Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì II
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_de_kiem_tra_mon_lich_su_khoi_7_hoc_ki_ii.docx
Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì II
- UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: LỊCH SỬ 7 I/ Mục tiêu - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam: + Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII. + Nước Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. - Thực hiện đúng yêu cầu trong kế hoạch dạy học. 1/ Kiến thức: - Bức tranh chính trị, xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII: Sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị. - Phong trào Tây Sơn: diễn biến các trận đánh lớn, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. - Tình hình kinh tế, văn hóa TK XVI-XVIII : nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo, văn học, sự du nhập của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ ra đời, sự phát triển rực rỡ của văn học và nghệ thuật dân gian. - Sự thành lập nhà Nguyễn. - Các chính sách về chính trị, kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX. - Những thành tựu về văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, một số tác giả và tác phẩm chủ yếu của nước Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. 2/ Kĩ năng Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, giải thích các sự kiện lịch sử. 3/ Thái độ Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 4/ Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy. - Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, so sánh. II/ Hình thức kiểm tra -Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận + Trắc nghiệm khắc quan: 40% + Tự luận: 60% III. Bảng ma trận đề kiểm tra (trắc nghiệm khách quan/tự luận): Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng Tổng đề cao TN TL TN TL TN TL TN T L Chủ đề - Nêu nguyên - Hiểu được tình - Lập niên biểu Sắp xếp Nước nhân hình thành hình chính trị, kinh phong trào Tây các triều Đại Việt và hậu quả của tế, xã hội, văn hóa Sơn. đại phong ở các cuộc chiến tranh nước ta trong các - Nhận xét về kiến Việt thế kỉ Nam – Bắc triều thế kỉ XVI-XVIII. đóng góp của Nam theo XVI- và Trịnh – - Nguyên nhân bùng Quang Trung thứ tự thời XVIII Nguyễn. nổ các cuộc khởi Nguyễn Huệ đối
- Số tiết: - Nêu diễn biến, nghĩa nông dân với đất nước. gian, đánh 12 nguyên nhân Đàng Ngoài ở TK giá về các thắng lợi, ý nghĩa XVIII. triều đại. lịch sử của phong - Giải thích được vì trào Tây Sơn. sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn -Trình bày những giành được nhân việc làm của dân ủng hộ. Quang Trung về - Giải thích được vì kinh tế, văn hóa. sao ở TK XVII - Nêu quá trình nước ta xuất hiện hình thành lịch sử các thành thị Đồng Nai từ nhưng đến TK 1698-TK XVIII. XVIII 1 số thành thị nước ta suy tàn. Số câu: 3 1 5 1 1 1 12 0,75 2 1,25 2 0,25 0,25 (10 TN+2TL) Điểm: 7,5% 20% 12,5% 20% 2,5% 2,5% 6,5 đ Tỉ lệ%: 65% Chủ đề - Trình bày việc - Giải thích được vì - Phân tích tác Nước nhà Nguyễn lập sao diện tích đất động của những Việt lại chế độ phong canh tác được mở chính sách kinh Nam kiến tập quyền. rộng mà vẫn còn tế của nhà nửa đầu - Nêu các chính tình trạng nông dân Nguyễn tới tình thế kỉ sách về kinh tế lưu vong. hình chính trị - XIX của nhà Nguyễn. xã hội- kinh tế Số tiết: - Nêu tình hình - Lý giải được tại sao việc tu sửa đắp Việt Nam nửa 6 phát triển văn đầu thế kỉ XIX. học, nghệ thuật đê dưới thời cuối thế kỉ XVIII- Nguyễn lại gặp - So sánh điểm đầu XIX. nhiều khó khăn. khác nhau trong - Giải thích vì sao chính sách ngoại xã hội khủng giao của Nhà hoảng nhưng văn Nguyễn so với học nghệ thuật vẫn Quang Trung. phát triển. Số câu: 3 0,25 3 0,75 7 (6TN+1 TL) Điểm: 0,75 0,5 0,75 1,5 3,5 đ Tỉ lệ%: 7,5% 5% 7,5% 15% 35% Tổng số 7,25 9 2,75 Số câu 19 câu TN: 6 câu TN: 8 câu TN: 2 câu TN: 16 (4đ) TS TL: 1,25 câu TL: 1 câu TL: 0,75 câu TL: 3 (6đ) điểm Số điểm: 4 Số điểm: 4 Số điểm: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 100%
- UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề Đề chính thức I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Thế kỉ XVIII, Đồng Nai thuộc phủ A. Phiên Trấn. B.Thừa Thiên. C. Gia Định. D. Phiên An. Câu 2. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào? A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn. B. Nhà Mạc với nhà Lê. C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc Câu 3. Năm 1786, Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa gì để tiến quân ra Đàng Ngoài? A. “Phù Lê diệt Nguyễn”. B. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”. C. “Phù Trịnh diệt Lê”. D. “Phù Lê diệt Trịnh”. Câu 4. Cuối thế kỉ XVIII, thương cảng Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai) chấm dứt sự phồn thịnh vì A. nơi đây xảy ra những cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn. B. từ thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương. C. thiên tai, hạn hán xảy ra làm cho dân chúng đói khổ, phố chợ điêu tàn. D. xảy ra dịch bệnh lớn, dân bỏ đi nơi khác sinh sống . Câu 5. Chiến thuật mà quân Tây Sơn sử dụng để đánh quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút là A. chủ động tấn công quân Xiêm trước để chúng không kịp đối phó. B. lập trận địa mai phục, rồi dụ quân Xiêm vào trận địa để tiêu diệt. C. lập phòng tuyến ngăn chặn đường tiến quân của quân Xiêm. D. rút lui, chờ thời cơ quân Xiêm thiếu lương thực mới đánh. Câu 6. Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê? A. Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà Lê để dễ bề cai trị. B. Họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê nên không lật đổ nhà Lê. C. Họ Trịnh không đủ sức lật đổ nhà Lê. D. Họ Trịnh bận tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam. Câu 7. Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến XVIII làm hình thành A. một tầng lớp quan lại rất giàu. B. một tầng lớp quý tộc. C. một tầng lớp địa chủ lớn. D. một tầng lớp thương nhân giàu. Câu 8. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các thành thị ở nước ta trong thế kỉ XVII? A. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa. B. Do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cả nước. C. Do chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp của nhà nước. D. Do nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho cho việc mua bán. Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI? A.Thái bình thịnh trị. B. Suy yếu mục nát. C. Sụp đổ diệt vong. D. Phát triển hùng mạnh.
- Câu 10. Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và sự kiện trong bảng niên biểu sau đây Thời gian Sự kiện 1. 1777 a. Quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm 2. 1785 b. Quân Tây Sơn lật đổ hính quyền họ Nguyễn. 3. 1786 c. Quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh. 4. 1789 d. Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh. A. 1b, 2a, 3d, 4c. B. 1d, 2a, 3b,4c. C. 1c, 2d, 3a, 4b. D. 1a, 2d, 3b, 4c. Câu 11. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt triều đại nào để lập ra nhà Nguyễn? A. Lê B. Mạc C. Trịnh D. Tây Sơn Câu 12. Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật A. Hình Thư B. Quốc triều hình luật C. Hồng Đức D. Gia Long Câu 13. Năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh? A. 63. B. 64. C. 30. D. 31. Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho thủ công nghiệp thời Nguyễn không phát triển? A. Thợ giỏi bị bắt vào xưởng thủ công nhà nước. B. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm rất nặng. C. Do chiến tranh liên tục xảy ra. D. Do kĩ thuật khai thác khoán sản lạc hậu. Câu 15. Vì sao ở thời Nguyễn việc khai hoang được quan tâm, diện tích canh tác tăng nhưng nông dân vẫn sống lưu vong nhiều? A. Do địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của dân. B. Do thiên tai xảy ra liên miên. C.Vì nạn tham nhũng phỗ biến. D. Vì tô thuế, phu dịch nặng nề. Câu 16. Vua Minh Mạng cho lập “Tứ Dịch Quán” để làm gì? A. Để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. B. Để dạy tiếng Pháp, Xiêm. C. Để dạy tiếng Hán. D. Để dạy chữ Quốc Ngữ. II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu 1. (2 điểm) Vua Quang Trung đã đề ra những chính sách gì để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa? Câu 2. (2 điểm) a)Vì sao phong trào Tây Sơn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ? b)Cách đánh giặc của vua Quang Trung có nét gì độc đáo? Câu 3. (2 điểm) a)Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn như thế nào? b)So sánh điểm khác nhau trong chính sách kinh tế và ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung.
- UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: LỊCH SỬ 7 Đề chính thức I. Trắc nghiệm: 4 điểm mỗi câu đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.án C B D A B A C A B A D D C C A B II. Tự luận: 6 điểm Câu Nội dung Điểm - Nông nghiệp: 8 ý mỗi ý 0,25 + Ban hành chiếu khuyến nông. điểm. + Giảm tô thuế. - Công thương nghiệp: Tổng 2 đ 1 + Mở cửa biên ải, lưu thông các chợ. + Buôn bán, trao đổi với nước ngoài. (2 đ) - Văn hoá giáo dục: + Ban chiếu lập học. + Mở nhiều trường học. + Đề cao chữ Nôm. + Lập viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. a) - Do chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong mục nát, cuộc sống 8 ý mỗi ý 0,25 của người dân ngày càng cơ cực. điểm. - Nỗi bất bình của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Tổng 2 đ - Nghĩa quân Tây Sơn đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “ Lấy của 2 người giàu chia cho người nghèo”. (2 đ) - Xóa nợ, bãi bỏ nhiều thứ thuế cho dân. b) Nét độc đáo trong cách đánh giặc của vua Quang Trung: - Hành quân thân tốc. - Cách điều động quân sĩ hết sức mau lẹ, cơ động. - Chiến đấu mãnh liệt. - Đánh chắc thắng chắc, kế hoạch táo bạo. a) Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn: 8 ý mỗi ý 0,25 đ - Kinh tế: Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân, tổng 2 điểm lập ấp và lập đồn điền, đặt lại chế độ quân điền. - Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. b) So sánh điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung. 3 Nội Thời vua Quang Trung Thời Nguyễn (2 đ) dung Kinh tế - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ - Thợ thủ công, nông dân nhiều loại thuế. phải đóng thuế rất nặng. - “Mở cửa biên ải, thông - “Bế quan, tỏa cảng”, từ chợ búa”, giao lưu buôn chối tiếp xúc với phương bán với các nước. Tây. Ngoại Đối với nhà Thanh: mềm Thần phục nhà Thanh. giao dẽo nhưng kiên quyết.
- UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề Đề 2 I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Thế kỉ XVIII, Đồng Nai thuộc dinh A. Phiên Trấn. B.Thừa Thiên. C. Trấn Biên. D. Gia Định. Câu 2. Năm 1786, Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền của A. chúa Nguyễn. B. chúa Trịnh. C. vua Lê D. nhà Mạc Câu 3. Chữ Quốc ngữ ở nước ta ra đời xuất phát từ nhu cầu A. truyền đạo B. viết văn tự C. sáng tác văn học D. sáng tạo nghệ thuật. Câu 4. Năm 1774, khi phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân Nguyễn biện pháp đối phó của quân Tây Sơn là A. tạm hòa hoãn với Nguyễn để dồn sức đánh Trịnh. B. xin hòa với Trịnh và Nguyễn để củng cố lực lượng. C. xin hòa với Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn. D. chia lực lượng để đánh Trịnh và Nguyễn. Câu 5. Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì A. vua mới không đủ năng lực và uy tín, nội bộ triều đình mâu thuẫn. B. nhà Thanh can thiệp sâu vào việc triều chính Tây Sơn quá nhiều. C. thiên tai liên miên, nhân dân đói khổ nên nổi loạn. D. dịch bệnh xảy ra tràn lan, kinh tế sa sút, các thành thị suy tàn. Câu 6. cuối thế kỉ XVIII, thương cảng Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai) chấm dứt sự phồn thịnh vì A. nơi đây xảy ra những cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn. B. từ thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương. C. thiên tai, hạn hán xảy ra làm cho dân chúng đói khổ, phố chợ điêu tàn. D. xảy ra dịch bệnh lớn, dân bỏ đi nơi khác sinh sống . Câu 7. Chiến thuật mà quân Tây Sơn sử dụng để đánh quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút là A. chủ động tấn công quân Xiêm trước để chúng không kịp đối phó. B. lập trận địa mai phục, rồi dụ quân Xiêm vào trận địa để tiêu diệt. C. lập phòng tuyến ngăn chặn đường tiến quân của quân Xiêm. D. rút lui, chờ thời cơ quân Xiêm thiếu lương thực mới đánh. Câu 8. Nguyên nhân chính bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ở TK XVIII là gì? A. Chính quyền phong kiến họ Nguyễn suy yếu, quan lại tham nhũng. B. Do hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn đánh nhau liên miên. C. Chính quyền vua Lê - chúa Trịnh mục nát, bóc lột nhân dân. D. Do thiên tai, hạn hán, dịch bệnh dân đói khổ. Câu 9. Sắp xếp các triều đại phong kiến Việt Nam sau đây theo thứ tự thời gian. 1. Tây Sơn. 2. Lê Sơ. 3. Hồ. 4. Trần. A. 4-3-2-1. B. 4-2-1-3. C. 3-1-4-2. D. 1- 3 – 2 – 4.
- Câu 10. Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và sự kiện trong bảng niên biểu sau đây Thời gian Sự kiện 1. 1777 a. Quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm 2. 1785 b. Quân Tây Sơn lật đổ hính quyền họ Nguyễn. 3. 1786 c. Quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh. 4. 1789 d. Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh. A. 1b, 2a, 3d, 4c. B. 1d, 2a, 3b,4c. C. 1c, 2d, 3a, 4b. D. 1a, 2d, 3b, 4c. Câu 11. Tác phẩm “Gia Định thành thông chí” là của tác giả nào sau đây? A. Lê Quý Đôn. B. Trịnh Hoài Đức. C. Ngô Sĩ Liên. D. Phan Huy Chú. Câu 12. Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật A. Hình Thư B. Quốc triều hình luật C. Hồng Đức D. Gia Long Câu 13. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt triều đại nào để lập ra nhà Nguyễn? A. Lê B. Mạc C. Trịnh D. Tây Sơn Câu 14. Vì sao ở thời Nguyễn việc khai hoang được quan tâm, diện tích canh tác tăng nhưng nông dân vẫn sống lưu vong nhiều? A. Do địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của dân. B. Do thiên tai xảy ra liên miên. C.Vì nạn tham nhũng phỗ biến. D. Vì tô thuế, phu dịch nặng nề. Câu 15. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho việc đắp đê ở thời Nguyễn gặp nhiều khó khăn? A. Do tài chính thiếu hụt. B. Do nạn tham nhũng phổ biến. C. Do triều đình ít quan tâm. D. Do bão lũ xảy ra liên tiếp. Câu 16. Vì sao nhà Nguyễn từ chối tiếp xúc với các nước Phương Tây? A. Vì không thích họ. B. Vì không hiểu tiếng nói của họ . C. Vì sợ họ tấn công nước ta. D. Vì nền văn hóa khác biệt. II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu 1. (2 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu 2. (2 điểm) a)Vì sao phong trào Tây Sơn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ? b)Cách đánh giặc của vua Quang Trung có nét gì độc đáo? Câu 3. (2 điểm) a)Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn như thế nào? b)So sánh điểm khác nhau trong chính sách kinh tế và ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung.
- UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: LỊCH SỬ 7 Đề 2 I. Trắc nghiệm: 4 điểm mỗi câu đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ.án C B A C A A B C A A B D D A D C II. Tự luận: 6 điểm Câu Nội dung Điểm * Nguyên nhân thắng lợi: 4 ý mỗi ý 0,5 - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn điểm. kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy. Tổng 2 đ 1 Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. (2 đ) * Ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ các tập đoàn PK thối nát Nguyễn- Trịnh- Lê, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh giữ vững nền độc lập của tổ quốc. a) - Do chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong mục nát, cuộc sống 8 ý mỗi ý 0,25 của người dân ngày càng cơ cực. điểm. - Nỗi bất bình của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Tổng 2 đ - Nghĩa quân Tây Sơn đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “ Lấy của 2 người giàu chia cho người nghèo”. (2 đ) - Xóa nợ, bãi bỏ nhiều thứ thuế cho dân. b) Nét độc đáo trong cách đánh giặc của vua Quang Trung: - Hành quân thân tốc. - Cách điều động quân sĩ hết sức mau lẹ, cơ động. - Chiến đấu mãnh liệt. - Đánh chắc thắng chắc, kế hoạch táo bạo. a) Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn: 8 ý mỗi ý 0,25 đ - Kinh tế: Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân, lập tổng 2 điểm ấp và lập đồn điền, đặt lại chế độ quân điền. - Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. b) So sánh điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung. 3 Nội Thời vua Quang Trung Thời Nguyễn (2 đ) dung Kinh tế - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ - Thợ thủ công, nông dân nhiều loại thuế. phải đóng thuế rất nặng. - “Mở cửa biên ải, thông - “Bế quan, tỏa cảng”, từ chợ búa”, giao lưu buôn chối tiếp xúc với phương bán với các nước. Tây. Ngoại Đối với nhà Thanh: mềm Thần phục nhà Thanh. giao dẽo nhưng kiên quyết.