Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

docx 9 trang Thu Mai 03/03/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_41_mot_so_y.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

  1. BÀI 41. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU HOÀ, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà sinh sản ở sinh vật. - Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo; điểu khiển số con, giới tính). - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế vì sao phải bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn cho cây. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điểu hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: Tìm hiểu các yếu tố điều hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật; Tìm hiểu về các biện pháp điều khiển sinh sản. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Giải thích được vì sao phải bảo vệ các loài còn trùng thụ phấn cho cây. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết vể sinh sản hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phân nhân tạo, điểu khiển số con, giới tính). 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Có niềm tin yêu khoa học. - Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm. - Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học. - Luôn cố gắng vươn lên trong học tập cũng như trong lao động sản xuất ở gia đình và địa phương. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Bài giảng P.P, máy tính, máy chiếu.
  2. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Sưu tầm tài liệu: sách, báo, bài viết, hình ảnh, các biện pháp vận dụng hiểu biết về sinh sản hữu tính để nâng cao năng xuất trồng trọt và chăn nuôi. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là: nêu ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật trong chăn nuôi và trồng trọt. Từ đó, dự đoán các cách để con người có thể điều khiển được quá trình sinh sản ở sinh vật. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân, trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của sinh sản đối với chăn nuôi và trồng trọt? + Dự đoán con người có thể điều khiển được quá trình sinh sản ở sinh vật hay không? Nếu có thì điều khiển như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
  3. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: - GV đặt vấn đề: Làm thế nào để trong chăn nuôi và trồng trọt, con người có thể chủ động nâng cao năng suất cầy trồng và vật nuôi? Cơ sở của các biện pháp đó là gì? Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà sinh sản ở sinh vật. - Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo; điểu khiển số con, giới tính). - Giải thích được các hiện tượng trong thực tế vì sao phải bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn cho cây. b) Nội dung: - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, trao đổi ý kiến và trả lời các yêu cầu của GV: c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS qua hoạt động cá nhân, nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các yếu tố ảnh hưởng đến - GV chiếu một số ví dụ sinh sản ở sinh vật - HS tìm hiểu các VD, đọc thông tin SGK Tr.169, trao đổi cặp bàn với bạn bên cạnh và hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: ? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật? ? Em hãy lấy VD về ảnh hưởng của một yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc VD, trao đổi ý kiến và thống nhất câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  4. GV gọi đại diện một HS đại diện cho một cặp bàn trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 1. Các yếu tố bên trong: - GV nhận xét và chốt nội dung các yếu tố ảnh - Một số yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật . hưởng đến sinh sản của sinh vật: đặc điểm di truyền, hormne, tuổi của sinh vật. 2. Các yếu tố bên ngoài: - Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và chế độ dinh dưỡng là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Điều hòa, điều khiển sinh - GV chiếu hình ảnh. sản ở sinh vật. - Yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu tài liệu Tr.169,170 và trả lời các câu hỏi: ? Sinh sản ở sinh vật được điều hòa nhờ yếu tố nào. ? Vì sao con người chủ động điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đưa ra câu trả lời. 1. Điều hòa sinh sản ở sinh vật. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Điều hòa quá trình sinh sản của sinh vật chủ yếu là bằng GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện trình bày, hormone. các HS khác bổ sung (nếu có). 2. Điều khiển sinh sản ở sinh *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ vật. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Con người chủ động điều khiển - Giáo viên nhận xét, đánh giá. quá trình sinh sản ở sinh vật cho phù hợp với mục đích chăn nuôi, - GV nhận xét và bổ sung bằng hình ảnh: Điều trồng trọt. khiển sinh sản ở sinh vật (Tạo ra nhiều tằm đực để nuôi vì tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái, nuôi gà thịt thì tạo ra nhiều gà trống, muốn tăng nhanh đàn con hoặc nuôi lấy trứng thì chủ̉ động tạo nhiều gà mái)
  5. Hoạt động 2.3: Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống *Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Vận dụng những hiểu biết - GV chiếu H41, 41.2, 41.3 về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống. - HS hoạt động nhóm quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK Tr. 170,171, trao đổi nhóm trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (các câu hỏi SGK Tr171). - GV chiếu H41.4. - HS hoạt động cá nhân quan sát H41.4, đọc thông tin SGK Tr. 171,172 trả lời 2 câu hỏi Tr172. ? Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi Tr171. - HS hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi Tr172. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). Câu trả lời các câu hỏi Tr.171: 1. Các biện pháp điểu khiển sinh ở thục vật: Sử dụng các hormone nhân tạo kích thích cây ra hoa, tạo qua noặc điều khiển ra hoa đực/hoa cái ở các loài hoa đơn tính; gieo trồng đúng thời vụ, bón phần, tưới nước và chiếu sáng hợp lí là những biện pháp làm tăng quá trình ra hoa và tạo quả của cầy trổng. Ví dụ: Thắp đèn chiếu sáng vào ban đêm cho những cầy ngày dài như cầy thanh long sẽ kích thích cầy ra hoa khi gieo trổng trái vụ, thụ phấn nhân tạo cho hoa. 2. Trong tự nhiên, hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ con 1. Trong trồng trọt người và nhờ nhiếu loài côn trung như ong mật, - Con người chủ động điều khiển ong bắp cày. Nên bảo vệ các loài côn trùng đó sinh sản ở thực vật bằng cách: sử dụng các hormone, điều chỉnh giúp tăng hiệu quả thụ phấn, từ đó tăng năng suất nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế tạo quả và hạt. độ dinh dưỡng để kích thích cây 3. Hạt được tạo thành từ noãn được thụ tinh, nên ra hoa tạo quả trái vụ
  6. khi không xảy ra quá trình thụ phấn, bầu nhụy sẽ - Con người trực tiếp thụ phấn phát triển thành quả không hạt. Một số loại quả cho cây (thụ phấn nhân tạo). không hạt như dưa hấu, bưởi, táo, - Bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên nhằm nâng 4. Khi trồng đúng thời vụ, các yếu tố môi trường cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với đặc năng suất quả và hạt. điểm của cầy trồng, khi đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, là cơ sở để ra hoa, tạo quả và hạt - Ngoài ra, con người ngăn cản sự với năng suất cao. thụ tinh để tạo ra một số loại quả không hạt. Câu trả lời các câu hỏi Tr.172: 1. Điểu khiển số lượng con của đàn giúp tạo ra số lượng con giống lớn hơn so với sinh sản tự nhiên trong cùng một khoảng thời gian. Điếu khiển giới tính của đàn con phù hợp với mục đích sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn 2. Trong chăn nuôi nuôi. - Con người tác động vào quá 2. Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi cho bò và trình sinh sản ở động vật nhằm lợn nhằm tạo ra nhiều con giống hơn so với sinh điều khiển số lượng hay giới tính sản hữu tính tự nhiên. Thay đổi thời gian chiếu đàn con. sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, bổ sung bằng hình ảnh trên màn chiếu một số cách vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong chăn nuôi và trồng trọt như: thụ phấn nhân tạo, thụ tinh nhân tạo, 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
  7. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu bài tập - HS đọc nội dung và làm bài tập *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện cá nhân làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 1 HS trình bày ý kiến cá nhân. HS khác bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chuẩn kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tìm kiếm thông tin và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - HS tự tìm hiểu thực tế, thông tim từ sách, báo, intenet, c) Sản phẩm: - HS bài thu hoạch của HS sau khi tự tìm hiểu thêm thông tin d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi HS hãy tự tìm hiểu thực tế, thông tim từ sách, báo, intenet, và nêu lên 1 biện pháp con người vận dụng hiểu biết chủ động điều khiển sinh sản của sinh vật đem lại giá trị kinh tế cho gia đình và địa phương cụ thể *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tự tìm hiểu thông tin và ghi chép *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của HS *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
  8. BÀI 41. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU HOÀ, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc các VD kết hợp với thông tin SGK Tr. 169, trao đổi cặp bàn và cho biết: ? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật? . ? Em hãy lấy VD về ảnh hưởng của một yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật. . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm: Các thành viên trong nhóm: Quan sát H. 41.1, 41.2, 41.3, đọc thông tin SGK Tr. 170,171, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật? Lấy VD trong thực tế?
  9. 2. Giải thích tại sao phải bảo vệ một số loài côn trùng như: ong mật, ong bắp cày. 3. Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số loại quả không hạt mà em biết? 4. Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích?