Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Ôn tập phép nhân

docx 4 trang Thu Mai 03/03/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Ôn tập phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_on_tap_ph.docx

Nội dung text: Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Ôn tập phép nhân

  1. BÀI: ÔN TẬP PHÉP NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Ôn tập ý nghĩa phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau; tên gọi các thành phần của phép nhân. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Vai trò của số 0 trong phép nhân. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, các thẻ chấm tròn cho nội dung Cùng học. - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp. - GV viết phép cộng các số hạng bằng nhau lên - HS tìm hiểu hình ảnh và bài bảng lớp. toán. - Yêu cầu HS viết phép nhân tương ứng vào bảng - Theo dõi. con và gọi tên các thành phần của phép nhân. VD: GV viết: 8 + 8 - HS viết: 8 x 2 = 16 Thừa số: 8 và 2; Tích: 16 - GV nhận xét. - Theo dõi.
  2. 2. Bài học và thực hành (35 phút) 2.1. Hoạt động 1 (15 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Ôn tập ý nghĩa phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau; tên gọi các thành phần của phép nhân. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp. 1. Ôn tập phép nhân. - GV gắn các thẻ chấm tròn lên bảng lớp và yêu cầu HS tính tổng để tìm số chấm tròn có tất cả - HS: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 bao nhiêu? - Các số hạng của tổng như thế nào? - Bằng nhau. - Trong tổng này số mấy được lặp lại? mấy lần? - Số 3 được lặp lại 4 lần. - Cái gì được lấy mấy lần? - 3 được lấy 4 lần. - Ta viết được phép nhân nào? - 3 x 4 = 12 - Các số hạng của tổng như thế nào thì tổng viết - Các số hạng bằng nhau. được thành phép nhân? - GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần của phép - Thừa số: 3 và 4; Tích: 12 nhân. 2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. - GV gắn các thẻ chấm tròn như trong SGK lên - HS quan sát. bảng cho HS quan sát. - GV thực hiện phương pháp nhóm các mảnh - HS thực hiện. ghép cho HS thực hiện hai phép tính. + Bước 1: Nhóm chuyên gia Nhóm lẻ: 5 x 4 = ? Nhóm chẵn: 4 x 5 = ? + Bước 2: Nhóm mảnh ghép. HS chia sẻ rồi so sánh kết quả của hai phép - HS chia sẻ: tính. - HS trình bày. - GV gọi vài nhóm HS trình bày. + Mỗi hàng 5 chấm tròn, có 4 hàng. 5 chấm tròn được lấy 4 lần: 5 x 4 = 20 Có tất cả 20 chấm tròn. + Mỗi cột 4 chấm tròn, có 5 cột. 4 chấm tròn được lấy 5 lần: 4 x 5 = 20 Có tất cả 20 chấm tròn Kết luận: 5 x 4 = 4 x 5.
  3. - Theo dõi. - GV nhận xét, chốt: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3. Ôn lại bảng nhân 2, bảng nhân 5. - HS tham gia chơi. - GV tổ chức cho HS chơi “Truyền điện” bảng nhân 2, nhân 5. - Lắng nghe. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.2 Hoạt động 2: Luyện tập (16 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng vào làm toán cơ bản. Vai trò của số 0 trong phép nhân. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, lớp. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. - HS đọc - GV hướng dẫn cách làm. - Theo dõi. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận - Gọi HS trình bày. - HS trình bày. a) 3 x 5 = 5 x 3 7 x 2 = 2 x 7 b) 8 x 5 = 5 x 8 2 x 4 = 4 x 2 - Gv nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - HS nêu. - GV hướng dẫn cách làm. - Theo dõi. - Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ. - HS làm bài. a, Có 4 cái đĩa, mỗi đĩa có 2 cái kẹo. Ta có phép nhân 2 x 4 = 8 Vậy trong hình có 8 cái kẹo. b, Có 4 cái đĩa, mỗi đĩa có 0 cái kẹo.Ta có phép nhân 0 x 4 = 0 Vậy trong hình không có chiếc kẹo nào. Nhận xét: Số 0 nhân với số - Gv nhận xét, tuyên dương. nào cũng bằng 0. - Lắng nghe. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 3. - GV hướng dẫn cách làm. - HS nêu.
  4. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện” - Theo dõi. - Tham gia chơi a, 2 x 3 = 6 10 x 2 = 20 6 x 2 = 12 1 x 2 = 2 b, 5 x 7 = 35 5 x 8 = 40 9 x 5 = 45 1 x 5 = 5 - Gv nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (4 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” - GV chia lớp thành hai đội thi đua, đội nào đúng - Theo dõi. và xong trước thì thắng cuộc. - GV gắn các thẻ phép nhân lên bảng lớp để HS - HS tham gia chơi. chọn các phép nhân có kết quả bằng nhau xếp vào 1 hàng. - Nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: