Đề thi vào Lớp 10 môn Vật Lý - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

doc 3 trang nhatle22 5361
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 môn Vật Lý - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_mon_vat_ly_so_giao_duc_va_dao_tao_thanh_ho.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 môn Vật Lý - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Thanh Hoá THPT CHUYÊN lam sơn Năm học 2004 - 2005 Đề chính thức Đề thi môn vật lí (Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian phát đề). Câu 1 (3,0 điểm): Người ta mắc các điện trở R1, R2, vôn kế, ampe kế lần lượt theo sơ đồ 1,2,3 và đặt vào hai đầu M, N của đoạn mạch một hiệu điện thế U nào đó thì thấy: Sơ đồ 1 ampe kế chỉ IA1=0,6A. Sơ đồ 2 ampe kế chỉ IA2=0,9A. Sơ đồ 3 ampe kế chỉ IA3=0,5A. Cả ba sơ đồ vôn kế đều chỉ 18V. Tính R1, R2 và điện trở vôn kế. M R1 N M R2 N M R1 R2 N A A A V V V Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 Sơ đồ 3 Câu 2 (3,0 điểm): Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 5kg nước có nhiệt độ 0 0 t1=60 C, bình thứ hai chứa 1kg nước có nhiệt độ t2=20 C. Đầu tiên rót một phần nước ở bình thứ nhất sang bình thứ hai. Sau khi bình thứ hai đạt cân bằng nhiệt, lại rót nước từ bình thứ hai sang bình thứ nhất sao cho khối lượng nước ở hai bình lại như lúc đầu. Sau 0 các thao tác đó, nhiệt độ nước trong bình thứ nhất khi cân bằng nhiệt là t3=59 C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại? Coi rằng quá trình rót qua, rót lại không có sự trao đổi nhiệt với môi trường. Câu 3 (2,0 điểm): Một vật thật AB có dạng đoạn thẳng chiều cao h luôn luôn đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật AB ở vị trí 1 thì thu được ảnh thật cao gấp đôi vật. Nếu đặt vật AB ở vị trí 2 thì cho ảnh ảo cao bằng ba lần vật. Hãy xác định tính chất và chiều cao của ảnh khi đặt vật AB tại trung điểm của hai vị trí trên. Câu 4 (1,0 điểm): Hai tàu A và B chuyển động đều với cùng vận tốc v. Chúng khởi hành cùng một lúc tại hai địa điểm cách nhau a=3km trên một bờ biển thẳng. Tàu A ra khơi theo hướng vuông góc với bờ. Tàu B thì luôn luôn hướng về phía tàu A. Sau một thời gian chuyển động thì giữa hai tàu có một khoảng cách không đổi. Tính khoảng cách không đổi đó. Câu 5 (1,0 điểm): Đồ chơi “ Con lật đật” có cấu tạo gồm hai mặt cầu: Mặt cầu lớn có khối lượng M bán kính R và mặt cầu nhỏ có khối lượng m bán kính r. Dưới đáy mặt cầu m 2r lớn có gắn chặt một tấm kim loại khối lượng m1(hình bên) Hãy xác định giá trị nhỏ nhất của m1 để “Con lật đật” luôn luôn có thể tự trở về tư thế thẳng đứng khi bị xô lệch? Biết rằng: m = 50 gam và R = 2r = 4 cm. M 2R → Coi bề dày của tấm kim loại là không đáng kể. m1 Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. Sở Giáo dục và Đào tạo Kì thi tuyển lớp 10 lam sơn Thanh Hoá Năm học 2004 - 2005 Hướng dẫn chấm môn vật lí Câu 1 (3,0 điểm) + Sơ đồ 1: 1/R1 + 1/R V = 0,6/18 (1) (0,5đ) + Sơ đồ 2: 1/R2 + 1/RV = 0,9/18 (2) (0,5đ) + Sơ đồ 3: 1/(R1+R2) + 1/RV = 0,5/18 (3) (0,5đ) + (1)-(3): R2/ R1(R1+ R2) = 0,1/18 (4) + (2)-(3): R1/ R2(R1+ R2) = 0,4/18 (5) (0,5đ) + Nhân (4) với (5): 1/(R1+R2) = 0,2/18, Thay vào (3) được RV = 60 (0,5đ) + Thay RV = 60 vào (1) và (2) được R1 = 60 và R2 = 30 (0,5đ) Câu 2 (3,0 điểm) + Sau cả hai lần rót phương trình cân bằng nhiệt lượng là: m1c(60 – 59) = m2c(t–20) (1,0đ) + Suy ra: t =250, với t là nhiệt độ cân bằng trở lại của bình thứ hai. (0,5đ) + Gọi m là lượng nước rót qua , rót lại. Phần nhiệt lượng đã truyền sang bình thứ hai chỉ xảy ra trong lần rót thứ nhất nên ta có: mc(60–25) =m2c(25-20) (1,0đ) + Suy ra: m = 1/7 kg. (0,5đ) Câu 3 (2,0 điểm) + Vẽ hình: Từ B1 và B2 vẽ tia tới qua tiêu điểm vật F OH1 , OH2 là kích thước ảnh. (0,5đ) + Xét các cặp tam giác đồng dạng FO/FA1 =OH1/A1B1 = 2 FA1 = f/2 (0,25đ) FO/FA2 =OH2/A2B2 = 3 FA2 = f/3 (0,25đ) + Do FA1 > FA2 A3 nằm ngoài OF ảnh thật (0,25đ) +OA3 = 0,5(OA1 + OA2)= 0,5[(f+f/2)+(f-f/3)]=13f/12 (0,25đ) +FA3 = OA3 – OF = 13f/12-f = f/12 (0,25đ) + OH3/A3B3 = FO/FA3 = 12 OH3 = 12 A3B3 = 12h (0,25đ) Câu 4 (1,0 điểm)
  3. +Tại thời điểm t nào đó vị trí các tàu như hình vẽ (C là hình chiếu của B trên phương cđ của A) (0,25đ) +Xét theo phương BA: tàu A có vận tốc v.cos , tàu B có vận tốc v khoảng cách AB được rút ngắn với vận tốc v(1 - cos ) (0,25đ) +Xét theo phương CA: tàu A có vận tốc v, tàu B có vận tốc v.cos khoảng cách CA được tăng thêm với vận tốc v(1 - cos ) khi 2 tàu cđ tổng AB+AC = S = hằng số. (0,25đ) +Tại thời điểm ban A  C AC=0 S=a. Sau thời gian đủ lớn B  C S = 2AB AB = S/2 = a/2 =1,5 km. (0,25đ) Câu 5 (1,0 đ): + Có 3 lực có tác dụng làm quay “con lật đật”: Trọng lượng P1 , trọng lượng P của hình cầu nhỏ và trọng lượng Mg của hình cầu lớn. (0,25đ). + Trọng lượng Mg của hình cầu lớn có phương đi qua trục quay I nên không có tác dụng làm quay “con lật đật”. (0,25đ). + Suy ra rằng : “con lật đật “ sẽ tự đứng dậy theo nguyên tắc đòn bẩy nếu: P (R+r) m.(R+r)/R. (0,25đ). +Thay số ta có: m1 = 50.(4+2)/4 = 75 gam. (0,25đ). H2 C A vA B B B2 1 3 Bờ vB O biển A A1 A3 F 2 B H1 P I P1 Mg