Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 1 đến Tiết 70 - Nguyễn Văn Thuấn

doc 188 trang nhatle22 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 1 đến Tiết 70 - Nguyễn Văn Thuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tiet_1_den_tiet_70_nguyen_van_thuan.doc

Nội dung text: Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tiết 1 đến Tiết 70 - Nguyễn Văn Thuấn

  1. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày soạn: Ngày giảng: Chương I: Điện học Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U từ số liệu thực nghiệm. - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. 2- Kĩ năng: - Lắp mạch điện theo sơ đồ và sử dụng dụng cụ đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện. - Vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U. 3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Bảng phụ kẻ bảng 1 (SGK-T4) và bảng 2 (SGK-T5) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì: A. cường độ dòng điện qua bóng đèn càng nhỏ. B. cường độ dòng điện qua bóng đèn không thay đổi. C. cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn. D. cường độ dòng điện qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm. Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? A. 1,2A B. 1A C. 0,9A D. 1,8A Câu 3: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là: A. 18V B. 16V C. 15V D. 21V Câu 4: Một dây dẫn mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 9mA. Muốn cường độ dòng điện qua nó giảm đi 3mA thì hiệu điện thế là: A. 9V B. 4V C. 6V D. 8V - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2,5 điểm): C Câu 3 (2,5 điểm): C Câu 2 (2,5 điểm): B Câu 4 (2,5 điểm): D 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 dây constantan (Φ = 0,3mm; dài 1,8m) - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V - 1 công tắc - 1 nguồn điện 6V - 6 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: Một số đoạn video về mạch điện, một vài hình ảnh về các dụng cụ dùng điện: tivi, tủ lạnh, máy thu thanh hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  2. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 z Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn I- Thí nghiệm 1- Sơ đồ mạch điện 2- Tiến hành thí nghiệm C1: Từ kết quả thí nghiệm ta thấy cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. II- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng diện vào hiệu điện thế 1- Dạng đồ thị Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. 2- Kết luận Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. III- Vận dụng C3: + Cường độ dòng điện tương ứng là 0,5A; 0,7A + Căn cứ vào đồ thị ta có I = U/5 suy ra giá trị U, I bất kì C4: Các giá trị còn thiếu: 0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (2 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS dự đoán câu trả lời tình huống - GV đặt câu hỏi nêu vấn đề như SGK-T4: + Cường độ dòng điện qua dây dẫn có quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? Hoạt động 2: (6 phút) Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát sơ đồ mạch điện hình 1.1, kể tên, - Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ mạch điện nêu công dụng và cách mắc các bộ phận đó. hình 1.1. - Nhớ lại kiến thức đã học nhắc lại cách mắc ampe kế và vôn kế: + Ampe kế mắc nối tiếp, chốt (+) về - Đặt câu hỏi: Em hãy nêu cách mắc ampe kế phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của và vôn kế? nguồn điện. + Vôn kế mắc song song, chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện. Hoạt động 3: (15 phút) Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm chuẩn bị dụng cụ và mắc mạch - Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. điện theo sơ đồ. - Tiến hành đo và ghi kết quả U, I tương ứng - Theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn HS thực vào bảng 1 (SGK-T4). hành. - Báo cáo kết quả thu được. - Thảo luận nhóm để trả lời câu C1 và thống - Tổ chức HS thảo luận nhóm . nhất nhận xét: I ~ U. Hoạt động 4: (10 phút) Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  3. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Quan sát đồ thị hình 1.2 (SGK-T4), nhận - Đặt câu hỏi: Đường biểu diễn sự phụ thuộc xét về đặc điểm của đường biểu diễn sự phụ của I vào U có đặc điểm gì? thuộc của I vào U. - Căn cứ vào số liệu bảng 1, làm câu C2. Rút ra nhận xét về đồ thị đã vẽ. - Thảo luận nhóm để rút ra kết luận về sự - Tổ chức HS thảo luận để rút ra kết luận. phụ thuộc của I vào U. - Vài HS phát biểu kết luận và ghi vở. Hoạt động 5: (10 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4, - Thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4, C5. C5. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 1.1 đến 1.4 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T4). - Đọc phần có thể em chưa biết. - Kẻ bảng ghi kết quả thương số U/I - Hướng dẫn HS chuẩn bị bảng ghi kết quả Lần đo Dây dẫn 1 Dây dẫn 2 thương số U/I. 1 2 3 4 5 IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2: Điện trở của dây dẫn- định luật ôm I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức điện trở để giải bài tập. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm. 2- Kĩ năng: - Phân tích, xử lí số liệu để rút ra kết luận cần thiết - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập vật lí đơn giản. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Bảng ghi giá trị thương số U/I dựa vào bảng 1 (SGK-T4) và bảng 2 (SGK-T5) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  4. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Câu 1: Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn gọi là Câu 2: Đối với mỗi dây dẫn thương số U/I có trị số: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I. C. không đổi. D. tăng khi tăng hiệu điện thế U. Câu 3: Một điện trở R = 8Ω mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua điện trở là: A. 0,4A B. 0,8A C. 1,2A D. 1,5A Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250mA. Hỏi hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng. A. 6V B. 8V C. 10V D. 12V - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2,5 điểm): điện trở của vật dẫn Câu 3 (2,5 điểm): D Câu 2 (2,5 điểm): C Câu 4 (2,5 điểm): C 2- Học sinh: mỗi nhóm: 1 bảng ghi giá trị thương số U/I và tính giá trị U/I 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: vài hình ảnh về điện trở, hình ảnh giới thiệu ôm kế, các đoạn video về hiện tượng sét trong tự nhiên, hình ảnh nhà vật lí Ôm. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 2: Điện trở của dây dẫn- định luật ôm I- Điện trở của dây dẫn 1- Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn C2: + mỗi dây dẫn: U/I không đổi + 2 dây dẫn khác nhau: U/I khác nhau 2- Điện trở U - Công thức: R I - Kí hiệu của điện trở: hoặc - Đơn vị điện trở: Ω (ôm) 1kΩ (kilôôm) = 1 000Ω (ôm) 1MΩ (mêgaôm) = 1 000 000Ω (ôm) 1mΩ (miliôm) = 0,001Ω (ôm) - ý nghĩa: điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn. II- Định luật Ôm 1- Hệ thức của định luật U I: cường độ dòng điện qua dây dẫn; đơn vị: A I trong đó U: hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn; đơn vị: V R R: điện trở của dây dẫn; đơn vị: Ω 2- Phát biểu định luật (SGK-T8) III- Vận dụng U C3: Từ hệ thức định luật Ôm I U = I.R thay số U = 0,5.12 = 6V R C4: áp dụng hệ thức định luật Ôm cho mỗi dây dẫn ta có: U U I1 R 2 3R1 I1 ; I 2 suy ra 3 I1 = 3I2 R1 R 2 I 2 R1 R1 III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  5. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Cường độ dòng điện - GV đặt câu hỏi. qua dây dẫn có quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gì? - 1 HS chữa bài tập 1.2 (SBT-T4): - Gọi 1 HS lên bảng làm bài 1.2 (SBT). I tăng 1/3 lần U tăng 1/3 lần vậy U = 16V - HS ở dưới lớp theo dõi và nhận xét, sửa - Cho HS nhận xét và sửa chữa. chữa vào vở nếu sai. Hoạt động 2: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát hình 1.1 (SGK-T4), suy nghĩ trả - Nhắc lại thí nghiệm hình 1.1 (SGK-T4). lời câu hỏi tình huống. - Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu: Với cùng - Đặt câu hỏi nêu vấn đề. hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện I có như nhau không? Hoạt động 3: (10 phút) Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Căn cứ vào số liệu bảng 1 và 2 ở bài trước - Cho HS tính giá trị U/I. tính giá trị U/I đối với mỗi dây dẫn và ghi kết quả vào bảng giá trị thương số U/I. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả tính được. - Thảo luận nhóm kết quả để trả lời câu C2 - Tổ chức HS thảo luận kết quả và rút ra nhận nhận xét giá trị thương số U/I: xét trả lời câu C2. + đối với mỗi dây dẫn - Đặt câu hỏi nêu vấn đề: Thương số không đổi + đối với hai dây dẫn khác nhau U/I gọi là gì? Hoạt động 4: (10 phút) Tìm hiểu khái niệm điện trở Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Cá nhân HS đọc thông tin SGK-T7 và trả - GV đặt câu hỏi: lời câu hỏi của GV. + Tính điện trở bằng công thức nào? - Từ đó nắm được công thức điện trở, đơn vị + Khi U tăng 2 lần thì R tăng mấy lần? Vì và ý nghĩa của điện trở. sao? + Cho U = 12V; I = 250mA R = ? - Vận dụng trả lời: Dây dẫn có điện trở càng + Đổi 0,2MΩ = kΩ = Ω lớn thì dẫn điện tốt hay kém? + Nêu ý nghĩa của điện trở? Hoạt động 5: (5 phút) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: Với mỗi dây dẫn thì I quan - Dẫn dắt HS tới hệ thức định luật Ôm: hệ như thế nào với U? + cùng R I ~ U Với cùng U đặt vào hai đầu các dây + cùng U I ~ 1/R dẫn khác nhau thì I quan hệ như thế nào với R? - Viết hệ thức của định luật Ôm, giải thích - Yêu cầu HS viết hệ thức và phát biểu định các kí hiệu và nêu đơn vị trong hệ thức. luật Ôm. - Dựa vào hệ thức phát biểu định luật Ôm. - Nhấn mạnh nội dung định luật Ôm. Hoạt động 6: (10 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  6. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4. - Thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4. - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi trong phiếu. - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả quả lẫn nhau. của bạn. Hoạt động 7: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 2.1 đến 2.4 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T5, 6). - Đọc phần có thể em chưa biết. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành (SGK- - Hướng dẫn HS chuẩn bị mẫu báo cáo thực T10). hành. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 3: Thực hành: xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. - Mô tả được cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế. 2- Kĩ năng: - Lắp mạch điện theo sơ đồ - Biết sử dụng ampe kế và vôn kế để đo điện trở. 3- Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm, trung thực, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 đồng hồ đo điện đa năng. - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Trả lời câu hỏi: Câu 1: Viết công thức tính điện trở: Câu 2: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo? Câu 3: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo? - Đáp án phiếu học tập: U Câu 1: R I Câu 2: Dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện. Câu 3: Dùng ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  7. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện. 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị. - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V - 1 công tắc - 1 nguồn điện 6V - 7 đoạn dây nối - 1 bảng cắm mỗi HS: 1 báo cáo thực hành (mẫu SGK-T10) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: các đoạn video hướng dẫn cách sử dụng vôn kế, ampe kế và cách mắc mạch điện, hình ảnh giới thiệu đồng hồ đo điện đa năng. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 3: Thực hành: xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế I- Chuẩn bị (SGK-T9) II- Nội dung thực hành 1- Vẽ sơ đồ mạch điện 2- Mắc mạch điện theo sơ đồ 3- Đo điện trở của dây dẫn + Dùng vôn kế đo và ghi kết quả hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn + Dùng ampe kế đo và ghi kết quả cường độ dòng điện qua dây dẫn U + Dựa vào công thức R tính giá trị điện trở I 4- Hoàn thành báo cáo thực hành III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (8 phút) Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Điện trở của dây dẫn tính theo công thức nào? Đơn vị của các đại lượng trong công thức? + Nêu ý nghĩa của điện trở? - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời câu hỏi để dẫn tới vấn đề cần - Đặt câu hỏi tình huống. nghiên cứu: Có thể dùng ampe kế và vôn kế để đo điện trở của dây dẫn được không? Phải làm như thế nào? Hoạt động 2: (5 phút) Nhận dụng cụ, nêu phương án thí nghiệm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu các dụng cụ cần thiết. - Cho HS kể tên các dụng cụ thí nghiệm. - Nhận dụng cụ và tìm hiểu cách dùng các - Phát dụng cụ cho các nhóm. dụng cụ. - Thảo luận trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Làm thế nào để xác định được điện trở của dây dẫn? Hoạt động 3: (5 phút) Thảo luận phương án thí nghiệm Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  8. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận các bước thực hành: - Cho các nhóm thảo luận cách đo điện trở. Đo điện trở của dây dẫn: + Dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. + Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua dây dẫn. U + Dựa vào công thức R tính giá trị I điện trở. - Gọi HS lên vẽ sơ đồ mạch điện. - 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. Hoạt động 4: (20 phút) Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã - Theo dõi các nhóm mắc mạch điện. vẽ. - Trước khi tiến hành đo, cần lưu ý HS tuân thủ các quy tắc an toàn điện và mắc ampe kế, vôn kế đúng quy tắc. - Các nhóm tiến hành đo và ghi kết quả. - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hành. - Tính giá trị điện trở và ghi kết quả vào báo cáo. Hoạt động 5: (7 phút) Kết thúc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Cá nhân HS hoàn thành báo cáo và nộp, - Nhận báo cáo, thu dọn đồ dùng. thu dọn dụng cụ. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét - Cho HS thảo luận nhóm kết quả. kết quả và rút ra kết luận. - Nêu thắc mắc (nếu có). - Giải đáp thắc mắc. - Nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm. - Nhận xét kết quả, đánh giá về ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ thực hành, kỷ luật an toàn lao động, thao tác thực hành của HS. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn U1 R1 mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2 và hệ thức từ U 2 R 2 kiến thức đã học. - Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết. 2- Kĩ năng: - Vận dụng được những kiến thức về đoạn mạch nối tiếp để giải thích một số hiện tượng đơn giản và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có tinh thần hợp tác theo nhóm. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  9. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Bảng ghi kết quả thí nghiệm ' Nhóm UAB IAB I AB 1 2 3 4 - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở với điện trở đó. Câu 2: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế 3V. Phải mắc 3 bóng đèn kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 9V? A. Mắc 3 bóng đèn nối tiếp. B. Mắc 3 bóng đèn song song. C. Mắc 2 bóng đèn song song rồi nối tiếp với bóng đèn thứ ba. D. Mắc 2 bóng đèn nối tiếp rồi song song với bóng đèn thứ ba. Câu 3: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là: A. 0,2A B. 0,3A C. 0,4A D. 0,6A Câu 4: Cho điện trở R1 = 30Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 60Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu? A. 24V B. 18V C. 54V D. 36V - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): tỉ lệ thuận Câu 3 (3 điểm): C Câu 2 (2 điểm): A Câu 4 (3 điểm): D 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 3 điện trở mẫu (có giá trị 6Ω, 10Ω, 16Ω) - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 6V - 1 công tắc - 7 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: đoạn video giới thiệu mạch điện gồm các bóng đèn mắc nối tiếp, mạch điện có cầu chì bảo vệ. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 4: Đoạn mạch nối tiếp I- Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp 1- Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 (SGK-T11) 2- Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp R1 R2 K + - U - Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 (1) - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  10. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 U = U1 + U2 (2) - Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: U R 1 1 (3) U 2 R 2 II- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp 1- Điện trở tương đương (SGK-T12) 2- Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp C3: U = U1 + U2 I.Rtđ = I.R1 + I.R2 Rtđ = R1 + R2 3- Thí nghiệm kiểm tra (SGK-T12) 4- Kết luận Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2 (4) III- Vận dụng * Mở rộng: Với 3 điện trở mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = I3 U = U1 + U2 + U3 Rtđ = R1 + R2 + R3 III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài mới Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Thế nào là đoạn mạch - GV đặt câu hỏi. gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp? Vẽ sơ đồ - Gợi ý: Đối với mạch điện gồm hai bóng đèn minh hoạ. mắc nối tiếp, nếu một trong hai đèn bị đứt dây - Các HS khác suy nghĩ và trả lời câu hỏi: tóc thì đèn còn lại có sáng không? + Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua mỗi đèn có quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính? + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn? - GV đặt câu hỏi nêu vấn đề, từ đó dẫn tới vấn - HS nêu dự đoán câu trả lời: Nếu thay hai đề cần nghiên cứu. bóng đèn bằng hai điện trở mắc nối tiếp thì các kết luận đó còn đúng không? Hoạt động 2: (7 phút) Nhận biết đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS quan sát hình 4.1 (SGK-T11), trả lời - GV yêu cầu HS làm câu C1. câu C1. - Cho HS vẽ lại sơ mạch điện, thông báo hệ - Phát biểu bằng lời hệ thức (1), (2) đối với thức (1), (2) vẫn đúng đối với hai điện trở mắc hai điện trở mắc nối tiếp. nối tiếp. - Trả lời câu C2, từ đó rút ra kết luận hệ thức - GV có thể gợi ý HS trả lời câu C2: Dựa vào (3). hệ thức (1) và định luật Ôm. Hoạt động 3: (9 phút) Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi: Thế - GV đặt câu hỏi. nào là điện trở tương đương của đoạn mạch? Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  11. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - HS làm câu C4. - Hướng dẫn HS làm câu C4. Hoạt động 4: (10 phút) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận nhóm nêu cách tiến hành thí - Yêu cầu đại diện nhóm nêu cách tiến hành nghiệm: thí nghiệm. + đo IAB + giữ nguyên UAB , thay R1 và R2 bằng R, ' đo I AB ' + so sánh IAB và I AB - Các nhóm chuẩn bị dụng cụ và tiến hành - Theo dõi hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm thí nghiệm kiểm tra. và báo cáo kết quả. - Thảo luận để rút ra kết luận. - Cho HS phát biểu kết luận. Hoạt động 5: (11 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C4, C5. - Thảo luận nhóm trả lời câu C4, C5. - Có thể mở rộng đối với 3 điện trở mắc nối tiếp. - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi trong phiếu. - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả quả lẫn nhau. của bạn. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 4.1 đến 4.7 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T7, 8). - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5: Đoạn mạch song song I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn 1 1 1 mạch gồm hai điện trở mắc song song: và hệ thức R td R1 R 2 I R 1 2 từ những kiến thức đã học. I 2 R1 - Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết đối với đoạn mạch song song. 2- Kĩ năng: - Vận dụng được những kiến thức về đoạn mạch song song để giải thích một số hiện tượng đơn giản và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Bảng ghi kết quả thí nghiệm ' Nhóm UAB IAB I AB Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  12. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 1 2 3 4 - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ. Câu 2: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở với điện trở đó. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong đoạn mạch song song: A. điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. B. điện trở tương đương mỗi điện trở thành phần. C. nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của mỗi điện trở thành phần. D. nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. Câu 4: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6Ω và R2 = 3Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là: A. 9Ω và 0,6A B. 9Ω và 1A C. 2Ω và 1A D. 2Ω và 3A - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2,5 điểm): tổng Câu 3 (2 điểm): C Câu 2 (2,5 điểm): tỉ lệ nghịch Câu 4 (3 điểm): D 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 3 điện trở mẫu (có giá trị 6Ω, 10Ω, 16Ω) - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 6V - 1 công tắc - 9 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: đoạn video giới thiệu mạch điện gồm các bóng đèn mắc song song, hình ảnh minh họa cách mắc và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện khi mắc song song. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 5: Đoạn mạch song song I- Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song 1- Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 (SGK-T14) 2- Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song R1 R2 K + - U - Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1 + I2 (1) - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 (2) - Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  13. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 I R 1 2 (3) I 2 R1 II- Điện trở tương đương của đoạn mạch song song 1- Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song U U1 U 2 1 1 1 C3: I = I1 + I R td R1 R 2 R td R1 R 2 2- Thí nghiệm kiểm tra (SGK-T15) 3- Kết luận Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của mỗi điện trở thành phần: 1 1 1 (4) R td R1 R 2 III- Vận dụng * Mở rộng: Với 3 điện trở mắc song song: I = I1 + I2 + I3 U = U1 = U2 = U3 1 1 1 1 R td R1 R 2 R 3 III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: Nêu các kết luận về cường - GV đặt câu hỏi. độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp? - 1 HS lên bảng chữa bài tập 4.1 (SBT-T7). - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.1, 4.3 (SBT- - 1 HS lên bảng chữa bài tập 4.3 (SBT-T7). T7) - Nhận xét và chữa bài tập nếu sai. - Cho HS nhận xét và sửa chữa nếu cần. Hoạt động 2: (3 phút) Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS khác suy nghĩ và trả lời câu hỏi: - GV đặt câu hỏi. + Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn - GV nhắc lại thế nào là mạch chính, mạch rẽ. mắc song song, hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung quan hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn? + Cường độ dòng điện qua mạch chính quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch rẽ? - GV đặt câu hỏi đặt câu hỏi tình huống. - HS nêu dự đoán câu trả lời: Nếu thay hai bóng đèn bằng hai điện trở mắc song song thì các kết luận đó còn đúng không? Hoạt động 3: (7 phút) Nhận biết đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS quan sát hình 5.1 (SGK-T14), trả lời - GV yêu cầu HS làm câu C1. câu C1. - Cho HS vẽ lại sơ mạch điện, thông báo hệ - Phát biểu bằng lời hệ thức (1), (2) đối với thức (1), (2) vẫn đúng đối với hai điện trở mắc hai điện trở mắc song song. song song. - Trả lời câu C2, từ đó rút ra kết luận hệ thức - GV có thể gợi ý HS trả lời câu C2: Dựa vào Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  14. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 (3). hệ thức (2) và định luật Ôm. Hoạt động 4: (9 phút) Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS trả lời câu hỏi: Thế nào là điện trở - GV đặt câu hỏi. tương đương của đoạn mạch? - HS làm câu C4. - Hướng dẫn HS làm câu C4. Hoạt động 5: (10 phút) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận nhóm tìm cách tiến hành thí - Yêu cầu đại diện nhóm nêu cách tiến hành nghiệm: thí nghiệm. + đo IAB + giữ nguyên UAB thay R1 và R2 bằng R, ' ' đo I AB so sánh IAB và I AB - Các nhóm chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm kiểm tra. - Theo dõi hướng dẫn HS tiến hành thí - Thảo luận nhóm để rút ra kết luận. nghiệm. - HS trả lời câu hỏi: Khi nào ta mắc các - Cho HS phát biểu kết luận. thiết bị điện song song với nhau? - Đặt câu hỏi. Hoạt động 6: (8 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C4, C5. - Thảo luận nhóm trả lời câu C4, C5. - Có thể mở rộng đối với 3 điện trở mắc nối tiếp. - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết trong phiếu. quả lẫn nhau. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả của bạn. Hoạt động 7: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 5.1 đến 5.6 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T9,10). - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6: bài tập vận dụng định luật ôm I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở. 2- Kĩ năng: Giải các bài tập về đoạn mạch nối tíêp, song song, hỗn hợp. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  15. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Nội dung bài tập. - Đèn chiếu (hoặc bảng phụ) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A, B. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch A, B khi: a) R1 mắc nối tiếp R2 b) R1 mắc song song R2 * Trả lời: a) R1 nt R2: a) R1 // R2: Câu 2: Ba điện trở cùng giá trị R = 30Ω. Có mấy cách mắc cả ba điện trở này thành một mạch điện? Vẽ sơ đồ các cách mắc? * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (5 điểm): mỗi ý 2,5 điểm a) R1 nt R2: Rtđ = 2.R1 = 2.20 = 40Ω R1 20 b) R1 // R2: ΩR 10 td 2 2 Câu 2 (5 điểm): Có 4 cách mắc R1ntR2ntR3 ; R1//R2//R3 ; (R1ntR2)ntR3 ; (R1//R2)ntR3 2- Học sinh: giấy trong, bút dạ (hoặc bảng) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn băng video về một số mạch điện thực tế. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 6: bài tập vận dụng định luật ôm I- Lý thuyết U Định luật Ôm: I R Đoạn mạch nối tiếp Đoạn mạch song song I = I1 = I2 I = I1 + I2 U = U1 + U2 U = U1 = U2 U R I R 1 1 1 2 U 2 R 2 I 2 R1 R = R + R 1 1 1 tđ 1 2 R td R1 R 2 II- Bài tập 1- Bài 1 (SGK-T17) 2- Bài 2 (SGK-T17) 3- Bài 3 (SGK-T18) III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  16. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Phát biểu và viết hệ - GV đặt câu hỏi. thức định luật Ôm? - 1 HS nêu các kết luận về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở đối với đoạn mạch nối tiếp. - 1 HS nêu các kết luận về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở đối với đoạn mạch nối tiếp. - HS khác nhận xét và sửa chữa nếu cần - Gọi HS nhận xét. thiết. Hoạt động 2: (10 phút) Giải bài 1 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích mạch điện. Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS phân tích đầu bài và tìm cách + R1 và R2 mắc với nhau như thế nào? giải. Ampe kế và vôn kế đo đại lượng nào trong mạch? + Biết U, I vận dụng công thức nào để tìm Rtđ? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Hoạt động 3: (10 phút) Giải bài 2 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích mạch điện. Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS phân tích đầu bài và tìm cách + R1 và R2 mắc với nhau như thế nào? giải. Các ampe kế đo đại lượng nào trong mạch? + Tính UAB như thế nào? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án để thống nhất kết quả. lên bảng. Hoạt động 4: (10 phút) Giải bài 3 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích mạch điện. Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS phân tích đầu bài và tìm cách + Các điện trở mắc với nhau như thế giải. nào? Ampe kế đo đại lượng nào trong mạch? + Tính RMB theo công thức nào? + Viết công thức tính Rtđ theo R1 và RMB? + Để tính I1; I2; I3 ta dựa vào công thức nào? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  17. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động 5: (9 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận trả lời câu hỏi để rút ra các bước - Đặt câu hỏi: Muốn giải bài tập vận dụng giải bài tập đoạn mạch nối tiếp, song song định luật Ôm cho các mạch điện cần tiến hành và hỗn hợp: theo các bước nào? + B1: Tìm hiểu, tóm tắt, vẽ hình (nếu có) + B2: Phân tích mạch điện, tìm cách giải. + B3: Vận dụng các công thức để giải. + B4: Kiểm tra, biện luận kết quả. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả quả lẫn nhau. của bạn. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 6.1 đến 6.5 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T11). IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 7: sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. - Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn) - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. 2- Kĩ năng: Suy luận và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện dài 80cm, tiết diện 1mm2 - 1 đoạn dây thép dài 50cm, tiết diện 3mm2 - 1 cuộn dây hợp kim dài 10m, tiết diện 0,1mm2 - 1 bảng kết quả thí nghiệm (mẫu SGK-T20) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m. Dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là: A. 4Ω B. 6Ω C. 8Ω D. 10Ω Câu 2: Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6Ω. Dây thứ nhất dài 15m. Chiều dài của dây thứ hai là: A. 16m B. 17m C. 18m D. 20m Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  18. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Câu 3: (câu C3/SGK-T21) * Trả lời: Câu 4: (câu C4/SGK-T21) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): B Câu 2 (2 điểm): C U 6 Câu 3 (3 điểm): + Điện trở của cuộn dây là: ΩR 20 I 0,3 20.4 + R ~ l chiều dài của cuộn dây là: l 40 m 2 Câu 4 (3 điểm): vì I1 = 0,25I2 = I2/4 R1 = 4R2 R ~ l l1 = 4l2 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 3 dây constantan Φ = 0,3mm (l = 900mm; 1800mm; 2700mm) - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 10V, ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 3V - 1 công tắc - 8 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: vài hình ảnh, đoạn video về hệ thống đường dây tải điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 7: sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn I- Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau * Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào: + chiều dài dây dẫn + tiết diện dây dẫn + vật liệu làm dây dẫn II- Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 1- Dự kiến cách làm + Đo điện trở của các dây dẫn cùng tiết diện, cùng vật liệu nhưng có chiều dài l; 2l; 3l + C1: dây 2l có điện trở 2R dây 3l có điện trở 3R 2- Thí nghiệm kiểm tra - Dụng cụ - Tiến hành 3- Kết luận R ~ l III- Vận dụng + C2: với U không đổi, l càng lớn R càng lớn I càng nhỏ đèn sáng yếu hơn III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (6 phút) Tổ chức tình huống học tập Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  19. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận để trả lời các câu hỏi: - Nêu câu hỏi. + Dây dẫn dùng để làm gì? Dây dẫn thường làm bằng vật liệu gì? + Các dây dẫn có điện trở hay không? Vì sao? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Điện trở của - Đặt câu hỏi tạo tình huống. dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây dẫn? Làm thế nào để biết điện trở có phụ thuộc vào các yếu tố đó hay không? Hoạt động 2: (11 phút) Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát các đoạn dây và nhận xét: - Cho HS quan sát các đoạn dây đã chuẩn bị. + Các dây dẫn đó có đặc điểm nào khác nhau? + Dự đoán điện trở của các dây dẫn này có bằng nhau không? - GV yêu cầu HS dự đoán. - Trả lời câu hỏi: + Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới - Cho HS thảo luận nêu cách tiến hành. điện trở của dây dẫn? + Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố, ta làm như thế nào? Hoạt động 3: (15 phút) Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu dự kiến cách làm. - Đề nghị HS tìm hiểu cách làm và dự đoán - Thảo luận và dự đoán trả lời câu C1. kết quả câu C1. - Các nhóm chuẩn bị dụng cụ và tiến hành - Theo dõi, hướng dẫn các nhóm tiến hành thí thí nghiệm kiểm tra. nghiệm. - Đọc, ghi kết quả vào bảng và tính giá trị điện trở tương ứng. - Thảo luận đối chiếu kết quả với dự đoán và - Tổ chức các nhóm thảo luận và rút ra kết rút ra kết luận. luận. Hoạt động 4: (12 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Thảo luận nhóm trả lời câu C2. - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C2. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả quả lẫn nhau. của bạn. Hoạt động 5: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 7.1 đến 7.4 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T12). IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  20. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 8: sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Suy luận được các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây (trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của điện trở song song) - Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. 2- Kĩ năng: Bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây dẫn. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 bảng kết quả thí nghiệm (mẫu SGK-T23) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1 , R1 và S2 , R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng? S1 S2 A. S1R1 = S2R2 B. C. R1R2 = S1S2 D. Cả ba hệ thức trên đều sai R1 R 2 Câu 2: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Tiết diện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện của dây thứ hai. Dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là: A. 2Ω B. 3Ω C. 6Ω D. 18Ω Câu 3: (câu C3/SGK-T24) * Trả lời: Câu 4: (câu C4/SGK-T24) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): A Câu 2 (2 điểm): A Câu 3 (3 điểm): S2 = 3S1 mà R ~ 1/S R1 = 3R2 R1 S2 R1S1 5,5.0,5 Câu 4 (3 điểm): R 2 ΩR 2 1,1 R 2 S1 S2 2,5 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 dây constantan l = 900mm, Φ = 0,3mm - 1 dây constantan l = 900mm, Φ = 0,6mm - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 10V, ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 6V - 1 công tắc - 6 đoạn dây nối - 1 bảng cắm Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  21. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: vài hình ảnh, đoạn video giới thiệu một số loại dây dẫn có đường kính tiết diện khác nhau, hình ảnh dây tải điện từ nhà máy điện đến trạm điện và dây tải điện trong nhà. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 8: sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn I- Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn R R + C1: R ; R 2 2 3 3 R + C2: dây 2S có điện trở 2 R dây 3S có điện trở 3 * Dự đoán: R ~ 1/S II- Thí nghiệm kiểm tra 1- Thí nghiệm 1 - Dụng cụ - Tiến hành 2- Thí nghiệm 2 - Dụng cụ - Tiến hành 3- Nhận xét R S 1 2 R 2 S1 4- Kết luận R ~ 1/S III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS lên bảng làm bài 7.1 (SBT-T12): - Gọi HS lên bảng làm BT 7.1, 7.2. R l 2 1 1 1 R 2 l2 6 3 - 1 HS lên bảng làm bài 7.2 (SBT-T12): a) Điện trở của cuộn dây: U 30 ΩR 240 I 0,125 R l R.l' 240.1 b) ΩR ' 2 R ' l' l 120 - Cho HS nhận xét, sửa chữa. - HS khác nhận xét. Hoạt động 2: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS trả lời câu hỏi: - Nêu câu hỏi. + Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây dẫn? + Để xét sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện cần chọn dây dẫn có đặc điểm như thế nào? - Đặt câu hỏi tạo tình huống. Hoạt động 3: (10 phút) Nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  22. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Tìm hiểu các điện trở hình 8.1 (SGK-T22) - Cho HS tìm hiểu các mạch điện và trả lời câu có đặc điểm gì và được mắc với nhau như C1, C2. thế nào. - Từ đó trả lời câu C1. - Tìm hiểu hình 8.2 (SGK-T22) và trả lời câu C2. - Các nhóm thảo luận để nêu dự đoán về sự - Ghi dự đoán của HS. phụ thuộc của điện trở vào tiết diện. Hoạt động 4: (15 phút) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán đã nêu theo yêu cầu của câu C2 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu dụng cụ thí nghiệm. - Cho các nhóm chuẩn bị dụng cụ và tiến hành - Các nhóm mắc mạch điện, tiến hành thí thí nghiệm. nghiệm 1 và ghi kết quả, tính giá trị điện trở - Theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm thí dây thứ nhất. nghiệm. - Làm thí nghiệm tương tự với dây thứ hai. S d 2 R - Tính tỉ số 2 2 rồi so sánh với 1 S d 2 R 1 1 2 - Tổ chức các nhóm thảo luận và rút ra kết - Các nhóm thảo luận đối chiếu kết quả với luận. dự đoán và rút ra kết luận. - Vài HS nêu kết luận: R ~ 1/S Hoạt động 5: (11 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Theo dõi GV hướng dẫn. - Hướng dẫn HS làm câu C5, C6 (SGK-T24). - Giao bài tập về nhà cho HS. - Học bài và làm bài tập 8.2 đến 8.5 (SBT- T13). IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 9: sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Bố trí và tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  23. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng. l - Vận dụng công thức R ρ để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. S 2- Kĩ năng: Bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 bảng kết quả thí nghiệm Lần thí nghiệm Hiệu điện thế Cường độ dòng điện Điện trở dây dẫn (U) (A) (R) Dây constantan U1 = I1 = R1 = Dây nicrom U2 = I2 = R2 = - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất? A. Đồng B. Nhôm C. Sắt D. Nicrom Câu 2: Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của hai dây? A. Rđồng = Rnhôm B. Rđồng > Rnhôm C. Rđồng < Rnhôm D. Rđồng = 2Rnhôm Câu 3: (câu C4/SGK-T27) * Trả lời: Câu 4: (câu C5/SGK-T27) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (1 điểm): D Câu 2 (1 điểm): C 2 3 2 2 d 10 6 2 Câu 3 (3 điểm): Tiết diện dây đồng: S = π.r = π. 3,14. 0,785.10 m 2 2 l 4 Điện trở của dây đồng là: ΩR ρ. 1,7.10 8. 0,087 S 0,785.10 6 l Câu 4 (5 điểm): áp dụng công thức: R ρ. S 2 + Điện trở của dây nhôm là: ΩR 2,8.10 8. 0,056 1 10 6 8 + Điện trở của dây nikêlin là: ΩR 0,4.10 6. 25,478 2 0,1256.10 6 400 + Điện trở của dây đồng là: ΩR 1,7.10 8. 3,4 3 2.10 6 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 dây constantan Φ = 0,3mm, l = 1800mm Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  24. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - 1 dây nicrom Φ = 0,6mm, l = 1800mm - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A - 1 vôn kế GHĐ 10V, ĐCNN 0,1V - 1 nguồn điện 6V - 1 công tắc - 7 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một vài loại vật liệu điện thường dùng trong đời sống và trong kĩ thuật, hình ảnh mô phỏng điện trở mẫu, hình ảnh dây hợp kim. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 9: sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn I- Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn + C1: Đo điện trở của các dây dẫn có cùng l, cùng S nhưng làm bằng các vật liệu khác nhau. 1- Thí nghiệm - Dụng cụ - Tiến hành 2- Kết luận R phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn II- Điện trở suất - Công thức điện trở 1- Điện trở suất - Kí hiệu: ρ, đọc là rô - Đơn vị: Ω.m 2- Công thức điện trở l + C3: R1 = ρ; R2 = ρ.l; R ρ. S 3- Kết luận R: điện trở của dây dẫn; đơn vị: Ω l R ρ. trong đó ρ: điện trở suất; đơn vị: Ω.m S l: chiều dài dây dẫn; đơn vị: m S: tiết diện dây dẫn; đơn vị: m2 III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS lên bảng làm bài 8.3 (SBT-T13): - Gọi HS lên bảng làm BT 8.3 và câu C6. S1 Vì S R2 = 10.R1 =10.85 = 85Ω 2 10 - 1 HS khá lên bảng làm câu C6 (SGK-T24): l 200 + Dây sắt dài l 1 50 m có tiết 2 4 4 2 diện S1 = 0,2mm R 120 điện trở ΩR 1 30 4 4 + Dây sắt dài l2 = 50m có điện trở R2 = 45Ω S1.R1 0,2.30 6 2 tiết diện S2 m R1 45 45 15 - Cho HS nhận xét, sửa chữa. - HS khác nhận xét. Hoạt động 2: (2 phút) Tổ chức tình huống học tập Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  25. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS trả lời câu hỏi để phát hiện vấn đề cần - Đặt câu hỏi tạo tình huống. nghiên cứu: + Kể tên một số vật liệu dẫn điện tốt? + Căn cứ vào đâu để biết chính xác vật liệu này dẫn điện tốt hơn vật liệu kia? Hoạt động 3: (15 phút) Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Suy nghĩ và trả lời câu C1 (SGK-T25) - Yêu cầu HS trả lời câu C1. - Thảo luận nhóm, nêu dụng cụ cần thiết để - Cho HS nêu dụng cụ thí nghiệm. thí nghiệm. - Thảo luận và vẽ sơ đồ mạch điện. + Để mắc được mạch điện cần phải dựa - Lập bảng ghi kết quả thí nghiệm. vào đâu? - Các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi kết - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm. quả và tính điện trở tương ứng. - Đặt câu hỏi: Điện trở của dây dẫn có phụ - Thảo luận kết quả và rút ra kết luận. thuộc vào vật liệu làm dây dẫn không? Hoạt động 4: (7 phút) Tìm hiểu về điện trở suất Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời câu - Nêu câu hỏi. hỏi: + Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng đại lượng nào? - Dẫn tới ý nghĩa điện trở suất. + Đại lượng này có trị số xác định như thế nào? + Đơn vị của đại lượng này là gì? - Yêu cầu HS tìm hiểu bảng điện trở suất của - Quan sát bảng diện trở suất và trả lời câu một số chất. hỏi: + Nhận xét trị số điện trở suất của kim loại và hợp kim? Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m có ý nghĩa gì? - Làm câu C2. Hoạt động 5: (6 phút) Xây dựng công thức tính điện trở theo các bước như yêu cầu của C3 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS trả lời câu C3 xây dựng công thức điện - Nếu HS gặp khó khăn GV có thể gợi ý: trở. + Dựa vào ý nghĩa điện trở suất. - Rút ra công thức điện trở và chỉ rõ các đại + Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, lượng và đơn vị trong công thức. tiết diện dây dẫn. Hoạt động 5: (10 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Có thể gợi ý câu C4: Công thức tính tiết diện 2 d tròn S = π.r2 = π. ; chú ý đơn vị. 2 - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả của bạn. - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  26. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 9.1 đến 9.5 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T14), câu C6 (SGK-T27). - HD bài tập 9.5 . - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 10: biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được biến trở là gì và nguyên tắc hoạt động của biến trở. - Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật (không yêu cầu xác định trị số của điện trở theo các vòng màu). 2- Kĩ năng: Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần ham hiểu biết. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 biến trở tay quay - 1 biến trở con chạy loại to - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Biến trở là dụng cụ dùng để: A. điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch B. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch C. điều chỉnh điện trở trong mạch D. điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch Câu 2: Trên một biến trở có ghi 100Ω -2A. ý nghĩa của những con số đó là gì? A. Điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được. B. Điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được. C. Điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được. D. Điện trở nhỏ nhất và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được. Câu 3: Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm 2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω.m. Chiều dài của dây constantan là: A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m Câu 4: (câu C10/SGK-T30) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (1,5 điểm): B Câu 2 (1,5 điểm): A Câu 3 (3 điểm): C Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  27. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 R.S 20.0,5.10 6 Câu 4 (4 điểm): Chiều dài của dây nicrom là: l 9,091 m ρ 1,1.10 6 l 9,091 Số vòng dây của biến trở là: n 145 vòng π.d 3,14.0,02 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 biến trở con chạy 20Ω -2A - 1 biến trở than 20Ω -2A - 1 bóng đèn 2,5V-1W - 1 công tắc - 1 nguồn điện 3V - 5 đoạn dây nối - 1 bảng cắm - 3 điện trở ghi số, 3 điện trở có vòng màu 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số thiết bị điện sử dụng biến trở, hình ảnh minh hoạ hoạt động của biến trở trong mạch điện, hình ảnh về một số mạch điện tử và một số điện trở trong kĩ thuật. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 10: biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật I- Biến trở 1- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở Cấu tạo: cuộn dây và con chạy (hoặc tay quay) C3: Nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay thì C chiều dài cuộn dây thay đổi điện trở của biến trở thay đổi điện trờ của mạch điện K + - thay đổi C4: Khi dịch chuyển con chạy l thay đổi R thay đổi + Kí hiệu biến trở: (hình 10.2/SGK-T29) 2- Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện 3- Kết luận Biến trở là điện trở có trị số thay đổi và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch II- Các điện trở dìng trong kĩ thuật 1- Điện trở ghi số 2- Điện trở có vòng màu III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Điện trở của dây dẫn - Đặt câu hỏi và cho HS chữa bài tập trong phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công SBT. thức điện trở của dây dẫn? - 1 HS lên bảng làm bài 9.4 (SBT-T14): Điện trở của dây đồng là: l 100 R ρ. 1,7.10 8. 0,85Ω S 2.10 6 - 1 HS khá lên bảng làm bài 9.5 (SBT-T14): a) Chiều dài của dây đồng là: V m 0,5 l 56,18 m S D.S 8900.10 6 Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  28. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 b) Điện trở của dây đồng là: l 56,18 R ρ. 1,7.10 8. 0,955Ω S 10 6 - Các HS khác nhận xét. - Cho HS nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 2: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS trả lời các câu hỏi để phát hiện vấn đề - Đặt câu hỏi tạo tình huống. cần nghiên cứu: + ở một số loại đèn để bàn có núm xoay, khi vặn núm xoay thì độ sáng của đèn thế nào? + Nhờ bộ phận nào có thể điều chỉnh được độ sáng của đèn? + Bộ phận đó có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm quan sát biến trở con chạy và - Cho các nhóm tìm hiểu các loại biến trở. biến trở than, đối chiếu với hình 10.1 (SGK- + Biến trở có những loại nào? T28) để nhận biết các loại biến trở. - Chỉ rõ các bộ phận chính của biến trở: - Đặt câu hỏi: cuộn dây và con chạy (hoặc tay quay). + Con chạy (hoặc tay quay) có tác dụng - Các nhóm thảo luận trả lời câu C2, C3, C4 gì? để tìm hiểu hoạt động của biến trở. + Mắc biến trở như thế nào? - Nhận biết kí hiệu của biến trở. Hoạt động 4: (10 phút) Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Vẽ sơ đồ mạch điện hình 10.3 (SGK-T29) - Theo dõi và hướng dẫn HS vẽ sơ đồ mạch điện. - Tìm hiểu ý nghĩa của các số ghi trên biến + Các số ghi trên biến trở cho biết gì? trở. + Đẩy con chạy C về phía M hay N thì - Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ và trả biến trở có điện trở lớn nhất? Vì sao? lời câu C6. + Các nhóm lưu ý phải dịch chuyển con - Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm và chạy sát N. cho HS thảo luận để rút ra kết luận. - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi: Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì? - Rút ra kết luận về biến trở. Hoạt động 5: (4 phút) Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc và trả lời câu C7. - Có thể gợi ý: + Lớp than hay lớp kim loại mà mỏng thì tiết diện nhỏ hay lớn? + Khi đó điện trở của lớp than hay lớp kim loại thế nào? - Quan sát và nhận biết hai loại điện trở - Đặt câu hỏi: Trong kĩ thuật có mấy cách ghi dùng trong kĩ thuật. trị số các điện trở? - Tìm hiểu thêm cách xác định trị số điện trở - Có thể giới thiệu cách xác định trị số điện trở theo các vòng màu theo các vòng màu. Hoạt động 6: (9 phút) Củng cố, vận dụng Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  29. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Có thể gợi ý câu C10: Công thức tính chu vi mỗi vòng dây C = π.d. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 7: (2 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 10.1 đến 10.6 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T15). - Hướng dẫn bài tập 10.5, 10.6 (SBT). - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 11: Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: Vận dụng định luật Ôm và công thức điện trở của dây dẫn để tính được các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp. 2- Kĩ năng: Giải bài tập đối với đoạn mạch. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Nội dung bài tập - Đèn chiếu (hoặc bảng phụ) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện không đổi 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là: A. 5,4V và 6,6V B. 4,8V và 7,2V C. 3,6V và 8,4V D. 2,4V và 9,6V Câu 2: Hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 5Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là: A. 0,24A B. 1,5A C. 0,3A D. 1,2A Câu 3: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Ω.m, tiết diện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là: A. 200m B. 220m C. 250m D. 280m - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (3 điểm): D Câu 2 (3 điểm): B Câu 3 (4 điểm): B 2- Học sinh: giấy trong, bút dạ (hoặc bảng) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số loại mạch điện. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  30. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 11: Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn I- Lý thuyết U 1- Định luật Ôm: I R l 2- Điện trở của dây dẫn: R ρ. S II- Bài tập 1- Bài 1 (SGK-T32) 2- Bài 2 (SGK-T32) 3- Bài 3 (SGK-T33) III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (6 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Phát biểu và viết hệ - GV đặt câu hỏi. thức định luật Ôm? - 1 HS trả lời câu hỏi: Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì? Viết công thức tính điện trở của dây dẫn? - 1 HS chữa bài tập 10.2 (SBT-T15): a) Điện trở lớn nhất của biến trở: 50Ω Cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được: 2,5A b) Umax = Imax.Rmax = 2,5.50 = 125V c) Tiết diện dây dẫn: l 50 S ρ. 1,1.10 6. 1,1.10 6 m2=1,1mm2 R 50 - Các HS khác nhận xét và sửa chữa. - Gọi HS nhận xét. Hoạt động 2: (10 phút) Giải bài 1 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích đầu bài. Trả lời câu hỏi: - Gợi ý HS phân tích đầu bài và tìm cách giải. + Ta áp dụng công thức nào để tính điện trở của dây nicrom? + Cần vận dụng công thức nào để tính cường độ dòng điện qua dây dẫn? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Hoạt động 3: (11 phút) Giải bài 2 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Trình bày cách giải. - Yêu cầu HS tìm cách giải. - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy - Nếu HS gặp khó khăn GV gợi ý: trong (hoặc bảng phụ) + Bóng đèn và biến trở mắc với nhau như thế nào? Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  31. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 + Đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn và biến trở bằng bao nhiêu? + Dựa vào công thức nào để tính điện trở tương đương? - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Hoạt động 4: (11 phút) Giải bài 3 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích mạch điện. - Hướng dẫn HS phân tích đầu bài và tìm cách - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy giải. trong (hoặc bảng phụ) - Nếu HS gặp khó khăn GV có thể gợi ý: + Hai đèn mắc với nhau như thế nào? + Điện trở của dây nối tính theo công thức nào? - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án để thống nhất kết quả. lên bảng. - GV có thể liên hệ về độ giảm thế trên đường dây. Hoạt động 5: (6 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 11.1 đến 11.4 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T17, 18). IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  32. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày giảng: Bài 12: công suất điện I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện. - Vận dụng được công thức P = U.I để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. 2- Kĩ năng: Tiến hành thí nghiệm xác định công suất điện bằng vôn kế và ampe kế. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 bóng đèn 220V-100W - 1 bóng đèn 220V-25W - 1 bóng đèn 6V-3W - Bảng kết quả thí nghiệm Số liệu Số ghi trên bóng đèn Cường độ dòng điện Lần Công suất (W) Hiệu điện thế (U) đo được (A) thí nghiệm Bóng đèn 1 5 6 0,82 Bóng đèn 2 3 6 0,51 - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện? U 2 A. P = I.R2 B. P = U.I C. P = D. P = U.I2 I Câu 2: Một bóng đèn 220V- 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào? A. Đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường. C. Đèn sáng yếu hơn bình thường. D. Đèn sáng lúc mạnh, lúc yếu. Câu 3: Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguồn điện 12V. Điện trở của bóng đèn là: A. 12Ω B. 36Ω C. 48Ω D. 24Ω Câu 4: Một bàn là ghi 220V-800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là: A. 3,6A B. 5,0A C. 2,6A D. 4,2A - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): B Câu 3 (3 điểm): D Câu 2 (2 điểm): C Câu 4 (3 điểm): C 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 bóng đèn 6V-3W - 1 bóng đèn 6V-5W - 1 biến trở con chạy 20Ω -2A - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,01A - 1 vôn kế GHĐ 12V, ĐCNN 0,1V - 1 công tắc - 1 nguồn điện 6V - 8 đoạn dây nối - 1 bảng cắm 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về mạch điện có sử dụng các thiết bị điện có công suất điện khác nhau. Hình ảnh số oát ghi trên Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  33. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 một số thiết bị điện trong đời sống và trong kĩ thuật. Hình ảnh giới thiệu oát kế. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 12: công suất điện I- Công suất định mức của các dụng cụ điện 1- Số vôn và số oát trên các dụng cụ điện C1: Với cùng U, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn. C2: Oát là đơn vị của công suất. 2- ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện - Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó. - Khi hoạt động bình thường, hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ bằng công suất định mức. II- Công thức tính công suất điện 1- Thí nghiệm (SGK-T35) 2- Công thức tính công suất điện P : công suất điện; đơn vị: W P = U.I trong đó U: hiệu điện thế; đơn vị: V I: cường độ dòng điện; đơn vị: A 1W = 1V.A 1kW = 1 000W 1MW = 1 000 000W U 2 Chú ý: nếu mạch có R thì: P = I2.R = R III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (8 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS lên bảng làm bài 11.1 (SBT-T17): - Cho HS chữa bài tập trong SBT. a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: U 12 R 15 Ω R3 = 3Ω td I 0,8 b) Tiết diện của dây nicrom: l 0,8 S ρ. 1,1.10 6. 0,29.10 6 m2 R 3 - 1 HS lên bảng làm bài 11.2 (SBT-T14): a) Vẽ sơ đồ mạch điện. Cường độ dòng điện qua mạch chính: U 6 I 1 1,25 A R12 4,8 U U U 9 6 ΩR b 1 2,4 b I I 1,25 b) Điện trở lớn nhất của biến trở là: U max 30 R max 15 Ω I max 2 l 2 S ρ. 0,4.10 6. 0,05.10 6 m2 R 15 Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  34. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 6 S 0,05.10 3 d 2 2. 0,25.10 m - Cho HS nhận xét, sửa chữa từng bài. π 3,14 - Các HS khác nhận xét. Hoạt động 2: (2 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS quan sát một số bóng đèn khác nhau và - Đặt câu hỏi tạo tình huống. trả lời câu hỏi: + Trên các bóng đèn có ghi các số liệu gì? ý nghĩa của các số ghi này? + Căn cứ vào đâu để biết bóng đèn nào sáng mạnh hay sáng yếu? - Từ đó phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 3: (12 phút) Tìm hiểu công suất định mức của các dụng cụ điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - HS đọc các số ghi trên các bóng đèn và - Cho HS tìm hiểu số ghi trên bóng đèn. dụng cụ điện. - Quan sát độ sáng của hai bóng đèn mắc - Tiến hành thí nghiệm hình 12.1 (SGK-T34). như sơ đồ hình 12.1 (SGK-T34) và nhận xét. - Trả lời câu C1, C2. - Cho HS giải thích ý nghĩa số ghi trên dụng - Suy nghĩ và nêu ý nghĩa của số oát trên các cụ điện. dụng cụ điện. Vận dụng nêu ý nghĩa số ghi của một vài dụng cụ điện trong bảng 1 (SGK-T34). - Trả lời câu C3. Hoạt động 4: (10 phút) Tìm công thức tính công suất điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu mục tiêu thí và dụng cụ thí nghiệm. - Có thể đặt câu hỏi: Biến trở dùng để làm gì? - Thảo luận, tìm hiểu và nêu các bước tiến Cách mắc biến trở? hành thí nghiệm. - Hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm và - Các nhóm căn cứ vào số liệu của bảng 2 rút ra kết luận. (SGK-T35) làm câu C4. - Thảo luận kết quả và rút ra công thức tính - Cho HS giải thích rõ các đại lượng và đơn vị công suất điện: P = U.I trong công thức. - Làm câu C5 để rút ra công thức tính công - Có thể gợi ý HS: vận dụng định luật Ôm để suất toat nhiệt. biến đổi. Hoạt động 5: (12 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Thảo luận trả lời câu C6, C7. - Theo dõi và sửa chữa sai sót. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 12.1 đến 12.7 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T19). - Đọc phần có thể em chưa biết. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  35. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 13: điện năng - công của dòng điện I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điên có năng lượng. - Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ điện là một kilooat giờ. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  36. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như các loại đèn điện, bàn là điện, nồi cơm điện, quạt điện, - Vận dụng công thức A = P.t = U.I.t để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. 2- Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - 1 công tơ điện - Bảng ghi kết quả Dụng cụ điện Điện năng được chuyển hoá thành dạng năng lượng nào ? Bóng đèn dây tóc Đèn LED Nồi cơm điện, bàn là Quạt điện, máy bơm nước - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công của dòng điện? A. kW.h (kilôoat giờ) B. kW (kilôoat) C. J (Jun) D. V.A.s (Vôn.Ampe.Giây) Câu 2: Số đếm ở công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 3: (câu C7/SGK-T39) * Trả lời: Câu 4: (câu C8/SGK-T39) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (1,5 điểm): B Câu 2 (1,5 điểm): C Câu 3 (3 điểm): Đèn dùng đúng 220V Công suất tiêu thụ của đèn đúng bằng 75W Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng: A = P .t = 0,075.4 = 0,3kW.h số đếm: 0,3 số Câu 4 (4 điểm): 1,5 số ứng với 1,5kW.h điện năng mà bếp sử dụng: A = 1,5kW.h A 1,5 Công suất của bếp là: P = 0,75 kW =750W t 2 P 750 Cường độ dòng điện qua bếp: I 3,41 A U 220 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 công tơ điện 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về các công tơ điện mắc ở các cột điện và một số đồ dùng, thiết bị điện khi có dòng điện chạy qua thì thực hiện công hoặc cung cấp nhiệt năng. 4- Nội dung ghi bảng: Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  37. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Tiết 13: điện năng - công của dòng điện I- Điện năng 1- Dòng điện có mang năng lượng Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và làm thay đổi nhiệt năng của vật. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng. 2- Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác 3- Kết luận (SGK-T38) II- Công của dòng điện 1- Công của dòng điện Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. 2- Công thức tính công của dòng điện P : công suất điện; đơn vị: W t: thời gian; đơn vị: s A = P .t = U.I.t trong đó U: hiệu điện thế; đơn vị: V I: cường độ dòng điện; đơn vị: A A: công của dòng điện; đơn vị: J 1J = 1W.s = 1V.A.s 1kJ = 1 000J 1kW.h = 1 000W.h = 3 600 000W.s = 3 600 000J 3- Đo công của dòng điện Thực tế: đo bằng công tơ điện 1 "số" ứng với 1kW.h III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (6 phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Công suất điện của - Đặt câu hỏi và cho HS chữa bài tập trong một đoạn mạch bằng gì? Viết công thức tính SBT. công suất điện? - 1 HS lên bảng làm bài 12.2 (SBT-T19): a) Hiệu điện thế định mức là 12V và công suất định mức là 6W. Đèn sáng bình thường khi dùng đúng 12V công suất tiêu thụ đúng bằng 6W b) Cường độ dòng điện định mức: Pdm 6 Idm 0,5A U dm 12 c) Điện trở của đèn: 2 2 U dm 12 R 2 24 Ω Pdm 6 - 1 HS lên bảng làm bài 12.6 (SBT-T19): U 2 Dựa vào công thức P = R Khi R không đổi, U giảm 2 lần P giảm 4 lần. Vậy công suất của đèn là 15W - Cho HS nhận xét, sửa chữa từng bài. - Các HS khác nhận xét. Hoạt động 2: (2 phút) Tổ chức tình huống học tập Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  38. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi tạo tình huống. + Hàng tháng, gia đình em dùng hết bao nhiêu "số" điện? + "Số" điện cho biết công suất điện hay lượng điện năng đã sử dụng? + Làm thế nào để tính được xem gia đình em hàng tháng dùng hết bao nhiêu "số" điện? - Từ đó phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 3: (7 phút) Tìm hiểu năng lượng của dòng điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm thảo luận trả lời câu C1. - Đặt câu hỏi. - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Điều gì chứng tỏ công cơ học được thực hiện trong hoạt động của các thiết bị điện? + Điều gì chứng tỏ nhiệt lượng được cung cấp trong hoạt động của các thiết bị điện? - Tiếp thu khái niệm điện năng. - Thông báo khái niệm điện năng Hoạt động 4: (7 phút) Tìm hiểu sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm thảo luận trả lời câu C2, C3 - Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu C2, + Khi các dụng cụ điện hoạt động thì C3. điện năng có chuyển hoá hoàn toàn thành - Đặt câu hỏi. năng lượng có ích không? + Vậy tính hiệu suất sử dụng điện năng theo công thức nào? - HS rút ra kết luận. Hoạt động 5: (15 phút) Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Tìm hiểu khái niệm công của dòng điện - Thông báo khái niệm công của dòng điện, trong SGK-T38. phân biệt điện năng và công của dòng điện. - Trả lời câu C4. - HS nêu công thức tính công của dòng điện. - Thảo luận trả lời câu C5, từ đó rút ra công thức tính công của dòng điện. - Nêu thêm các đơn vị đo công của dòng điện. - Giải thích rõ các đại lượng và đơn vị có - Đặt câu hỏi và cho HS tìm hiểu công tơ điện. trong công thức. - Tiếp thu thông tin. - Trả lời câu hỏi: Đo công của dòng điện bằng dụng cụ gì? - Quan sát và tìm hiểu thêm về công tơ điện Hoạt động 6: (7 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  39. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động 7: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 13.1 đến 13.6 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T20). - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 14: bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Giải được các bài tập tính công suất điện và điện năng tiêu thụ đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và song song. 2- Kĩ năng: Vận dụng công thức tính công suất điện và công của dòng điện để làm bài tập. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Nội dung bài tập - Đèn chiếu (hoặc bảng phụ) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Công suất điện cho biết: A. Khả năng thực hiện công của dòng điện. B. Năng lượng của dòng điện. C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Câu 2: Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là : A. 75J B. 150J C. 240J D. 270J Câu 3: Có thể mắc nối tiếp được bóng đèn 220V- 60W và bóng đèn 220V- 75W vào nguồn điện 220V để chúng sáng bình thường không? Vì sao? - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (3 điểm): C Câu 2 (3 điểm): D Câu 3 (4 điểm): Cường độ dòng điện định mức của mỗi đèn: Iđm1 0,27A; Iđm2 0,34A Iđm1 Iđm2 không thể mắc nối tiếp hai đèn với nhau để chúng sáng bình thường. 2- Học sinh: giấy trong, bút dạ (hoặc bảng) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số dụng cụ, thiết bị điện tiết kiệm điện năng. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng I- Lý thuyết 1- Công suất điện: P = U.I U 2 + Nếu mạch có R thì: P = I2.R = R Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  40. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 2- Điện năng sử dụng: A = P .t = U.I.t II- Bài tập 1- Bài 1 (SGK-T32) 2- Bài 2 (SGK-T32) 3- Bài 3 (SGK-T33) III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Công suất điện trong - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các đơn vị đoạn mạch được xác định như thế nào? Viết trong công thức. công thức tính công suất điện? - 1 HS trả lời câu hỏi: Công của dòng điện là gì? Viết công thức tính công suất điện? Đo điện năng sử dụng bằng dụng cụ gì? - Các HS khác nhận xét và sửa chữa. - Gọi HS nhận xét. Hoạt động 2: (10 phút) Giải bài 1 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích đầu bài. - Nếu nhiều HS gặp khó khăn GV có thể gợi - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy ý: trong (hoặc bảng phụ) + Điện trở của bóng đèn tính theo công thức nào? + Công suất của bóng đèn tính theo công thức nào? + Điện năng sử dụng tính theo công thức nào? + A tính theo Jun thì các đại lượng khác trong công thức có đơn vị gì? - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án để thống nhất kết quả. lên bảng. Hoạt động 3: (11 phút) Giải bài 2 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích mạch điện. - Yêu cầu HS phân tích mạch điện. - Trả lời câu hỏi: - Nếu HS gặp khó khăn GV gợi ý: + Đèn sáng bình thường khi nào? + Cường độ dòng điện qua đèn bằng bao + Ampe kế đo đại lượng nào trong mạch? nhiêu, do đó số chỉ ampe kế bằng bao nhiêu? + Biến trở mắc và đèn mắc với nhau như + Đèn sáng bình thường thì cường độ dòng thế nào? Khi đó cường độ dòng điện qua điện qua đèn và biến trở bằng bao nhiêu? biến trở và qua đèn như thế nào với nhau? + Dựa vào công thức nào để tính điện trở - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy của biến trở? trong (hoặc bảng phụ) + áp dụng công thức nào để tính Pb? + Sử dụng công thức nào để tính Ab , A? - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án lên bảng. - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án để thống nhất kết quả. Hoạt động 4: (11 phút) Giải bài 3 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  41. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Trả lời câu hỏi: - Nếu HS gặp khó khăn GV có thể gợi ý: + Phải mắc đèn và bàn là thế nào để + Tính điện trở của đèn và bàn là theo chúng hoạt động bình thường? công thức nào? - Vẽ sơ đồ mạch điện. + Sử dụng công thức nào để tính điện trở - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy tương đương? trong (hoặc bảng phụ) + Tính điện năng sử dụng theo công thức nào? - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án để thống nhất kết quả. lên bảng. Hoạt động 5: (7 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 14.1 đến 14.6 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T21, 22). IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 15: Thực hành: xác định công suất của các dụng cụ điện I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế. 2- Kĩ năng: - Lắp mạch điện theo sơ đồ. - Sử dụng thành thạo ampe kế và vôn kế để xác định công suất. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Trả lời câu hỏi: Câu 1: Công suất P của một dụng cụ điện hoặc một đoạn mạch liện hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I bằng hệ thức nào? Câu 2: Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo? Câu 3: Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo? Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  42. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Đáp án phiếu học tập: Câu 1: P = U.I Câu 2: Dùng vôn kế mắc song song với đoạn mạch cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện. Câu 3: Dùng ampe kế mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo sao cho chốt (+) về phía cực dương, chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện. 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 bóng đèn pin 2,5V- 1W - 1 quạt điện nhỏ 2,5V - 1 biến trở con chạy 20Ω - 2A - 1 ampe kế GHĐ 500mA, ĐCNN 10mA - 1 vôn kế GHĐ 6V, ĐCNN 0,1V - 1 công tắc - 1 nguồn điện 6V - 9 đoạn dây nối - 1 bảng cắm mỗi HS: 1 báo cáo thực hành (mẫu SGK-T43) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video hướng dẫn cách mắc mạch điện và tiến hành đo công suất bằng vôn kế và ampe kế. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 15: Thực hành: xác định công suất của các dụng cụ điện I- Chuẩn bị (SGK-T42) II- Nội dung thực hành 1- Xác định công suất của các bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau 2- Xác định công suất của quạt 3- Hoàn thành báo cáo thực hành * Đo công suất của dụng cụ điện + Dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện + Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua dụng cụ điện + Dựa vào công thức P = U.I tính giá trị công suất của dụng cụ điện III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (8 phút) Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Công suất tiêu thụ của một dụng cụ điện tính theo công thức nào? Đơn vị của các đại lượng trong công thức? + Nêu ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện? - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi trong phiếu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đặt câu hỏi tình huống. - Trả lời câu hỏi để dẫn tới vấn đề cần nghiên cứu: Có thể dùng ampe kế và vôn kế để đo công suất của các dụng cụ điện được không? Phải làm như thế nào? Hoạt động 2: (4 phút) Nhận dụng cụ, nêu phương án thí nghiệm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu các dụng cụ cần thiết. - Cho HS kể tên các dụng cụ thí nghiệm. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  43. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Nhận dụng cụ và tìm hiểu cách dùng các - Phát dụng cụ cho các nhóm. dụng cụ. - Thảo luận trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Ta cần xác định công suất của các dụng cụ điện nào? Cần phải tiến hành như thế nào? Hoạt động 3: (5 phút) Thảo luận phương án thí nghiệm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện. - Gọi HS lên vẽ sơ đồ mạch điện. - Trả lời câu hỏi: Biến trở dùng để làm gì? - Thảo luận các bước thực hành: - Cho các nhóm thảo luận các bước tiến hành. 1) Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau. 2) Xác định công suất của quạt điện. Hoạt động 4: (21 phút) Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã - Theo dõi các nhóm mắc mạch điện. vẽ. - Trước khi tiến hành đo, cần lưu ý HS tuân thủ các quy tắc an toàn điện và mắc ampe kế, vôn kế đúng quy tắc. - Các nhóm tiến hành đo và ghi kết quả theo - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hành. các bước đã nêu. - Tính giá trị công suất và ghi kết quả vào báo cáo. Hoạt động 5: (7 phút) Kết thúc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Cá nhân HS hoàn thành báo cáo và nộp, - Nhận báo cáo, thu dọn đồ dùng. thu dọn dụng cụ. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét - Cho HS thảo luận nhóm kết quả. kết quả và rút ra kết luận. - Thảo luận để rút ra cách đo công suất của dụng cụ điện bằng ampe kế và vôn kế. - Nêu thắc mắc (nếu có). - Giải đáp thắc mắc. - Nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm. - Nhận xét kết quả, đánh giá về ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ thực hành, kỷ luật an toàn lao động, thao tác thực hành của HS. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 16: định luật jun - lenxơ I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến thành nhiệt năng. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  44. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - Phát biểu được định luật Jun - Lenxơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2- Kĩ năng: Xử lí thông tin và rút ra kết luận cần thiết. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Hình vẽ phóng to hình 16.1 (SGK-T44) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng C. Hoá năng B. Năng lượng ánh sáng D. Nhiệt năng Câu 2: Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì toả ra nhiệt lượng là: A. 1 200J B. 144 000J C. 7 200J D. 24 000J Câu 3: (câu C4/SGK-T45) * Trả lời: Câu 4: (câu C5/SGK-T45) * Trả lời: - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (1,5 điểm): D Câu 2 (1,5 điểm): B Câu 3 (3 điểm): Theo định luật Jun - Lenxơ, với cùng dòng điện chạy qua trong cùng thời gian thì nhiệt lượng toả ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ thuận với điện trở của chúng. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều và phát sáng, còn dây nối thì ngược lại. Câu 4 (4 điểm): Điện năng sử dụng để đun nước: A = P.t o o Nhiệt lượng cần để đun sôi nước: Q = m.c.(t2 - t1 ) o o o o m.c(t 2 t1 ) Theo định luật bảo toàn năng lượng: A = Q P.t = m.c.(t2 - t1 ) t P 2.4200.(100 20) thay số: t 672 s 1000 2- Học sinh: Nội dung kiến thức 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số dụng cụ, thiết bị điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Đoạn video mô tả thí nghiệm hình 16.1 (SGK-T44). Hình ảnh giới thiệu nhà vật lí Jun và Lenxơ. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 16: định luật jun - lenxơ I- Trường hợp điện năng được biến đổi thành nhiệt năng 1- Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng 2- Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng II- Định luật Jun - Lenxơ 1- Hệ thức của định luật Q: nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn; đơn vị: J I:Giáo cường viên độ :dòng Nguyễn điện Vănchạy quaThuấn dây dẫn; đơn vị: A R: điện trở của dây dẫn; đơn vị: Ω t: thời gian dòng điện chạy qua; đơn vị: s
  45. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Q = I2.R.t trong đó 2- Xử lí kết quả của thí nghiệm kiểm tra C1: A = U.I.t = I2.R.t = (2,4)2.5.300 = 8 640J C2: Nhiệt lượng nước nhận được là: o Q1 = m1.c1.Δt = 0,2.4200.9,5 = 7 980J Nhận lượng bình nhôm nhận được là: o Q2 = m2.c2.Δt = 0,078.880.9,5 = 652,08J Nhiệt lượng nước và bình nhôm nhận được là: Q = Q1 + Q2 = 7980 + 652,08 = 8 632,08J C3: Nếu tính cả một phần nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì: Q = A 3- Phát biểu định luật (SGK-T45) Nếu Q đo bằng calo thì: Q = 0,24I2.R.t III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (4 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi tạo tình huống. + Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn? + Khi đó nhiệt lượng toả ra ở dây tóc bóng đèn phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Vì sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao còn dây nối với bóng đèn thì hầu như không nóng? - Từ đó phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: (5 phút) Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Kể tên các dụng cụ, thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng? + Dụng cụ, thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng và quang năng? điện năng thành nhiệt năng và cơ năng? + Dụng cụ, thiết bị nào biến đổi điện năng thành toàn bộ nhiệt năng? - Thảo luận trả lời bổ sung. - Đặt vấn đề: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn tuân theo đinh luật nào? Hoạt động 3: (4 phút) Xây dựng hệ thức biểu thị định luật Jun - Lenxơ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: Xét trường hợp điện năng - Đặt câu hỏi. biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng, nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn tính theo công thức nào? - Từ đó tiếp thu vấn đề cần nghiên cứu: Làm - Cho HS nêu công thức. thế nào để kiểm tra hệ thức đó? Hoạt động 4: (15 phút) Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra hệ thức biểu thức định luật Jun - Lenxơ Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  46. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát hình 16.1 (SGK-T44) để tìm hiểu - Treo hình 16.1 cho HS quan sát và gới thiệu cách làm thí nghiệm kiểm tra. cách tiến hành thí nghiệm. - Đọc phần mô tả và các dữ kiện thu được - Có thể nêu lí do và yêu cầu HS nghiên cứu qua thí nghiệm. SGK. - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Tính điện năng sử dụng theo công thức nào? + Tính nhiệt lượng thu vào theo công thức nào? - Hướng dẫn HS xử lí kết quả thí nghiệm. - Các nhóm xử lí kết quả thí nghiệm thông qua việc trả lời các câu C1, C2, C3. - Báo cáo kết quả và rút ra nhận xét. Hoạt động 5: (5 phút) Phát biểu định luật Jun - Lenxơ Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Dựa vào hệ thức nhận xét mối quan hệ giữa Q với I, R, t. - Phát biểu định luật Jun - Lenxơ. - Đề nghị HS phát biểu định luật Jun - Lenxơ. - Nêu đơn vị các đại lượng trong hệ thức - GV lưu ý: Q tính theo đơn vị calo. định luật Jun - Lenxơ. Hoạt động 6: (11 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 7: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 16-17.2, 16-17.3, - Giao bài tập về nhà cho HS. 16-17.5 (SBT-T23). - Đọc phần có thể em chưa biết. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  47. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 17: bài tập vận dụng định luật Jun - len xơ I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: Vận dụng định luật Jun - Lenxơ để giải được các bài tập về tác dụn nhiệt của dòng điện. 2- Kĩ năng: Giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Nội dung bài tập - Đèn chiếu (hoặc bảng phụ) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Công thức nào sau đây tính nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo? A. Q = I2.R.t C. Q = 0,24I2.R.t B. Q = 0,24I.R.t D. Q = 2,4I2.R.t Câu 2: Hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 8Ω mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V trong thời gian 10 phút. Nhiệt lượng toả ra của đoạn mạch là: A. 2400J B. 4320J C. 4200J D. 3240J Câu 3: Một ấm điện có điện trở 100Ω mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun nước. Nhiệt lượng toả ra là 290 400J. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Tính thời gian đun nước. A. 480s B. 540s C. 600s D. 900s - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2 điểm): C Câu 2 (4 điểm): B Câu 3 (4 điểm): C 2- Học sinh: giấy trong, bút dạ (hoặc bảng) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số đồ dùng thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 17: bài tập vận dụng định luật Jun - len xơ I- Lý thuyết * Định luật Jun - Lenxơ: Q = I2.R.t (đơn vị J) Q = 0,24.I2.R.t (đơn vị cal) II- Bài tập 1- Bài 1 (SGK-T47) 2- Bài 2 (SGK-T48) 3- Bài 3 (SGK-T48) III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (4 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - 1 HS trả lời câu hỏi: Phát biểu và viết hệ - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các đơn vị thức của định luật Jun - Lenxơ? trong công thức. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  48. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - 1 HS làm bài 16-17.3a (SBT-T23): R1ntR2 I1 = I2 = I Theo định luật Jun - Lenxơ: 2 2 Q1 R1 Q1 = I .R1.t; Q2 = I .R2.t Q 2 R 2 - Các HS khác nhận xét và sửa chữa. - Gọi HS nhận xét. Hoạt động 2: (11 phút) Giải bài 1 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích đầu bài. Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn và theo dõi HS làm + Nhiệt lượng mà bếp toả ra tính theo công thức nào? + Nêu công thức tính hiệu suất? Nhiệt lượng nào coi là nhiệt lượng có ích? Tính theo công thức nào? Nhiệt lượng nào là nhiệt lượng toàn phần? Tính nhiệt lượng đó theo công thức nào? + Muốn tính số tiền phải trả cần phải biết gì? - HS làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Hoạt động 3: (10 phút) Giải bài 2 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Phân tích đầu bài. - Yêu cầu HS phân tích đầu bài. - Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS là bài + Nhiệt cần cung cấp cho nước tính theo công thức nào? + Khi biết H và Qci tính nhiệt lượng toả ra thế nào? + Viết công thức tính thời gian theo Qtp và công suất P? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy trong (hoặc bảng phụ) - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án lên bảng. để thống nhất kết quả. Hoạt động 4: (11 phút) Giải bài 3 Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài. - Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài. - Trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS làm. + Tính điện trở của dây dẫn theo công thức nào? + Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tính theo công thức nào? + Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn tính theo công thức nào? - Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  49. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 trong (hoặc bảng phụ) - Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp án - Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu đáp án để thống nhất kết quả. lên bảng. Hoạt động 5: (8 phút) Củng cố, vận dụng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả - Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự chấm kết của bạn. quả lẫn nhau. Hoạt động 6: (1 phút) Hướng dẫn về nhà Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Học bài và làm bài tập 17.4 đến 17.6 (SBT- - Giao bài tập về nhà cho HS. T23). - Ôn tập các kiến thức đã học. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  50. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 18: Thực hành: kiểm nghiệm mối quan hệ q ~ i2 trong định luật jun - lenxơ I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Vẽ được sơ đồ mạch điện của thí nghiệm kiểm nghiệm định luật Jun - Lenxơ. - Láp ráp và tiến hành được thí nghiệm kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I 2 trong định luật Jun - Lenxơ. 2- Kĩ năng: - Lắp mạch điện theo sơ đồ. - Sử dụng các dụng cụ đo thành thạo. 3- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm. II. Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Hình vẽ hình 18.1 (SGK-T49) - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Trả lời câu hỏi: Câu 1: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào những yếu tố nào và sự phụ thuộc đó được biểu thị bằng hệ thức nào? Câu 2: Nhiệt lượng Q được dùng để đun nước có khối lượng m 1 và làm nóng cốc đựng nước o o có khối lượng m2 , khi đó nhiệt độ của nước và cốc tăng từ t1 tới t2 . Nhiệt dung riêng của nước là c1 và nhiệt dung riêng của chất làm cốc là c2 . Hệ thức nào biểu thị mối liên hệ giữa o o Q và các đại lượng m1 , m2 , c1 , c2 , t1 , t2 ? Câu 3: Nếu toàn bộ nhiệt lượng toả ra bởi dây dẫn điện trở R có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t được dùng để đun nóng nước và cốc trên đây thì độ tăng nhiệt độ Δt o = o o t2 - t1 liên hệ với cường độ dòng điện I bởi hệ thức nào? - Đáp án phiếu học tập: Câu 1: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Sự phụ này biểu thị bằng hệ thức: Q = I2.R.t o o Câu 2: Q = (m1.c1 + m2.c2)(t2 - t1 ) o o o R.t 2 Câu 3: Δt = t2 - t1 = .I m1.c1 m 2 .c 2 2- Học sinh: mỗi nhóm: - 1 bình nhiệt lượng kế dung tích 250ml - 1 biến trở con chạy 20Ω - 2A - 1 ampe kế GHĐ 500mA, ĐCNN 10mA - 1 nhiệt kế dầu GHĐ 100oC, ĐCNN 1oC - 1 công tắc - 1 nguồn điện 12V - 6 đoạn dây nối Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  51. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 - 1 đồng hồ bấm giây - 170ml nước sạch (nước tinh khiết) - 1 ca đong có độ chia đến ml - 1 bảng cắm mỗi HS: 1 báo cáo thực hành (mẫu SGK-T50) 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ và cách tiến hành làm thí nghiệm. 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 18: Thực hành: kiểm nghiệm mối quan hệ q ~ i2 trong định luật jun - lenxơ I- Chuẩn bị (SGK-T49) II- Nội dung thực hành 1) Đổ 170ml nước sạch vào cốc. 2) Lắp nhiệt kế, bầu nhiệt kế ngập trong nước. 3) Đặt cốc vào nhiệt lượng kế. 4) Mắc các dụng cụ theo sơ đồ. o 5) Điều chỉnh I1 = 0,6A, đo nhiệt độ ban đầu t1 và thời gian. o Đun trong 7 phút, đo t2 . 6) Điều chỉnh I2 = 1,2A và I3 = 1,8A tiến hành đo tương tự. III. Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (6 phút) Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Phát biểu định luật Jun - Lenxơ? Trong hệ thức của định luật Jun - Lenxơ, nhiệt lượng Q phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Để làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng Q vào một trong các yếu tố ta làm như thế nào? + Từ đó muốn làm thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ Q ~ I2 ta làm như thế nào? - Nhận phiếu học tập, trả lời các câu hỏi - Phát phiếu học tập và giao việc cho HS. trong phiếu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: (4 phút) Nhận dụng cụ, nêu phương án thí nghiệm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nêu các dụng cụ cần thiết. - Cho HS kể tên các dụng cụ thí nghiệm. - Nhận dụng cụ và tìm hiểu cách dùng các - Phát dụng cụ cho các nhóm. dụng cụ. - Thảo luận trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Muốn kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong công thức định luật Jun - Lenxơ ta cần làm thế nào? Hoạt động 3: (5 phút) Thảo luận phương án thí nghiệm Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Quan sát sơ đồ mạch điện. - Treo hình vẽ sơ đồ mạch điện hinh 18.1 - Thảo luận các bước thực hành: (SGK-T49). Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  52. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 1) Đổ 170ml nước sạch vào cốc. - Cho các nhóm thảo luận các bước tiến hành. 2) Lắp nhiệt kế, bầu nhiệt kế ngập trong nước. 3) Đặt cốc vào nhiệt lượng kế. 4) Mắc các dụng cụ theo sơ đồ. 5) Điều chỉnh I1 = 0,6A, đo nhiệt độ ban đầu o o t1 và thời gian. Đun trong 7 phút, đo t2 . 6) Điều chỉnh I2 = 1,2A và I3 = 1,8A tiến hành đo tương tự. Hoạt động 4: (25 phút) Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Các nhóm tiến hành đo và ghi kết quả theo - Trước khi tiến hành đo, cần lưu ý HS tuân các bước đã nêu. thủ các quy tắc an toàn điện và mắc ampe kế, - Tính độ tăng nhiệt độ và ghi kết quả vào nhiệt kế đúng quy tắc. báo cáo. - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm thực hành. - Thảo luận và rút ra kết luận ghi vào báo cáo. Hoạt động 5: (5 phút) Kết thúc Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Cá nhân HS hoàn thành báo cáo và nộp, - Nhận báo cáo, thu dọn đồ dùng. thu dọn dụng cụ. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét - Cho HS thảo luận nhóm kết quả. kết quả và rút ra kết luận. - Thảo luận để rút ra mối quan hệ Q với I. - Nêu thắc mắc (nếu có). - Giải đáp thắc mắc. - Nghe GV nhận xét để rút kinh nghiệm. - Nhận xét kết quả, đánh giá về ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ thực hành, kỷ luật an toàn lao động, thao tác thực hành của HS. IV- Rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá giờ học. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  53. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 19: sử dụng an toàn và tiết kiệm điện I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức: - Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. 2- Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. 3- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi sử dụng điện. II- Chuẩn bị 1- Giáo viên: - Phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Nội dung phiếu học tập: Câu 1: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người? A. 6V. B. 12V. C. 39V. D. 220V. Câu 2: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện? A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện. B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V. D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. Câu 3: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì: A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất. B. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này. C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường. D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ. Câu 4: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?: A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống. B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại. C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết. D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng. - Đáp án - biểu điểm phiếu học tập: Câu 1 (2,5 điểm): D Câu 3 (2,5 điểm): D Câu 2 (2,5 điểm): D Câu 4 (2,5 điểm): B 2- Học sinh: các kiến thức Vật lí 7, Vật lí 9 và Công nghệ 8 có liên quan. 3- Gợi ý ứng dụng CNTT: 4- Nội dung ghi bảng: Tiết 19: sử dụng an toàn và tiết kiệm điện I- An toàn khi sử dụng điện 1- Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 + C1: Chỉ làm thí nghiệm với U < 40V. + C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện. + C3: Mắc cầu chì. Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn
  54. Trường THCS Phú Nhuận Giáo án Lý 9 + C4: - Phải thận trọng. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có vỏ cách điện đúng tiêu chuẩn quy định. 2- Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện (SGK-T51) II- Sử dụng tiết kiệm điện năng 1- Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng (SGK-T51) 2- Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng - Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp. - Sử dụng điện trong thời gian cần thiết. III- Vận dụng III- Tổ chức các hoạt động học tập Hoạt động 1: (3 phút) Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Thảo luận, trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Vì sao cần phải sử dụng an toàn và tiết kiệm điện? + Sử dụng điện như thế nào thì an toàn và tiết kiệm? Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Nhớ lại các kiến thức an toàn khi sử dụng - Nêu yêu cầu. điện đã học ở lớp 7, trả lời câu hỏi C1 đến C4. - Cá nhân HS trả lời từng câu. - Gọi từng HS trả lời câu C1, C2, C3, C4. - Thống nhất câu trả lời. - Hoàn chỉnh câu trả lời. - Trả lời câu hỏi: - Đặt câu hỏi. + Ngoài các quy tắc đó ra, cần nắm các quy tắc an toàn khi sử dụng điện nào khác? - Thảo luận nhóm, trả lời câu C5, C6. - Tổ chức HS thảo luận các quy tắc an toàn khi - Rút ra các quy tắc an toàn khi sử dụng sử dụng điện. điện. Hoạt động 3: (8 phút) Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời - Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK. câu hỏi: + Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện? - Đặt câu hỏi. - Thảo luận, trả lời câu C7. - Có thể gợi ý HS trả lời câu C7: - Thống nhất câu trả lời. + Biện pháp ngắt điện ngay khi ra khỏi nhà, ngoài tác dụng tiết kiệm điện còn giúp tránh được những hiểm hoạ nào nữa? + Phần điện năng tiết kiệm được còn có thể làm gì đối với đất nước? + Khi tiết kiệm điện thì bớt được nhà máy điện cần xây dựng, điều này có lợi ích gì đối với môi trường? - Yêu cầu HS thực hiện câu C8, C9. - Thảo luận trả lời câu C8, C9. - Rút ra kết luận về các biện pháp tiết kiệm điện năng. - Đặt câu hỏi. - Trả lời câu hỏi: + Trong gia đình em đã sử dụng biện Giáo viên : Nguyễn Văn Thuấn