Giáo án môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Phân môn: Vật lí - Chương trình cả năm

docx 160 trang Thu Mai 04/03/2023 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Phân môn: Vật lí - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_phan_mon.docx

Nội dung text: Giáo án môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Phân môn: Vật lí - Chương trình cả năm

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG Thời gian thực hiện: 06 tiết I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo tốc độ khi sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ” để đo tốc độ chuyển động, hợp tác trong thực hiện đo tốc độ của một vật chuyển động. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo tốc độ chuyển động của một vật bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: + Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó. + Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. + Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định 2. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất:
  2. - Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo tốc độ và thực hành đo tốc độ. - Trung thực: Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo tốc độ của một hoạt động bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “ bắn tốc độ”. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo tốc độ: tốc kế, đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị “bắn tốc độ” - Phiếu học tập - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị bắn tốc độ (nếu có). - File trình chiếu các video, hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh: - Ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu:
  3. Giúp HS có hứng thú, có nhu cầu tìm hiểu bài mới, xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu tốc độ của chuyển động. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo hướng dẫn để dự đoán vận động viên nào bơi nhanh hơn. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập có thể là: Vận động viên A bơi nhanh hơn B hoặc vận động viên B bơi nhanh hơn A. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ hs khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tốc độ. a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ bằng quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó.
  4. b) Nội dung: - Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên trả lời câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa về tốc độ + H1: Từ kinh nghiệm thực tế, làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm? - Học sinh thảo luận nhóm 4 thành viên trả lời: + H2: Hoàn thành PHT số 2 từ đó rút ra kết luận về khái niệm của tốc độ. + H3: Từ kết luận về khái niệm tốc độ được rút ra ở H2 tìm công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó. H4: Hoàn thành bài luyện tập 1 SGK trang 47 c) Sản phẩm: Học sinh tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để trả lời. Đáp án có thể là: - H1: + So sánh trong cùng một 1 giờ, 1 giây vật nào đi được quãng đường dài hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn + So sánh trong cùng một độ dài quãng đường vật nào đi ít thời gian hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn - Ý nghĩa của tốc độ: đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động. - H2: PHT2: a. Giống nhau: thời gian 1 giờ Khác nhau: quãng đường đi được b. Bình chạy nhanh hơn vì trong 1 giờ Bình chạy được quãng đường dài hơn An - Khái niệm tốc độ: tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định - H3: Công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó. S Tốc độ = quãng đường/ thời gian: v t - H4: Kết quả luyện tập 1 SGK trang 47 80 Tốc độ của xe A là: v 1,69(km / phút) A 50 72 Tốc độ của xe B là: v 1,44(km / phút) B 50 80 Tốc độ của xe C là: v 2(km / phút) C 40
  5. 99 Tốc độ của xe D là: v 2,2(km / phút) D 45 Ta có: vD vC vA vB (2,2 2 1,69 1,44) nên: Xe D đi nhanh nhất, xe B đi chậm nhất. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tốc độ. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm tốc độ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời 1. Ý nghĩa vật lí của tốc độ: Tốc độ câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa của tốc độ. đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời H2 từ đó rút ra khái niệm về tốc độ. - Vật nào có tốc độ lớn hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn và ngược lại. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời H3, từ nội dung về khái niệm của tốc độ rút ra 2. Khái niệm: tốc độ được tính bằng công thức tính tốc độ qua quãng đường đi quãng đường vật đi được trong một S được và thời gian để đi hết quãng đường khoảng thời gian xác định: v đó. t - GV yêu cầu và hướng dẫn HS hoàn thành v: tốc độ của vật bảng 1 SGK s: quãng đường vật đi được *Thực hiện nhiệm vụ học tập t: thời gian vật đi hết quãng đường đó HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV, Ví dụ: Luyện tập 1 SGK trang 47 thống nhất đáp án và ghi chép nội dung Tốc độ của xe A là: hoạt động ra giấy. 80 v 1,69(km / phút) A *Báo cáo kết quả và thảo luận 50 GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho Tốc độ của xe B là: 72 một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ v 1,44(km / phút) B 50 sung (nếu có). Tốc độ của xe C là: *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 80 v 2(km / phút) - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. C 40 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Tốc độ của xe D là: 99 - GV nhận xét và chốt nội dung về ý nghĩa v 2,2(km / phút) và khái niệm của tốc độ. D 45 Ta có: v v v v (2,2 2 1,69 1,44) D C A B
  6. nên: Xe D đi nhanh nhất, xe B đi chậm nhất. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đơn vị đo tốc độ. a) Mục tiêu: Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng. b) Nội dung: - H1: Hãy kể tên những đơn vị đo tốc độ mà em biết? - H2: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 3 - Thông báo đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI - H3: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 và nghiên cứu ví dụ SGK, hoàn thành luyện tập 2 và luyện tập 3 trang 48 SGK. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS có thể là: - H1: m/s, km/h, cm/s, dặm/h, nút, tốc độ ánh sáng, tốc độ âm thanh, - H2: Đáp án PHT số 3 Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo quãng đường và đơn vị đo thời gian. Xe Đơn vị Đơn vị Đơn vị tốc độ quãng thời gian đường A km s km/s B km h km/h C m phút m/phút D m s m/s E cm s cm/s - Đơn vị đo tốc độ: + Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI là m/s. + Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h. + Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp. - H3: Đáp án luyện tập 2 và luyện tập 3 trang 48 SGK. Luyện tập 2: Quãng đường ô tô đi được là: S v.t 88.0,75 66(km)
  7. Luyện tập 3: 1000 Tốc độ của xe đua là: v 100(m / s) 1 10 1000 Tốc độ của máy bay chở khách là: v 250(m / s) 2 4 1000 Tốc độ của tên lửa bay vào vũ trụ là: v 10000(m / s) 3 0,1 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đơn vị đo tốc độ. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Đơn vị đo tốc độ: - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS nêu một - Đơn vị đo tốc độ thường dùng số đơn vị đo tốc độ đã biết? là m/s và km/h - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT Luyện tập 2: số 3 Quãng đường ô tô đi được là: - GV thông báo: + Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường quốc tế SI là S v.t 88.0,75 66(km) m/s. Luyện tập 3: + Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h. + Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy Tốc độ của xe đua là: 1000 từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo v 100(m / s) thích hợp. 1 10 - GV yêu cầu và hướng dẫn HS hoạt động cá nhân Tốc độ của máy bay chở khách 1000 nghiên cứu ví dụ trang 48 SGK và hoàn thành là: v 250(m / s) luyện tập 2 và luyện tập 3 SGK. 2 4 *Thực hiện nhiệm vụ học tập Tốc độ của tên lửa bay vào vũ 1000 HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV, thống trụ là: v 10000(m / s) 3 nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra 0,1 giấy. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  8. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt các đơn vị đo tốc độ thường dùng 2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách đo tốc độ a) Mục tiêu: Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông. b) Nội dung: 1. Đề xuất một số phương án đo tốc độ của một vật chuyển động ? - Nêu một số dụng cụ dùng để đo quãng đường và thời gian? 2. HS nghiên cứu SGK kết hợp thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 4 và số 5 - Rút ra kết luận về các thao tác đo tốc độ của một hoạt động bằng: + Đồng hồ bấm giây + Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện + Thiết bị bắn tốc độ - Nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây - Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây c) Sản phẩm: 1. Các phương án có thể là: + PA1: đo quãng đường và thời gian đi được, từ đó áp dụng công thức tính tốc độ của chuyển động + PA2: dùng các thiết bị bắn tốc độ để đo - Dụng cụ đo quãng đường: thước mét, thước dây ; dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây, 2. Đáp án PHT số 4 và số 5 a) PHT số 4: * Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây B1: dùng đồng hồ bấm giây đo khoảng thời gian vật đi từ A đến B B2: Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài B3: lấy chiều dài quãng đường AB chia thời gian đi được từ A đến B ta được tốc độ của vật. * Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây:
  9. - Ưu điểm: thao tác nhanh, dễ tiến hành - Hạn chế: + Đồng hồ bấm giây cơ học thông thường có độ chính xác đến 0,1s,nghĩa là nó không thể đo những khoảng thời gian dưới 0,1s + Luôn có sự chẫm trễ giữa việc mắt quan sát thấy hiện tượng và tay ấn nút trên đồng hồ bấm giây cơ học nên dẫn đến kết quả có sự sai lệch b) PHT số 5: * Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. B1: Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 ở vị trí B B2: đọc khoảng cách từ A đến B ở thước đo gắn với giá đỡ B3: đọc thời gian đi từ A đến B ở đồng hồ đo thời gian hiện số B4: lấy khoảng cách giữa hai cổng quang điện chia cho thời gian đi từ A đến B ta được tốc độ của vật * Ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây - Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể đo thời gian chính xác đến 1ms (0,001s) - Các kết quả đo bằng cổng quang điện luôn gần bằng nhau trong khi đo bằng đồng hồ bấm giây thường có sai lệch trong những lần đo khác nhau - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các bước đo tốc độ và xử lý số liệu trong thực hành đo tốc độ của chuyển động. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường: - GV giao nhiệm vụ theo nhóm yêu cầu HS thảo luận nêu đề xuất một số phương án để đo a) Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm tốc độ của một vật chuyển động giây - GV yêu cầu cá nhân HS nêu một số dụng cụ B1: Dùng đồng hồ bấm giây đo đo quãng đường và thời gian sau đó chiếu hình khoảng thời gian vật đi từ A đến B ảnh minh họa B2: Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài - GV yêu cầu thảo luận nhóm kết hợp tìm hiểu SGK đề xuất phương án đo tốc độ bằng đồng B3: lấy chiều dài quãng đường AB chia thời gian đi được từ A đến B ta hồ bấm giây điền vào mục 1 PHT số 4 được tốc độ của vật.
  10. - GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử b) Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời dụng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của gian hiện số và cổng quang điện. chuyển động và yêu cầu HS hoàn thành mục 2 B1: Cố định cổng quang điện 1 ở vị PHT số 4 trí A và cổng quang điện 2 ở vị trí B - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm từ kết quả ở B2: đọc khoảng cách từ A đến B ở thước đo gắn với giá đỡ bảng mục 2 PHT số 4 giải thích vì sao có sự sai lệch về kết quả khi sử dụng đồng hồ bấm B3: đọc thời gian đi từ A đến B ở giây? Nêu ưu điểm và hạn chế của phương đồng hồ đo thời gian hiện số pháp này điền vào mục 3 PHT số 4. B4: lấy khoảng cách giữa hai cổng quang điện chia cho thời gian đi từ A - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tương tự đến B ta được tốc độ của vật đối với cách đo tốc độ bằng cổng quang điện IV. Đo tốc độ bằng thiết bị “ bắn tốc và đồng hồ đo thời gian hiện số hoàn thành độ” PHT số 5. Thiết bị “bắn tốc độ” thường được - GV yêu cầu HS thảo luận kết hợp tìm hiểu dùng để xác định tốc độ của các SGK nêu nguyên tắc hoạt động của thiết bị phương tiện giao thông. “bắn tốc độ” trong giao thông. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước chung đo tốc độ của một vật chuyển động bằng đồng hồ bấm giây; đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện; thiết bị bắn tốc độ - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm các bước đo tốc độ và thực hành đo tốc độ của một vật chuyển động. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu:
  11. Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - Đo tốc độ đi học từ nhà đến trường của em. c) Sản phẩm: - Kết quả tốc độ đi học của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
  12. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi học sinh tự đo tốc độ đi học từ nhà đến trường. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV *Báo cáo kết quả và thảo luận - Sản phẩm của cá nhân HS *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào. Các phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Trong một buổi tập luyện, vận động viên A bơi được quãng đường 48 mét trong 32 giây, vận động viên B bơi được quãng đường 46,5 mét trong 30 giây. Em hãy dự đoán xem trong hai vận động viên này, vận động viên nào bơi nhanh hơn? Trả lời:
  13. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: An và Bình chạy đua với nhau, trong 1 giờ bạn An chạy được 10 m còn bạn Bình thì chạy được 20 m. a. Yếu tố nào trên đường đua là giống nhau, yếu tố nào trên đường đua là khác nhau? b. An và Bình ai có tốc độ lớn hơn? Vì sao? Trả lời: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Xe Đơn vị Đơn vị Đơn vị tốc độ quãng thời gian đường A km s B km h
  14. C m phút 1. Đơn vị đo tốc D m s độ phụ E cm s thuộc vào đơn vị của những đại lượng nào? 2. Hoàn thành bảng dưới đây PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: 1. Nêu các bước đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây 2. Đo tốc độ em di chuyển từ cuối lớp đến bục giảng và hoàn thiện bảng Lần đo Thời gian đi được Quãng đường đi được Tốc độ (s) (m) (m/s) 1. 2. 3. 4.
  15. 3. Nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: 1. Nêu các bước đo tốc độ bằng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số 2. Thực hành đo tốc độ di chuyển của 1 vật bằng cổng quang điện Lần đo Thời gian đi được Quãng đường đi được Tốc độ (s) (m) (m/s) 1. 2. 3.
  16. 4. 3. Nêu ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số so với đồng hồ bấm giây? . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Họ và tên: Lớp: . Nhóm: Qua bài học hôm nay, em hãy hoàn thành bảng sau: K(Những điều đã biết) W(Những điều muốn L(Những điều đã được biết) học) Hãy nói những gì các em Em có muốn tìm hiểu Qua bài học hôm nay các đã biết về tốc độ của thêm điều gì có liên quan em đã học thêm được chuyển động ? đến tốc độ của chuyển những kiến thức gì? động không?
  17. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 06 tiết I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa; tích cực tham gia các hoạt động. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian, hợp tác trong làm việc nhóm theo sự phân công của giáo viên. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Đọc được đồ thị quãng đường – thời gian. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động. - Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông 2. Phẩm chất:
  18. - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đồ thị quãng đường – thời gian. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Hình ảnh về đồ thị quãng đường – thời gian. - Phiếu học tập KWL và Phiếu học tập Bài 8: đồ thị quãng đường – thời gian (đính kèm phụ lục). 2. Học sinh: - Bài cũ ở nhà III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là vẽ và sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về mô tả chuyển động của vật. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: để mô tả chuyển động của một vật, như chuyển động của một người đi xe đạp trong bảng số liệu ta có thể tính quãng đường đã đi, vẽ hình đánh dấu, hoặc gắn thiết bị định vị GPS . d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân điền thông tin vào cột K và W trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
  19. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để mô tả chuyển động của vật một cách đơn giản và trực quan nhất chúng ta vào bài học BÀI 8. ĐỒ THỊ QUÃNG hôm nay. ĐƯỜNG – THỜI GIAN ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về đồ thị quãng đường – thời gian a) Mục tiêu: Từ bảng số liệu mô tả chuyển động thẳng của một vật với tốc độ không đổi HS vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian. b) Nội dung: 1. Quan sát bảng số liệu của một người đi xe đạp và cho biết quãng đường đi được của người đó sau mỗi giờ là bao nhiêu km? 2. GV giới thiệu bước 1 của vẽ đồ thị quãng đường – thời gian. Và hướng dẫn HS vẽ điểm xác định quãng đường ở thời điểm 1h, sau đó yêu cầu HS vẽ các điểm xác định quãng đường ở thời điểm 2h, 3h,4h, 5h. c) Sản phẩm: 1. Sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người đi xe đạp đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilomet, 30 kilomet, 45 kilomet. Sau đó quãng đường không đổi, người này dừng lại. 2. Vẽ được đồ thị theo yêu cầu. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học Nội dung sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Đồ thị quãng đường – thời gian GV giới thiệu bước 1 của vẽ đồ B1: Vẽ 2 tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, thị quãng đường – thời gian, gọi là 2 trục tọa độ. hướng dẫn HS vẽ điểm- xác định - Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để quãng đường ở thời điểm 1h, sau biểu diễn độ lớn của các quãng đường đi được theo đó yêu cầu HS vẽ các điểm xác một tỉ xích thích hợp. định quãng đường ở thời- điểm 2h, - Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời 3h,4h, 5h. Từ đó, yêu cầu HS nêu gian theo một tỉ xích thích hợp. đầy đủ các bước vẽ đồ -thị. B2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi *Thực hiện nhiệm vụ học tập được với thời gian tương ứng. HS thảo luận cặp đôi, thống- nhất - Điểm O là điểm khởi hành khi đó s = 0 và t = 0 các bước vẽ đồ thị và ghi- chép - Đánh dấu các điểm xác định quãng đường tương nội dung hoạt động ra giấy. ứng với thời gian *Báo cáo kết quả và thảo- luận - Nối điểm O với các điểm đã đánh dấu ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian của
  20. GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình người đi xe đạp và được gọi là đồ thị quãng đường bày các bước vẽ đồ thị các nhóm – thời gian (hình 8.1) còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung  Ta cũng có thể biểu diễn chuyển động thẳng về vẽ đồ thị quãng đường – thời của vật khác bằng đồ thị quãng đường – thời gian. gian. 2.2. Tìm hiểu về cách sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian a) Mục tiêu: - Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật) b) Nội dung: - NV1: Hoạt động nhóm đôi, quan sát hình 8.2 kết hợp đọc sách giáo khoa cho biết + Sau 2s, vật đi được quãng đường bằng bao nhiêu? + Nêu cách xác định trên đồ thị? - NV2: Hoạt động nhóm, hoàn thành các câu hỏi trong sgk. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian - NV1: GV yc HS hoạt động nhóm đôi, quan sát hình 8.2 kết hợp đọc thông tin trong sgk, thảo luận - Đồ thị quãng đường – thời và trả lời 2 câu hỏi sau: gian được sử dụng để mô tả chuyển động, xác định quãng + Sau 2s, vật đi được quãng đường bằng bao đường đi được, thời gian đi, tốc nhiêu? độ chuyển động của vật ở những + Nêu cách xác định trên đồ thị? thời điểm xác định. - NV2: GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 6 – 7 Luyện tập 1. HS, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký (tự Vẽ đồ thị chọn), phát bảng cho mỗi nhóm. Yêu cầu các Câu hỏi 1. nhóm thực hiện nhiệm vụ được phân công
  21. + Nhóm 1, 3, 5: Thảo luận, thực hiện hoàn Vật đứng yên vì sau 3s vật chuyển thành bài tập luyện tập 1 và câu hỏi 1 (SGK trang động được 9m, sau 6s vật vẫn 51) vào bảng nhóm chuyển động được 9m. (Vì đường + Nhóm 2, 4, 6: Thảo luận, thực hiện hoàn biểu diễn BC là đoạn thẳng nằm thành bài tập vận dụng 1 (SGK trang 51) vào bảng ngang) nhóm Vận dụng 1 *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên là 30m - HS hoạt động nhóm đôi, nhóm theo yêu cầu của GV - Quãng đường vật đi được trên đoạn OA là OA = 30m - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần) - Thời gian vật đi được đoạn OA *Báo cáo kết quả và thảo luận là tOA = 5s - NV1: GV yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày, các - Tốc độ vật đi được trên đoạn OA nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có) là vOA = OA/tOA = 30/5 = 6 (m/s) - NV2: GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm - Quãng đường vật đi được trên nhóm, mời đại diện 2 nhóm (mỗi nhiệm vụ 1 đoạn BC là BC = 30m nhóm), các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có) - Thời gian vật đi được đoạn BC là t = 7s *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ BC - Tốc độ vật đi được trên đoạn BC - HS nhận xét là vBC = BC/tBC = 30/7 ≈ 4,29 - GV nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh những phần (m/s) HS còn mắc lỗi (lỗi trình bày, ); khen thưởng những nhóm hoạt động nhóm tốt, sản phẩm thu - Khoảng thời gian vật đứng yên được chính xác là đoạn AB (từ giây thứ 5 đến - GV chuẩn hóa kiến thức về cách cách sử dụng đồ giây thứ 8) thị - quãng đường thời gian, cho HS ghi bài (bao gồm cả bài luyện tập và vận dụng trong SGK) 2.3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông a) Mục tiêu: - Sưu tầm được tài liệu để tham gia thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. - Nêu được để đảm bảo an toàn thì người tham gia giao thông vừa phải có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. b) Nội dung: HS sưu tầm tài liệu để tham gia thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. c) Sản phẩm: Video, tranh ảnh liên quan đến ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
  22. Các câu trả lời của HS trong việc trình bày, thảo luận. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Tốc độ và an toàn giao thông - GV yêu cầu các nhóm trình bày các sản phẩm đã được GV giao về nhà trong tiết học trước: Sưu Để đảm bảo an toàn khi tham tầm các tư liệu “Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ gia giao thông, người lái xe trong an toàn giao thông”. phải điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa - GV cho HS xem video về một số vụ tai nạn giao cho phép và giữ khoảng cách thông điển hình do vi phạm những quy định về an toàn giữa hai xe. tốc độ và khoảng cách an toàn trong giao thông để giới thiệu và tuyên truyền cho HS. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Sau khi xem xong đoạn video trên nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là gì? - GV thông báo thông tin của WHO về mối quan hệ giữa tốc độ và số tai nạn giao thông. - GV chiếu Bảng 8.1 và H8.4 yêu cầu HS thảo luận nhóm làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. - GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn. - GV chiếu H8.5 và yêu cầu HS nêu ý nghĩa của các con số trên H8.5. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm trình bày các sản phẩm đã được giao: Sưu tầm các tư liệu “Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông” bằng các video, tranh ảnh, bài thuyết trình mà nhóm mình sưu tầm lên trên bảng. - HS chú ý theo dõi, quan sát video.
  23. - HS thảo luận nhóm và trình bày nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông. - HS quan sát Bảng 8.1 và H8.4 thảo luận nhóm làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn. - HS quan sát H8.5 và nêu ý nghĩa của các con số trên H8.5. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống hóa lại kiến thức của toàn bài - Sử dụng kiến thức đã học để luyện tập các bài tập liên quan đến đồ thị quãng đường – thời gian b) Nội dung: - HS chơi trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố kiến thức. - HS hoàn thành phiếu bài tập luyện tập theo nhóm đôi c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 – C 2 – B
  24. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng quay 3 – D may mắn” để củng cố kiến thức. 4 – A - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Hoàn thành 5 – C phiếu bài tập luyện tập 6 – B *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tham gia chơi trò chơi. HS hoạt động cá nhân hoàn thiện phiếu bài tập luyện tập được phát *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 4 HS lên bảng trình bày 4 bài trong phiếu, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có) Yêu cầu học sinh cùng bàn đổi phiếu để chấm điểm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số câu hỏi trong thực tế. b) Nội dung: - NV1: HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu bài tập vận dụng - NV2: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - NV1: GV yc HS hoạt động nhóm (theo nhóm đã chia ban đầu) thảo luận, hoàn thành phiếu bài tập vận dụng - NV2: GV yc HS vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông theo
  25. nhóm (thực hiện ở nhà, trưng bày sản phẩm ở lớp vào tiết học sau, chấm điểm, bình chọn sản phẩm tốt nhất) *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV, GV theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết - HS hoàn thành tranh tuyên truyền (ở nhà) *Báo cáo kết quả và thảo luận - NV1: GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập vận dụng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có) - NV2: Các nhóm trưng bày và thuyết trình về sản phẩm nhóm, các nhóm khác nhận xét *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí được cấp - GV nhận xét, đánh giá theo bảng tiêu chí; khen thưởng các nhóm hoạt động tốt Phụ lục (nếu có): Phụ lục có thể là hệ thống câu hỏi cho HS luyện tập, vận dụng cũng có thể là bảng số liệu để HS điền dữ liệu vào.
  26. PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập KWL PHIẾU HỌC TẬP KWL Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động của một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Thời gian (h) 1 2 3 4 5 Quãng đường (km) 15 30 45 45 45 Mô tả chuyển động của người đi xe đạp K W L
  27. 2. Câu hỏi trò chơi “Vòng quay may mắn” Câu 1: Muốn xác định tốc độ chuyển động của một vật, ta phải biết A. Quãng đường vật đi được và hướng chuyển động của vật. B. Quãng đường vật đi được và thời điểm vật xuất phát. C. Quãng đường vật đi được và thời gian vật đi hết quãng đường đó. D. Thời điểm vật xuất phát và hướng chuyển động của vật. Câu 2: Một đoàn tàu đi hết quãng đường 770km từ ga A đến ga B trong thời gian 14 giờ. Tốc độ chuyển động của đoàn tàu này là A. 40km/h B. 55km/h C. 60km/h D. 75km/h Câu 3: Khi khai thác quãng đường – thời gian ta sẽ biết A. Thời gian chuyển động của vật. B. Tốc độ chuyển động của vật. C. Tốc độ chuyển động của vật và quãng đường vật đi được. D. Thời gian, tốc độ chuyển động của vật và quãng đường vật đi được. Câu 4: Cảnh sát giao thông thường sử dụng thiết bị gì để xác định tốc độ của các phương tiện đang lưu thông trên đường? A. Thiết bị “bắn tốc độ”. B. Đồng hồ bấm giây. C. Cổng quang điện. D. Thiết bị cảm biến chuyển động. Câu 5: Đối với các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường, nội dung nào sau đây không đảm bảo an toàn giao thông? A. Giảm tốc độ khi đi trời mưa. B. Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước. C. Tăng tốc độ khi trời khô ráo. D. Tuân thủ đúng giới hạn về tốc độ. Câu 6: Biết tốc độ lưu hành của hai ô tô là 60 < v £ 80 , khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai ô tô trên đường khô ráo là A. 35m B. 55m C. 65m D. 70m
  28. 3. Phiếu bài tập luyện tập BÀI TẬP LUYỆN TẬP Họ và tên: Lớp: Dạng 1: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian Bài tập 1: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động được cho trong bảng sau: Thời gian (h) 0 1 2 3 4 5 Quãng đường 0 60 120 180 180 220 (km) Bài tập 2: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100 m trong 40 s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50 m trong 40 s. a) Tính tốc độ bơi của rái cá trong 40 s đầu và tốc độ của dòng nước. b) Vẽ đồ thị quãng đường − thời gian của rái cá. Dạng 2: Tìm quãng đường, thời gian, tốc độ dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian Bài tập 3: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường − thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến trạm B, cách A 80 km. a) Xác định quãng đường đi được của xe buýt sau 1 h kể từ lúc xuất phát. b) Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B? c) Từ đồ thị, hãy xác định tốc độ của xe buýt. Bài tập 4: Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường − thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp trong công viên. a) Từ đồ thị, không cần tính tốc độ, hãy cho biết học sinh nào đạp xe chậm hơn cả. Giải thích. b) Tính tốc độ của mỗi xe. Phiếu bài tập vận dụng
  29. BÀI TẬP VẬN DỤNG Nhóm: Lớp: 1. Giải thích ý nghĩa cua biển báo chỉ dẫn dưới. Cho biết lý do tại sao có sự khác biệt về tốc độ trong biển báo. 2. Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn. 3. Thời gian 1 ô tô chạy qua giữa 2 vạch mốc cách nhau 10m là 0,56s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường quy định là 60km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
  30. 5. Phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động 4. Vận dụng Điểm STT Tiêu chí N1 N2 N3 N4 N5 N6 tối đa Tranh vẽ về chủ đề ảnh hưởng của tốc độ trong an 20 Sản toàn giao thông 1 phẩm Trình bày được ảnh hưởng 20 của tốc độ đến ATGT Sản phẩm sáng tạo 10 Trình bày ngắn gọn, rõ Thuyết 20 2 ràng, logic, sinh động trình Phong thái tự tin 20 Phản Trả lời chính xác các câu 3 10 biện hỏi Tổng 100 Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4 TỐC ĐỘ Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát huy tốt vai trò của bản thân trong các hoạt động thảo luận và nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và các bạn trong lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải hợp lí cho những bài tập đòi hỏi. 1.2. Năng lực đặc thù:
  31. - Năng lực nhận biết KHTN: Hệ thống hóa được kiến thức về tốc độ. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Biết cách xác định tốc độ. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập chủ đề 4. 2. Phẩm chất: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm. - Trung thực, cẩn thận trong thu thập thông tin, xử lí kết quả và rút ra nhận xét. II. Thiết bị dạy học và học liệu - 1. Giáo viên: Phiếu học tập số1, số 2. - Tranh ảnh về bài tập liên quan trên power point. 2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống kiến thức lý thuyết chủ đề 4 b) Nội dung: - Câu hỏi lý thuyết chủ đề 4 trong PHT số 1 c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi trong PHT số1 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I.Lý thuyết 1. Tốc độ cho biết một vật - GV yêu cầu HS Thảo luận cặp đôi chuyển động nhanh hay hoàn thiện phiếu học tập số 1 chậm. *Thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Tốc độ đo bằng thương số giữa quãng đường vật đi và - Học sinh thảo luận cặp đôi phiếu thời gian đi quãng đường đó. học tập số 1 푠 푣 = *Báo cáo kết quả và thảo luận 푡 3. Đồ thị quãng đường - thời - GV gọi đại điện HS trình bày các gian mô tả liên hệ giữa câu trả lời trong PHT số 1, các nhóm quãng đường đi được của vật nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ và thời giang đi hết quãng sung (nếu có) đường đó. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm 4. Khi tham gia giao thông vụ với tốc độ cao, người tham - GV nhận xét về kết quả hoạt động của gia giao thông khó để kiểm các nhóm . soát được phương tiện, rất - GV chốt kiến thức trong PHT số 1 có nguy cơ gây ra tai nạn. Khi giảm tốc độ thì hậu quả
  32. gây ra cho người và phương tiện sẽ giảm. Vì vậy người tham gia giao thông cần chủ động điều chỉnh tốc độ phù hợp để đảm bảo an toàn. 2. Hoạt động 2. Luyện tập a) Mục tiêu: Rèn kỹ năng làm một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức chủ đề 4: Tốc độ. b) Nội dung:Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của phiếu học tập số 2. c) Sản phẩm: Câu trả lời PHT số 2. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II.Trắc nghiệm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm( 4 hs) để 1. A hoàn thành PHT số 2. 2. B *Thực hiện nhiệm vụ học tập 3. D - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 4. B *Báo cáo kết quả và thảo luận 5. B - Gv gọi đại diện các nhóm lần lượt 6. D trình bày các câu hỏi trắc nghiệm trong PHT số 2 7. - Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét a)10 m/s = 36 km/h. bổ sung (nếu có) b) 54 km/h = 15 m/s. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ c)45 km/h = 12,.5 m/s. - GV nhận xét về kết quả hoạt động của d)120 cm/s = 1,2 m/s các nhóm. = 4,32 km/h. - GV chốt kiến thức trong PHT số 2 e)120 km/h = 33,33 m/s = 3333 cm/s. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải các bài tập chủ đề 4. b) Nội dung: Hoàn thành các bài tập chủ đề 4 trong SGK trang 53. c) Sản phẩm: Bài tập chủ đề 4 SGK trang 53.
  33. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học Nội dung sinh *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.Tốc độ của xe là - GV yêu cầu học sinh làm việc cá 푠 600 푣 = = = 20 /푠 nhân 4 câu bài tập SGK trang 53. 푡 30 *Thực hiện nhiệm vụ học tập 2.Trong 8s, xe đi được - HS làm việc cá nhân 4 câu bài tập s= v.t=8 x 8= 64 m. SGK trang 53. Để đi được 160m thì xe cần đi *Báo cáo kết quả và thảo luận trong thời gian là 푆 160 - GV lần lượt gọi 4 HS lên bảng làm 푡 = = = 20푠. 4 câu bài tập SGK. 푣 8 3. Tốc độ của chuyển động là - Hs dưới lớp quan sát và nhận xét 5m/s bổ sung (nếu có). 4. Trong 1 giờ đầu, xe A đi được *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm quãng đường là vụ s= v.t=50x1=50 km - Gv chốt lại kiến thức và rèn kĩ năng làm bài tập cho HS. Trong giờ thứ hai, tốc độ xe A giảm còn 20km/h. Trong một giờ đầu tiên, xe B chuyển động chậm hơn xe A. Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- NHÓM . 1. Nêu ý nghĩa vật lí của tốc độ?
  34. 2. Nêu công thức tính tốc độ. 3. Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả mối liên hệ gì? 4. Nêu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM . 1. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ? A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
  35. A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ. B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ. C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn. D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn. 4. Lúc 1 h sáng, một đoàn tàu hoả chạy từ ga A đến ga B với tốc độ 60 km/h, đến ga B lúc 2 h và dừng ở ga B 15 min. Sau đó, đoàn tàu tiếp tục chạy với tốc độ cũ thì đến ga c lúc 3 h 15 min. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường - thời gian của đoàn tàu nói trên? 5. Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là A. 60 km/h. B. 40 km/h. C. 50 km/h. D. 55 km/h. 6. Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường − thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là A. 20 m/s. B. 8 m/s. C. 0,4 m/s. D. 2,5 m/s.
  36. 7. Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: a) 10 m/s = ? km/h. b) ? km/h = 15 m/s. c) 45 km/h = ? m/s. d) 120 cm/s = ? m/s = ? km/h. e) 120 km/h = ? m/s = ? cm/s. Bài tập ( chủ đề 4) /SGK trang 53 1. Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của chiếc xe là bao nhiêu ? 2. Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8m/s. • Xe đi được bao xa trong 8s? • Cần bao lâu để xe đi được 160m? 3. Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường-thời gian của chuyển động, hình 8.6.
  37. 4. Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài. • Tính quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu • Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ hai của chuyến đi ? • Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên ? Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . BÀI 9: SỰ TRUYỀN ÂM Số tiết: 03 I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về nguồn âm, âm truyền qua môi trường nào, không truyền qua được môi trường nào. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả, tìm hiểu về nguồn âm, chứng minh càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ và trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: + Biết được vật phát ra âm đều dao động. + Âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Dựa vào quan sát thí nghiệm, so sánh được tốc độ truyền âm qua các môi trường khác nhau.
  38. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng kiến thức về sự truyền âm để nêu được các ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự truyền âm. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với kết quả của bản thân, tập thể; không đổ lỗi cho người khác. - Trung thực: Học sinh tôn trọng kết quả của bản thân, thật thà ngay thẳng trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm. - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái: Yêu thương con người, yêu cái đẹp, tôn trọng sự khác biệt, ý kiến trái chiều; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập, giúp đỡ mọi người. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Bộ thí nghiệm sự truyền âm trong chất lỏng hình 9.7. - Video về thí nghiệm truyền âm trong chân không: - Video giải thích sự truyền âm: - Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục 2. Học sinh: - Chuẩn bị một số dụng cụ theo nhóm: chai nước lưng, trống da/nhóm 1; đàn dây, dây cao su/nhóm 2; thanh sắt mảnh, ly thủy tinh, vỏ bút bi/nhóm 3; - Làm bộ thí nghiệm sự truyền âm trong chất khí như hình 9.6. (3 bộ trên nhóm). - Đọc trước nội dung bài học, thử trả lời các câu hỏi. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. b) Nội dung: Học sinh thực hiện bài tập cá nhân “lắng nghe, phân tích”. c) Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm nguồn âm. HS nhận biết được âm thanh có thể truyền từ nơi này đến nơi khác trong môi trường. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
  39. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đề xuất trò chơi nhỏ, yêu cầu học sinh nhắm mắt, lắng nghe trong 1 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Nhắm mắt, lắng nghe âm thanh xung quanh. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Mỗi cá nhân học sinh viết vào vở thực hành những âm thanh nghe được, đồng thời chỉ ra vật/người phát ra âm thanh đó. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Mỗi giây trôi qua, chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh xung quanh, vậy những âm thanh đó được tạo ra và lan truyền như thế nào? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hởi đó. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Nhận biết được nguồn âm, đặc điểm chung của nguồn âm. - Kể tên một số môi trường truyên âm và không truyền được âm. - Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí. - Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào. - Học sinh mô tả được sự lan truyền sóng âm trong không khí. b) Nội dung: học sinh làm thí nghiệm về sự truyền sóng âm. c) Sản phẩm: - Học sinh thực hiện thí nghiệm được thí nghiệm về sự lan truyền sóng âm trong các môi trường. + Mô tả sự truyền âm trong không khí. + Lấy được ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Sự tạo âm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Sự truyền âm trong không khí
  40. 1. Tạo sóng âm I. Sự truyền âm trong không khí - Tiếp nối hoạt động mở đầu, GV đặt câu hỏi: 1. Tạo sóng âm ?TB Những vật phát ra âm thanh mà em nghe được a. Nguồn âm đều là những nguồn âm. Vậy nguồn âm là gì? - Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh. - Ví dụ: (là những ví dụ về âm thanh và nguồn phát học sinh đã GV yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm,quan sát tìm tự ghi ở đầu hoạt động). hiểu về rung động của vật khi phát ra âm b. Sự tạo âm * Thí nghiệm: Vật Bộ phận Đặc - Hoạt động nhóm: Bằng những dụng cụ đã chuẩn phát ra điểm bị (mục II.2), các nhóm tìm cách làm cho các vật âm chung phát ra âm, chỉ ra bộ phận phát ra âm. Từ đó phát biểu đặc điểm chung của các nguồn âm này. - GV thông báo khái niệm dao động của một vật, * Kết luận: cho ví dụ về dao động, chỉ ra vị trí cân bằng của - Các vật phát ra âm đều dao động. vật dao động. - Dao động là sự rung động qua *Thực hiện nhiệm vụ học tập lại quanh vị trí cân bằng của vật. - Các nhóm tiến hành các động tác giúp các vật Ví dụ: sự rung động của mặt mẫu đã chuẩn bị phát ra âm, chỉ ra bộ phận phát ra trống, dây cao su, dây đàn, là âm. dao động. - Tìm đặc điểm chung của nguồn âm. - Các dao động từ nguồn âm *Báo cáo kết quả và thảo luận thanh lan truyền trong môi trường được gọi là sóng âm. - Báo cáo kết quả như hướng dẫn. - Sóng âm hay âm thanh gọi tắt là *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ âm. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Khi phát ra âm, các vật đều dao - Giáo viên nhận xét, đánh giá. động. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Hoạt động 2.2: Sự truyền âm trong không khí *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự truyền âm trong không khí - Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm, quan sát H 9.4 tìm hiểu sự nén,giãn không khí khi vật dao động. - Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.
  41. - Giáo viên thực hiện thí nghiệm tạo âm đối với - Ví dụ: Âm thanh được phát ra từ âm thoa. loa điện: màng loa dao động làm cho lớp kk tiếp xúc với nó dao ? Theo các em, âm thanh do âm thoa phát ra truyền động theo, lớp kk này lại làm cho qua không khí đến tai ta như thế nào? lớp kk tiếp xúc với nó dao động, *Thực hiện nhiệm vụ học tập cứ như thế dao động được lan truyền Học sinh vẽ hình mô tả, mô tả cách âm truyền. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Báo cáo kết quả lam việc. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Dùng video giải thích sự truyền sóng âm: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Hoạt động 2.3: Sự truyền âm trong chất rắn *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng Các nhóm tiến hành thí nghiệm như hình 9.6. 1. Sự truyền âm trong chất rắn *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Âm truyền được trong chất rắn. Tiến hành thí nghiệm tại sân trường trong 10 phút. - Ví dụ: 2 bạn ở 2 bên vách 1 bức (Có thể thực hiện trong 15 phút đầu giờ, hoặc thực tường, 1 bạn gõ, bạn còn lại sẽ hiện tại nhà, quay video quá trình). nghe được âm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Báo cáo kết quả thí nghiệm. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Hoạt động 2.4: Sự truyền âm trong chất lỏng *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự truyền âm trong chất lỏng - Gv yêu cầu hs nêu phương án làm thí nghiệm và - Âm truyền được trong môi tìm cách kiểm tra sự lan truyền dao động trong trường chất lỏng. chất lỏng. - Ví dụ: người chăn nuôi khi cho cá ăn thường gõ vào thuyền gọi
  42. - Tìm hiểu thí nghiệm H 9.8 SGK cá, chứng tỏ âm gõ truyền vào nước đến tai cá. HS tiến hành TN kiểm tra và trả lời âm thanh đã truyền qua những môi trường nào? Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm như hình ( 9.8) *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm tiến hành thí nghiệm như hình 9.7. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Báo cáo kết quả thí nghiệm. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chia sẻ đoạn video thí nghiệm gõ nhanh âm thoa, đưa vào nước, tạo sóng nước, củng cố thêm kết quả thí nghiệm của học sinh. nhận xét, đánh giá. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. * Kết luận chung về sự truyền âm: * Tìm hiểu sự truyền âm trong chân không - Âm truyền được trong các chất GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK, nhận xét sự rắn, lỏng, khí, âm không truyền truyền âm trong chân không được trong chân không. - Sự dao động của nguồn âmđã làm lan truyền sự nén, giãn không khí, tức làm lan truyền âm từ nguồn âm ra xung quanh. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: giúp HS rèn luyện kĩ năng thông qua các bạn tập. b) Nội dung: HS thực hành kiến thức qua các bài tập, với trò chơi powerpoint “Giải cứu ếch xanh”. c) Sản phẩm: kết quả thực hiện bài tập của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ Phụ lục GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm/tự luận hoặc cá nhân/trắc nghiệm.
  43. *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập. c) Sản phẩm: Nội dung bài tập của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Kết quả bài làm của học sinh. - Học sinh xem video về sự truyền âm trong chân không: - Đọc nội dung “Em có biết”. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Xem thí nghiệm, trả lời câu hỏi câu hỏi. - Lấy ví dụ chứng tỏ âm truyền trong chất rắn nhanh hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng nhanh hơn trong chất khí. - Giải thích tốc độ truyền âm trong các môi trường. *Báo cáo kết quả và thảo luận Báo cáo kết quả nhiệm vụ. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  44. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Thống nhất nội dung bài tập. Phụ lục: TRẮC NGHIỆM Bài 1: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai: A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm. B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém. C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm. D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất. Bài 2: Vật nào dưới đây được coi là nguồn âm? A. Nước đang chảy từ trên thác xuống. B. Cái trống trong sân trường. C. Cây bút viết trên bàn. D. Cây sáo đang cầm trong tay cậu bé. Bài 3: Vật phát ra âm trong trường hợp nào dưới đây ? A. Khi kéo căng vật. B. Khi nén vật. C. Khi bẻ cong vật. D. Khi tác động làm cho vật dao động. Bài 4: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. a. Những vật phát ra âm được gọi là Khi phát ra âm các vật đều . b. Khi ta thổi sáo, cột khí trong ống sáo sẽ phát ra Bài 5: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu? A. 35 m B. 17 m C. 75 m D. 305 m Bài 6: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s. A. 1200 s B. 3050 s C. 305 s D. 0,328 s TỰ LUẬN C1: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Lấy một ống thép dài 30,5 m, bạn An dùng búa gõ vào một đầu ống còn bạn Bình áp sát tai của mình vào đầu kia của ống. a) Bạn Bình sẽ nghe được hai tiếng gõ kế tiếp nhau. Hãy giải thích tại sao bạn An chỉ gõ một lần nhưng bạn Bình lại nghe được hai tiếng gõ.
  45. C2: Tiếng chuông đồng hồ reo truyền đến tai qua những môi trường nào? C3: Khi rút dần không khí đến hết thì âm nghe được cũng nhỏ dần đến khi tắt hẳn không nghe được tiếng nữa. Kết quả đó chứng tỏ điều gì? C4: Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm thanh trong mỗi nhạc cụ dưới đây khi chúng phát ra âm. a) Trống da b) Đàn tì bà c) Sáo trúc d) Kèn tù và
  46. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . BÀI 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: + Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề về: + Xác định biên độ và tần số sóng âm. + Tìm được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm. + Sử dụng nhạc cụ chứng tỏ được độ cao của âm liên quan với tần số của âm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Đề xuất được phương án thí nghiệm đơn giản để xác định biên độ dao động của âm và sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm. + Đề xuất được phương án thí nghiệm đơn giản để xác định tần số sóng âm và sự liên quan của độ cao của âm với tần số âm. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: + Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số của sóng âm. + Nêu được đơn vị của biên độ là đơn vị đo độ dài, đơn vị của tần số là Hertz (Hz). - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm, độ cao của âm liên quan đến tần số âm. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được cách các nghệ sĩ tạo ra âm to, âm nhỏ, âm trầm, âm bổng khi sử dụng nhạc cụ. 2. Phẩm chất: - Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phà và học tập khoa học tự nhiên.
  47. - Có niềm say mê âm nhạc, biết áp dụng kiến thức bài học vào việc tự chế tạo ra những nhạc cụ đơn giản. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Giáo án, bài dạy PowerPoint. - Mỗi nhóm: + 1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 giá TN, 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm, 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm, 1 giá TN, 1 con lắc bấc, 1 thép lá (0,7x15x300) mm. + 1 mô tơ 3V- 6V một chiều, 1 mảnh phim nhựa. + Máy dao động kí hoặc điện thoại thông minh hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động, đồng hồ đo điện đa năng. 2. Học sinh: - 1 tờ giấy, 1 dây cao su. - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học về nguồn âm, độ to, độ cao của âm. - Phiếu học tập. - Đoạn video chế tạo đàn đơn giản: ` - Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm (đính kèm). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là độ to của âm phát ra phụ thuộc vào biên độ âm, độ cao của âm phụ thuộc vào tần số. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL (phần 1 và 2) để kiểm tra kiến thức về nguồn âm, sự khác nhau về độ to của các nguồn âm. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: - Các vật phát ra âm đều dao động. - Các nguồn âm khác nhau phát ra âm có độ to nhỏ khác nhau.
  48. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập BÀI 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, - GV phát phiếu học tập KWL (phần 1 và 2) ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm biên độ của sóng âm a) Mục tiêu: + Phát biểu được thế nào là biên độ dao động, hiểu biết sơ bộ về tác dụng của máy dao động kí. + Sử dụng được micro kết nối với máy dao động kí hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để xác định biên độ sóng âm do một âm thoa phát ra. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần I theo sự hướng dẫn của GV.
  49. - Rút ra kiến thức về biên độ dao động. - Có hiểu biết sơ bộ về tác dụng của máy dao động kí. - Nêu được cách xác định biên độ của một dao động bằng máy dao động kí. - Thực hiện xác định biên độ dao động dựa vào máy dao động kí . c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần I: Biên độ. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ tìm hiểu về biên độ dao động, máy dao động kí, cách xác định biên độ dao động bằng máy dao động kí. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm biên độ của sóng âm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Biên độ và độ to của âm - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện cá 1. Biên độ dao động nhân phần I bước 1 trong nội dung Phiếu học tập. - Đối với một vật dao động, - GV giới thiệu máy dao động kí: tác dụng và biên độ dao động là độ lệch cách xác định biên độ dao động bằng máy dao lớn nhất của vật so với vị trí động kí. cân bằng của nó. - Đơn vị đo biên độ là đơn vị - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 HS đo độ dài. - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo - Thiết bị cho phép “nhìn nhóm xác định biên độ dao động bằng máy dao thấy” dao động của sóng âm động kí, ghi chép kết quả quan sát được vào phần là máy dao động kí. I bước 2 trong Phiếu học tập. *Máy dao động ký - GV hướng dẫn HS chốt lại các kiến thức về Khi sử dụng máy dao động kí biên độ dao động. để xác định biên độ dao động *Thực hiện nhiệm vụ học tập ta làm như sau: - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống - Kết nối micro với máy dao động kí. nhất kiến thức chung về biên độ dao động, tác dụng của máy dao động kí, các bước xác định - Quan sát đồ thị dao động âm biên độ dao động bằng máy dao động kí. trên màn hình.
  50. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và - Biên độ dao động là khoảng trình bày kết quả của nhóm. cách giữa đỉnh đồ thị và đường kẻ ngang giữa đồ thị. *Báo cáo kết quả và thảo luận Biên độ dao động hiển thị trên GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước màn hình tỉ lệ với biên độ dao trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và động của sóng âm và micro nhận xét bổ sung (nếu có). nhận được. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm hiểu kiến thức chung về biên độ dao động, tác dụng của máy dao động kí, các bước xác định biên độ dao động bằng máy dao động kí. GV chốt lại kiến thức về biên độ dao động. 2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to và biên độ của âm a) Mục tiêu: + Trình bày và tiến hành được các bước thí nghiệm với trống và quả cầu bấc chứng tỏ biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. + Sử dụng được micro kết nối với máy dao động kí hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để quan sát được đặc điểm của sóng âm do một âm thoa phát ra. + Tìm được mối liên quan của độ to của âm với biên độ âm. + Phát biểu được độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu dB. + Nhận biết được độ to của một số âm thường gặp, ngưỡng đau. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần II: Độ to của âm theo sự hướng dẫn của GV. - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm và làm thí nghiệm với trống và quả cầu bấc. - Thực hiện xác định biên độ dao động của sóng âm do một âm thoa phát ra dựa vào máy dao động kí. - Rút ra kết luận biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. - HS đọc SGK và biết được đơn vị đo độ to của âm, độ to của một số âm thường gặp, ngưỡng đau. c) Sản phẩm:
  51. - Đáp án Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần II. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ tìm hiểu về mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ to và biên độ của sóng âm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Độ to của âm. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. a) Gõ vào mặt trống. - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện phần - Quả cầu bấc lệch càng nhiều (càng ít), chứng tỏ biên II bước 1 trong nội dung Phiếu học tập. độ dao động của mặt trống - GV YC HS nêu phương án thí nghiệm hình càng lớn (nhỏ), tiếng trống 10.1. càng to (nhỏ). b) Gõ vào âm thoa. - GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm để tìm ra mối liên hệ giữa biên độ dao - Biên độ dao động của sóng âm càng lớn (nhỏ), âm thoa động và độ to của âm. phát ra âm càng to (nhỏ). - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi chép kết quả quan sát được vào phần Kết luận: Biên độ dao động II bước 2 trong Phiếu học tập. của sóng âm càng lớn (nhỏ), - GV YCHS làm thí nghiệm dùng máy dao âm phát ra càng to (nhỏ) . động kí để so sánh biên độ của âm thoa trong các - Đơn vị đo độ to của âm là trường hợp khác nhau. đêxiben, kí hiệu dB. - Tìm hiểu thông tin trong SGK về đơn vị đo độ to của âm, độ to của một số âm thường gặp, - Ngưỡng đau là 130dB. ngưỡng đau. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất kiến thức chung các bước tiến hành thí nghiệm với trống và với âm thoa để tìm ra mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
  52. - HS tìm hiểu thông tin trong SGK về đơn vị đo độ to của âm, độ to của một số âm thường gặp, ngưỡng đau. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm hiểu bước tiến hành thí nghiệm với trống và với âm thoa để tìm ra mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. GV chốt lại kiến thức về mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm, đơn vị đo độ to của âm, độ to của một số âm thường gặp, ngưỡng đau. 2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tần số. a) Mục tiêu: + Nhận biết được thế nào là một dao động. + Phát biểu được thế nào là tần số dao động. + Nêu được đơn vị đo tần số là Héc, kí hiệu là Hz. + Sử dụng được micro kết nối với đồng hồ đo điện đa năng để xác định tần số của sóng âm. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần III. - Nhận biết được thế nào là một dao động. - Số dao động trong một giây là tần số, đơn vị tần số là Héc, kí hiệu Hz. - Biết cách dùng đồng hồ đo điện đa năng để xác định tần số của sóng âm. - Thực hiện xác định tần số của sóng âm bằng đồng hồ đo điện đa năng. c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần 3: Tần số dao động.
  53. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ tìm hiểu về tần số dao động, đồng hồ đo điện đa năng, cách xác tần số của sóng âm bằng đồng hồ đo điện đa năng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.3: Tìm hiểu khái niệm biên độ của sóng âm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập PHẦN II: TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS 1. Tần số - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện phần III bước 1, bước 2 trong nội dung Phiếu học tập. - Xét với một con lắc đơn đang dao động khi quả cầu đi - GV hướng dẫn HS chốt lại các kiến thức thế từ vị trí có độ lệch lớn nhất nào là một dao động, tần số dao động, cách xác (so với vị trí cân bằng) ở bên định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa này sang bên kia rồi trở lại vị năng. trí có độ lệch lớn nhất ban đầu, ta nói con lắc thực hiện - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo một dao động. nhóm 4 HS xác định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa năng, ghi chép kết quả quan sát - Số dao động thực hiện được được vào phần III bước 3, bước 4 trong Phiếu trong 1 giây là tần số. học tập. - Đơn vị đo tần số là Héc (Hz). *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đồng hồ đo điện đa năng có - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống thể dùng để xác định tần số nhất kiến thức chung về cách xác định một dao dao dao động của sóng âm. động, tần số dao động, đơn vị đo tần số, cách xác * Cách dùng đồng hồ đo điện định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa đa năng năng. Khi sử dụng đồng hồ đo điện - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và đa năng có thể dùng để xác trình bày kết quả của nhóm. định tần số dao dao động của *Báo cáo kết quả và thảo luận sóng âm ta làm như sau: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước - Kết nối micro với đồng hồ trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và đo điện đa năng. nhận xét bổ sung (nếu có). - Đặt âm thoa trên hộp cộng hưởng, gõ mạnh vào một *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nhánh âm thoa.
  54. GV nhận xét về kết quả hoạt động của các - Đọc số chỉ trên màn hình nhóm về tìm hiểu kiến thức chung về cách xác của đồng hồ, đó chính là tần định một dao động, tần số dao động, đơn vị đo số dao động của âm thoa khi tần số, cách xác định tần số dao động bằng đồng đó. hồ đo điện đa năng. GV chốt lại kiến thức về cách xác định một dao động, tần số dao động, đơn vị đo tần số, cách xác định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa năng. 2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số của sóng âm a) Mục tiêu: + Trình bày và tiến hành được các bước thí nghiệm với thước thép đàn hồi chứng tỏ tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. + Sử dụng được micro kết nối với máy dao động kí hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để tìm ra mối liên quan giữa tần số và độ cao của sóng âm. b) Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần IV. - Nêu các bước thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm với thước thép đàn hồi chứng tỏ tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. + Sử dụng được micro kết nối với máy dao động kí hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động để tìm ra mối liên quan giữa tần số và độ cao của sóng âm. - Rút ra kết luận tần số dao động càng lớn âm phát ra càng cao. c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập Bài 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM phần IV: Độ cao của âm theo sự hướng dẫn của GV. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ tìm hiểu về mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.4: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số
  55. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Độ cao của âm. - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS a) Dùng thước thép đàn hồi. - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phần - Phần tự do của thước dài dao IV bước 1 trong nội dung Phiếu học tập. động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra thấp. - GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành - Phần tự do của thước ngắn thí nghiệm với thước thép đàn hồi, âm thoa và dao động nhanh, tần số dao máy dao động kí để tìm ra mối liên hệ giữa tần số động lớn, âm phát ra cao. dao động và độ cao của âm. b) Gõ vào âm thoa. - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo - Tần số dao động của sóng nhóm thí nghiệm trên, ghi chép kết quả quan sát âm càng lớn (nhỏ), âm thoa được vào phần IV bước 2, bước 3 trong Phiếu học phát ra âm càng cao (thấp). tập. Kết luận: Tần số dao động của sóng âm càng lớn (nhỏ), *Thực hiện nhiệm vụ học tập âm phát ra càng cao (thấp). - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất kiến thức chung các bước tiến hành thí nghiệm với thước thép đàn hồi, âm thoa và máy dao động kí để tìm ra mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm hiểu bước tiến hành thí nghiệm với hạ âm, siêu âm. GV chốt lại kiến thức về mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm, độ cao của một số âm thường gặp. 3. Hoạt động 3: Luyện tập
  56. a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về biên độ, độ to của âm, tần số và độ cao của âm. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. - Làm một số bài tập: Phiếu học tập: Bài 1: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? A. Vật có tần số dao động 50Hz dao động nhanh hơn B. Vật có tần số dao động 70Hz dao động nhanh hơn C. 2 vật dao động bằng nhau D. Chưa đủ điều kiện để kết luận Bài 2: Khi vật dao động chậm thì có tần số và âm phát ra như thế nào? A. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng thấp B. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng thấp C. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng cao D. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng cao Bài 3: Tính tần số dao động của một vật thực hiện được 360 dao động trong 3 phút. A. 1Hz B. 4Hz C. 3Hz D. 2Hz Bài 4: Tần số là: A. Các công việc thực hiện trong 1 giây B. Quãng đường dịch chuyển trong 1 giây C. Số dao động trong 1 giây D. Thời gian thực hiện 1 dao động Bài 5: Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Khi tần số dao động lớn hơn
  57. Bài 6: Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra khi đó ta phải: A. Gõ nhanh vào mặt trống. B. Gõ chậm rãi và đều vào trống. C. Gõ mạnh vào mặt trống. D. Gõ nhẹ vào mặt trống. Bài 7: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi: A. Vật dao động càng chậm B. Biên độ dao động càng nhỏ C. Tần số dao động càng nhỏ D. Vật dao động càng nhỏ c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. - Hoàn thành phiếu bài tập. Đáp án: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B B D C D C B d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. - GV YC HS hoàn thiện phiếu học tập. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân và kết quả phiếu học tập. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  58. - GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. - Công bố kết quả phiếu học tập. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - Chế tạo nhạc cụ từ vật liệu tái chế. - Cho Hs xem video tham khảo về việc chế tạo nhạc cụ từ những vật liệu tái chế. c) Sản phẩm: HS chế tạo được một chiếc đàn từ những vật liệu tái chế. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP KWL BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM Họ và tên: .Lớp. 7 Hãy nêu 2 ví dụ về nguồn âm? Trả lời: Theo em âm do các nguồn khác Trả lời: nhau tạo ra khác nhau về đặc
  59. điểm gì? Yếu tố nào tạo nên sự khác nhau đó? Trả lời: Các em đã học được kiến thức gì? PHIẾU HỌC TẬP Nhóm : Lớp: PHẦN I: BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG Bước 1. Hoàn thành các câu hỏi sau: H1. Nêu hiểu biết của em về biên độ dao động? H2. Hãy xác định biên độ dao động của một dao động bất kỳ.
  60. Bước 2: Thảo luận theo nhóm câu hỏi sau: 1. Thống nhất đáp án của các câu hỏi trong bước 1. 2. Xác định biên độ dao động dựa vào máy dao động kí và rút ra kết luận. PHẦN II: ĐỘ TO CỦA ÂM Bước 1: Dự đoán sự phụ thuộc độ to của âm vào biên độ dao động. Bước 2: HS trao đổi trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau: H1: Nêu cách xác định biên độ dao động của mặt trống khi ta gõ vào mặt trống. H2: Nêu cách dùng máy dao động kí để so sánh biên độ dao động của âm thoa trong các trường hợp khác nhau. Bước 3: Thực hành theo nhóm và hoàn thiện bảng sau: Cách gõ vào mặt trống Biên độ dao động của Âm phát ra to hay quả cầu bấc lớn hay nhỏ? nhỏ?
  61. a) Gõ mạnh b) Gõ nhẹ Cách gõ vào âm thoa Biên độ dao động của Âm phát ra to hay sóng âm lớn hay nhỏ? nhỏ? a) Gõ mạnh b) Gõ nhẹ Bước 4: Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận về sự liên quan giữa độ to của âm và biên độ. PHẦN III: TẦN SỐ Bước 1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau H1. Thế nào là một dao động? H2. Nêu hiểu biết của em về tần số? Bước 2: HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi sau: 2.1. Thống nhất đáp án của các câu hỏi trong bước 1. 2.2. Nêu các bước xác định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa năng.
  62. Bước 3: Thực hành theo nhóm 4 Xác định tần số dao động bằng đồng hồ đo điện đa năng. PHẦN IV: ĐỘ CAO CỦA ÂM Bước 1: HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: H1. Nêu cách dùng thước thép đàn hồi để thước phát ra âm thanh cao, thấp khác nhau, so sánh tần số dao động của đầu thước trong 2 trường hợp trên. H2: Nêu cách dùng máy dao động kí để so sánh tần số dao động của âm thoa trong các trường hợp khác nhau. Bước 2: Thực hành theo nhóm và hoàn thiện bảng sau: Bật nhẹ đầu tự do của thước Đầu tự do của thước dao Âm phát ra cao hay khi: Phần tự do của thước động nhanh hay chậm? thấp? a) Dài b) Ngắn Cách gõ vào âm thoa Tần số dao động của Âm phát ra cao hay sóng âm lớn hay nhỏ? thấp? a) Gõ mạnh b) Gõ nhẹ
  63. Bước 3: Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận về sự liên quan giữa độ cao của âm và tần số. Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm âm phản xạ. - Nhận biết được đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm, đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về phản xạ âm. Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm hợp tác giải quyết vấn đề về âm phản xạ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các tình huống trong bài học và trong cuộc sống. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN + Nêu được âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ. + Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. + Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. + Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: + Đề xuất phương án kiểm tra vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
  64. + Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng âm như sự hình thành tiếng vang, cách khử tiếng vang hoặc sử dụng tiếng vang để tính khoảng cách. 3. Phẩm chất: - Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm. Thực hiện an toàn khi tiến hnahf thí nghiệm. - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Tranh ảnh hình 11.1, 11.2 - Video mở đầu - Video tác hại của tiếng ồn - Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh: Bàn phẳng, đồng hồ (loại nhỏ, có phát ra tiếng tích tắc, hai đoạn ống nhựa giống nhau (dài 1m, có thể để lọt đồng hồ vào trong, một ống có nắp đậy dễ dàng tháo, lắp), tấm gỗ phẳng, tấm gỗ có bề mặt gồ ghề, tấm xốp phẳng, - Các câu hỏi bài tập. 2. Học sinh: - Đọc và tìm hiểu nội dung bài học ở nhà. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm được giao (hoàn thành phiếu và thiết kế powerpoint báo cáo) - Xem lại các bài tập về vận tốc, quãng đường. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. b) Nội dung: Nhận biết về hiện tượng phản xạ âm. c) Sản phẩm: Nêu được hiện tượng trong tranh và đoạn video. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho học sinh quan sát tranh và xem đoạn video *Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thảo luận theo bàn nhận xét về âm thanh trong tranh và đoạn video mà em quan sát được.
  65. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện một vài học sinh trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét đánh giá Giáo viên nêu nội dung cần tìm hiểu của bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Học sinh nêu khái niệm âm phản xạ. - Nhận biết được vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. - Hiểu được khái niệm ô nhiễm tiếng ồn, tác hại và cách khắc phục. b) Nội dung: - Nêu được âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ. - Nhận biết được vật phản xạ âm tốt là vật cứng, bề mặt nhẵn. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề. - Thực hiện được thí nghiệm nhận biết vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém c) Sản phẩm: - Bảng nhóm và kết luận về khái niệm phản xạ âm. - Hs làm được các thí nghiệm, phân tích được các kết quả thí nghiệm và rút ra được vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về âm phản xạ I. ÂM PHẢN XẠ: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu học sinh quan sát video, đọc mục I SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi. + Thế nào là âm phản xạ? + Ta có thể nghe được âm phản xạ không? + Nêu một số trường hợp trong thực tế em đã nghe thấy tiếng của mình vọng lại? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thảo luận nhóm theo khăn trải bàn trả lời các câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận Kết luận: - Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình. - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.
  66. - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của + Có thể nghe được âm phản xạ nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. và cũng có thể không nghe được *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ âm phản xạ. Giáo viên nhận xét . + Âm phản xạ mà ta nghe được Giáo viên chốt kiến thức. sau âm phát ra thì âm phản xạ Giáo viên giới thiệu cho học sinh về tiếng vang đó được gọi là tiếng vang. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT, Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo lại kết quả tiến VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM: hành thí nghiệm của nhóm đã tiến hành ở nhà. Nếu học sinh không có phương án thí nghiệm thì giáo viên cho các nhóm tiến hành tại lớp các thí nghiệm sau: - GV yêu cầu đại diện nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. - GV yêu cầu 2 nhóm học sinh bố trí và thực hiện thí nghiệm như hình 11.2 để tìm hiểu sự phản xạ âm của các vật. 2 nhóm tiến hành thí nghiệm được bố trí như hình sau:
  67. - GV yêu cầu HS sau khi thực hiện thí nghiệm, rút ra kết luận và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Nêu ví dụ. + Thế nào là vật phản xạ âm kém? Nêu ví dụ. - GV yêu cầu HS làm BT1: Có các vật sau: chăn bông, đệm mút, cửa kính phẳng, rèm treo tường, tường gạch phẳng, gạch lát nền nhà. Hãy xếp những vật trên vào một trong hai nhóm phản xạ âm tốt và - Vật phản xạ âm tốt là những phản xạ âm kém? vật cứng, có bề mặt nhẵn (hấp - Gv dẫn dắt: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng thụ âm kém) đến người nghe như khi ta hát karaoke, khi ta đang + VD: tấm kính, tường gạch ở trong nhà hát Vì thế các nhóm hãy đề xuất một phẳng, số phương án để có thể giảm ảnh hưởng của âm phản - Vật phản xạ âm kém là những xạ cho những người khác? vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề *Thực hiện nhiệm vụ học tập (hấp thụ âm tốt) - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và + VD: miếng xốp, mảnh vải, trả lời các câu hỏi. - Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trả lời cá nhân 1 vài em nhận xét bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét . Giáo viên chốt kiến thức. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu tác hại của tiếng ồn. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. CHỐNG Ô NHIỄM -Yêu cầu học sinh quan sát video , đọc mục III SGK TIẾNG ỒN và thảo luận nhóm các trả lời các câu hỏi. 1. Tiếng ồn + Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm?
  68. + Tiếng sấm, tiêng sét có phải là tiếng ồn gây ô - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng nhiễm không? Vì sao? ồn lớn, kéo dài, làm ảnh hưởng + Em hãy nêu tác hại của tiếng ồn? Cho ví dụ thực xấu đến sức khỏe và hoạt động tế. của con người. + Đề xuất một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? 2. Biện pháp chống ô nhiễm *Thực hiện nhiệm vụ học tập tiếng ồn - Học sinh thảo luận nhóm câu trả lời cho các câu - Tác dụng vào nguồn âm: cần hỏi. làm giảm độ to âm thanh phát *Báo cáo kết quả và thảo luận ra. - Đại điện các nhóm thảo luận. - Ngăn cản đường truyền âm - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của đến tai bằng cách sử dụng các nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. vật phản xạ âm. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Làm phân tán âm trên đường Giáo viên nhận xét . truyền: làm cho âm truyền đi Giáo viên chốt kiến thức. theo hướng khác, - GV đưa ra tình huống để HS thảo luận đưa ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: “Giả sử trường học của em ở cạnh đường giao thông có đông người và xe cộ qua lại. Hãy đề xuất 1 số biện pháp phù hợp nhằm giảm ảnh hưởng của tiếng ồn từ bên ngoài đối với các hoạt động học tập và vui chơi của các em tại nhà trường.“ 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học. b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 5 câu hỏi trắc nghiệm d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ Phiếu học tập số 1: Câu hỏi GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào trắc nghiệm phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
  69. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học, hoạt động nhóm để hoàn thành các trạm 1,2,3 mục đích giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Nội dung hoàn thành thành các trạm 1, 2, 3 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. VẬN DỤNG - Yêu cầu các nhóm học sinh vận dụng kiến thức Bài tập trạm 1, trạm 2 và trạm 3 ở bài học hoạt động nhóm 6 hoàn thành các trạm bài phần phụ lục tập 1,2,3. GV nhắc lại cho học sinh phương pháp trạm *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động nhóm, hoàn thiện các trạm 1,2,3. *Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện nhóm báo cáo bài tập ở các trạm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
  70. Phụ lục : PHIẾU HỌC TẬP XÁC ĐỊNH VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT, VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM Nhóm: . 1. Mục đích thí nghiệm . 2. Dụng cụ thí nghiệm . 3. Tiến hành thí nghiệm Các bước Nội dung thực hiện Ghi chú Bước 1 Bước 2 Bước 3 4. Kết quả thí nghiệm Vật phản xạ âm Nội dung Vật phản xạ âm tốt Ghi chú kém Phân loại . Đặc điểm . . chung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Khi em nghe tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì? A. Trong hang động có mối nguy hiểm. B. Có người ở trong hang cũng đang nói to. C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại D. Vì tiếng nói em quá lớn nên mới bị dội lại. Câu 2: Trong các câu phát biểu sau câu nào sai? A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
  71. B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt. C. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt. D. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt. Câu 3: Trong con dông ta nghe tiếng sấm rền. Chọn câu giải thích đúng nhất. A. Do nguồn âm phát ra từ rất xa. B. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra đến mặt đất lớn hơn 1 giây. C. Tia sét chuyển động nên khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền. D. Sấm rền là do sự phản xạ âm từ các đám may giông trên bầu trời xuống mặt đất. Câu 4: Những vật nào sau đây phản xạ âm tốt? A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, vải, bông. C. Sắt, thép, đá. D. Lụa, nhung, gốm. Câu 5: Những vật hấp thụ âm tốt là vật: A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém. C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. hấp thụ ánh sáng tốt.
  72. TRẠM 1 Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do loa A phát ra có độ to lớn hơn 20 dB so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra lớn hơn? TRẠM 2 Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn? TRẠM 3 Khu dân cư nơi gia đình em ở, thường tổ chức các hoạt động tập thể vào buổi tối với tiếng ồn khá lớn, việc này ảnh hưởng xấu đến việc học tập của em. Em hãy để xuất với bố mẹ một số biện pháp đơn giản nhằm giảm ảnh hưởng của những tiếng ồn đó đối với hoạt động học tập của em. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: . BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5 I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các hiện tượng vật lí trong đời sống để tìm hiểu về âm thanh, ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để ôn tập lí thuyết chủ đề 5- Âm thanh và vận dụng kiến thức chủ đề để làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã họcgiải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống liên quan đến âm thanh và làm các bài tập vận dụng. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết âm thanh trong đời sống, xác định các vấn đề về âm thanh như nguồn phát (nguồn âm), môi trường truyền âm, vật phản xạ âm tốt và xấu, phản xạ âm và tiếng vang. Kể tên được các môi trường truyền âm, biết tần số, biên độ là gì, so sánh về độ cao và độ to của âm, phân biệt vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém, giải thích về các hiện tượng vật lí liên quan đến âm thanh.
  73. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên Dựa vào sự phụ thuộc của âm thanh vào tần số, biên độ phân biệt được các loại âm thanh trong đời sống, hiểu được tác hại của tiếng ồn, từ đó đưa ra được các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về âm học vào tình huống trong thực tế. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Ý thức xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại giảm ô nhiễm tiếng ồn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV, bảng phụ. - Hệ thống lí thuyết và câu hỏi bài tập. - Phiếu học tập cho các nhóm. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị trước nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5’) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. - Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: - Nhắc lại kiến thức về ô nhiễm tiếng ồn, lấy ví dụ trong đời sống và nêu được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. c) Sản phẩm: - Học sinh nêu được tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. - Lấy được ví dụ trong đời sống về ô nhiễm tiếng ồn và đề xuất phương án làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nộidung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập → Xuất phát từ tình huống có vấn đề: Quan sát các bức tranh sau và cho biết chủ đề chung của các bức tranh là gì? Hs: - Giáo viên yêu cầu: - Trình bày tác hại ô nhiễm tiếng ồn, lấy ví dụ trong thực tế. - Nêu các biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. - Học sinh tiếp nhận:
  74. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Nhớ lại kiến thức cũ để trả lời. - Giáo viên: Cho cá nhân học sinh trả lời nhanh câu hỏi. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trình bày sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: → Giáo viên chốt vấn đề. → Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. → Giáo viên nêu mục tiêu bài học:Vận dụng kiến thức âm thanh giải thích hiện tượng vật lí trong thực tế và giải quyết một số bài tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15‘) a) Mục tiêu: Ôn tập lí thuyết về chủ đề 5 âm thanh. b) Nội dung: GV chia nhóm học sinh theo tổ thảo luận và hệ thống các kiến thức đã học trong chủ đề âm thanh tập của nhóm mình thông qua sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: HS hệ thống các kiến thức của chủ đề trên sơ đồ tư duy của nhóm mình. d) Tổ chức thực hiện: - Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy theo thiết kế mà nhóm đã chọn. Gợi ý: ÂM THANH Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
  75. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Sơ đồ tư duy chủ đề âm thanh - Giáo viên yêu cầu: Mỗi nhóm nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy theo tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức về chủ đề âm thanh. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ. - Giáoviên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Hỗ trợ, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thiết kế. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. → Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ. 3. Hoạt động 3. Luyện tập (10’) a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức đã học để luyện tập củng cố nội dung chủ đề âm thanh. b) Nội dung: GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thông qua hình thức trò chơi tiếp sức. c) Sản phẩm: Hs trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ Phụ lục 1 (Câu hỏi trắc nghiệm) - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiếp sức Câu 1: A trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 2: C Luật chơi như sau: 4 nhóm sắp xếp theo 4 Câu 3: D hàng, người đầu hàng trả lời đầu tiên. Nếu Câu 4: B không trả lời được sẽ bị lùi xuống cuối hàng, Câu 5: C bạn khác trong nhóm sẽ trả lời thay. Hết câu Câu 6: A
  76. hỏi, HS không trả lời được sẽ thực hiện nhiệm Câu 7: C vụ mới theo yêu cầu các HS khác. Câu 8: B *Thực hiện nhiệm vụ Câu 9: D - Hs tiếp nhận nhiệm vụ. Câu 10: A *Báo cáo kết quả và thảo luận - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. Phụ lục 1 (Câu hỏi trắc nghiệm) Câu 1. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe thấy âm thanh. Nguồn âm là: A. Sợi dây cao su B. Bàn tay C. Không khí D. Cả A và C Câu 2. Khi ta đang nghe đài thì: A. Màng loa của đài bị nén lại B. Màng loa của đài bị bẹp lại C. Màng loa của đài dao động D. Màng loa của đài bị căng ra Câu 3. là số dao động trong một giây. A. Vận tốc B. Biên độ C. Chu kì D. Tần số Câu 4. Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng A. to B. bổng C. thấp D. bé Câu 5. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là: A. Tần số B. Vận tốc truyền dao động C. Biên độ dao động D. Tốc độ dao động Câu 6. Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào? A. Biên độ dao động của mặt trống B. Màu sắc của mặt trống C. Kích thước của mặt trống D. Kích thước của dùi trống Câu 7. Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng Câu 8. Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây? A. Nước B. Sắt C. Khí O2 D. Chân không Câu 9. Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là: A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương. B. Tấm kim loại, áo len, cao su.
  77. C. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp. D. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch. Câu 10. Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người? A. Gây mệt mỏi B. Gây buồn ngủ C. Gây hưng phấn D. Làm thính giác phát triển 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 15‘) a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập vận dụng trong phiếu học tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập phần bài tập vận dụng. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Phụ lục 2 (Bài tập vận dụng) GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức để giải thích câu C1 đến C4. - GV chốt lại kiến thức sau khi các thành viên lớp đã nhận xét. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hoạt động nhóm, hoàn thiện câu C1 đến C4 vào phiếu học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời câu C1 đến C4 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Phụ lục 2 (Bài tập vận dụng) Câu 1. Đặt câu với các từ và cụm từ sau: a. tần số, lớn, bổng. b. tần số, nhỏ, trầm. c. dao động, biên độ lớn, to d. dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. Lời giải: a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (bổng). b. Tần số dao động càng nhỏ, âmphát ra càngthấp (trầm). c. Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to. d. Dao động càng yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
  78. Câu 2. a. Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không có thể trò chuyện với nhau mà không cần sử dụng micrô và tai nghe bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người đó như thế nào? b. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát? Lời giải: a. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua hai cái mũ đến tai người kia và ngược lại. b. Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra và phản xạ lại từ hai bên bờ tường. Ban ngày, tiếng vang bị tiếng ồn khác lấn át hoặc bị thân thể người khác qua lại hấp thụ nên chỉ nghe được tiếng bước chân, chỉ ban đêm yên tĩnh mới nghe được như vậy. Câu 3. Giả sử một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có nhiều xe qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Lời giải: - Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm cạnh đường qụốc lộ có nhiều xe cộ qua lại: + Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện. + Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm. + Trồng nhiều cây xanh chung quanh bệnh viện đề hướng âm truyền đi nơi khác + Treo rèm ở cửa sổ để ngăn đường truyền âm cũng như hấp thụ bớt âm. Câu 4. Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyển từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tóc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng bao xa? Lời giải: - Gọi thời gian tiếng sấm → tai người đó là t, vận tốc âm truyền trong không khí là v, khoảng cách giữa người đó và nơi xuất hiện tia sét là s. - Ta có: s = v.t = 340.5 = 1700(m) - Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng 1700 m Trường: Họ và tên giáo viên: