Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016

doc 3 trang nhatle22 4030
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2015_201.doc

Nội dung text: Đề trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2015-2016

  1. THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015- 2016 MÔN SINH: 8 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh giải thích vì sao nói hooc môn không có tính đặc trưng cho loài . - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. - Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống của các động vật và con người ? Lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống về sự hình thành phản xạ mới và ức chế phản xạ cũ? - Nêu được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng - Biết được cấu tạo và chức năng của da. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Biết được vị trí của vùng thị giác, cơ quan phân tích thính giác - Biết được tác dung của vitamin A 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày , diễn đạt kiến thức . 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác nghiêm túc khi làm bài II. Ma trận- Đề- Đáp án A. Ma trận đề: Các mức độ nhận thức Các chủ đề Tổng chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Biết được cấu Bài tiết tạo của hệ bài tiết nước tiểu Số câu 1(C4) 1 Số điểm 0,5 0,5 Biết được cấu Da tạo và chức năng của da Số câu 2(C5,6) 2 Số điểm 1 1 Biết được vị Hiểu được Hiểu trí của vùng tác dụng được ý thị giác và tế của nghĩa của bào thụ cảm vitamin A sự thành thính giác đối với lập và ức mắt. chế phản xạ có điều Thần kinh và kiện. Nêu giác quan được ví dụ về sự thành lập phản xạ mới, ức chế phản xạ cũ Số câu 2(C2,3) 1(C1) 1 (C8) 4 Số điểm 1 0,5 2 3,5 Nội tiết Biết được Phân biệt Giải
  2. chức nang được thích của tinh điểm được hoàn và giống và hooc buồng khác nhau môn trứng giữa không tuyến nội có tính tiết và đặc tuyến trưng ngoại tiết. cho loài Số câu 1(C9) 1(C7) 1(C10) 3 Số điểm 2 2 1 5 Tổng 2,5 2 0,5 4 1 10 % 45 45 10 100 B. Đề: I. Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn và chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau: Câu 1. Thiếu vitamin A gây bệnh A. Còi xương B. Khô giác mạc của mắt C. Thiếu máu D. Lão hoá Câu 2.Vùng thị giác nằm ở: A. Thùy chẩm B. Thùy trán C. Thùy đỉnh D. Thùy thái dương Câu 3. Tế bào thụ cảm thính giác có ở: A. Chuỗi xương tai B. Ống bán khuyên C. Màng nhĩ D. Cơ quan Coocti. Câu 4. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A. Thận, cầu thận, bóng đái. B. Thận, bóng đái, ống đái. C. Thận, ống thận, bóng đái. D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Câu 5. Da có cấu tạo gồm: A. Lớp biểu bì, lớp bì, tầng sừng. B. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. C. Lớp bì, lớp mỡ dưới da, thụ quan. D. Lớp mỡ dưới da, dây thần kinh, tuyến nhờn Câu 6. Da mềm và không thấm nước là do: A. Tầng sừng. B. Dây thần kinh C. Tuyến nhờn. D. Tầng tế bào sống II. Tự luận (7 điểm) . Câu 7.(2 điểm) Nêu điểm giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Câu 8. (2 điểm) Trình bày ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống của các động vật và con người ? Em hãy lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống về sự hình thành phản xạ mới và ức chế phản xạ cũ? Câu 9.(2 điểm) Tinh hoàn và buồng trứng có chức năng gì? Câu 10. (1 điểm) Vì sao nói hooc môn không có tính đặc trưng cho loài? C. Đáp án: I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp đúng 0,5 điểm x 6 = 3điểm 1. B 2. D 3. D 4. D 5. B 6. C II. Tự luận Câu 7: - Giống nhau: Đều tạo ra sản phẩm tiết 1đ - Khác nhau: + Tuyến ngoại tiết: Chất tiết tập trung vào ống dẫn đi đến cơ quan tác động 0,5đ
  3. + Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu 0,5đ Câu 8: - Trình bày đúng ý nghĩa: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi, hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người 1đ - Lấy đúng ví dụ: 1đ Câu 9: Nêu được: - Tinh hoàn: Sản sinh ra tinh trùng, tiết hooc môn sinh dục nam ( testôstêron). Hooc môn này gây nên những biến đổi tuổi dạy thì của nam 1đ - Buồng trứng: Sản sinh ra trứng, tiết hooc môn sinh dục nữ (ơstrôgen). Hooc môn này gây nên những biến đổi tuổi dạy thì của nữ 1đ Câu 10: Hooc môn không có tính đặc trưng cho loài Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò hoặc của ngựa (thay insulin người) để chữa bệnh tiểu dường cho người 1đ