Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Tốc độ chuyển động

docx 10 trang Thu Mai 03/03/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Tốc độ chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_8_toc_do_ch.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Tốc độ chuyển động

  1. CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm tốc độ, nhớ được công thức tính và đơn vị đo tốc độ. - Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại. - Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v,s và t. - Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm tốc độ, công thức tính và đơn vị đo tốc độ. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để giải bài tập vận dụng công thức tính tốc độ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong khi tìm hiểu về khái niệm, đơn vị đo tốc độ và giải bài tập về tốc độ chuyển động. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được khái niệm, đơn vị đo tốc độ. - Trình bày được các cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được công thức tính tốc độ. - Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng. - Giới thiệu được tốc độ khác nhau của một số vật (bao gồm vật sống và vật không sống). - Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập cũng như các tình huống đơn giản liên quan đến tốc độ trong đời sống. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ của chuyển động. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thảo luận hoàn thành các phiếu học tập, nhiệm vụ được giao. - Cẩn thận trong tính toán. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Hình ảnh về: Một số ví dụ về chuyển động nhanh, chậm. - Các phiếu học tập cho các nhóm (đính kèm). - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 tốc kế. - Bảng phụ cho các nhóm HS. 2. Học sinh - Ôn lại công thức dùng để giải bài tập về chuyển động đều trong môn Toán lớp 5; ôn lại đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian đã học ở lớp dưới.
  2. - Đọc trước bài mới ở nhà. III. Tiến trình dạy học TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Hướng HS vào ý nghĩa vật lí của tốc độ và tìm hiểu xem HS biết tốc độ đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động. b)Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: - H1: Từ các đại lượng v,s,t. Em hãy nhớ lại và nêu công thức dùng để giải các bài tập về chuyển động đều trong môn Toán lớp 5? s - H2: Từ công thức v đã được học, em có thể xác định được các đại lượng nào t của chuyển động, biết được tính chất nào của chuyển động? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Có thể là: s ✓ H1: v t s ✓ H2: Từ công thức v có thể xác định được các đại lượng của chuyển động t là: tốc độ (hoặc quãng đường hoặc thời gian nếu biết 2 đại lượng còn lại). Biết được sự nhanh, chậm của chuyển động. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt đặt câu hỏi H1 và H2, yêu cầu mỗi cá nhân HS nhớ và suy nghĩ trả lời các câu hỏi đó. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV. Trong quá trình trả lời, nếu HS chưa trả lời được GV gợi ý đáp án có trong phần mở đầu của SGK hoặc đưa ra một ví dụ để HS liên tưởng và trả lời câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: GV gọi bất kì HS nào đó trả lời câu hỏi. Mời các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. Chương III. TỐC ĐỘ * Kết luận, nhận định: Bài 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN GV nhận xét câu trả lời của HS => Dẫn dắt vào bài ĐỘNG s mới: Vậy thì thương số đặc trưng cho tính chất t nào của chuyển động, để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Nhận biết về khái niệm tốc độ, hình thành và vận dụng công thức tính tốc độ. a) Mục tiêu:
  3. - Phát biểu được khái niệm tốc độ và nêu được công thức tính tốc độ. - Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng. - Hiểu được thuật ngữ tốc độ trung bình trong chuyển động. b)Nội dung: - HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập số 1. - Rút ra kết luận về phương pháp so sánh các đại lượng, thuộc tính phụ thuộc vào nhiều thông số. - Trả lời một số câu hỏi GV đưa ra để biết công thức tính tốc độ: + H3: Tìm công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi quãng đường đó? s + H4: Từ công thức v , hãy suy ra công thức tính s và t? t - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK/46: Bạn A chạy 120m hết 35s. Bạn B chạy 140m hết 40s. Ai chạy nhanh hơn? c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Quá trình hoạt động nhóm: có tinh thần trao đổi, tìm hiểu để hoàn thiện Phiếu học tập số 1. - Đáp án Phiếu học tập số 1: 1) Tính quãng đường đi trong 1 giây của 3 bạn và điền kết quả vào bảng. STT Họ và tên Quãng Thời Quãng đường đi Thời gian đi học sinh đường gian (s) trong 1 giây quãng đường 1 (m) mét 1 Nguyễn An 1000 300 3,33 m 2 Trần Mạnh 1500 100 15 m 3 Phạm Hoàng 2000 150 13,33 m 2) Tính thời gian đi quãng đường 1 mét của 3 bạn và điền kết quả vào bảng. STT Họ và tên Quãng Thời Quãng đường đi Thời gian đi học sinh đường gian (s) trong 1 giây quãng đường 1 (m) mét 1 Nguyễn An 1000 300 3,33 m 0,3 s 2 Trần Mạnh 1500 100 15 m 0,067 s 3 Phạm Hoàng 2000 150 13,33 m 0,075 s 3) Dựa vào quãng đường đi trong 1 giây hãy cho biết bạn nào đi nhanh hơn? Vì sao? Bạn Mạnh đi nhanh hơn bạn An và Hoàng. Vì trong 1 giây bạn Mạnh đi quãng đường dài hơn so với bạn An và Hoàng (15m > 13,33m > 3,33m).  Từ đó rút ra cách chung để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn. 4) Dựa vào thời gian đi quãng đường 1 mét hãy cho biết bạn nào đi nhanh hơn? Vì sao? Bạn Mạnh đi nhanh hơn bạn An và Hoàng. Vì để đi hết quãng đường 1 mét bạn Mạnh cần thời gian đi ngắn hơn so với bạn An và Hoàng (0,067s < 0,075s < 0,3s).
  4.  Từ đó rút ra cách chung để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn. 5) Tìm thêm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động ở trên. Tùy mỗi nhóm HS. Ví dụ như: + Anh và em cùng đi học từ nhà tới trường với quãng đường dài 2km. Anh đi từ nhà đến trường hết 15 phút, còn em đi hết 20 phút. Thời gian để đi cùng một quãng đường của anh ít hơn em. Vậy chuyển động của anh nhanh hơn chuyển động của em. + Bạn Nam và Hải cùng thi bơi với nhau. Trong 1 phút Nam bơi được 50m còn Hải chỉ bơi được 30m. Trong cùng một khoảng thời gian, Nam bơi được quãng đường nhiều hơn Hải, vậy chuyển động của Nam nhanh hơn chuyển động của Hải. - Câu trả lời H3, H4 và trả lời câu hỏi bài tập của HS (Trong phần nội dung ở mục d). d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Giao nhiệm vụ học tập: I. Khái niệm tốc độ - GV phát phiếu học tập số 1 cho các - Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của nhóm. GV yêu cầu HS đọc SGK và thảo chuyển động, được xác định bằng quãng luận nhóm 4 hoàn thiện Phiếu học tập số đường đi được trong một đơn vị thời 1 trong vòng 8 phút. gian, gọi là tốc độ chuyển động. s - HS cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của - Công thức tính tốc độ: v , GV đưa ra. t - Yêu cầu HS hoàn thiện cá nhân câu hỏi trong đó: bài tập sgk/46 trong vòng 3 phút. v: tốc độ * Thực hiện nhiệm vụ: s: quãng đường đi được - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến t: thời gian đi quãng đường thống nhất hoàn thành Phiếu học tập số đó. s 1. - Mối quan hệ giữa s,v,t: từ v suy ra - Mỗi HS suy nghĩ làm câu hỏi bài tập t s sgk/46 và ghi vào vở. s=v.t và t * Báo cáo, thảo luận: v - GV gọi ngẫu nhiên lần lượt các nhóm - Thực tế tốc độ chuyển động của một trình bày từng câu hỏi trong Phiếu học vật thường thay đổi (trên từng quãng tập số 1. Các nhóm còn lại theo dõi và đường; trong những khoảng thời gian s nhận xét bổ sung (nếu có). khác nhau) nên đại lượng v còn gọi - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi t và lên bảng trình bày lời giải cho phần là tốc độ trung bình của chuyển động. câu hỏi bài tập. Các HS còn lại quan sát, ? CH sgk/46: theo dõi, nhận xét. Tóm tắt: * Kết luận, nhận định: sA = 120m ; tA =35s - GV nhận xét câu trả lời của các HS, sB = 140m ; tB = 40s đưa ra đáp án, giải thích cho HS hiểu. Ai nhanh hơn? GV giới thiệu với HS cách mà thường Giải: Tốc độ chạy của bạn A là:
  5. dùng để xác định sự nhanh, chậm của sA 120m vA = 3,43 (m/s) chuyển động; thông báo khái niệm tốc tA 35s độ và công thức tính tốc độ. GV thông Tốc độ chạy của bạn B là: s s 140m báo cho HS biết từ công thức v ta có v B = 3,5 (m/s) t B tB 40s thể suy ra công thức tính s và t. Vì vA = => 1 km/h = m/s = 1 m/s 1 h 3600 s 3600 3,6 0,001 b) 1m/s = 1 ℎ = 3,6 (km/h) 3600 3) Em hãy dự đoán tốc độ của một số chuyển động thường gặp trong cuộc sống? (Tùy mỗi HS). d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Giao nhiệm vụ học tập: II. Đơn vị đo tốc độ - GV dẫn dắt: Vì v=s/t nên đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào dơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian,
  6. trước khi tìm hiểu đơn vị đo tốc độ các em hãy - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc nhớ lại một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời vào đơn vị đo độ dài và đơn vị gian. đo thời gian. + Yêu cầu cá nhân mỗi HS suy nghĩ câu hỏi H5. - Đơn vị đo tốc độ là: m/s; - Chúng ta cùng tìm hiểu đơn vị đo tốc độ thông km/h. qua Phiếu học tập số 2. 1 km/h = 1 m/s + GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm. Yêu 3,6 cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành phiếu 1 m/s = 3,6 km/h học tập số 2 trong 8 phút và ghi kết quả vào bảng phụ. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Đối với câu hỏi H5, GV tổ chức trò chơi nhỏ: GV gọi bất kì HS nào, yêu cầu HS đó kể một đơn vị đo độ dài, sau khi trả lời xong HS đó chỉ bạn khác trong lớp, bạn được chỉ kể nhanh đơn vị đo độ dài nhưng không trùng với bạn trước, cứ như vậy cho đến khi GV hô “ngừng”. Tương tự đối với kể đơn vị đo thời gian. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên một số nhóm lần lượt trình bày các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2. - Nhóm được gọi treo bảng phụ lên bảng và trình bày câu trả lời. - Các HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV giới thiệu bảng đơn vị tốc độ thường dùng trong SGK, hệ đo lường chính thức của đơn vị đo tốc độ của nước ta. Giới thiệu bảng liệt kê một số tốc độ. Giới thiệu Tốc kế (đồng hồ vận tốc). - GV có thể giới thiệu nội dung trong phần “Em có biết?”. TIẾT 2 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về bài tập vận dụng Công thức tính tốc độ a) Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu và áp dụng đúng công thức tính tốc độ và hiểu được ý nghĩa vật lí của nó. b) Nội dung: HS tìm hiểu bài tập ví dụ và ?1, 2, 3 sách giáo khoa. c) Sản phẩm: HS làm được các bài tập theo hướng dẫn của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo Nội dung viên và học sinh - Giao nhiệm vụ III. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ học tập 1. Bài tập ví dụ
  7. - GV tổ chức cho HS Tóm tắt Giải đọc bài tập ví dụ s = 5 km Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là: SGK, chia lớp hoạt t = 7 h 15 min - 6h 45 푠 5 động theo 3 nhóm, v = = =10 (km/h) min = 0,5h 푡 0,5 thảo luận các bài tập 10 v = ? km/h, v = = 0,28 (m/s) trong SGK ( mỗi 3,6 v = ? m/s nhóm 1 bài)? + Thảo luận: cho biết những đại lượng đã biết, những đại lượng nào chưa biết, 2. Bài tập 1 tóm tắt và tìm lời Tóm tắt Giải giải? + Bài tập 1: s = 100 m Tốc độ của nữ vận động viên Lê Tú Chinh là: 푠 100 ? Ta đã biết những t = 11,54 s v = = ≈ 8,67 (m/s) đại lượng nào? v = ? m/s 푡 11,54 ?để tìm vận tốc chúng ta sử dụng 3. Bài tập 2 công thức nào? Tóm tắt Giải + Bài tập 2: s = 2,4 km Thời gian đi đến siêu thị của bạn A là: ? Đề bài cho biết v = 4,8 km/h 푠 2,4 điều gì? t = = = 0,5 (h) = 30 (min) t = ? h 푣 4,8 ? Vậy khi ta biết Bạn A đến siêu thị lúc: Thời điểm đến = ? h quãng đường, vận 8h 30 min + 30 min = 9 h tốc để tính thời gian chúng ta sẽ làm như 4. Bài tập 3 thế nào? Tóm tắt Giải + Bài tập 3 v = 12 km/h Quãng đường từ nhà bạn B đến trường là: ? tương tự khi chúng 1 1 t = 20 min = h s = = 12. = 4 (km) ta biết vận tốc, thời 3 푣.푡 3 gian làm sao chúng s = ? km ta tính được quãng đường đi được? + Lưu ý đơn vị của các đại lượng - Thực hiện nhiệm vụ + HS nhận nhiệm vụ, thảo luận hoạt động theo nhóm. - Báo cáo, thảo luận + HS: từng nhóm trình bày, báo cáo kết quả. Lắng nghe, ghi chú.
  8. + Nhóm khác nhận xét - Kết luận, nhận định GV phân tích, nhận xét kết quả của các nhóm và thống nhất kết quả. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức. b) Nội dung: Tổ chức trò chơi tiếp sức thực hiện các bài tập 8.1,8.2,8.6,8.7 SBT. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 8.1,8.2,8.6,8.7 SBT d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp Luyện tập thành 3 đội mỗi đội 5 HS thực hiện bài Dự kiến sản phẩm tập từ 8.1,8.2,8.6,8.7 SBT 8.1. 1 -c; 2-d; 3 - a; 4-b. - Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận và 8.2 thực hiện nhiệm vụ theo nhóm A. Đối B.Tốc độ C.Tốc độ - Báo cáo, thảo luận: Đại diện các tượng (m/s) (km/h) nhóm báo cáo kết quả hoạt động của chuyển nhóm theo yêu cầu. động Các nhóm khác theo dõi nhận xét. Người đi 1,5 4,5 - Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bộ đánh giá: kết quả thực hiện của HS. Người đi xe 3 đến 4 10,8 đến đạp 14,4 Ô tô 15 đến 20 54 đến 72 Tàu hoả 10 đến 20 26 đến 72 Máy bay 200 đến 720 đến phản lực 300 1080 8.6. B. 8.7. B. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b. Nội dung: Trình bày phương án xác định tốc độ đi từ nhà đến trường của em. c. Sản phẩm: HS trình bày được phương án xác định tốc độ chuyển động khi đi từ nhà đến trường. d. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu Hs trình bày phương án xác định tốc độ khi đi từ nhà đến trường. - Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày phương án xác định tốc độ. - Kết luận, nhận định: Thảo luận thống nhất.
  9. ❖ Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ và làm các bài tập trong SBT. - Đọc trước bài 9. Đo tốc độ. ➢ Hãy xây dựng phương án xác định tốc độ của bản thân khi đi từ nhà đến trường. ❖ Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Bài 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Lớp: . Nhóm: Cho bảng kết quả quãng đường và thời gian từ nhà đến trường của 3 bạn An, Mạnh, Hoàng như sau: STT Họ và tên Quãng Thời Quãng đường đi Thời gian đi học sinh đường (m) gian (s) trong 1 giây quãng đường 1 mét 1 Nguyễn An 1000 300 2 Trần Mạnh 1500 100 3 Phạm Hoàng 2000 150 Em hãy: 1) Tính quãng đường đi trong 1 giây của 3 bạn và điền kết quả vào bảng. 2) Tính thời gian đi quãng đường 1 mét của 3 bạn và điền kết quả vào bảng. 3) Dựa vào quãng đường đi trong 1 giây hãy cho biết bạn nào đi nhanh hơn? Vì sao?  Từ đó rút ra cách chung để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động: 4) Dựa vào thời gian đi quãng đường 1 mét hãy cho biết bạn nào đi nhanh hơn? Vì sao?  Từ đó rút ra cách chung để xác định sự nhanh, chậm của chuyển động:
  10. 5) Tìm thêm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động ở trên. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 8. TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG Lớp: . Nhóm: 1) Tìm đơn vị đo tốc độ thích hợp cho các chỗ trống sau: Đơn vị đo Mét (m) Kilômét Mét (m) Kilômét Xentimét độ dài (km) (km) (cm) Đơn vị đo Giây (s) Giờ (h) Phút (min) Giây (s) Giây (s) thời gian Đơn vị đo Mét trên tốc độ giây (m/s) Hướng dẫn: Nếu độ dài có đơn vị là mét(m), thời gian có đơn vị là giây (s) thì s(m) s v (m / s) t(s) t 2) Đổi đơn vị: a) 1km/h = ? m/s Hãy tìm đáp án bằng cách hoàn thành gợi ý sau: 1 km = . m ; 1 h = . s 1 km m => = => 1 km/h = m/s 1 h s b) Tương tự như hướng dẫn ở trên, hãy đổi đơn vị sau: 1 m/s = ? km/h 3) Em hãy dự đoán một số tốc độ thường gặp trong cuộc sống?