Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I

doc 8 trang nhatle22 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ 1- GDCD KHỐI 12 CÂU HỎI BÀI 4 Câu 1: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ: A. Kết hôn B. Nghỉ việc không lí do C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi D. Có thai Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. B. Cha mẹ không được định hướng nghề nghiệp cho con. C. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. D. Cha mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con. Câu 3: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là A. hợp đồng lao động. B. quan hệ dân sự. C. hợp đồng dân sự D. quan hệ lao động. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng trong kinh doanh? A. Công dân tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với sở thích của bản thân. B. Công dân tự do thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. C. Công dân tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. D. Công dân tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân. Câu 5: Anh Dân tốt nghiệp Đại học Xây dựng loại giỏi, lại có năng lực tiếng Anh và tin học thành thạo nên anh được tuyển thẳng vào biên chế của sở xây dựng tỉnh X. Việc tuyển thẳng anh Dân vào biên chế thể hiện quy định nào của luật lao động? A. Chế độ ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có uy tín. B. Chế độ ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao. C. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam tốt nghiệp đại học loại giỏi. D. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam trong ngành xây dựng. Câu 6: Những quyền: bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong kinh doanh đều dựa trên nguyên tắc cơ bản A. mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. B. mọi công dân đều có quyền tự do, dân chủ trước pháp luật. C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. D. mọi công dân đều được phát triển. Câu 7: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con. C. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. D. Cha mẹ được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ A. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng. B. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. C. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng. D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung. Câu 9: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi đang nuôi con A. dưới 14 tháng tuổi. B. dưới 13 tháng tuổi. C. dưới 12 tháng tuổi. D. dưới 15 tháng tuổi. Câu 10: Anh Nguyễn Văn A có một trang trại nuôi gà giống. Sau một thời gian anh A đã quyết định vay vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ việc chỉ cung cấp gà giống thì đến nay trang trại của anh còn cung cấp trứng và gà thịt. Điều đó thể hiện anh A được bình đẳng về quyền A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. thực hiện quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh. C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh. D. chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
  2. Câu 11. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là A. Có vị trí đứng trong xã hội. B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. C. Có việc làm ổn định. D. Bắt đầu có thu nhập. Câu 12. Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. xã hội. B. đối ngoại. C. nhân thân. D. mua bán. Câu 13. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong A. quy chế chi tiêu nội bộ. B. cơ hội tìm kiếm việc làm. C. quy trình quản lí nhân sự. D. nội dung hợp đồng lao động. Câu 14. Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây? A. Quy trình hội nhập. B. Hôn nhân, gia đình. C. Chiến lược đầu tư. D. Chính sách đối ngoại. Câu 15. Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị B không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chị B cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Tìm kiếm mở rộng thị trường. B. Độc quyền phân phối hàng hóa. C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. Phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp. CÂU HỎI BÀI 5 Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam? A. Quản lí Nhà nước. B. Hội nhập quốc tế. C. Tự do tín ngưỡng. D. Phê chuẩn công ước. Câu 2. Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật A. tôn trọng. B. tôn vinh. C. ưu ái. D. ưu tiên. Câu 3: Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển để các dân tộc đảm bảo quyền a, bình đẳng b, tự quyết c, tự do d, tôn trọng Câu 4: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản nào của con người dưới đây? a, quyền bình đẳng của công dân b, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật c, quyền cơ bản của công dân d, quyền và nghĩa vụ của công dân Câu 5: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là a, một bộ phận dân cư của quốc gia b, một dân tộc thiểu số c, một dân tọc ít người d, một cộng đồng có chung lãnh thổ Câu 6: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là a, các bên cùng có lợi b, bình đẳng c, đoàn kết giữa các dân tộc d, tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số Câu 7: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên các phương diện a, chính trị tư tưởng b, phát triển kinh tế c, giữa gìn bản sắc VH , chính trị, kinh tế, VH, XH Câu 8: Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực a, Chính trị b, Kinh tế c, Văn hóa, giáo dục d, dân số, việc làm Câu 9: Đảng và Nhà nước ban hàng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm a, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội b, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế c, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa d, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện văn hóa giáo dục
  3. a, Giữ gìn, khôi phục và phát huy những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc b, Bảo tồn phong tục của từng dân tộc c, Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc d, Giữa gìn và khôi phục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc Câu 11: Bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc là cơ sở để a, thống nhất toàn dân tộc b, củng cố sự đoàn kết c, cấu kết cộng đồng d, củng cố sự đoàn kết và thống nhất toàn dân tộc Câu 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là: a, Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào . b, Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. c, Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. D, Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡn, tôn giáo đó. Câu 13: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của a, nhân dân b, các tổ chức chính trị c, pháp luật d, nhà nước Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? a, Các dân tộc Việt Nam có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật. b, Các dân tộc Việt Nam có quyền hoạt động theo ý muốn của mình c, Các dân tộc Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. d, Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng như nhau về mọi mặt. Câu 15: Công dân được tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới dây? a, Lĩnh vực kinh tế b, Lĩnh vực chính trị c, Lĩnh vực xã hội d, Lĩnh vực giáo dục Câu 16: Mọi công dân đều được bình đẳng đẳng về cơ hội học tập là nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới dây? a, Lĩnh vực kinh tế b, Lĩnh vực chính trị c, Lĩnh vực xã hội d, Lĩnh vực giáo dục Câu 17: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào? a, Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số b, Là cơ sở cần thiết để phát triển đất nước c, Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc d, Là cơ sở tạo nên sức mạnh riêng cho các dân tộc thiểu số phát triển Câu 18: Văn hóa của các dân tộc Việt Nam đều được bảo tồn và phát huy là một trong những nội dung của quyển bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào sau đây? a, Lĩnh vực kinh tế b, Lĩnh vực chính trị c, Lĩnh vực văn hóa d, Lĩnh vực giáo dục Câu 19: Ý kiến nào dưới dây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ? a, Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ b, Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật c, Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình. d, Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ. Câu 20: Các tôn giáo ở Việt Nam có quyền gì sau đây? a, Hoạt động tự do b, Hoạt động phổ biến c, Hoạt động phổ cập d, Hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật Câu 21: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được nhà nước và pháp luật bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của quyền nào dưới đây a, quyền bình đẳng giữa các dân tộc. tôn giáo b, quyền bình đẳng giữa nam và nữ c, quyền bình đẳng giới d, quyền bình đẳng trong ứng cử và bầu cử Câu 22: Anh T yêu chị H . Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây a, Bình đẳng giữa các dân tộc b, Bình đẳng giữa các tôn giáo c, Bình đẳng trong văn hóa d, Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng
  4. Câu 23: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào? A. Thờ ơ. B. Không tôn trọng. C. Công kích. D. Tôn trọng lẫn nhau. Câu 24: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều A. bình đẳng về giáo dục B. bình đẳng về kinh tế. C. bình đẳng về chính trị. D. bình đẳng về văn hóa. Câu 25: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong cơ quan Nhà nước. Đây là nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. an ninh, quốc phòng. B. văn hóa, giáo dục. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 26: Anh Huân yêu chị Hoa, hai người quyết định kết hôn nhưng bố mẹ chị Hoa phản đối, nhất quyết không đồng ý, vì anh Huân và chị Hoa không cùng đạo. Hành vi cản trở, phản đối của bố mẹ chị Hoa đã vi phạm đến Luật, Pháp lệnh nào? A. Luật Hình sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. B. Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. C. Luật hành chính, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. D. Luật Dân sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Câu 27: Thờ cúng Thần Tài, Thổ công, Táo quân, Phúc Lộc Thọ và lên Đồng đều là những hoạt động A. tín ngưỡng. B. tôn giáo. C. mê tín dị đoan. D. trái pháp luật. Câu 28: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc: A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số Câu 29: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng? A. Thắp hương trước lúc đi xa B. Yếm bùa C. Không ăn trứng trước khi đi thi D. Xem bói Câu 30. Tôn giáo được biểu hiện: A. Qua các đạo khác nhau B. Qua các tín ngưỡng C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức D. Qua các hình thức lễ nghi CÂU HỎI BÀI 6 Câu 1. Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì không ai bị bắt, trừ trường hợp A. phạm tội quả tang. B. nghi ngờ gây án. C. bao che người phạm tội. D. không tố giác tội phạm. Câu 5. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 6. Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B đồng thời mạt sát chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đánh đuổi. Chủ quán game và A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. D. Không được xâm phạm bí mật đời tư. Câu 7. Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây? A Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm D. Được pháp luật bảo hộ về chỗ ở Câu 8. Xúc phạm người khác nơi đông người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây?
  5. A Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân C. Được pháp luật bảo hộ về dang dự và nhân phẩm của công dân D. Bất khả xâm phạn về chỗ ở của công dân Câu 9: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà. B. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích. C. Bố mẹ phê bình con cái khi con mắc lỗi. D. Bắt người theo quy định của Tòa án. Câu 10: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp A. người đó phạm tội nghiêm trọng. B. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm. C. người đó đang thực hiện tội phạm. D. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm. Câu 11: Tự ý bắt người là hành vi vi phạm quyền nào sau đây? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở B. Bất khả xâm phạm về thân thể C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe Câu 12: Chọn nhận định đúng A. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người B. Công an có quyền đánh người C. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người D. Không ai được đánh người Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai: A. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác B. Cha mẹ có quyền mắng chửi con C. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác D. Không ai được đánh người Câu 14: Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe B. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự C. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín D. Bất khả xâm phạm về thân thể cuả công dân Câu 15: Hành vi đánh người gây thương tích là vi phạm quyền A. Bất khả xâm phạm về thân thể B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở Câu 16: Vì ghét Nam nên Bình đã tung tin xấu rằng Nam ăn trộm tiền của một bạn trong lớp. Hành vi này của Bình vi phạm vào quyền gì của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của cong dân Câu 17: Đe dọa đánh người là hành vi vi phạm quyên A. Bất khả xâm phạm về thân thể B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng A. Tự ý mở điện thoại của bạn
  6. B. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook C. Đe dọa đánh người D. Tự ý vào nhà người khác Câu 19: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm danh dự? A. Cố ý đánh người gây thương tích B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè C. Chiếm đoạt tài sản của người khác D. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội Câu 20: Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự thuộc loại quyền nào dưới đây: A. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội B. Quyền được phat triển của công dân C. Quyền gắn với tự do cá nhân D. Quyền dân chủ của công dân Câu 21: Những người nào dưới đây được PL bảo hộ về nhân phẩm, DD, sức khỏe, tính mạng: A. Mọi người từ 18 tuổi trở lên B. Những người từ 16 tuổi trở lên C. Những người từ 14 tuổi trở lên D. Tất cả mọi công dân Câu 22: Quan điểm nào sau đây đúng khi nói về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân A. Công an có quyền đánh người B. Mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe C. Bố mẹ có quyền đánh con cái D. Bất kì ai cũng có quyền đánh người nếu người đó có tội Câu 23: Bình vào nhà ông Xuân ăn trộm. Ông Xuân bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông Xuân mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông Xuân vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự B. Quyền nhân thân của công dân C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân Câu 24: Tự ý vào chỗ ở của người khác là vi phạm A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở C. Quyền tự do ngôn luận D. Quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Câu 25: Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm A.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở C. Quyền tự do ngôn luận D. Quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Câu 26: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người: a. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. b. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. c. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. d. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật. Câu 27: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền tự do về thân thể của người khác ? A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ B. Tự tiện bắt giữ người C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy D. Đe dọa giết người. Câu 28: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là gì ?
  7. A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án B. Người phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. D. Chỉ được bắt người trong trường hợp được pháp luật quy định cho phép. Câu 29: “ Trên cơ sở qui định của PL, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân B. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D. Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Câu 30: . “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” là một nội dung thuộc A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 31: “ Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái PL sẽ bị xử lý nghiêm minh.” là một nội dung thuộc A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 32: “ PL qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người trái với qui định của PL.” là một nội dung thuộc A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 33: “ Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.” là một nội dung thuộc A. Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm B. Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm C. Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm D. Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Câu34.Trong thời gian gần đây,trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học,làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm nội dung của A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe,tính mạng,danh dự và nhân phẩm của công dân C. quyền đươc bảo vệ sức khỏe,tính mạng,danh dự và nhân phẩm của công dân D.quyền được pháp luật quan tâm về sức khỏe,tính mạng,danh dự và nhân phẩm của công dân
  8. Câu 35. Trường hợp nào sau đây là khám chỗ ở đúng pháp luật? A. Được pháp luật quy định. B. Nghi ngờ người phạm tội đang lẩn trốn. C. Nghi ngờ người trong nhà lấy cắp tài sản của người khác. D. Phải răn đe người khác phạm tội. Câu 36. Anh A đánh anh B gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của anh B. Hành vi của anh A Xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm thân thể của công dân. B. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Đảm bảo an toàn, sức khỏe. D. Đảm bảo an toàn tính mạng. Câu37. Do mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà mà bà A là chủ nhà đã khóa trái cửa nhà lại, giam lỏng hai bạn K,L gần 3 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Bà A cho rằng đây là nhà của bà thì bà có quyền khóa lại chứ không phải là nhốt K, L. hành vi của bà A đã xâm phạm đến quyền? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. Pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 38. Hành vi tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi vi phạm vào quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân. D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 39. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi. B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà. C. Bắt người theo quy định của Tòa án. D. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích. Câu 40. Vào ban đêm, B vào nhà ông X ăn trộm. Ông X bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông X mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông X vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. B. Quyền nhân thân của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân