Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Chủ đề 7: Ôn tập học kì I

docx 15 trang Thu Mai 03/03/2023 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Chủ đề 7: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan18_chu_de_7.docx

Nội dung text: Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Chủ đề 7: Ôn tập học kì I

  1. TUẦN 18 TOÁN CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I Bài 42: ÔN TẬP BIỂU THỨC SỐ (T2) – Trang 117 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tính được giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính có và không có dấu ngoặc. - Giải được bài toán thực tế bẳng hai phép tính nhân, chia trong phạm vi 1 000. - Phát triển năng lực tư duy, lập luận và rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + GV trình chiếu bài tính giá trị của biểu thức + HS nêu cách thực hiện + HS chọn kết quả đúng + HS nêu cách tính - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính và có dấu ngoặc. + Củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính, có dấu ngoặc và rèn kĩ năng tính nhẩm.
  2. + Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc phép nhân, chia và có thể vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhân. + Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán thực tế liên quan đến phép chia. + Phát triển năng lực tư duy, lập luận và rèn kĩ năng tinh giá trị của biểu thức. - Cách tiến hành: Bài 1. Tính giá trị của biểu thức. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức (Thực hiện tính trong - GV nhắc lại cách thực hiện phép tính cho HS. ngoặc trước) - HS làm vào vở. - Nhóm đôi đổi vở, kiểm tra bài. a. 45 + (62 + 38 ) = 45 + 100 = - HS chữa bài trước lớp. Khi chữa bài, GV lưu ý 145 HS cách trình bày. b. 182 – ( 96 – 54) = 182 – 45 = 137 c. 64 : ( 4 x 2 ) = 64 : 8 = 8 - GV nhận xét, tuyên dương. d. 7 x ( 48 : 6 ) = 7 x 8 = 56 Bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức dưới đây. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS nêu cách tính một số biểu thức, - HS làm vào vở đặc biệt là các trường hợp có thế tính nhầm. Chẳng - HS đổi vở, kiểm tra, chữa bài hạn: (33 + 67): 2 có thể nhẩm ngay được kết quả là cho nhau. 50 (33 cộng 67 bằng 100, 100 chia 2 bằng 50). - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS nêu kết quả trước lớp. - GV và HS nhận xét và bổ sung. Đáp án: A = 40, B = 50, C = 210, - GV Nhận xét, tuyên dương. D =100 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm vào vở - GV và HS chữa bài cho HS. GV có thể hướng dẫn - 2 HS làm vào bảng nhóm và HS cách làm dễ hơn dựa vào tính chất kết hợp của trình bày trước lớp. phép cộng và phép nhân. Đáp án: - GV nhận xét, tuyên dương. a) 27 + 34 + 66 = 127 b)7 x 5 x 2 = 35 x 2 = 70 Bài 4. Giải bài toán - HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS tìm hiểu đề bài: - HS trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + 288 bánh xe vào các hộp. Mỗi hộp 4 bánh xe.Mỗi thùng 8 hộp.
  3. + Bài toán hỏi gì? + Đóng được bao nhiêu thùng bánh xe? + Phải làm phép tính gì? + Thực hiện phép chia và chia - HS làm bài vào vở. - GV và HS chữa bài cho HS - 1HS làm vào bảng nhóm - GV nhận xét, tuyên dương. và trình bày trước lớp. Bài giải Người ta đóng được số hộp bánh xe là: 288 : 4 = 72 (hộp) Người ta đóng được số thùng bánh xe là: 72 : 8 = 9 (thùng) Bài 5. Đố em? ( Đây là bài tập “nâng cao” dành Đáp số: 9 thùng bánh xe. cho HS khá, giỏi, do đó khòng yêu cầu tất cả HS làm bài này.) - HS đọc yêu cầu của bài - GV yêu cầu HS tìm hiểu đề bài rồi suy nghĩ cách - HS nêu kết quả trước lớp làm bài. 6 x ( 6 – 6 ) = 0 - GV có thể giải thích cho HS hiểu yêu cầu của bài: Thay dấu “?” bằng dấu phép tính sao cho giá trị của biểu thức đó bé nhất. Để biểu thức có giá trị bé nhất thì biểu thức trong dấu ngoặc phải có giá trị bé nhất. Biểu thức trong dấu ngoặc có hai số 6 nên dấu “?” phải là dấu để biếu thức trong dấu ngoặc có giá trị bé nhất là 0. - GV nhận xét tuyên dương. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh nhận biết thức đã học vào thực tiễn. cách tính được giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính có và không có dấu ngoặc. Giải được bài toán + HS trả lời: thực tế bẳng hai phép tính nhân, chia trong phạm vi 1 000. - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
  4. TOÁN CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I Bài 43: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1) – Trang 118 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được góc vuông, góc không vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ và các yếu tố: đỉnh, cạnh của khối hộp chữ nhật. - Vẽ được hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông trên giấy ô vuông. - Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính cùa hình tròn. - Phát triển năng lực tư duy trừu tượng, mô hình hoá, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Quan sát hình, nêu tên từng hình
  5. + Hình vuông, tam giác, hình - GV Nhận xét, tuyên dương. chữ nhật, khối lập phương, hình - GV dẫn dắt vào bài mới trụ. - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Nhận biết được góc vuông, góc không vuông, trung điểm của đoạn thẳng. + Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ và các yếu tố: đỉnh, cạnh của khối hộp chữ nhật; vẽ được hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông trên giấy ô vuông. - Cách tiến hành: Bài 1. Củng cố biểu tượng góc vuông, góc không - HS nêu yêu cầu của bài rồi vuông, trung điểm của đoạn thẳng. làm bài - GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài. - HS trả lời trước lớp - Câu a: GV hướng dẫn HS nhận dạng góc vuông + Có 4 góc vuông đỉnh K; có 2 theo từng đỉnh K và I. góc vuông đỉnh I. Vậy hình đã cho có tất cả 6 góc vuông. - Câu b: GV hướng dẫn HS nhận dạng góc không + Góc không vuông đỉnh A, vuông theo từng cạnh AB, AK, AE. cạnh AB, AK; góc không vuông đỉnh A, cạnh AK, AE; góc không vuông đỉnh A, cạnh AB, AE. Vậy có 3 góc không vuông đỉnh A. - Câu c: Cách nhận biết trung điểm của đoạn + Trung điểm của đoạn thẳng thẳng. AC là điểm K. - GV nhận xét, tuyên dương. + Trung điểm của đoạn thẳng ED là điểm I. Bài 2: Vẽ hình theo mẫu - GV cho HS đọc yêu cầu. -HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS chấm các đỉnh của hình cần -HS làm vào vở vẽ rồi nối các đỉnh theo hình mẫu. -HS trao đổi bài để kiểm tra - GV và HS chữa bài. - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Nêu tên đường kính, bán kính - GV cho HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài. -HS nêu yêu cầu của bài + Câu a: GV hướng dẫn HS xác định tâm của -HS ghi câu trả lời vào vở hình tròn rồi từ đó xác định bán kính, đường kính -HS trao đổi bài để kiểm tra của hình tròn. + Câu b: Hình đã cho có dạng cột cờ. GV hướng dẫn HS đếm số khối lập phương ở đế dưới cùng của cột cờ được 16 khối; số khối trụ ở phần còn lại của cột cờ được 3 khối. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
  6. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. Củng cố nhận dạng khối hộp chữ nhật và số đỉnh của nó. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài rồi làm bài. -HS đọc đề bài và xác định yêu - GV hướng dẫn HS nhận biết những khối lập cầu của bài rồi làm bài. phương ở vị trí nào thì được sơn 3 mặt từ đó tìm -HS nêu kết quả trước lớp ra kết quả. + Các khối lập phương ở các đình của khỗi hộp chữ nhật đểu Lưu ý: Sau khi HS làm xong bài, GV có thể khai được sơn 3 mặt. Vậy có 8 khối thác thêm bài toán, chẳng hạn: Có mấy khối lập lập phương được sơn 3 mặt. phương nhỏ được sơn 2 mặt? + Các khối lập phương còn lại - GV Nhận xét, tuyên dương. đều được sơn 2 mặt. Vậy có 4 khối lập phương được sơn 2 mặt 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh nhận biết số thức đã học vào thực tiễn. liền trước, số liều sau, đọc số, viết số + Bài toán: + HS trả lời: - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: TOÁN CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I Bài 43: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T2) – Trang 119 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Có biểu tượng và nhận biết được các đơn vị mm, ml, g, độ C; tính được độ dài đường gấp khúc; xác định được cân nặng của một số đỗ vật có đơn vị là g (gam) dựa vào cân hai đĩa;
  7. - Ước lượng được số đo của một số đồ vật có đơn vị là mm, ml, g, độ C; thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia với số đo liên quan đến đơn vị mm, ml, g; Giải được bài toán thực tế có hai phép tính liên quan đến số đo khối lượng. - Phát triển năng lực tư duy trừu tượng, mô hình hoá, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Đọc tên các đơn vị đo đã học + Trả lời: - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc, xác định cân nặng của một số đó vật có đơn vị là g (gam) dựa vào cân hai đĩa. - Cách tiến hành: Bài 1a.Tính độ dài đường gấp khúc - HS nêu yêu cầu của bài rồi - GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài. làm bài vào vở. Câu a: HS có thể tính tổng độ dài các đoạn thẳng - HS làm vào bảng nhóm, trình cùa đường gấp khúc. Tuy nhiên, GV có thể cho HS bày trước lớp. nhận xét ba đoạn thẳng của đường gấp khúc đã cho Bài giải
  8. cùng có độ dài là 28 mm. Do đó dùng phép nhân Độ dài đường gấp khúc ABCD để tính độ dài đường gấp khúc này. là: 28 X 3 = 84 (mm) Đáp số: 84 mm. + Vậy quả bưởi cân nặng là: Câu b: GV hướng dẫn HS quan sát cân để nhận ra đĩa cân bên phải gồm quả bưởi và quả cân 100 g 500 g + 500 g - 100 g = 900 g. nặng bằng đĩa cân bên trái gồm hai quả cân 500 g. - GV nhận xét, tuyên dương. -HS nêu yêu cầu của bài Bài 2: Chọn số đo thích hợp -HS làm vào vở - GV cho HS đọc yêu cầu của bài. -HS trao đổi bài để kiểm tra Kết quả: a) Chọn A; b) Chọn C; - GV trình chiếu câu hỏi, HS chọn đáp án đúng c) Chọn A; d) Chọn B nhất. - GV và HS nhận xét bạn, chữa bài - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Tính -HS nêu yêu cầu của bài - GV cho HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài. -HS làm bài vào vở - GV theo dõi và hỗ trợ HS -HS trao đổi bài để kiểm tra a) 600mm, 500mm,280mm - HS làm trên bảng lớp. b) 805g, 1000g, 150g - HS chữa bài và nhận xét - GV nhận xét tuyên dương. c) 656ml, 500ml,750ml Bài 4. Giải bài toán - HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài rồi làm bài. - HS trả lời câu hỏi: - GV cho HS tìm hiểu đề bài: + 1 gói mì 80g, 1 hộp sữa 455g + Bài toán cho biết gì? + 3 gói mì và 1 hộp sữa nặng bao + Bài toán hỏi gì? nhiêu kg? + Thực hiện phép nhân và cộng + Phải làm phép tính gì? -HS làm bài vào vở. -1HS làm vào bảng nhóm và - GV và HS chữa bài cho HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài giải 3 gói mì tôm cân nặng là: 80 X 3 = 240 (g) 3 gói mì tôm và 1 hộp sữa cân nặng tất cả là: 240 + 455 = 695(g) Đáp số: 695 g. 3. Vận dụng. - Mục tiêu:
  9. + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như - HS tham gia để vận dụng kiến trò chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh có biểu thức đã học vào thực tiễn. tượng và nhận biết được các đơn vị mm, ml, g, độ C; tính được độ dài đường gấp khúc; xác định được + HS trả lời: cân nặng của một số đồ vật có đơn vị là g (gam) dựa vào cân hai đĩa; Ước lượng được số đo của một số đồ vật có đơn vị là mm, ml, g, độ C; thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia với số đo liên quan đến đơn vị mm, ml, g; + Bài toán: - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: TOÁN CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I Bài 44: ÔN TẬP CHUNG (T1) – Trang 120 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Củng cố về phép tính nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức, về hình học (trung điểm của đoạn thẳng, góc vuông, đường gấp khúc, ), về đo lường, về giải toán có lời văn (hai bước tính). - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  10. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Chọn số đo thích hợp với các đồ vật + Trả lời: Ghi đáp án ra bảng con - GV Nhận xét, tuyên dương. + Trả lời - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố kiến thức vể phép tính (nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ sỗ); + Tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính), ); về hình học (điểm, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết góc vuông, ), về đo lường (bài toán liên quan đến dung tích, đơn vị l). - Cách tiến hành: Bài 1. (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính. - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu cách thực hiện phép tính nhân. - GV quan sát và hỗ trợ HS - HS làm bài vào vở - Trao đổi nhóm đôi, chữa bài - HS làm trên bảng lớp. 213 217 161 - GV và HS nhận xét, chữa bài của bạn. x 3 x 4 x 5 - GV nhận xét, tuyên dương. 639 868 805 Bài 2: (Làm việc cá nhân) Tính? - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu cách thực hiện phép tính nhân. - GV quan sát và hỗ trợ HS - HS làm bài vào vở - HS làm trên bảng lớp. - Trao đổi nhóm đôi, chữa bài - GV và HS nhận xét, chữa bài của bạn.( HS có thể ghi trừ rút gọn) - GV nhận xét, tuyên dương.
  11. Bài 3: Tìm trung điểm, góc vuông, đỉnh của -HS đọc yêu cầu của bài hình? -HS ghi câu trả lời vào vở - GV trình chiếu hình ảnh, hỏi HS. - HS trả lời trước lớp -HS đọc kết quả trước lớp - HS nhận xét lẫn nhau. - GV hướng dẫn HS quan sát hình, tính số đo độ a) M là trung điểm của đoạn dài đoạn thẳng theo cạnh của ô vuông để xác định thẳng BC; N là trung điểm cùa được trung điểm của các đoạn thẳng BC, ED, đoạn thẳng ED; Q là trung điểm BM, ND (câu a) hoặc có thể dùng ê ke kiểm tra của đoạn thẳng BM; p là trung góc vuông để xác định các góc đỉnh B, C, D, E là điềm cùa đoạn thẳng ND. các góc vuông (câu b). b)Có 4 góc vuông là: góc vuông đỉnh B, cạnh BC, BE; góc vuông đỉnh C, cạnh CB, CD; góc vuông đỉnh E, cạnh EB, ED; góc vuông đỉnh D, cạnh DC, - GV nhận xét, tuyên dương. DE. Bài 4. Tính giá trị của biểu thức - GV cho HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức -HS đọc yêu cầu của bài -HS nêu: câu a tính từ trái sang phải. Câu b tính trong ngoặc trước. - GV quan sát và giúp đỡ HS -HS làm vào vở, đổi vở kiểm tra - GV và HS nhận xét, chữa bài cho HS bài bạn. -HS làm trên bảng lớp a)175 + 42 - 75 = 217 – 75 - GV Nhận xét, tuyên dương. = 142 b)12 x (12- 9) = 12 x 3 = 36. - HS đọc yêu cầu của bài. Bài 4. Giải bài toán - GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu - HS trả lời câu hỏi: của bài rồi làm bài. + 1 thùng đựng 100l, 5 can , mỗi - GV cho HS tìm hiểu đề bài: can 10l + Bài toán cho biết gì? + Tất cả có bao nhiêu lít nước mắm? + Bài toán hỏi gì? + Thực hiện phép nhân và cộng -HS làm bài vào vở. + Phải làm phép tính gì? -1HS làm vào bảng nhóm và trình bày trước lớp.
  12. Bài giải - GV và HS chữa bài cho HS Số lít nước mắm ở 5 can là: 10 X 5 = 50 (/) Số lít nước mắm có tất cả là: - GV nhận xét, tuyên dương. 100 + 50= 150(l) Đáp Số: 150 / nước mắm. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh biết thực thức đã học vào thực tiễn. hiện nhân, chia số có hai, ba chữ só với (cho) số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức, về hình học, + HS trả lời: về đo lường, về giải toán có lời văn. + Bài toán: - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: TOÁN CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ I Bài 44: ÔN TẬP CHUNG (T2) – Trang 121 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Củng cố về phép tính nhân, chia số có hai, ba chữ só với (cho) sổ có một chữ số, tính giá trị của biểu thức, về hình học (trung điểm của đoạn thẳng, góc vuông, đường gấp khúc, ), về đo lường, về giải toán có lời văn (hai bước tính). - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất.
  13. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Quan sát hình, nêu tên trung điểm. Tìm đỉnh, góc + Trả lời miệng trước lớp. vuông có trong hình. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố kiến thức vể phép tính (nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ sỗ); + Tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính), ); về hình học (điểm, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng, trung điểm của đoạn thẳng, nhận biết góc vuông, ), về đo lường (bài toán liên quan đến dung tích, đơn vị l). - Cách tiến hành: Bài 1. (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính. - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu cách thực hiện phép tính nhân. - GV quan sát và hỗ trợ HS - HS làm bài vào vở - Trao đổi nhóm đôi, chữa bài - HS làm trên bảng lớp. 72 116 106 - GV và HS nhận xét, chữa bài của bạn. x 3 x 6 x 8 - GV nhận xét, tuyên dương. 216 696 848 Bài 2: (Làm việc cá nhân) Tính? - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu cách thực hiện phép tính nhân. - GV quan sát và hỗ trợ HS - HS làm bài vào vở
  14. - HS làm trên bảng lớp. - Trao đổi nhóm đôi, chữa bài - GV và HS nhận xét, chữa bài của bạn.( HS có thể ghi trừ rút gọn) - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3a: Tính độ dài đường gấp khúc. -HS đọc yêu cầu của bài - GV hỏi HS cách tính độ dài đường gấp khúc. -HS làm bài vào vở - HS trả lời trước lớp -HS nêu: Lấy số đo các cạnh - HS nhận xét lẫn nhau. cộng vào. -1HS làm vào bảng nhóm Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 30 + 42 + 28 = 100 (mm) - GV nhận xét, tuyên dương. Đáp số: 100 mm. Bài 3b: Ước lượng cân nặng túi muối -HS đọc yêu cầu của bài -HS làm bài vào vở - GV yêu cầu HS quan sát các quả cân 200 g và -1HS làm vào bảng nhóm 100 g, từ đó tính được gói muối cân nặng bao nhiêu gam? - HS đọc kết quả trước lớp - HS nhận xét lẫn nhau. Bài giải Gói muối cân nặng là: 200 + - GV nhận xét, tuyên dương. 200 + 100 = 500 (g) Bài 4. Tính giá trị của biểu thức Đáp số: 500 g. - GV cho HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức -HS đọc yêu cầu của bài -HS nêu: câu a tính từ trái sang - GV quan sát và giúp đỡ HS phải. Câu b tính trong ngoặc trước. - GV và HS nhận xét, chữa bài cho HS -HS làm vào vở, đổi vở kiểm tra bài bạn. - GV Nhận xét, tuyên dương. -HS làm trên bảng lớp Bài 5. Giải bài toán a)96 : 3 x 5 = 32 x 5 = 160 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu b)60 : ( 2 x 3) = 60 : 6 = 10 của bài rồi làm bài. - GV cho HS tìm hiểu đề bài: - HS đọc yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì? - HS trả lời câu hỏi: + Bài toán hỏi gì? + Tuần đầu 20 thùng, tuần sau + Phải làm phép tính gì? gấp đôi tuần đầu. + Tất cả có bao nhiêu thùng?
  15. + Thực hiện phép nhân và cộng - GV và HS chữa bài cho HS -HS làm bài vào vở. -1HS làm vào bảng nhóm và - GV nhận xét, tuyên dương. trình bày trước lớp. Bài giải Số thùng sách vở và đồ dùng học tập góp được trong tuần sau là: 20 x 3 = 60 (thùng) Số thùng sách vở và đồ dùng học tập góp được trong cả hai tuần là: 20 + 60 = 80 (thùng) Đáp Số: 80 thùng. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh biết thực thức đã học vào thực tiễn. hiện nhân, chia số có hai, ba chữ só với (cho) số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức, về hình học, + HS trả lời: về đo lường, về giải toán có lời văn. + Bài toán: - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: