Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 2

docx 85 trang Thu Mai 04/03/2023 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_7_sach_canh_dieu_hoc_ky_2.docx

Nội dung text: Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 2

  1. Tuần BÀI 11. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN ( Số tiết: 02) I. MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt: - 1. Kiến thức: - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các mỏi trường khác nhau. 2. Năng lực: * Năng lực chung - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo * Năng lực Địa lí - Rèn luyện kỉ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường với nhau. 3. Phẩm chất: - Hiểu rõ thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. - Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh tư liệu và môi trường thiên nhiên, cách khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Phi - Hướng dẫn HS thực hiện dự án tại lớp và tại nhà theo nhóm. Thời gian thực hiện: 02 tiết * GV giới thiệu với HS một số nội dung HS cần nghiên cứu : Chủ đề 1: Khai thác,sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm Chủ đề 2: Khai thác,sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới Chủ đề 3: Khai thác,sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc Chủ đề 4: Khai thác,sử dụng thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt đới Chủ đề 5: Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên * GV thành lập nhóm và cho HS tự lựa chọn nội dung + GV Phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I). HS điền phiếu số 1 + GV Công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích. Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn Theo trình độ bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên học sinh powerpoint và trang web. Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng interrnet
  2. Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được. Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các Theo năng lực thông tin trên mạng sử dụng CNTT Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác: của học sinh Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint * GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm. Điều Nhóm Nội dung nhiệm vụ chỉnh nhiệm vụ I. Khai thác, sử - Phạm vi dụng và bảo vệ - Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên thiên nhiên ở môi nhiên trường xích đạo - Quá trình con người khai thác, sử dụng thiên ẩm nhiên - Phạm vi II. Khai thác, sử - Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên dụng và bảo vệ nhiên thiên nhiên ở môi - Quá trình con người khai thác, sử dụng thiên trường nhiệt đới nhiên - Phạm vi III. Khai thác, sử - Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên dụng và bảo vệ nhiên thiên nhiên ở môi - Quá trình con người khai thác, sử dụng thiên trường hoang mạc nhiên IV. Khai thác, sử - Phạm vi dụng và bảo vệ - Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên thiên nhiên ở môi nhiên trường cận nhiệt - Quá trình con người khai thác, sử dụng hiên đới nhiên V. Vấn đề môi - Thực trạng khai thác môi trường trường trong sử - Hậu quả dụng thiên nhiên - Biện pháp bảo vệ môi trường + Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ 2. Chuẩn bị của học sinh
  3. - Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học, clip, tranh ảnh minh họa họa về phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên theo các môi trường ở châu Phi - Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế. - HS thực hiện dự án tại nhà theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thời gian thực hiện: 01 tuần * Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung * Phân công nhiệm cho các thành viên trong nhóm * Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu + Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, + Phân tích, tồng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. * Viết báo cáo + Viết báo cáo. Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích): Nêu phạm vi của môi trường nghiên cứu Nêu phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ( Hiện trạng và hạn chế) Một số giải pháp. + Trình bày báo cáo Phân công người báo cáo trước lớp. Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bằng kiến thức đã học về tự nhiên, xã hội của châu Phi. Các em có muốn biết ở lục địa đen, con người đã khai thác và sử dụng tài nguyên như thế nào để phát triển kinh tế không? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: (Tùy vào địa phương của mỗi HS). Bước 3. Kết luận, nhận định - GV dẫn dắt vấn đề: Như các em đã biết, “ Lục Địa Đen” là nơi có sự phân hpas rất đa dạng về tự nhiên. Cùng là một trong những châu lục có trình độ phát triển kinh tế chưa cao. Vậy người dân ở đây đã có những phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở từng môi trường như thế nào? Bài học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu những nội dung này nhé!
  4. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC (HS THỰC HIỆN Ở NHÀ) a. Mục tiêu: - Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. - Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành. - Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm. - Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế, - Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo b. Nội dung: Kế hoạch hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm. - Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ. d. Cách thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm. - Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV kết luận, định hướng kiến thức rõ ràng với từng nhóm HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN (HS THỰC HIỆN Ở NHÀ) a. Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra: + Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, bản đồ, tranh ảnh qua sách, báo, Internet để xác định phạm vi các môi trường ở châu Phi, cách con người khai thác và sử dụng tài nguyên ở các môi trường
  5. + Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu + Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp b. Nội dung: Thu thập tài liệu, khẳng định kiến thức. c. Sản phẩm - Poster: Phạm vi - Bài thuyết trình về: đặc điểm môi trường (Power point) - Clip: Cách khai thác tài nguyên d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Xác định thời gian, địa điểm học tập nhóm - Thời gian: - Địa điểm: Tại nhà hs Bước 2: Cá nhân thu thập, bổ sung tài liệu, ghi lại thắc mắc Bước 3: Làm việc nhóm. - GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề. - GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình. - Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm. - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau. HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO (HS THỰC HIỆN TRÊN LỚP) a. Mục đích: - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm c. Sản phẩm: Bản báo cáo của các nhóm d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên giới thiệu nội dung, dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh chuẩn bị tinh thần
  6. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh + Nhóm báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công. + Học sinh nhóm khác chú ý lắng nghe. + Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác. + Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Giáo viên : + Quan sát, đánh giá + Hỗ trợ, cố vấn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh 3. LUYỆN TẬP a. Mục đích: Giúp HS khắc sâu kiến thức bài học. b. Nội dung: Giải đáp ô chữ bí mật. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức trò chơi: “Ô CHŨ BÍ MẬT” Luật chơi: - Có 8 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc. - HS lựa chọn ngẫu nhiên các ô chữ hàng ngang. Mỗi câu trả lời đúng, HS đó được 10 điểm. Nếu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về các bạn khác trong lớp. - HS đoán được ô chữ hàng dọc trong bài được 10 điểm. Ô CHỮ BÍ MẬT Câu 1: Lũ lụt, hạn hán được gọi chung là gì? (THIÊN TAI) Câu 2: Đây được gọi là lá phổi xanh của trái đất? (RỪNG) Câu 3: Nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho con người (SÔNG HỒ) Câu 4: Gấu, hươu, nai được gọi chung là gì? (ĐỘNG VẬT) Câu 5: Đây là nguồn thức ăn bị con người khai thác và đánh bắt nhiều nhất (CÁ) Câu 6: Gạch, cát, đá là nguyên liệu của hoạt động này? (XÂY DỰNG) Câu 7: Hệ thống xử lí nước thải được đặt ở đâu? (NHÀ MÁY) Hàng dọc: Là hành động góp phần bảo vệ môi trường (TRỒNG CÂY) HS lắng nghe và trả lời câu hỏi, làm việc cá nhân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ để tìm ra đáp án đúng. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  7. - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học. 4. VẬN DỤNG a. Mục đích: - Vẽ 1 bức tranh theo chủ đề: Góc thiên nhiên đẹp trong mắt em. - Phát huy năng lực sáng tạo của HS b. Nội dung: - Vận dụng kiến thức c. Sản phẩm: Vẽ bức tranh, thuyết trình tranh. d. Tổ chức hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm hãy vẽ một bức tranh với chủ đề “CHÂU PHI XANH”, khổ giấy A4 + Thời gian 1 tuần + Tiêu chí: Màu sắc, sáng tạo, nội dung, thông tin nhóm Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, hoàn thành và báo cáo kết quả cho GV Bước 3: GV nhận xét chung, kết bài IV. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH (Trước khi thực hiện dự án) Họ và tên: Lớp: . Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. 1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án? Đánh dấu (x) vào ô trả lời Nội dung Có Không 1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm 2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc 4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường ĐTH 2. Khả năng của học sinh Đánh dấu (x) vào ô trả lời ST Trả lời Nội dung điều tra T Có Không
  8. 1 Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint 2 Khả năng hội họa 3 Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet 4 Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap 5 Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin 6 Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel 7 Khả năng thuyết trình 3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện Học sinh đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2 – Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm” Mức độ quan STT Sản phẩm mong muốn thực hiện tâm 1 Poster trên giấy A0 2 Bài trình bày bằng Powerpoint Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như: 3 Proshow, Fezi, Mindmap 3. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án Đánh dấu (x) vào ô trả lời STT Mong muốn của học sinh Trả lời 1 Phát triển năng lực hợp tác 2 Phát triển năng lực sử dụng công nghệ 3 Phát triển năng lực giao tiếp 4 Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin 5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 6 Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu Các năng lực khác: 7
  9. PHỤ LỤC 2 HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Thái Bình , ngày tháng năm . 1. Đại diện bên A: Ông (bà): Chức danh: Giáo viên dạy môn Địa lí – Trường 2. Đại diện bên B: Em : Chức danh: NHÓM TRƯỞNG 3. Nội dung hợp đồng: Bên B có trách nhiệm hoàn thành một Poster về đảm bảo theo đúng các tiêu chí đánh giá. Thời hạn hoàn thành hợp đồng: 1 tuần kể từ sau ngày kí hợp đồng - Bên A có trách nhiệm cung cấp các tài liệu định hướng, tài liệu tham khảo, hỗ trợ khi được yêu cầu. - Bên B có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu về nội dung sản phẩm, hình thức trình bày và thời gian hoàn thành. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 3 BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ THANH LÍ HỢP ĐỒNG Nội dung côngviệc: Căn cứ vào hợp đồng đã kí giữa bà giáo viên dạy môn Địa lí và em: Trưởng nhóm: Về việc: Hợp đồng công việc Hôm nay ngày tháng năm Chúng tôi gồm có: 1. Ông (bà) : - Đại diện cho bên A 2. Em . - Đại diện cho bên B Qua theo dõi kiểm tra, bên A tiến hành nghiệm thu:
  10. - Nội dung sản phẩm: - Chất lượng: Bên A đồng ý nghiệm thu và thanh lí hợp đồng đã kí ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 4 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm: - Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm - Nhóm số: ; Số thành viên: Lớp: . - Số thành viên có mặt Số thành viên vắng mặt 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) Thời hạn Ghi STT Họ và tên Công việc được giao hoàn thành chú 1 2 3 4 5 6 7 8 4. Kết quả làm việc 5. Thái độ tinh thần làm việc
  11. 6. Đánh giá chung 7. Ý kiến đề xuất Thư kí Nhóm trưởng PHỤ LỤC 5 NHẬT KÍ CÁ NHÂN Họ và tên: Lớp . Nhóm: . Nhiệm vụ trong dự án: . Ghi lại những hiểu biết của em môi trường và sự phát triển bền vững? Những điều em muốn hiểu biết (hoặc còn thắc mắc) về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên,cách con người khai tác, sử dụng thiên nhiên ảnh hưởng của việc phá vỡ mối quan hệ tự nhiên đến cuộc sống của con người ở châu Phi?
  12. Những điều em hiểu được sau khi thực hiện dự án? Em cảm thấy hứng thú nhất với nội dung nào trong dự án? Vì sao? Theo em, mục đích (ý nghĩa) của dự án này là gì? Những ý kiến đề xuất?
  13. Chữ kí của học sinh PHỤ LỤC 6 PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO Tên nhóm: ___ Số lượng thành viên: ___ Nội dung nhóm trình bày: ___ ___ ___ Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm 1 Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem 1 2 3 4 5 Bố cục 2 Cấu trúc mạch lạc, lô gic 1 2 3 4 5 3 Nội dung phù hợp với tiêu đề 1 2 3 4 5 4 Nội dung chính rõ ràng, khoa học 1 2 3 4 5 5 Các ý chính có sự liên kết 1 2 3 4 5 Nội 6 Có liên hệ với thực tiễn 1 2 3 4 5 dung 7 Có sự kết nối với kiến thức đã học 1 2 3 4 5 8 Sử dụng kiến thức của nhiều môn học 1 2 3 4 5 Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa 9 1 2 3 4 5 phải, đủ nghe 10 Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí 1 2 3 4 5 Lời nói, 11 Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi 1 2 3 4 5 cử chỉ Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình 12 1 2 3 4 5 khi trình bày 13 Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự 1 2 3 4 5 Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ Sử dụng 14 1 2 3 4 5 cao công 15 Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý 1 2 3 4 5 nghệ 16 Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc 1 2 3 4 5 Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người Tổ 17 1 2 3 4 5 dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện. chức, Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình tương 18 1 2 3 4 5 bày tác 19 Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự 1 2 3 4 5
  14. 20 Phân bố thời gian hợp lí 1 2 3 4 5 Tổng số mục đạt điểm Điểm trung bình:___ (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ) Chữ kí người đánh giá PHỤ LỤC 7 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG Họ và tên: ___ Thuộc nhóm: ___ Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm 1 Có ghi chép cá nhân 1 2 3 4 5 Ghi chép 2 Nội dung ghi chép hợp lí 1 2 3 4 5 Có phân công công việc cụ thể cho từng thành 3 1 2 3 4 5 viên Tổ chức, Có ý kiến để nhận được phân công hợp lí trong 4 1 2 3 4 5 tương tác nhóm 6 Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành viên khác 1 2 3 4 5 7 Thực hiện đúng các quy định do nhóm đề ra 1 2 3 4 5 8 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 2 3 4 5 Sưu tầm 9 Nguồn tài liệu phong phú, gắn với thực tế 1 2 3 4 5 tài liệu Tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực bổ sung cho 10 1 2 3 4 5 nhiệm vụ của bản thân Tổng số mục đạt điểm Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10):___ Chữ kí người đánh giá PHỤ LỤC 8 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM
  15. Họ và tên: ___ Thuộc nhóm: ___ Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm 1 Tuân thủ theo sự điều hành người điều hành 1 2 3 4 5 Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ được 2 1 2 3 4 5 giao Thái độ 3 Tích cực, tự giác trong học tập 1 2 3 4 5 học tập Thể hiện sự ham hiểu biết, nếu có câu hỏi với 4 giáo viên phải là câu hỏi liên quan đến nội 1 2 3 4 5 dung của chủ đề 5 Thể hiện được vai trò của cá nhân trong nhóm 1 2 3 4 5 6 Cá nhân có đóng góp ý kiến trong nhóm 1 2 3 4 5 Tổ chức, 7 Có sự sáng tạo trong hoạt động 1 2 3 4 5 tương tác Cá nhân tham gia vào tất cả các giai đoạn làm 8 1 2 3 4 5 việc nhóm Sản phẩm có những điểm mới để nhóm khác 9 1 2 3 4 5 Kết quả học tập 10 Sản phẩm đạt yêu cầu, có chất lượng 1 2 3 4 5 Tổng số mục đạt điểm Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 10) ___ Chữ kí người đánh giá Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 12 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CỘNG HÒA NAM PHI
  16. (01 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh học về: - Sưu tầm được một số tư liệu về sự kiện lịch sử gần đây của Nam Phi 2. Năng lực - Năng lực Địa lí: Biết cách sưu tầm và trình bày được một số sự kiện về lịch sử cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây - Năng lực chung: + Xác định và tìm hiểu thông tin, biết phân tích, tóm tắt thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau. + Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với số liệu, biểu đồ, hình ảnh để trình bày thông tin. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Thông qua tìm kiếm tư liệu về Nam Phi - Trách nhiệm với nhiệm vụ của mình - Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bảng số liệu/bản đồ Nam Phi phóng to - Hình ảnh về Nam Phi có liên quan - Bảng tiêu chí đánh giá bài báo cáo 2. Học sinh - Vở ghi/giấy A4 để viết báo cáo - Bút màu để trang trí sản phẩm cá nhân III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: - Tạo kết nối kiến thức của HS về Cộng Hòa Nam Phi - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học b) Nội dung: - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi TÔI THÔNG THÁI c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS trên giấy note d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV hình ảnh về ông Nelson Mandela ở Nam Phi yêu cầu HS cho biết thông tin ✔ Tên ông là gì? ✔ Ông gắn liền với sự kiện/vấn đề gì ở Nam Phi?
  17. ✔ Ý nghĩa của sự kiện/vấn đề đó? + Trả lời đúng: +1 điểm thi đua - Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi, ghi đáp án vào note/bảng/vở - Báo cáo, thảo luận: HS giơ kết quả/gọi ngẫu nhiên trình bày - Kết luận, nhận định: GV công bố đáp án, HS tự ghi điểm số mình đạt được Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Trình bày báo cáo a. Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thành bài báo cáo theo yêu cầu của SGK b. Nội dung: - Bài báo cáo gồm 3 nội dung chính + Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự kiện: Thời gian, bối cảnh, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân + Nội dung chính: Thông tin chi tiết về sự kiện, trả lời cho các câu hỏi 5W1H + Kết luận: Đánh giá chung về ý nghĩa, kết quả của sự kiện. Tiêu chí đánh giá bài báo cáo 1 2 3 4 Phần giới thiệu chủ đề ngắn gọn, không quá 5 dòng Nội dung chính của chủ đề trả lời các câu hỏi 5W1H với thông tin phong phú, ngắn gọn và có tính khái quát cao Có các hình ảnh minh họa, chiếm không quá 20% diện tích A4 Phần đánh giá thể hiện cái nhìn khách quan Bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc thu hút, chữ đẹp Thuyết trình lưu loát, ít lệ thuộc, đúng giờ Thông tin cá nhân đầy đủ, đề mục thu hút c) Sản phẩm: Sản phẩm cá nhân trên A4, 2 mặt (HS hoàn thành ở nhà) d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS về các nhóm, tạo thành nhóm 4 thành viên, có đủ 4 chủ đề khác nhau về Nam Phi + HS sẽ thuyết trình tại nhóm nhỏ cho nhau nghe. 4p/lượt. Trong quá trình trình bày, tác giả thể hiện sự am hiểu về nội dung nghiên cứu - Thực hiện nhiệm vụ: + HS về nhóm mới và chuẩn bị phần thuyết trình + HS chuẩn bị vở ghi nếu cần + HS thuyết trình và chia sẻ theo trình tự. HS có thể đến các góc khác nhau hoặc ra hành lang. Sau khi thuyết trình xong, các thành viên lắng nghe đánh giá và ký tên xác nhận. - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi ngẫu nhiên 4 HS trình bày về 4 nội dung
  18. + HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có - Kết luận, nhận định: + GV chốt ý và cho HS tự đánh giá kết quả làm việc + Khen ngợi HS làm tốt, thu bài của HS Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ những khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn khi thực hiện bài thực hành theo nhóm. c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS trong quá trình hoàn thành bài thực hành. d. Tổ chức hoạt động: - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu khó khăn của nhóm em trong quá trình làm bài. - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS suy nghĩ để trả lời. - Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Các nhóm HS chia sẻ những khó khăn và cách thức giải quyết những khó khăn đó. - Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét hoạt động của HS, rút ra những kinh nghiệm để hoạt động nhóm đạt hiệu quả. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. b. Nội dung: HS nêu điều ấn tượng về đất nước Nam Phi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu là 1 trong những nhà lãnh đạo của CH Nam Phi em sẽ thực hiện điều gì? Vì sao? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ để trả lời. - Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Một số HS nêu điều mình ấn tượng nhất về đất nước Cộng hòa Nam Phi và giải thích. Những HS khác lắng nghe. - Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả hoạt động của HS. IV. RÚT KINH NGHIỆM
  19. BÀI 13: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI CHÂU MỸ. SỰ PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. - Phân tích được các hệ quả địa lí - lịch sử cua việc Cri-xtô phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502). - Xác định được vị trí và phạm vi châu Mỹ trên bản đổ tự nhiên châu Mỹ. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng lịch sử, địa lí. - Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, ) - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, niềm đam mê học hỏi, khám phá miền đất mới. - Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bản đồ thế giới.
  20. - Bản đồ tự nhiên châu Mỹ. - Lược đồ hành trình đến châu Mỹ của Cô-lôm-bô. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học. b. Nội dung - Kể tên các quốc gia c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ - Kể tên các quốc gia ở châu Mỹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức, và kết nối vào bài học. Châu Mỹ là vùng đất rộng lớn nằm tách biệt với các chầu lục khác, vì thế mãi đến cuối thế kỉ XV, với cuộc thám hiểm của Cri xtô-phơ Cô lôm-bô (C. Cô-lôm-bô), châu lục này mới được tìm ra. Vị trí địa lí châu Mỹ có gì đặc biệt? Việc tìm ra châu Mỹ có ý nghĩa như thế nào? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ a. Mục tiêu - Trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. - Biết sử dụng bản đổ tự nhiên chầu Mỹ để xác định vị trí và phạm vi. - Xác định được trên bản đổ các đại dương tiếp giáp với châu Mỹ. b. Nội dung Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy: - Cho biết châu Mỹ tiếp giáp những đại dương nào? - Xác định vị trí, phạm vi chân Mỹ? c. Sản Phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập
  21. d. Cách thức tổ chức Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1- 1. Vị trí địa lí và phạm vi Cặp đôi: Hoàn thành thông tin phiếu học - Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương: tập Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây GV cho HS khai thác thông tin trong Dương ở phía đông và Thái Bình Dương mục và quan sát hình 1. Bàn đố tự nhiên ở phía tây. châu Mỹ trong SGK hoặc bàn đồ tự nhiên châu Mỹ treo tường. Sau đó, GV - Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, yêu cẩu HS thực hiện nhiệm vụ trong phấn đất lién trài từ khoảng 72°B đến SGK, HS có thể làm việc cá nhân. G V cỏ 54*N. Châu Mỹ gỗm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối với nhau bằng eo thể gọi một HS lên xác định trực tiếp Trung Mỹ (hiện đà bị cắt ngang bởi trên bàn đố những đại dương tiếp giáp kênh đào Pa na ma) với châu Mỹ, các bộ phận của châu Mỹ. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của kênh đào Panama? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm/cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung - GV mở rộng: Kênh đào Pa-na-ma dài 64 km, được khởi công lẩn đầu nàm 1882 bởi người Pháp. Nàm 1904, Hoa Kỳ đã tiến hành đào lại kênh Pa-na-ma và hoàn thành vào năm 1914. Năm 1920, kênh Pa-na ma được đưa vào sử dụng. Kênh đào Pa-na ma trở thành con đường giao thông quốc tế quan
  22. trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nếu không có kênh đào Pa- na-ma thì khi đi từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại phải mất hơn 12 000 km và chi phí gấp 10 lần chi phí qua kênh đào. Ví dụ như đi từ Niu Oóc đến Xan Phran-xi-xcô nếu vòng qua Nam Mỹ, chiều dài quãng đường là trên 20 900 km, nhưng qua kênh đào thì chỉ còn 8 370 km. Mỗi năm có khoảng 15 000 chiếc làu thuyền qua lại kênh đào này (42 chuyến/ngày). Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. - Chuẩn kiến thức: 2.2. Tìm hiểu hệ quả Địa lí – Lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ a. Mục tiêu - Phân tích được các hệ quả địa lí - lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lnm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502). b. Nội dung - Đọc thông tin trong mục 2 và kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ. c. Sản Phẩm - Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phai kiến ra châu Mỹ: + Tìm ra một châu lục mới. + Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới. + Sau khi tìm ra chầu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sán và xây dựng nền văn hoa phương Tây tại châu Mỹ. + Đẩy nhanh quá trình di dân lừ các châu lục khác đến châu Mỹ.
  23. d. Cách thức tổ chức Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm 2. Hệ quả Địa lí – Lịch sử của việc Bước 1: Giao nhiệm vụ phát kiến ra châu Mỹ + Tìm ra một châu lục mới. Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của mình, em hãy cho biết + Mở ra một thời kì khám phá và - Cuộc hành trình của C. Cô-lôm-bô chinh phục thế giới. phát kiến ra châu Mỹ? - Phân tích các hệ quả địa lí – lịch sử của + Sau khi tìm ra chầu Mỹ, người châu việc phát kiến ra châu Mỹ? Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng - HS trao đổi và trả lời câu hỏi sán và xây dựng nền văn hoa phương Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc Tây tại châu Mỹ. - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Đẩy nhanh quá trình di dân lừ *GV mở rộng: các châu lục khác đến châu Mỹ. Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này. Có lẽ khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy nhưng năm 1476 ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã
  24. tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này. Christopher Columbus với niềm tin chắc chắn rằng trái đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, vòng quanh trái đất. Người thủy thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông. Christopher Columbus đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Christopher Columbus. Không từ bỏ ý định, Christopher Columbus đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu Isabella I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử. Columbus được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Nina, Pinta và Santa Maria. Thủy thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là
  25. Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. Chuyến thám hiểm của Columbus dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ trên tàu Pinta tên là Rodrigo de Triana đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Sau khi nhìn thấy đất liền, Columbus đã đặt tên dãy đất này là San Salvador. Đó chính là vùng Bahamas nổi tiếng ngày hôm nay. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Columbus gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, hòn đảo lớn hơn mà Christopher Columbus khám phá ra là đảo Cuba và đảo Haiti. Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa. Sau chuyến đi đầu tiên, Columbus còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung
  26. Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng. Ngày 20/5/1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên. Tuy Christopher Columbus tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Columbus là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông. Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể. Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân
  27. nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12/10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha. Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học trong bài. b. Nội dung - Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Tham gia trả lời câu hỏi để nhận quà nếu bạn trả lời đúng. 1. Diện tích của châu Mỹ? 2. Châu Mĩ tiếp giáp với các châu lục nào? 3. Ai là người phát kiến ra châu Mỹ? 4. Ai là người khai phá và xâm chiếm châu Mỹ đầu tiên?
  28. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Dựa vào kiến thức đã học, và thông tin hiểu biết xây dựng một bản tin ngắn giới thiệu về châu Mỹ. c. Sản Phẩm - Bài thuyết trình ngắn về châu Mỹ. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Đóng vai là một Biên tập viên, giới thiệu ngắn gọn về châu Mỹ - Thời gian 1 phút - Tiêu chí: Chính xác, ngắn gọn, lưu loát, diễn cảm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Bài 14. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Năng lực: a.Năng lực chung: -Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực sư dụng tranh ảnh, video địa lí: Thông qua tranh ảnh, mẫu vật địa lí khái quát được các đặc điểm về địa hình và khí hậu Bắc Mĩ; đặc điểm sông hồ và các đới thiên nhiên. - Năng lực tư duy địa lí: khái quát được mối quan hệ giữa các thành phần địa lí. 2. Phẩm chất
  29. - Chăm chỉ: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ. - Bản đồ khí hậu Bắc Mĩ. - Tranh ảnh, video về thiên nhiên Bắc Mĩ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên, + Hoa Kì, Ca-na-đa + Đại Tây Dương, Thái Bình Dương + Dãy Cooc-đi-e và Dãy An-đet + Eo đất Trung Mỹ d) Cách thực hiện: Bước 1: Quan sát lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ và trả lời nhanh: - Bắc Mỹ có các quốc gia nào? - Bắc Mĩ nằm giữa 2 đại dương nào - Tên dãy núi phía Tây là gì? - Tên eo đất phía nam là gì? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv dẫn dắt vào bài mới: Thiên nhiên Bắc Mĩ ngoài phân hóa theo chiều bắc – nam, đông-tây còn phân hóa theo độ cao. Vậy sự phân hóa được thể hiên ntn chúng ta sẽ cũng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Hình thành kiến thức mới. a) Sự phân hóa theo địa hình. a) Mục đích: - Trình bài được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Phân tích đặc điểm ba khu vực của địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  30. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 113, 114 kết hợp quan sát hình 36.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính Vị trí địa lí: Từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B. a. Sự phân hóa theo địa hình : Địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến . * Phía Tây là hệ thống Coócđie. - Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen các cao nguyên, sơn nguyên. - Các dãy núi cao và hiểm trở. - Nhiều khoáng sản đồng, vàng, quặng đa kim * Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn. - Tựa lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam. - Cao ở phía Bắc và Tây bắc ,thấp dần về phía Nam và Đông Nam. - Nhiều sông, Hồ Lớn, hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi. *. Phía đông: - Miền núi già Apalát và sơn nguyên. - Dãy Apalát chạy theo hưóng Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều than và sắt. - c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Hệ thống Coócđie Đồng bằng trung tâm Miền núi già Apalát và sơn nguyên. Vị trí 1 7 4 Đặc điểm 5,6,8 2,9,12 3,10,11 d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Học sinh quan sát lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ + thông tin SGK ? Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Mĩ, bao gồm những quốc gia nào? (Hs lên bảng xác định) Quan sát lát cắt + Lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ. ? Xác định các khu vực địa hình ở Bắc Mĩ? - Hs nghiên cứu SGK. Gv tổ chức cho học sinh thành các nhóm, chuẩn bị trước phiếu học tập cho học sinh. Chọn ý đúng cho mỗi khu vực địa hình.
  31. 1. Phía tây 2. Hướng TB – ĐN và B – N 8. Hướng B - N 7. Ở giữa 9. Nhiều sông dài và hồ lớn 3. Có nhiều than, sắt 4. Phía Đông 10. Hướng ĐB - TN 5. Nhiều vàng và đồng 11. Chủ yếu là núi thấp 6. Cao, đồ sộ, hiểm trở 12. Hình lòng máng Hệ thống Coócđie Đồng bằng trung tâm Miền núi già Apalát và sơn nguyên. Vị trí Đặc điểm Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. b) Sự phân hóa khí hậu. a) Mục đích: - Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu ở Bắc Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 128, 129 kết hợp quan sát hình 14.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính *. Phân hoá theo chiều Bắc - Nam. Trải dài từ vùng cực Bắc đến 150B: có khí hậu Ôn Đới, Nhiệt Đới, Hàn Đới. *. Phân hoá theo chiều Đông sang Tây: có đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới (mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khác nhau). - Đặc biệt là phần phía Tây và Đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kì. + Phía Đông chịu ảnh hưởng nhiều của biển, mưa khá. + Phía Tây ít chịu ảnh hưởng của biển, mưa rất ít. * Lưu ý: Phân hóa theo chiều từ thấp lên cao (độ cao). - Thể hiện ở vùng núi Coócđie. + Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tùy thuộc vị trí. + Trên cao thời tiết lạnh dần. Nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh viễn. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Ngoài sự phân hóa trên còn có sự phân hóa nào khác? Thể hiện rõ nét ở đâu? HS: Chân núi có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt lên cao có băng tuyết.
  32. - Nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở Bắc Mĩ? HS: Địa hình Bắc Mĩ đơn giản nhưng khí hậu đa dạng. Sự phân hóa địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Dựa vào lược đồ cho biết ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ? GV chia lớp làm 4 nhóm lớn và yêu cầu làm việc theo bàn (3 phút) * N 1, 3: Quan sát lược đồ khí hậu Bắc Mĩ trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ theo chiều từ bắc xuống nam? Giải thích sự phân hóa đó ? * N 2, 4 : Quan sát lược đồ khí hậu Bắc Mĩ, trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ theo chiều từ tây sang đông ? Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì ? * Ngoài sự phân hóa trên còn có sự phân hóa nào khác? Thể hiện rõ nét ở đâu? Nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở Bắc Mĩ? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs đại diện nhóm trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. c. Đặc điểm sông hồ: a) Mục đích: - Trình bày và giải thích được các đặc điểm của sông ngòi Bắc Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 129 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: c1. - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời: 1. Khá dày 2. Tương đối đồng đều 3. Đại Tây Dương 4. Mưa và tuyết tan 5. Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri. 6. Cooc-đi-e 7. Mê-hi-cô 8. Bắc Mĩ 9. Đồng bằng trung tâm 10. Hồ Thượng c2. Học sinh biết được các đặc điểm:
  33. - Bắc Mĩ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới phân bố chủ yếu ở khu đồng bằng trung tâm. - Mạng lưới sông khá dày, phân bố tương đối đồng đều d) Cách thực hiện: Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm và chơi trò chơi ai nhanh hơn. Giáo viên chiếu các câu hỏi, học sinh giơ tay để trả lời, nhóm trả lời đúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. - Câu 1. Mật độ sông ngòi Bắc Mĩ như thế nào? - Câu 2. Sông ngòi Bắc Mĩ phân bố như thế nào? - Câu 3. Các song ở Bắc Mĩ đổ ra đại dương nào? - Câu 4. Nguồn cung cấp nước sông Bắc Mĩ? - Câu 5. Tên hệ thống sông lớn nhất Bắc Mĩ? - Câu 6. Sông Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri bắt nguồn từ đâu? - Câu 7. Sông Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri đổ ra vịnh nào? - Câu 8. Khu vực nào có nhiều vịnh nhất thế giới? - Câu 9. Các hồ phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Bắc Mĩ? - Câu 10. Tên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới? * Em biết gì về Hồ Lớn và hệ thống sông Mi-xi-xi-pi – Mit-xu-ri? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. d. Đặc điểm các đới thiên nhiên. a) Mục đích: - Học sinh biết được đặc điểm khí hậu và động thực vật của các đới khí hậu. - Nguyên nhân hệ động thực vật phân hóa như vậy. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 130 kết hợp quan sát hình 13.1, 14.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: ❖ Nội dung chính Khu vực Bắc Mĩ có 3 đới khí hậu: Đặc Phân bố Khí hậu Động vật Thực vật điểm Đới Đới lạnh Phần lớn các Khắc Có các loài Nghèo nàn chủ yếu đảo và quần nghiệt. chịu được lạnh và rêu và địa y. đảo phía Bắc, như: gấu bắc
  34. rìa bắc bán đảo cực, bò tuyết, A-la-xca và Ca- tuần lộc, một na-đa. số loài chim, Đới ôn hòa Phần lớn miền Khí hậu ôn Gồm rừng lá Phong phú: thú ăn núi phía Tây, hòa với 4 kim, rừng lá có, thú ăn thịt, thú miền đồng bằng mùa rõ rệt. rộng, rừng hỗn gặm nhâm, bò sát và trung tâm, miền hợp và thảo các loài chim. núi và sơn nguyên. nguyên phía Đông. Đới nóng Phía nam bán Khí hậu Rừng cận nhiệt Phong phú và đa đảo Flo-ri-đa nóng ẩm, ẩm, rừng và dạng: linh miêu, sư và rìa Tây Nam điều hòa. cây bụi lá cứng tử, chó sói, gấu, thỏ, Hoa Kì cận nhiệt Địa sóc, báo Trung Hải - Trên cao nguyên Co-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc khí hậu khắc nghiệt nên hệ động thực vật nghèo nàn. * d2. Học sinh biết được các đặc điểm: - Đới lạnh: Khí hậu khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Đới ôn hòa: Khí hậu thay đổi theo mùa, động vật phong phú, thực vật phân hóa theo chiều B-N, Đ-T và theo độ cao. - Đới nóng khí hậu nóng ẩm điều hòa, động thực vật phong phú và đa dạng. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động theo nhóm theo bảng chuẩn bị sẵn Đặc điểm Phân bố Khí hậu Động vật Thực vật Đới lạnh Đới ôn hòa Đới nóng ? Trình bày đặc điểm khí hậu và động, thực vật khu vực cao nguyên Co-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 3. Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh biết được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ qua bảng mô tả
  35. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào phần kiến thức giáo viên đa khái quát để thiết lập bảng c) Sản phẩm: Đặc điểm Dạng địa hình Đặc điểm địa hình Khu vực Phía Tây Hệ thống Coócđie. - Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen các cao nguyên, sơn nguyên. - Các dãy núi cao và hiểm trở. - Nhiều khoáng sản đồng, vàng, quặng đa kim Ở giữa Đồng bằng trung tâm - Tựa lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc rộng lớn. xuống Nam. - Cao ở phía Bắc và Tây bắc ,thấp dần về phía Nam và Đông Nam. - Nhiều sông, Hồ Lớn, hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi. Phía Đông Núi già và sơn nguyên Dãy Apalát chạy theo hưóng Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều than và sắt. d) Cách thức thực hiện: - Giáo viên cho học sinh bảng và hoàn thành bảng. Đặc điểm Phân bố Địa hình Khu vực - Giáo viên đánh giá, nhận xét sản phẩm của học sinh. 4. Vận dụng a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học khái quát bằng sơ đồ tư duy. - Thu thập những thông tin về sông Mit-xi-xi-pi – Mit-xu-ri (về nhà). b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để vẽ được sơ đồ tư duy bài học. c) Sản phẩm:
  36. - Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy bài học d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Vẽ sơ đồ tư duy bài học. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. TÊN BÀI DẠY - BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI BẮC MỸ Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: . Tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  37. 1. Kiến thức - Phân tích được một trong những vẫn đế vế dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ. - Xác định được các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ trên lược đồ. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; * Năng lực đặc thù - Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế- xã hội. - Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đế. 3. Phẩm chất - Có nhận thức đúng dấn về các vấn đề dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ. - Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội. - Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đổ các luồng nhập cư vào châu Mỹ. - Bản đồ các đô thị ở Bắc Mỹ năm 2019 - Một số hình ảnh, video về dân cư, xã hội ở Bắc Mỹ. - Tập bản đồ Lịch sử và Địa Lí 7 – Phần Lịch Sử. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa. - Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  38. 1. Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: - Cung cáp thông tin, tạo kết nối cho HS với nội dung bài học. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học. b. Nội dung Dân cư Bắc Mỹ đa chủng tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau. Đây là khu vực phát triển kinh tế nhất thế giới, nhờ vào việc khai thác hiệu quà các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Người dân ở Bắc Mỹ đã khai thác tự nhiên như thế nào để đạt hiệu quả cao? c. Sản phẩm HS dựa vào sự hiểu biết cùa bản thân đề đưa ra câu trả lời. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát cho học sinh 1 phiếu học tập gồm bản đồ câm Thế giới và quốc kì của một số quốc gia. Yêu cầu học sinh tô màu vào các quốc gia thuộc Bắc Mỹ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
  39. Dân cư Bắc Mỹ đa chung tộc vởi nhiều nguổn gốc khác nhau. Đây là khu vực phát triển kinh tế bậc nhất thế giới, nhờ vào việc khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy người dân ở Bắc Mỹ đã khai thác tự nhiên như thế nao để đạt hiệu quả cao? - HS: Lắng nghe, vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Nhập cư và chủng tộc a. Mục tiêu: - Phân tích được vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ. - Xác định được các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ trên lược đồ. b. Nội dung: Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục a, nêu đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Nhập cư và chủng tộc - GV cho HS đọc thông tin mục nhập cư và chủng a. Các luồng nhập cư. tộc trong SGK: - Người Anh-điêng và người E-xki-mô - Nhiệm vụ 1: Xác định các luồng nhập cư trên lược đồ Hình 1? thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, di cư từ - Nhiệm vụ 2: Nêu đặc điểm nhập cư và chủng châu Á sang Bắc Mỹ từ khoảng 20 - 30 tộc ở Bắc Mỹ? nghìn năm trước. - Nhiệm vụ 3: Các luồng nhập cư đem lại - Người châu Âu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê- những thuận lợi và khó khăn gì cho Bắc Mỹ ? ô-it (người Anh, I-ta-li-a, Đức, ) di cư - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi. sang Bắc Mỹ ngày càng nhiều. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it - HS: Trình bày kết quả từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ, lao động - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá, sung - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có các Bước 4. Kết luận, nhận định đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng (trong đó có châu Á) vào Bắc Mỹ. - HS: Lắng nghe, ghi bài b. Thuận lợi - Các dòng nhập cư giúp giảm thiểu tình trạng thiếu lao động
  40. - Mang lại sự phong phú, đa dạng về văn hóa c. Khó khăn - Thất nghiệp, thiếu việc làm, gia tăng các chi phí về y tế, giáo dục - Gây ra các vấn đề về xung đột văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc. HOẠT ĐỘNG 2: Đô thị hóa a. Mục tiêu: Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Bắc Mỹ. b. Nội dung: Dựa vào bảng số liệu và thông tin SGK trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Đô thị hóa - GV cho HS quan sát bảng số liệu và đọc thông Đô thị hóa Bắc Mỹ tin mục b SGK: Thảo luận cặp đôi 1. Tỉ lệ dân thành 82 % -> Tốc độ đô thị của Bắc Mỹ thị hóa cao. năm 2019? Nhận Hoàn thành phiếu học tập sau: xét? Đô thị hóa Bắc Mỹ 2. Nguyên nhân Do sự phát triển của thực trạng mạnh mẽ của công 1. Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ . đó? nghiệp năm 2020? Nhận xét? 3. Một số đô thị Niu- Ooc, Lôt-an- 2. Nguyên nhân của thực trạng đó? lớn ở Bắc Mỹ? gio-let, Si-ca-go, 3. Một số đô thị lớn ở Bắc Mỹ? . Môn-tre-an. 4. Các đô thị lớn - Phân bố ở vùng ven 4. Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ thường ở Bắc Mỹ thường biển, phía nam hệ phân bố ở đâu? Vì sao? phân bố ở đâu? thống ngũ hồ và ven Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Vì sao? Đại tây dương, nối - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhau tạo thành - HS: Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. hai dải siêu đô thị từ Bước 3. Báo cáo, thảo luận Niu Oóc đến Oa- - HS: Trình bày kết quả
  41. - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sinh-tơn và từ Môn sung tré-an đến Si-ca-gô. Bước 4. Kết luận, nhận định - Vào sâu trong nội - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng địa, các đô thị nhỏ - HS: Lắng nghe, ghi bài hơn và thưa thớt hơn. - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình, khí hậu, 3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. b. Nội dung - Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân, trình bày nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ. c. Sản phẩm - HS trình bày kết quả làm việc cá nhân. d. Tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1: 1. Vì sao Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư? 2. Chủng tộc di cư đầu tiên sang Bắc Mỹ? 3. Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ năm 2019? 4. Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở? 5. Bắc Mỹ có bao nhiêu đô thị trên 10 triệu dân? Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Chủ nhân của Bắc Mĩ là A. Người Anh điêng và người Es-ki-mô. B. Người Anh điêng và người da đen. C. Người da đen và người Es-ki-mô D. Người Anh điêng và người da trắng. Đáp án đúng là: A Câu 2: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là: A. Rất đều. B. Đều.
  42. C. Không đều. D. Rất không đều. Đáp án đúng là: C Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình: A. Di dân B. Chiến tranh C. Công nghiệp D. Tác động thiên tai. Đáp án đúng là: C Câu 4: Càng vào sâu trong lục địa thì: A. Đô thị càng dày đặc. B. Đô thị càng thưa thớt. C. Đô thị quy mô càng nhỏ. D. Đô thị quy mô càng lớn. Đáp án đúng là: B 4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu - HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. b. Nội dung - Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập. c. Sản Phẩm - HS về nhà tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân qua một số trang website, đường link, sách tham khảo liên quan đến nội dung, yêu cầu của GV. Dự kiến Sản phẩm: Ở nước Mỹ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số. Diện tích nước Mỹ là 9,161,923km2, trong đó diện tích đất có thể canh tác được chiếm 18,1%. Theo thống kế của Bộ Nông nghiệp Mỹ có tổng cộng 2,109,363 nông trại, trung bình mỗi trang trại có diện tích 174ha. Thị trường xuất nhập khẩu nông sản Mỹ chiếm 18% thị trường của toàn thế giới, từ năm 1960 đến năm 2014 Mỹ luôn thặng dư về thương mại với những sản phẩm nông nghiệp. - Với 1% dân số, 18,1% diện tích đất có thể canh tác. Điều gì đã đưa nước Mỹ luôn chiếm 18% thị trường xuất nhập khẩu nông sản toàn thế giới với mức thặng dư?
  43. d. Cách thức tổ chức HS thực hiện ở nhà Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Tìm hiểu thông tin về sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ (Cách thức canh tác. Sản lượng, các trang trại)
  44. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu, chia sẻ những vấn đề được giao. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV dặn dò HS tự làm ở nhà, báo cáo kết quả làm việc vào tiết học tiếp theo. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. TƯ LIỆU 1/ 2/ 3. 4. 5/ asvn.org/homepage/Phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-cua-Hoa-Ky-9795.html 6/ Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 16: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC TỰ NHIÊN BÈN VỮNG, Ở BẮC MỸ. ( 1 TIẾT ) I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức
  45. Sau bài học này, HS sẽ: - Phương thức khai thác tự nhiên theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ. + Khai thác tài nguyên đất + khai thác tài nguyên rừng + Khai thác tài nguyên khoáng sản -Xác định được trên bản đồ mội số trung tầm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ. 2. Năng lực • - Năng lực chung: • + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. • + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. • + Giải quyết vấn đề sáng tạo. • - Năng lực Địa lí • + Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận mức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. • - Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, ),sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. • - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. 3. Phẩm chất • - Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dần cư, xã hội ở Bắc Mỹ. • -Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội. • - Chăm chỉ: Tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi. Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học ở nhà trường vào cuộc sống. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên • SGK, SGV, Giáo án. Hình 16.1, 16.2 , video • Máy tính, máy chiếu (nếu có). • Phiếu học tập 2. Đối với học sinh • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  46. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. 3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 5. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ -Giáo viên phát cho học sinh 1 phiếu học tập gồm bản đồ câm Thế giới và quốc kì của một số quốc gia. Yêu cầu học sinh tô màu vào các quốc gia thuộc Bắc Mỹ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới những phương thức khai thác nào trên thế giới? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Những hình ảnh đây gợi liên tưởng tới khai thác tài nguyên ở bắc Mỹ. - GV dẫn dắt HS vào bài học: 1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu phương thức khai thác tự nhiên theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ. 1. Mục tiêu: HS nắm Phương thức khai thác tự nhiên theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ. Xác định trên bản đồ một số trung tâm quan trọng của Bắc Mỹ. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động:
  47. 2.HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chia hs thành từng nhóm nhỏ 4-6 tùy vào 1.Phương thức khai thác tự nhiên bền số lượng. vững a. Khai thác tài nguyên đất - GV yêu cầu HS quan sát Bảng 15.1 và trả lời câu hỏi: ở phiếu học tập. Phiêu học tập 1 - 1.Tài nguyên đất ở Bắc Mỹ được khai thác ntn? 2. Thực trạng nguồn tài nguyên đất ở Bắc Mỹ? 3. nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở Bắc Mỹ? -Đa canh và luân canh bảo vệ TN đất - GV chốt lại: kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và sx nông – lâm kết hợp. Phiếu học tập 2. 1.Tài nguyên rừng ở BM đã được khai thác ntn? b. khai thác tài 2.Thực trạng nguồn tài nguyên rừng ở BM? nguyên rừng - Rừng được khai thác dần để có thể tái sinh tự nhiên. 3.Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở BM Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhiệm vụ 1. Phân tích khai thác tài nguyên đất theo hướng bền vũng ở BM( phiếu ht 1 )
  48. - Nhiệm vụ 2. Phân tích khai thác tài nguyên rừng theo hướng bền vững ở BM( phiếu ht 2 ) - Nhiệm vụ 3.Phân tích khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng bền vũng ở BM( phiếu ht 3 ) Phiếu ht số 3. 1.Tài nguyên khoáng sản ở BM đã được khai thác ntn? c Khai thác tài nguyên khoáng sản 2.Thực trạng nguốn tài nguyên Khoáng sản ở BM? - Công nghệ hiện đại được áp dụng để khai thác hiệu quả giảm thiểu tối đa thất thoát TN và mức tổn hại môi trường. 3.Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản ở BM? Bước 3: HS làm việc cá nhân hoàn thành từng phiếu học tập - Gđ 1. HS làm việc độc lập, ghi lại phần trình bầy của mình vào phiếu cá nhân. - Gđ 2 . HS thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết phiếu chung. Bước 4: Đại diện các nhom HS trình bày kết quả 2.Một số trung tâm kinh tế quan trọng. thảo luận. - Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bước 5:GV yêu cầu 1 số hs khác nhận xét bổ sung Bắc Mỹ trên bản đồ: Van-cu-vơ, Xan (nếu còn thiếu). Gv chốt lại kiến thức Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ lét, Hau- xtơn, Niu Oóc-lin, Si-ca-gô, Oa-sinh Đánh giá: gv kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất tơn, Niu Oóc, Tô-rôn-tô, Môn-trê- lượng qua sản phẩm của hs an. 3.Hướng dẫn HS luyện tập vận dụng.
  49. HS làm việc cá nhân B1: Gv cho Hs xem lại bài học và trả lời câu hỏi luyện tập B2:HS hệ thống lại kiến thức và thực hiện theo yêu cầu của gv B3:HS trình bày kết quả hoàn thành bài tập,Gv yêu cầu hs nhận xét và bổ sung Đánh giá: gv kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập của hs 4.luyện tập, vận dụng.tt HS làm việc cá nhân B1: Gv cho hs quan sat H16.3 và hoàn thành bảng sau. stt Tên trung tâm Các ngành kinh tế B2: HS hoàn thành cá nhân hoàn thành vào bảng ( điền từ 3-5 trung tâm) B3: Gv yêu cầu 1 số hs trình bày kết quả B4: GV yêu cầu 1 số hs khác nhận xét ,1 số hs 5.Hoạt động vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung -Tìm hiểu nền nông nghiệp nước Mỹ.
  50. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc vào tiết học tiếp theo. Bước 4:Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
  51. Bổ sung, gv chốt lại kiến thức Đánh giá: gv kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập của hs TƯ LIỆU 1/
  52. TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây , theo chiều bắc – nam và theo chiều cao (trên dãy An-đét) - Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. 2. Năng lực * Năng lực địa lí - Năng lực tìm hiểu địa lí + Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. + Giao tiếp và hợp tác: cử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo. + Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên. + Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, ) 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm lòi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên châu Mỹ. - Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ. - Phiếu học tập. - Một số hình ảnh vế thiên nhiên ở Trung và Nam Mỹ. - Giấy A0, A1. - Bút dạ, bút màu, 2. Chuẩn bị của học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục đích: - Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
  53. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học, mong muốn tìm hiểu kiến thức về đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ.- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh (video), từ đó đưa ra nhận xét. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt (Nội dung) Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS có những hình dung nhất định GV nêu luật chơi về khu vực Trung và Nam Mỹ, từ + Tên trò chơi “Giải đoán hình ảnh” đó, có những mong muốn tìm hiểu + Có 2 hình ảnh, quan sát hình ảnh và về khu vực trong bài học hôm nay. tìm địa danh trong lược đồ “Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ”. Bước 2: HS đoán tên hình ảnh qua bức tranh. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động 1: Sự phân hóa tự nhiên a) Mục đích: - -Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây và bắc nam ở Trung và Nam Mỹ. - Biết sử dụng bản đổ để xác định phạm vi, các khu vực địa hình. - Trình bày được sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao trên dãy núi An-đét. b) Nội dung: - HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - HS quan sát lược đồ Hình 17.1 Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mỹ, sau đó thảo luận để tìm ra được các đặc điểm về sự phân hóa tự nhiên của khu vực này.
  54. c) Sản phẩm: 1. Sự phân hóa theo chiều đông – tây: - Trung Mỹ: Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng rậm nhiệt đới phát triển; phía tây khô hạn nên chủ yếu là xavan, rừng thưa. - Ở lục địa Nam Mĩ: + phía đông là các sơn nguyên đồi núi thấp xen các thung lũng. + ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng. + phía tây là miền núi An-đét. 2. Sự phân hóa theo chiều bắc – nam: Đới khí hậu Khí hậu Cảnh quan
  55. Xích đạo Nóng ẩm quanh năm. Rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng Cận xích đạo Một năm có hai mùa rõ rệt. Rừng thưa nhiệt đới. Nhiệt đới Nóng, lượng mưa giảm dần từ Cảnh quan thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đông sang tây. đến xa van, cây bụi và hoang mạc. Cận nhiệt Mùa hạ nóng, mùa đông ấm Rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng (nơi mưa nhiều); bán hoang mạc và hoang mạc (nơi mưa ít). Ôn đới Mát mẻ quanh năm Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc. 3. Sự phân hóa theo chiều cao: STT Đai thực vật Độ cao (m) 1 Rừng nhiệt đới 0 - 1 000 2 Rừng lá rộng 1 000 - 1 300 3 Rừng lá kim 1 300 - 3 000 4 Đồng cỏ 3 000 - 4 000 5 Đổng cỏ núi cao 4 000 - 5 300 6 Băng tuyết Trên 5 300 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt (Nội dung) - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Sự phân hóa theo chiều đông- tây, cho học sinh: chia lớp thành 4 bắc nam. nhóm, thảo luận trong 10 phút. - Sự phân hóa theo chiều bắc – - Bước 2: Học sinh hoạt động theo nam. nhóm. - Sự phân hóa theo chiều cao.
  56. - Bước 3: GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm rừng nhiệt đới Amazon a) Mục đích: - Trình bày được các đặc điểm của rừng rậm Amazon. - Hiểu được tầm quan trong của rừng Amazon. b) Nội dung: - Học sinh xem video và trả lời các câu hỏi của giáo viên, theo từng nhóm. - Cho biết những điều em biết về rừng Amazon. - Đưa ra các biện pháp có thể để bảo vệ rừng Amazon trước thực trạng hiện nay.s c) Sản phẩm: - Rừng Amazon nằm ở lục địa Nam Mĩ, là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. - Diện tích rừng khoảng 5,5 triệu km2 và trải dài trên nhiều quốc gia. - Nó được coi là lá phổi xanh của Trái Đất. - Có hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa đang về số lượng loài và cá thể. - Hiện nay nó diện tích rừng đang bị thu hẹp do hoạt động kinh tế của con người và do nạn cháy rừng. - Cần có nhiều biện pháp tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng ở đây. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt (Nội dung) - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Các đặc điểm của rừng Amadon. cho các nhóm, sau đó cho học - Thực trạng của rừng Amadon sinh xem video về rừng Amazon. hiện nay. - Bước 2: Các nhóm xem video, - Các biện pháp bảo vệ rừng thảo luận để giải quyết nhiệm vụ Amadon. của GV giao. - Bước 3: GV gọi các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. - Bước 4: GV nhận xét các nhóm và chuẩn kiến thức.
  57. 2.3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học về đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ. - Rèn luyện năng lực hợp tác, trung thực, giao tiếp của học sinh. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, vẽ sơ đồ tư duy về sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mĩ. c) Sản phẩm: (minh họa) d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt (Nội dung) - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho 4 - Vẽ được sơ đồ tư duy. nhóm : vẽ sơ đồ tư duy về sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mĩ. - Bước 2: các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV. - Bước 3: GV gọi HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. - Bước 4: GV nhận xét và chỉnh sửa lược đồ.
  58. 3. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Củng cố kiến thức đã học b) Nội dung: - Dựa vào những kiến thức có được, thiết kế poster tuyên tuyền về vấn đề bảo vệ rừng từ vai trò của rừng Amadon. c) Sản phẩm: - Poster của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt (Nội dung) Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS : thiết Thiết kế poster tuyên tuyền về vấn đề kế poster tuyên tuyền về vấn đề bảo vệ bảo vệ rừng từ vai trò của rừng Amadon. rừng từ vai trò của rừng Amadon. - - Bước 2: GV gợi ý cho HS các bước để hoàn thành bài tập - Bước 3: HS hoàn thành và nộp bài ở tiết sau. - HS hoàn thành bài tập ở nhà, và trình bày ở lớp vào tiết học sau. - HS hoàn thành phần câu hỏi và bài tập chương trong SGK trang 138 vào vở. BÀI 18: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày đặc điểm, nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Vận dụng kiến thức, kĩ năng để học giải quyết vấn đề trong tình huống mới. + Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành, các phần việc được giao. - Năng lực riêng: + Phân tích bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét về dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ. + Kĩ năng quan sát, phân tích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ. 3. Phẩm chất
  59. - Tích cực, chủ động trong các hoạt động học. - Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của các dân tộc ở Trung và Nam Mỹ. - Yêu con người, văn hóa Mỹ Latinh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở Trung và Nam Mỹ 2020. - Bảng phụ và giấy A0. - Hình ảnh về văn hóa Mỹ Latinh. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa. - Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: - Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. b. Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: - Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV: cho HS xem một số hình ảnh về văn hóa Mỹ Latinh ? Trình bày những hiểu biết của em về văn hóa Mỹ Latinh. - HS: Quan sát và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định
  60. - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới. Vậy dân cư và đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có những đặc điểm gì nổi bật, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay - HS: Lắng nghe, vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC DÂN CƯ TRUNG VÀ NAM MỸ a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. b. Nội dung: Quan sát và đọc thông tin mục 1 và hình 13.2, cho biết đặc điểm, nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Đặc điểm nguồn gốc dân cư - GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời phiếu - Người bản địa của Trung va Nam học tập Mĩ chủ yếu là người Anh Điêng - HS tiếp nhận phiếu học tập. - Người nhập cư đa số đến từ châu Âu và châu Phi. PHIẾU HỌC TẬP - Sự hòa huyết giữa các tộc người đã 1. Dân cư Trung và Nam Mỹ bao tạo nên thành phần chủng tộc đa gồm: dạng. 2. Người bản địa có đặc điểm: 3. Người nhập cư vào Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc từ châu lục nào? . Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: thực hiện nhiệm vụ điền phiếu học tập. - GV: quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả trước lớp.
  61. - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở TRUNG VÀ NAM MỸ a. Mục tiêu: Trình bày được vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ b. Nội dung: Quan sát hình 18.1, trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Đô thị hóa - GV dẫn dắt: Như chúng ta vừa tìm hiểu - Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ dân thành ở mục 1, Trung và Nam Mĩ là khu vực có thị cao trên 80% năm 2019 dân cư rất đông. Tuy nhiên, sự phân bố dân - Quá trình đô thị hóa tự phát khiến cư giữa các vùng, các nước rất khác nhau, dân số nhiều đô thị tăng nhanh. Ba điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề đô thị hóa? đô thị đông dân nhất của khu vực là: - GV chia nhóm, đánh số thứ tự HS, chia Xao- Pao lô, Mê- hi -cô Xiti, Bu-ê- chỗ ngồi và giao nhiệm vụ cho các nhóm: nôt Ai-ret.
  62. + Nhóm 1, 2: Xác định các đô thị trên 10 - Đô thị hóa không gắn liền với phát triệu người. Đô thị hóa khu vực này có đặc triển công nghiệp đã tạo ra nhiều sức điểm gì? ép đến kinh tế-xã hội và môi trường + Nhóm 3,4: Xác định các đô thị trên 5 đến cho nhiều quốc gia. 10 triệu người. Nguyên nhân của quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. + Nhóm 5,6: Xác định các đô thị trên 1- đến 5 triệu người. Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. - GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên số thứ tự của HS mỗi nhóm - HS xác định các đô thị bất kì trên bản đồ, nhóm nào có HS trả lời nhanh hơn sẽ ghi điểm. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV chuẩn xác, tổng kết điểm cho các nhóm - Nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thái độ làm việc của HS. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VĂN HÓA MỸ LATINH a. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm văn hóa Mỹ Latinh. b. Nội dung: Quan sát hình 18.2 và thông tin trong bài em hãy trình một số nét đặc sắc trong văn hóa Mỹ Latinh.
  63. c. Sản phẩm: Câu trả lời phiếu học tập của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 3. Văn hóa Mĩ Latinh - GV yêu cầu HS chia nhóm như hoạt động - Trung và Nam Mỹ là nơi giao thoa ở 2 và hoàn thành phiếu học tập. của nhiều nền văn hóa gồm người - HS tiếp nhận phiếu học tập. bản địa, người gốc Âu, gốc Phi và châu Á. PHIẾU HỌC TẬP - Văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong 1. Nguồn gốc của tên gọi “Mĩ phú với lễ hội Can-na-van; các vũ Latinh”? điệu như tăng gô, xan xa, rum ba, cha cha cha . 4. Nền văn hóa Mỹ Latinh có những nét đặc sắc gì? . Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân - GV: quan sát, gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định
  64. - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài 3. Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập sau: + Câu 1: Dựa vào hình 18.1, hãy kể tên các đô thị có 10 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mỹ? HS phải nêu được tên các đô thị lớn trên 10 triệu dân trở lên. + Câu 2: Vì sao Trung và Nam Mỹ có nền văn hóa giao thoa? HS nêu được các luồng nhập cư và sự hòa huyết giữa các tộc người đã tạo nên nền văn hóa giao thoa. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác. - GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp. 4. Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế b. Nội dung: Vận dụng kiến thức để sưu tầm một số hình ảnh về các thành phố nổi tiếng ở Trung và Nam Mỹ. c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. d. Tổ chức hoạt động: HS thực hiện ở nhà Bước 1. GV giao nhiệm vụ Vận dụng kiến thức để sưu tầm một số hình ảnh về các thành phố nổi tiếng ở Trung và Nam Mỹ.
  65. Bước 2. - GV giới thiệu những trang tin cậy để HS tìm hiểu . - HS về nhà sưu tầm các thông tin, đọc sách báo và tài liệu tham khảo. Bước 3. - HS trình bày vào tiết sau. - HS khác bổ sung. Bước 4 GV nhận xét, chốt kiến thức về các hình ảnh HS sưu tầm. BÀI 19: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A-MA-DÔN Môn: Địa lí 7 Thời lượng (tiết): 01 tiết Tiết theo PPCT: 19 Ngày soạn: 28/7/2022 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Sau bài học này, HS có thể: Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học đế giài quyết vấn đề trong tình huống mới. - Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao. 2.2. Năng lực Địa lí: - Phân tích được các tư liệu địa lí và rút ra nhận xét về đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. - Đề xuất được các giải pháp cho vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. - Khả năng quan sát, khai thác kiến thức qua kênh hình và bản đồ. - Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. 3. Phẩm chất - Tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
  66. - Yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên 2. Chuẩn bị của học sinh - Giáo án soạn theo định hướng phát triển - SGK, vở viết, màu, chì, giấy A0, . năng lực; Máy tính, máy chiếu; - Tranh, ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập - Bản đồ tự nhiên Trung và Nam Mỹ; theo yêu cầu của GV. - Các video, hình ảnh về rừng A – ma – dôn; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d) Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng đoạn ăăn sau để mở đầu và đặt vấn đế cho bài học: “Rừng a-ma-dôn có khoảng 437 loài động vật có vú, 1300 loài chim, 378 loài bò sát, 400 loài lưỡng cư, 3000 loài cá và trên 40 000 loài cây. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phát hiện ra các loài chim, thú quý trong rừng A-ma-dôn.” - GV yêu cầu HS nhận xét về động, thực vật ở rừng A-ma-dôn. Điều gì sẽ xảy ra khi môi trường sống của chúng không còn? - HS: theo dõi đoạn văn và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và giơ tay trả lời nhanh. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: Gọi một vài HS trả lời nhanh. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, đưa ra gợi ý hoặc đáp án khác cho bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: GV liên kết các từ khóa với nhau, đưa ra kết luận và giới thiệu nội dung chủ yếu của tiết học. - HS: Lắng nghe, vào bài mới.
  67. 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động tìm hiểu về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn Thời gian: 30 phút a) Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể: Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn. b) Nội dung: HS sưu tầm tư liệu để trình bày báo cáo về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn c) Sản phẩm: Bài làm của HS d)Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo - GV đưa cho HS một tình huống “Em mới làm vệ rừng a-ma-dôn quen với một người bạn nước ngoài trên Fb mới * Khái quát qua Việt Nam học, người bạn mới này rất quan Rừng nhiệt đới Amazon là rừng lớn tâm đến các vấn đề trên Thế giới, trong đó vấn đề nhất trên thế giới, bao phủ đa phần được cả em và bạn ấy quan tâm nhất là muốn biết lưu vực sông Amazon, chủ yếu tại được một số thông tin cơ bản nhất về vấn đề khai Brazil và trải rộng ra một số nước thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn, em hãy láng giềng. Tổng diện tích của rừng viết một đoạn văn ngắn, poster, sơ đồ tư duy, để là chừng 4 triệu km vuông. Tuy trình bày về vấn đề trên làm sao để bạn mới của nhiên, khoảng 14% diện tích rừng em dễ dàng năm bắt được nhất”. Amazon đã bị chặt phá, và tình - GV gợi ý cho HS nội dung giới thiệu: trạng phá rừng vẫn tiếp tục với tốc + Khái quát về rừng A-ma-dôn: Vị trí, diện tích, độ khoảng 20 ngàn km vuông một hệ sinh thái . năm. + Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở * Vấn đề khai thác A-ma-dôn và ảnh hưởng của các hoạt động đó. - Vai trò của rừng A-ma-dôn: + Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng + Nguồn dự trữ sinh vật quý giá. nhiệt đới Amazon. + Nguồn dự trữ nước để điều hoà - Thời gian diễn ra hoạt động này là 7 phút. khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu. - GV cung cấp cho HS tư liệu giúp HS có thể viết + Trong rừng có nhiều tài nguyên, được phần giới thiệu: khoáng sản. + Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
  68. + Cho HS xem đoạn clip giới thiệu về đặc điểm - Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai rừng nhiệt đới amazon và clip cháy rừng thác bừa bãi, môi trường đang bị Amazon, yêu cầu HS ghi lại những nét nét sơ huỷ hoại dần, lược như gợi ý trên: - Hậu quả: Làm mất cân bằng hệ và sinh thái, làm biến đổi khí hậu * Các biện pháp bảo vệ rừng A-ma- + Cho HS xem tư liệu trong Bài 17 (trang 138 dôn (câu trả lời dự kiến): SGK) và bản đồ Tự nhiên Trung và Nam Mỹ. - Đặt ra các chính sách, biện pháp - GV đưa ra các tiêu chí đánh giá để học sinh dễ quyết liệt để bảo vệ nắm bắt, thực hiện: rừng A-ma-dôn như cấm và hạn chế Tiêu chí Điểm khai thác rừng bừa bãi. Đúng chủ đề 1,5 điểm - Có các biện pháp xử lý hành vi phá Nội dung: chính xác, rõ ràng 4,0 điểm hoại rừng, quản lý chặt chẽ rừng. Gọn gàng, hấp dẫn và đầy màu sắc 2,0 điểm - Kêu gọi người dân bảo vệ rừng, Sáng tạo 1,5 điểm ngăn chặn và cấm phá tài nguyên Có sự tiến bộ 1,0 điểm rừng, tài nguyên đất. Tổng điểm 10 điểm - Tuyên truyền cho mọi người về * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cách bảo vệ rừng và tầm quan trọng - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ làm bài giới của việc bảo vệ rừng. thiệu. - Trồng nhiều cây xanh. - HS thực hiện nhiệm vụ ra một tờ giấy note, 2 HS - Kêu gọi tẩy chay các sản phẩm tiêu ngồi cạnh nhau sẽ làm 1 bài báo cáo. dùng, nông nghiệp trồng trên đất * Bước 3: Báo cáo, thảo luận trồng rừng. - Một số nhóm HS đứng lên chia sẻ kết quả làm - Tăng cường tuyên truyền, có các việc của nhóm mình trước lớp. (Có thể treo sản biện pháp phòng chống cháy rừng. phẩm nếu dạng poster, hoặc thuyết trình .) - GV Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV tổng kết và chốt kiến thức. - HS: Lắng nghe, ghi bài. 3. Luyện tập Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi.
  69. b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học chứng minh rừng A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Khai thác thông tin, dựa vào nội dung bài đã học kết hợp hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác. - GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp. - GV chốt KT. Rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng: - Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp 20% khí oxy cho toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Bên cạnh đó, rừng cũng hấp thụ một lượng đáng kể khí CO2 (khoảng gần 2 tỷ tấn/năm) – CO2 là khí gây hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên. - Rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu. Rừng ảnh hưởng đến tốc độ gió, lượng mưa và sự hòa trộn của các hợp chất trong khí quyển. - Rừng A-ma-dôn là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu với thành phần loài thực, động vật hết sức phong phú và đa dạng (hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật). 4. Vận dụng Thời gian: 5 phút a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi. b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  70. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS trình bày ngắn trước lớp (bằng miệng) hiện trạng khai thác rừng ở VN và các biện pháp bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhịệm vụ: - HS có thề sử dụng máy tính hoặc điện thoại tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên internet. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV rút ra nhận xét phần trình bày của HS, khen ngợi và bổ sung. CHƯƠNG 5: CHÂU ĐẠI DƯƠNG Bài 20 :VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được các bộ phận của Châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a. - Phân tích được đặc điểm khí hậu, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô- xtrây-li-a. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập (cá nhân, cặp, nhóm), sưu tập hình ảnh, viết đoạn văn ngắn, + Năng lực giao tiếp và hợp tác: tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. - Năng lực địa lí: + NL nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian qua việc xác định vị trí địa lí châu Đại Dương, phân tích được đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương. + NL tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ như bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, để trình bày và rút ra các nội dung kiến thức. 3. Phẩm chất:
  71. - Nâng cao ý thức trách nhiệm trong tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu. - Hình ảnh, video về thiên nhiên châu Đại Dương - Phiếu học tập, công cụ đánh giá. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, bút màu làm việc nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút) - Kiểm tra bài cũ (0 phút) - Tiến trình tổ chức dạy học 1. Hoạt động khởi động (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp Hs có những định hướng ban đầu về bài học. b. Nội dung: sử dụng KT tổ chức trò chơi. Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên ghi tên tiêu đề. - GV cho HS xem video Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và trả lời câu hỏi Gv Bước 3: Kết luận nhận định: - GV dẫn vào bài học mới. 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (10 phút) a. Mục tiêu: + Xác định được các bộ phận của Châu Đại Dương. + Xác định được vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a. + Trình bày hình dạng, kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a. b.Nội dung: GV sử dụng phương tiện trực quan kết hợp đàm thoại gợi mở. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động:
  72. Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : 1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại - GV giao nhiệm vụ: Dương: Quan sát H20.1 và thông tin trong bài, cho a. Vị trí địa lí biết : - Phần lớn Châu Đại Dương nằm ở + Châu Đại Dương nằm giữa các đại dương bán cầu Nam. nào? Gồm mấy bộ phận hợp thành? - Giáp châu Á và Ấn Độ Dương. + Xác định trên H20.1 lục địa Ô-xtrây-li-a, các b. Phạm vi lãnh thổ quần đảo, chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương? - Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và + Kích thước, hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a ? chuỗi 4 đảo lớn. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Lục địa Ô-xtrây-li-a: GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. + Nằm ở tây châu Địa Dương, 4 mặt - HS làm việc cá nhân. giáp biển. Bước 3. Báo cáo, thảo luận + Diện tích nhỏ nhất thế giới. - HS báo cáo kết quả. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý sang mục sau. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô-xtray-li- a a. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm địa hình và khoáng sản của lục địa Ô -xtrây-li-a và các đảo, quần đảo của châu Đại Dương. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập, kết hợp khai thác kênh hình, phương tiện trực quan. c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Nội dung 1: đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần 2. Đặc điểm tự nhiên của các đảo: đảo, quần đảo và lục địa Ô- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: xtray-li-a - GV giao nhiệm vụ: a. Đặc điểm thiên nhiên các đảo Quan sát H20.1 và thông tin trong bài, hãy nêu đặc và quần đảo điểm các đảo và quần đảo của châu Đại Dương? Các đảo núi lửa có địa hình cao Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: hơn các đảo san hô. - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. + Mi-crô-nê-di: đảo san hô - HS: Suy nghĩ, trả lời. + Mê-la-nê-di: đảo núi lửa + Niu-Di-len: đảo lục địa Bước 3. Báo cáo, thảo luận: + Pô-li-nê-di: đảo san hô và núi - GV yêu cầu HS trả lời. báo cáo sản phẩm.Yêu cầu HS lửa nhận xét, đánh giá. - HS trả lời câu hỏi. Báo cáo sản phẩm thực hiện. - Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn
  73. Bước 4. Kết luận – nhận định: GV chuẩn kiến thức, mở rộng. * Nội dung 2 : Địa hình khoáng sản : Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giao nhiệm vụ: Quan sát H20.1 và thông tin trong bài, trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a, và các đảo thuộc châu Đại Dương? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: b. Địa hình và khoáng sản - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Lục địa Ô-xtrây-li-a: - HS: Suy nghĩ, trả lời. + Phía tây là cao nguyên + Ở giữa là bồn địa, đồng bằng Bước 3. Báo cáo, thảo luận: + Phía đông là núi. - GV yêu cầu HS trả lời. báo cáo sản phẩm.Yêu cầu HS - Các đảo, quần đảo phần lớn nhận xét, đánh giá. được hình thành từ san hô và núi - HS trả lời câu hỏi. Báo cáo sản phẩm thực hiện. lửa. - Theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bạn - Khoáng sản: nhiều loại có giá Bước 4. Kết luận – nhận định: GV chuẩn kiến thức, trị như: sắt, đồng, vàng, than, mở rộng. dầu mỏ * Nội dung 3 : Khí hậu, sinh vật : c. Khí hậu và sinh vật - GV : Quan sát H 20.2, cho biết: Ô-xtrây-li-a có các đới và kiểu khí hậu nào? - Các đảo, quần đảo có khí hậu - HS thực hiện yêu cầu. nóng ẩm, điều hòa. - HS báo cáo kết quả. - Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a - GV chuẩn kiến thức. khí hậu khô hạn, phân hóa từ Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: bắc xuống nam và từ đông sang GV cho HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi tây. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Một phần phía nam lục địa Ô- - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. xtrây-li-a có khí hậu ôn đới hải - Các nhóm HS thảo luận. dương. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: - Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt càng lớn, lượng mưa càng HS trả lời câu hỏi, các bạn khác Theo dõi, nhận xét, đánh giảm. giá, bổ sung cho bạn Bước 4. Kết luận – nhận định: GV chuẩn kiến thức, - Ô-xtrây-li-a có hệ động thực mở rộng. vật phong phú, độc đáo. - Có hơn 370 loài động vật có vú, 830 loài chim, 4500 loài cá, - Nhiều loài sinh vật đặc hữu: thú có túi, cáo mỏ vịt ; bạch đàn cầu vồng, keo hoa vàng,
  74. 3. Hoạt động vận dụng, luyện tập (3 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. b. Nội dung: Trò chơi giải ô chữ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ . - GV tổ chức trò chơi giải ô chữ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận, tham gia. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định GV chuẩn kiến thức. 4. Vận dụng (2 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học, liên hệ thực tiễn. b. Nội dung: Vận dụng kiến thức c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Giao nhiệm vụ cho HS. - Tại sao lục địa Ô-xtrây-li-a có giới sinh vật độc đáo, phong phú? Kể tên? - Dựa vào H 19.2 sgk và kiến thức đã học giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS: trình bày kết quả. GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 5. Hoạt động hướng dẫn nhiệm vụ về nhà (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk. - Chuẩn bị bài 21 IV. RÚT KINH NGHIỆM
  75. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: CHÂU NAM CỰC Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực. - Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực. - Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. - Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí), giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên và của biến đổi khí hậu toàn cầu tới thiên nhiên ở châu Nam Cực. - Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh, ) - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. 3. Phẩm chất - Có những hiểu biết đúng đắn về đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. - Yêu thiên nhiên: Có ý thức bảo vệ tự nhiên giữa bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. - Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: - Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, tạo sự phấn khởi trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
  76. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến trò chơi “Thử tài đặt tên”: Dựa vào các hình ảnh của GV đưa ra, HS sẽ đưa ra tên chủ đề cho các hình ảnh ấy, sau đó giải thích lí do đưa ra tên đó. BĂNG TAN (BĂNG CHIM CÁNH CỤT TRÔI) Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. NÚI BĂNG DỰNG LỀU TRÊN TUYẾT Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục nào? (Châu Nam Cực). Vậy để xác định được vị trí của châu Nam Cực và giải thích được con người đã khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực như thế nào thì các em sẽ đi vào bài học này. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vị trí địa lí châu Nam Cực a) Mục tiêu:
  77. - Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 174 kết hợp quan sát hình 22.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia Hs thành các cặp. Sau đó, GV cho HS thực hiện trò chơi “AI NHANH HƠN” Dựa vào hình 22.1 và thông tin mục 1, em hãy: + Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. + Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào.Diện tích là bao nhiêu? + Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp. - Bước 3: Hết thời gian, các cặp dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1,2 cặp lên trình bày. Các cặp a. Vị trí: khác nhận xét, bổ sung. - Gồm lục địa Nam Cực và các đảo GV đặt câu cho HS: ven lục địa. + Cho biết vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới - Nằm gần trọn vẹn trong vòng cực khí hậu của châu Nam Cực? Nam. Tiếp giáp: ĐTD, TBD, AĐD
  78. + Em hãy nêu cách xác định phương hướng ở - Diện tích:14.1 triệu km2 Nam Cực? Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực a) Mục tiêu: - HS trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 151, 152 kết hợp quan sát hình 22.2, 22.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
  79. - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2. Vài nét về lịch sử khám GV chia Hs thành 6 nhóm. phá và nghiên cứu Châu Nam Sau đó, GV cho HS thực hiện trò chơi Cực. “ AI NHANH HƠN ” Dựa vào hình1 và thông tin mục 2. - GV chiếu 1 đoạn phim về cuộc sống của các nhà khoa học ở châu Nam Cực GV có thể cắt clip từ phút thứ 37-40, theo link sau: Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu ở châu Nam Cực: + Con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào? + Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ từ năm nào? + Những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây? + Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích của hiệp ước? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp. - Bước 3: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1,2 nhóm lên trình bày. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực và con người ở đây từ đó giáo dục dục tinh thần dũng cảm, không ngại - Được phát hiện và nghiên cứu nguy hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm muộn nhất(cuối thế kỉ XIX). địa lí. + Từ 1957 tiến hành nghiên Cho hs quan sát một số hình ảnh: cứu Nam cực + 1/12/1959 ký hiệp ước Nam cực, gồm 12 nước: - Châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có các quốc gia, không có dân cư sinh sống thường xuyên. - Hàng năm, có khoảng 1 000 – 5 000 người thuộc nhiều quốc gia luân phiên tới sinh sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu.
  80. 3. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực a. Mục tiêu - Trình bày được những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam Cực. - Phân tích được các hình ảnh về châu Nam Cực. - Trình bày được những đặc điểm tài nguyên thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. b. Nội dung - Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục a, nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. - Dựa vào thông tin trong mục b, hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên ở châu Nam Cực. c. Sản Phẩm - Phiếu học tập của Hs d. Cách thức tổ chức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ 3. Đặc điểm tự nhiên châu Nhiệm vụ 1 – Hoạt động nhóm: Dựa vào thông tin và Nam Cực hình ảnh trong nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. + Địa hình: Tương đối bằng N1: Địa hình phẳng, được coi là một cao nguyên băng khổng lồ. Độ cao N2: Khí hậu trung bình lớn nhất trong các N3: Sinh vật châu lục với độ cao hơn 2 040 m. N4: Kháng sản + Khí hậu: Lạnh và khô nhất thế Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục b, kể tên các loại tài giới. Đây là nơi có gió bão nhiều nguyên của châu Nam Cực? nhất thế giới. + Sinh vật: Rất nghèo nàn. + Các loại khoáng sản: Than đá, sắt, đổng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi và trả lời câu hỏi Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Thang chấm bài báo cáo của các nhóm. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức