Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021

doc 5 trang nhatle22 4630
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN ĐỀ KT CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021 Môn: LỊCH SỬ 7 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1. Bài 20: - Biết được Nhận xét Nước Đại Việt tình hình tình hình thời Lê sơ chính trị, giáo dục (1428-1527) quân sự, thi cử thời pháp luật. Lê sơ - Tình hình kinh tế - xã hội - Số câu: 3 1 - Số điểm: 0,75 2 - Tỉ lệ: 7.5% 20% 2. Bài 23: Kinh - Kinh tế. Em hãy tế - văn hóa - Văn hóa cho biết ai thế kỉ XVI- là người XVIII có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta. - Số câu: 2 1 - Số điểm: 0.5 2,5 - Tỉ lệ: 5% 25% 3. Bài 25: - Khởi nghĩa Phong trào Tây nông dân Sơn Tây Sơn - Diễn biến phong trào Tây Sơn -Số câu: 8 -Số điểm: 2
  2. -Tỉ lệ: 20% 4. Bài 27: Chế Tình hình Chính sách độ phong kiến chính trị- ngoại thương nhà Nguyễn kinh tế của nhà Nguyễn đối với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào - Số câu: 3 1 - Số điểm: 0,75 1,5 - Tỉ lệ 7,5% 15% Tổng:- số câu 16 1 2 - Điểm 4 1,5 4,5 - Tỷ lệ 40% 15% 45%
  3. PHÒNG GD&ĐT CHƯƠNG MỸ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS HÒA CHÍNH MÔN: LỊCH SỬ 7 - Tiết PPCT: 66 Họ và tên: (Thời gian làm bài 45 phút) Lớp: I. TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM) Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì? A. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Việt. B. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Nam. C. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Việt Nam. D. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Nam Việt. Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tông. Câu 3: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo. B. Được nhà nước phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. C. Không hề được quan tâm. D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Câu 4: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào? A. Năm 1778. C. Năm 1789. B. Năm 1788. D. Năm 1790. Câu 5: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa? A. Sầm Nghi Đống B. Hứa Thế Hanh. C. Tôn Sĩ Nghị. D. Càn Long. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh? A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh. B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm. C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực. D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Câu 7: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì? A. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng. B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long. C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị. D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức.
  4. Câu 8: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh? A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ? Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy cho biết ai là người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta? Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy cho biết chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
  5. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu đúng, HS được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B C A D B C II. II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu Nội dung Điểm Nhận xét tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ: - Nhà nước quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài 0,5 - Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu tuyển dụng quan lại 0,5 - Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử 1 như: ai học đều được thi, lập bia, khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, 0,5 những người đỗ cao đều được tuyển dụng vào làm quan. → Nhờ có những chính sách trên mà tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ hơn so với các thời kì Lê sơ phát triển mạnh hơn so với các thời kì trước 0,5 đó Người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ: - Giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ Rốt Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ: 0,5 - Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở lên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La- tinh để ghi âm Tiếng Việt. 0,5 - Trải qua một quá trình lâu dài , với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ -Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ 2 điển Việt - Bồ- Latinh.→ Chữ Quốc ngữ ra đời 0,5 Chữ cái La- tinh ghi âm Tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện. 0,5 - Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết. 0,5 Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện: 3 - Nhà Nguyễn thu hẹp dần các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ 1 vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. - Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” 0,5