Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

docx 6 trang Thu Mai 03/03/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_21_khai_qua.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

  1. CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Môn học: KHTN - Lớp: 7 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự trao đổi chất và năng lượng có trong thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các câu trả lời, thực hiện các hoạt động do giáo viên đề suất. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc trả lời các câu hỏi, lấy được các vì dụ về sự trao đổi chất và năng lượng. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết về quá trình trao đổi chất và năng lượng trong thực tiễn. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu các ví dụ thực tiễn về trao đổi chất và năng lượng. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được cách tăng cường hoạt động trao đổi chất và năng lượng một cách hiệu quả trong thực tiễn. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về kính lúp. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trung thực, cẩn thận trong. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Tranh ảnh minh họa cho bài học - Phiếu học tập - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bảng nhóm, bút dạ.
  2. 2. Học sinh: - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập, khơi gợi trí tò mò của học sinh) a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Nhưng các quá trình đó xảy ra trong cơ thể sinh vật như thế nào? Được thể hiện ra sao?. b) Nội dung: - Học sinh quan sát video, trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiếu video về hoạt động chạy tập thể dục của con người và yêu cầu HS trả lời câu hỏi + Quan sát ảnh và cho biết người trong ảnh đang tham gia hoạt động gì? + Khi chạy thì cơ thể người có những thay đổi như thế nào? + Vì sao lại có những thay đổi đó? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, quan sát video trả lời các câu hỏi của GV. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình trả lời các câu hỏi. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
  3. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm trao đổi chất và năng lượng. - HS biết được vai trò của việc trao đổi chất và năng lượng. b) Nội dung: - GV gợi mở cho HS hoàn thành phiếu học tập c) Sản phẩm: - HS qua hoạt động nhóm quan sát vật qua kính lúp, thảo luận nhóm, d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm khái niệm trao đổi chất và năng lượng. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Trao đổi chất và chuyển hóa - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu năng lượng thông tin trả lời các câu hỏi ví dụ - Trao đổi chất là quá trình cơ + Muốn thực hiện được hoạt động thể thao, học thể lấy các chất từ môi trường, tập cơ thể cần có điều kiện gì? biến đổi thành các chất cần thiết + Các chất thải sau quá trình hoạt động của cơ cho cơ thể và tạo năng lượng thể ở trên là gì? cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. + Trong quá trình trao đổi chất ở trên đã có những dạng năng lượng nào đã được biến đổi? Gợi ý: Hóa năng cơ năng nhiệt năng. - Chuyển hóa năng lượng là sự * Lưu ý: Hai quá trình TĐC và NL luôn gắn liền biến đổi năng lượng từ dạng này với nhau. sang dạng khác. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và trả lời câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  4. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung khái niệm TĐC và NL. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của TĐC và NL *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Vai trò của trao đổi chất và - GV giao nhiệm tìm hiểu mục II trong SGK làm chuyển hóa năng lượng phiếu bài tập nhóm - Mọi cơ thể sống đều không + Nêu vai trò của TĐC và NL đối với sinh vật. ngừng trao đổi chất và chuyển + Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật hóa năng lượng với môi trường. trong các hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục Giúp sinh vật tồn tại, sinh II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng trưởng, phát triển, sinh sản, cảm lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai ứng, vận dộng. tây và con gà. + Lấy ví dụ về sự TĐC và CHNL trong thực tiễn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm đưa ra phương án thực hiện nhiệm vụ của GV. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của TĐC và CHNL 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi của bài. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
  5. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về sơ đồ tư duy và trả lời câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi phần “ Em có biết” *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - Tìm hiểu một số phương án để việc TĐC và CHNL đạt hiệu quả cao giúp sinh vật phát triển tốt. c) Sản phẩm: - Phương án thực tiễn của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy nêu phương án tang cường TĐC và NL hiệu quả, mang lại sức khỏe cho bản thân. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm viết SP vào bảng nhóm. *Báo cáo kết quả và thảo luận
  6. Sản phẩm của các nhóm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: Lớp: . Nhóm: TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Nêu vai trò của TĐC và CHNL đối với sinh vật . Câu 2: Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà. . Câu 3: Lấy một số ví dụ khác về TĐC và CHNL của sinh vật .