Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè

docx 7 trang Thu Mai 03/03/2023 8981
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ, THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ Tuần: 11 Ngày soạn: 10/6/2022 Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Kể những câu chuyện nói về sự bất đồng trong quan hệ bạn bè. + Tìm hiểu về những cách để hoà giải bất đồng với bạn bè. - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xây dựng “Quy ước yêu thương” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện được tình cảm với thầy cô bằng các sản phẩm tự làm. Thực hiện được những việc làm hoà giải bất đồng trong quan hệ bạn bè; kể được những điều ấn tượng về thầy cô giáo. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thể hiện được tình cảm với thầy cô và bạn bè trong nhà trường. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp - Nhận diện hình ảnh thân thiện, gần gũi với thầy cô và bạn bè. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2 – Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.
  2. 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán, - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 1 – TIẾT 1: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt - HS tham gia hoạt động. động đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - HS chuẩn bị các tiết mục biểu diễn văn nghệ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam - GV nhắc HS thể hiện nghiêm túc, văn - HS tham gia nghiêm túc. minh khi tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, lắng nghe, động viên và cổ vũ các tiết mục văn nghệ. - GV hỗ trợ HS trong quá trình di - Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn - Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp xong cổ vũ nhiệt tình. - GV tổ chức cho Hs tham gia hoạt động giao lưu toàn trường. - HS tham gia nghiêm túc. - GV cho HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi - HS chia sẻ cảm nghĩ của mình với thầy cô, bạn tham gia văn nghệ và chia sẻ những việc bè. làm thể hiện sự kính yêu thầy cô. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  3. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 3: KÍNH YÊU THẦY CÔ, THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ Tuần: 11 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện được tình cảm với thầy cô bằng các sản phẩm tự làm. Thực hiện được những việc làm hoà giải bất đồng trong quan hệ bạn bè; kể được những điều ấn tượng về thầy cô giáo. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thể hiện được tình cảm với thầy cô và bạn bè trong nhà trường. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ, gần gũi với thầy cô, bạn bè. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng thầy cô. - NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, giấy A3; 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể”
  4. Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - HS lắng nghe luật chơi - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 8 – 10 em. Mỗi vòng dùng một quả bóng nhỏ. HS cùng nhau hát các bài hát và chuyền bóng cho bạn, bạn nào nhận được bóng thì sẽ nói: “Tôi có thể đá cầu/vẽ/hát” (gắn với một sở thích hoặc khả năng của em đó). Sau đó, bóng lại được tiếp tục chuyền cho các bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát. - HS chơi trò chơi nhiệt tình - Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các - HS chia sẻ khả năng trước lớp bạn trong nhóm . - GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân - HS nghe GV nhận xét, tổng kết Mục tiêu: - Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân, biết những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn - HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV Cách tiến hành: - HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 ra câu trả lời: trong sgk, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu + Tranh 1: Bạn nam đang bê sách nhiệm vụ chưa cho bạn nữ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chỉ ra những + Tranh 2: Bạn nữ đang múa trước việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ trong các lớp tranh theo gợi ý: Các bạn nhỏ trong tranh đang + Tranh 3: Nhóm bạn đang cùng nói gì, làm gì? ngồi thảo luận vui vẻ trong lớp học + Tranh 4: Một nhóm bạn đang cười đùa vui vẻ dưới sân trường - HS báo cáo kết quả trước lớp - HS lắng nghe nhận xét.
  5. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe - HS xung phong chia sẻ trước lớp - GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các - HS lắng nghe nhận xét. nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm. Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với cả lớp. - GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với cả lớp. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động: thân thiện, vui vẻ với bạn bè là một điều rất quan trọng và cần thiết. Điều đó mang đến niềm vui, hứng thú để các em cùng nhau học tập tiến bộ. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  6. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: - Phẩm chất nhân ái: 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: - NL thiết kế và tổ chức: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, giấy A3; 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS gian - GV phổ biến cho cá lớp về quyền, nhiệm vụ - HS lắng nghe GV trình bày và trách nhiệm của lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng. - HS thấy mình xứng đáng tự - GV tổ chức cho HS tự ứng cử và để cử lớp ứng cử vào vị trí mình muốn. trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng từ các bạn trong lớp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay
  7. biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bố kết - Cả lớp biểu quyết, nghe GV quá. công bố kết quả. - Sau khi công bố kết quả bình chọn, ban cán - Ban cán sự lớp lần lượt ra sự lớp sẽ ra mắt trước cả lớp. GV mời từng HS mắt, nêu nhiệm vụ của bản thân nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và trong thời gian đảm nhận. nhắc lại để HS ghi nhớ. - GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các - HS và ban cán sự lớp nghe lời thành viên trong Ban cán sự lớp cố gắng hoàn nhắn nhủ của GV. thành các nhiệm vụ được giao. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: