Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

docx 6 trang nhatle22 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_4_quyen_binh_dang_cua_c.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

  1. BÀI 4 Câu 1 (NB): Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình ở nước ta quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu ? A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Câu 2 (NB): Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện bằng quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. Câu 3 (NB): Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú. B. người vợ phải từ bỏ tôn giáo của mình để theo tôn giáo của chồng. C. người vợ phải có nghĩa vụ chăm sóc con lúc ốm đau. D. người chồng có nghĩa vụ đảm bảo kinh tế đầy đủ cho gia đình. Câu 4 (NB): Biểu hiện của bình đẳng trong gia đình là A. dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. B. mọi thành viên trong gia đình phải có nghĩa vụ làm việc để đảm bảo kinh tế gia đình. C. trong gia đình, con trai được quyền tạo điều kiện để học hành, lao động, vui chơi. D. cha mẹ có quyền dùng bạo lực để dạy dỗ và giáo dục con cái. Câu 5 (NB): Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng trong quan hệ A. việc làm. B. nhân phẩm. C. nhân thân. D. nhà ở. Câu 6 (NB): “Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện quyền bình đẳng A. giữa lao động nam và lao động nữ. B. trong giao kết hợp đồng lao động. C. trong thực hiện quyền lao động. D. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Câu 7 (NB): Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ A. 18 tuổi. B. 15 tuổi. C. 17 tuổi. D. 16 tuổi. Câu 8 (NB): Chủ thể của hợp đồng lao động là A. người lao động và người sử dụng lao động. B. đại diện người lao động và người sử dụng lao động. C. người lao động và tổ chức sử dụng lao động. D. đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động. Câu 9 (NB): Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong A. quy chế chi tiêu nội bộ. B. cơ hội tìm kiếm việc làm.
  2. C. quy trình quản lí nhân sự. D. nội dung hợp đồng lao động. Câu 10 (NB): Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều A. bình đẳng tham gia vào quá trình kinh doanh. B. bình đẳng về quyền mua – bán hàng hóa. C. bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. kinh doanh ngành nghề nào mà mình thích. Câu 11 (NB): Một trong các quyền bình đẳng trong kinh doanh là A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử. D. kinh doanh theo quy định trong Hiến pháp. Câu 12 (NB): Một trong các nghĩa vụ kinh doanh của công dân là A. lựa chọn ngành nghề kinh doanh. B. tìm kiếm khách hàng kinh doanh. C. tự chủ trong kinh doanh. D. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Câu 13 (TH): Trong quan hệ hôn nhân mối quan hệ nào được xem là cơ bản nhất ? A. Vợ và chồng. B. Cha mẹ và con. C. Ông bà và cháu. D. Anh, chị, em. Câu 14 (TH): Gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào? A. Quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại. B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống. Câu 15 (TH): Hành vi nào sau đây vi phạm nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và tôn trọng ý kiến của con. B. Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con ruột và con nuôi. C. Cha mẹ chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về mọi mặt. D. Cha mẹ không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. Câu 16 (TH): Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? A. Vợ, chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. B. Vợ dùng tài sản chung để mua đất không hỏi ý kiến chồng. C. Vợ ủy quyền cho chồng đứng tên chủ tài khoản đầu tư. D. Vợ đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Câu 17 (TH): Nội dung nào sau đây không đúng về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu. B. Là cơ sở đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. C. Là cơ sở khắc phục tình trạng tảo hôn ở nước ta hiện nay. D. Phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng.
  3. Câu 18 (TH): Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày bao nhiêu phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng lương theo quy định của pháp luật? A. 30 phút. B. 60 phút. C. 90 phút. D. 120 phút. Câu 19 (TH): Hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào? A. Kể từ ngày hai bên thoả thuận. B. Kể từ ngày các bên ký giao kết. C. Kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. D. Kể từ ngày người lao động đến nộp hồ sơ xin việc. Câu 20 (TH): Hợp đồng nào dưới đây có thể giao kết bằng lời nói? A. Đối với công việc tạm thời có thời hạn trên 12 tháng. B. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 12 tháng. C. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng. D. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 6 tháng. Câu 21 (TH): Quy định nào sau đây vi phạm quyền của lao động nữ? A. Người sử dụng lao động giao cho lao động nữ những công việc độc hại. B. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản theo quy định. C. Người sử dụng lao động không sa thải lao động nữ vì lí do có thai, nghỉ thai sản. D. Không cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng để làm việc ban đêm. Câu 22 (TH): Tìm câu sai về quyền tự do kinh doanh? A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người. B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì. C. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. D. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. Câu 23 (TH): Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh? A. Ủy ban nhân dân Tỉnh. B. Sở Kế hoạch và Đầu tư. C. Sở Tư pháp. D. Sở Tài chính. Câu 24 (TH): Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế? A. Được khuyến khích, phát triển lâu dài. B. Được chủ động mở rộng quy mô kinh doanh. C. Được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển. Câu 25 (VD): Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Đa chiều. B. Huyết thống. C. Nhân thân. D. Truyền thống.
  4. Câu 26 (VD): Anh G muốn bán 1 chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh G trước khi kết hôn, nhưng vợ anh không đồng ý. Vậy, theo quy định của pháp luật anh G có quyền bán chiếc xe đó không? A. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh G. B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe là tài sản chung. C. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp. D. Được, nhưng phải được vợ chấp thuận. Câu 27 (VD): Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Đối lập. B. Nhân thân. C. Tham vấn. D. Tài sản. Câu 28 (VD): Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng. C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên. Câu 29 (VD): Sau khi được ra tù, anh B chăm chỉ làm ăn và đến công ty K xin việc. Sau khi xem xét hồ sơ giám đốc công ty K từ chối với lí do anh B đã từng bị đi tù. Việc làm của giám đốc công ty K đã vi phạm vào nội dung cơ bản nào của bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng về quyền xin việc làm. B. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động. C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. Câu 30 (VD): Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghĩ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động. D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. Câu 31 (VD): Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z,chị L đã tìm cách hợp pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chủ động liên doanh, liên kết. B. Độc lập tham gia đàm phán. C.Tự chủ đăng kí kinh doanh. D. Phổ biến quy trình kĩ thuật. Câu 32 (VD): X là nữ sinh vừa tốt nghiệp ngành ngân hàng đến Ngân hàng B để xin việc. Ngân hàng B nói thẳng với X rằng cơ quan không muốn nhận nữ vào làm việc. X nói rằng việc tuyển
  5. người như vậy là trái pháp luật nhưng ông giám đốc vẫn khăng khăng từ chối. Nếu là X em cần phải làm gì? A. Tố cáo sự việc với cơ quan chức năng. B. Cãi nhau với ông giám đốc. C. Im lặng ra về, xin việc cơ quan khác. D. Mang quà tới nhà ông giám đốc để năn nỉ. Câu 33 (VDC): Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. Vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền hôn nhân và gia đình? A. Chị A, anh B và chị H. B. Chị A và con rể. C. Chị A, anh B, con rể và chị H. D. Chị A, anh B và con rể. Câu 34 (VDC): Biết chồng giấu một khoản thu nhập của gia đình mình để làm tài sản riêng, Bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?. A. Vợ chồng bà L và V. B. Vợ chồng bà L. C. Vợ chồng bà L, anh K và V. D. Anh K và V. Câu 35 (VDC): Ông giám đốc D mê giọng hát của cô T nên đã chuyển cô từ phòng hành chính lên làm thư ký riêng. Do ghen tuông nên vợ ông D đã nói với K (là con rể) tìm cách làm quen T để tìm hiểu, không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm và quan hệ với nhau như vợ chồng khiến chồng cô T đòi ly hôn. Trong trường hợp này những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?. A. Ông giám đốc và cô T. B. Anh K và cô T. C. Vợ giám đốc. D. Anh K, cô T và vợ giám đốc. Câu 36 (VDC): M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L và H. B. Chị L và M. C. Giám đốc và chị L. D. Giám đốc và H. Câu 37 (VDC): Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L (13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quán karaoke. Vì khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
  6. A. Chủ quán X, bố L. B. L và bố L. C. Bạn L. D. Chủ quán X và H. Câu 38 (VDC): Hai vợ chồng anh M và chị H cùng làm việc trong công ty Z. Vì con hay đau ốm, anh M đã yêu cầu chị H nghỉ việc chăm con và lo cho gia đình. Chị M cho rằng chăm con là trách nhiệm cả 2 vợ chồng nên bảo chồng cùng thay nhau xin nghỉ để chăm sóc con và chị không muốn nghỉ việc. Nghe con dâu nói vậy, mẹ anh M đã nhờ bà A, mẹ của Giám đốc công ty Z để bảo con trai buộc phải sa thải chị H. Những phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh B, bà A. B. Mẹ con anh M. C. Giám đốc công ty Z. D. Anh M và giám đốc công ty Z. Câu 39 (VDC): Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây không vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kỉnh doanh? A. Ông T, ông Q và ông P. B. Ông P và anh G. C. Ông Q. D. Ông T, ông Q và anh G. Câu 40 (VDC): Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị P, Ông M và ông T. B. Chị P, ông M và chị K. C. Chị P, Ông M, ông T và chị K. D. Chị P, chị K và ông T.