức cao. Bởi vậy, cần góp phần làm con đường đi đến ô 64 của bàn cờ dài
  12. hơn. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. d. Giá trị nghệ thuật: - Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích - Lập luận chặt chẽ - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. e. Giá trị nội dung: Chủ đề bao trùm mà văn bản muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. II. LUYỆN TẬP A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Đề 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào! [ ] Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ có diện tích bằng một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.130).
  13. Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì? Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”? Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân, chú thích). tài liệu Thu Nguyễn Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào!
  14. [ ] Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ có diện tích bằng một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.130). Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì? Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”? Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân, chú thích). tài liệu Thu Nguyễn Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao? B. DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phân tích văn bản “Bài toán dân số” Lập dàn ý: I. Mở bài - Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu - Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó II. Thân bài 1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình - Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây - Trình bày quan điểm người viết:
  15. + Lúc đầu: không tin + Sau đó: “sáng mắt ra” ⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại ⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc 2. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số - Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được ⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người ⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng - Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ. ⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh - Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ: + Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn + Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á ⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ. ⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình. 3. Lời đề nghị của tác giả - Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc - Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số ⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số. III. Kết bài - Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục - Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân