Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi

docx 2 trang nhatle22 2270
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2016_2017_s.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: HÓA HỌC (Hệ chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 15/06/2016 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1: (2,5 điểm) 1.1. (1,5 điểm) Cho các muối A, B, C ứng với các gốc axit khác nhau, biết: A + dung dịch HCl có khí thoát ra A + dung dịch NaOH có khí thoát ra B + dung dịch HCl có khí thoát ra B + dung dịch NaOH có kết tủa Ở dạng dung dịch C + A có khí thoát ra Ở dạng dung dịch C + B có khí thoát ra và có kết tủa Xác định công thức của 3 muối và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 1.2. (1,0 điểm) Muối X khi đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Đun nóng MnO2 với hỗn hợp muối X và H2SO4 đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục. Khí Y tác dụng với dung dịch NaOH và vôi tôi lần lượt tạo ra hai loại chất tẩy trắng A và B. a) Xác định X, Y; gọi tên A, B và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) A và B có tác dụng tẩy trắng nhờ tác dụng với CO 2 của không khí. Hãy viết các phương trình hóa học để giải thích. Câu 2: (2,0 điểm) 2.1. (1,5 điểm) Một dung dịch gồm các chất: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ dung dịch trên? 2.2. (0,5 điểm) Trên bao bì của một loại phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10 a) Nêu ý nghĩa của kí hiệu trên. b) Tính khối lượng của các nguyên tố N, P, K có trong 150 kg loại phân trên. Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. (1,0 điểm) (1) (2) (3) (4) (5) Cho sơ đồ sau: X  A  B  C  D  E Biết: X là một chất khí, A là một polime có phân tử khối rất lớn, C phản ứng được với kim loại Na nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH, D phản ứng được với cả kim loại Na và dung dịch NaOH, E phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với kim loại Na. Xác định các chất X, A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. -1-
  2. 3.2. (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 13,45 gam hỗn hợp 2 muối hiđrocacbonat và cacbonat của một kim loại kiềm bằng 300 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng, để trung hòa HCl dư thì cần 75 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Xác định công thức 2 muối. Câu 4: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm a gam hiđrocacbon A và b gam hiđrocacbon B thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Nếu thêm vào V lít X một lượng a/2 gam A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được 48,4 gam CO 2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B, biết rằng chúng là các chất khí ở điều kiện thường. Câu 5: (2,0 điểm) Cho X, Y là hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V lít dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch Y cần 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. a) Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dung dịch Y được 2 lít dung dịch Z. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Z. b) Nếu lấy 100 ml dung dịch X và 100 ml dung dịch Y lần lượt tác dụng hết với kim loại Fe thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp lệch nhau 0,448 lít (đktc). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X và dung dịch Y. Cho biết: H = 1, N = 14, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, S = 32, Ba = 137, Ca = 40, C = 12, O = 16, Cl = 35,5. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. -2-