Giáo án Hình học nâng cao Lớp 11 - Tiết 23+24: Ôn tập học kì I - Nguyễn Văn Chấn

doc 3 trang nhatle22 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học nâng cao Lớp 11 - Tiết 23+24: Ôn tập học kì I - Nguyễn Văn Chấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_nang_cao_lop_11_tiet_2324_on_tap_hoc_ki_i_n.doc

Nội dung text: Giáo án Hình học nâng cao Lớp 11 - Tiết 23+24: Ôn tập học kì I - Nguyễn Văn Chấn

  1. Giáo án HHNC- Nguyễn Văn Chấn- THPT Ân Thi Ngày soạn 4/12/2007 Tiết 23 + 24 ÔN TậP HọC Kỳ I A. MụC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được tổng quan kiến thức học kỳ I phép biến hình- Phần của hình học KG: Nắm được các tính chất của hình học KG, biết cách dựng giao điểm, giao tuyến, thiết diện đơn giản. 2. Về kỹ năng: Giải được các bài toán căn bản, vận dụng vào giải các bài toán thực tế. 3. Về tư duy và thái độ: Biết quy lạ thành quen, trình bày bài giải chặt chẽ, rõ ràng. B. CHUẩN Bị CủA THầY Và TRò: 1. Chuẩn bị của GV: Phiếu học tập, Bảng phụ, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Hệ thống kiến thức học kỳ I. C. PHƯƠNG PHáP: Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp với hoạt động nhóm. D. TIếN TRìNH BàI GIảNG: Nội dung 1. Ôn tập phép dời hình: Hoạt động 1. Hãy liệt kê các phép biến hình là phép dời hình mà em biết. Nêu các tính chất của phép dời hình. Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Các nhóm nghe và nhận - Yêu cầu các nhóm liệt kê nhiệm vụ. và lên trình bày. - Liệt kê các phép dời hình - Kiểm tra, đánh giá kết quả đã học. trình bày của học sinh. Hoạt động 2: Dựng ảnh của đoạn thẳng và đường tròn qua phép đối xứng trục, đối xứng tâm, tịnh tiến, phép quay tâm O, góc quay 900 cho trước. Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Mỗi nhóm thực hiện nội - Giao cho 4 nhóm thực dung của nhóm. hiện 4 yêu cầu trên. - Trình bày kết quả. - Nhận xét và đánh giá kết quả từng nhóm. - Khắc sâu cách dựng hình qua mỗi phép dời hình trên. Hoạt động 3: áp dụng phép dời hình trong giải toán: Cho hai đường tròn (O) và (O'), đường thẳng d, vectơ v và điểm I. a) Xác định điểm M trên (O), điểm N trên (O') sao cho d là đường trung trực của đoạn MN. b) Xác định điểm M trên (O), điểm N trên (O') sao cho I là trung điểm của MN. c) Xác định điểm M trên (O), điểm N trên (O') sao cho MN v . Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Gọi một HS nêu các tính chất của phép dời hình. - Yêu cầu các nhóm thực Sử dụng bảng phụ để tóm - Các nhóm nghe và nhận hiện giải bài toán và cho 3 tắt bài giải. nhiệm vụ. nhóm lên trình bày 3 nội - Trình bày nội dung bài dung trên. giải theo yêu cầu của GV. - Qua 3 bài giải hãy nhận xét bố cục của bài toán dựng hình có áp dụng các phép dời hình. Trang 1
  2. Giáo án HHNC- Nguyễn Văn Chấn- THPT Ân Thi Hoạt động 4. áp dụng phép dời hình trong giải toán. Cho hai hình tam giác vuông cân ABE và BCD như hình vẽ. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của CE và DA. D a) Chứng minh rằng tam giác BMN vuông cân. b) Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm tam giác ABD E và EBC. Chứng minh tam giác GBG' vuông cân. A B C Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Yêu cầu các nhóm thực Sử dụng bảng phụ để tóm - Các nhóm nghe và nhận hiện giải bài toán và cho 2 tắt bài giải. nhiệm vụ. nhóm lên trình bày 2 nội - Trình bày nội dung bài dung trên. giải theo yêu cầu của GV. - Giáo viên nhận xét và cũng cố bài giải Nội dung 2: Phép vị tự: Hoạt động 5: Trình bày định nghĩa và các tính chất của phép vị tự. Nêu những tính chất của phép vị tự khác với tính chất của phép dời hình. Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Gọi một số học sinh trình Sử dụng bảng phụ để tóm - Trình bày nội dung bài bày tắt bài giải. giải theo yêu cầu của GV. - Giáo viên nhận xét và cũng cố nội dung Hoạt động 6: áp dụng phép vị trong giải toán. Cho tam giác ABC. Gọi A', B', C' lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA và AB. Hãy tìm phép vị tự biến: a) Tam giác ABC thành tam giác A'B'C'. b) Tam giác A'B'C' thành tam giác ABC. Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Yêu cầu các nhóm thực - Các nhóm nghe và nhận hiện giải bài toán và cho 2 Sử dụng bảng phụ để tóm nhiệm vụ. nhóm lên trình bày 2 nội tắt bài giải. - Trình bày nội dung bài dung trên. giải theo yêu cầu của GV. - Giáo viên nhận xét và cũng cố bài giải Nội dung 3: Ôn tập về đường thẳng, mặt phẳng trong không gian: Hoạt động 7: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'.Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC và B'C''. a. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (A'B'C'D'). b. Tìm giao điểm của B'D' với mặt phẳng (MNP). c. Chứng minh: MN // (AA'C'C) và MP // (AA'C'C). Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Ghi bảng - Gọi một HS nêu các tính chất của phép dời hình. Trang 2
  3. Giáo án HHNC- Nguyễn Văn Chấn- THPT Ân Thi - Yêu cầu các nhóm thực Sử dụng bảng phụ để tóm - Các nhóm nghe và nhận hiện giải bài toán và cho 3 tắt bài giải. nhiệm vụ. nhóm lên trình bày 3 nội - Trình bày nội dung bài dung trên. giải theo yêu cầu của GV. - Qua 3 bài giải hãy nhận xét bố cục của bài toán dựng hình có áp dụng các phép dời hình. Hoạt động 8: Củng cố toàn bài: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng: A. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng quy. B. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng phẳng. C. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một và không đồng phẳng thì đồng quy. D. Ba đường thẳng đồng quy thì đồng phẳng. Câu 2: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng: A. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau. B. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau. C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau D. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung. Câu 3: Mệnh đề nào sau đây đúng: A. Một đường thẳng song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng thì song song với mặt phẳng đó. B. Một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì song song với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. C. Một đường thẳng không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng đó song song với mặt phẳng (P) D. Hai đường thẳng cùng song song với một mặt phẳng thì chúng song song với nhau. Câu 4: Phép biến hình nào dưới đây không phải là phép dời hình: A. Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng. B. Phép đối xứng tâm C. Phép tịnh tiến. D. Phép đồng nhất. Câu 5: Khẳng định nào sau đây sai: A. Phép đồng nhất là một phép quay. B. Phép đối xứng tâm là một phép vị tự. C. Phép đối xứng trục là một phép dời hình. D. Phép quay là một phép đối xứng tâm E. HƯớNG DẫN HọC ở NHà: + Ôn tập các nội dung đã học. + Làm các bài tập sau: 61, 65, 70 trang 15, 16 sách bài tập Tiết 25 Ktra học kì gộp với tiết 46 đại số; tiết 26 Trả bài ktra học kì Trang 3