Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học (Bản đẹp)

docx 5 trang nhatle22 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_hoa_hoc_ban_dep.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Hóa học (Bản đẹp)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN (Đề thi gồm có 02 trang) Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề ___ Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu I. (2,0 điểm) a) Gọi tên và phân loại các chất vô cơ dưới đây theo mẫu bảng cho sẵn: CO, H3PO4, Cu2O, N2O5, HNO2, LiOH, Pb(NO3)2, Ca(H2PO4)2, HgS, (NH4)2SO3. Oxit Oxit Muối Oxit axit Oxit bazơ Axit Bazơ Muối axit trung tính lưỡng tính trung hòa b) Trong công nghiệp, khí clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa. - Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong phương pháp này. - Nếu sử dụng phương pháp điện phân không có màng ngăn thì có thể thu được khí clo không ? Vì sao ? c) Vì sao rượu etylic và axit axetic đều tác dụng với kim loại kiềm và giải phóng khí hiđro, trong khi các hiđrocacbon như metan, etilen và benzen lại không có phản ứng này ? d) Dầu, mỡ dùng làm thực phẩm có điểm gì giống và khác với dầu mỡ dùng để bôi trơn xe, máy (được tách ra từ dầu mỏ) về thành phần, cấu tạo ? Câu II. (2,0 điểm) a) Cho các chất: KCl, C 2H4, CH3COOH, C2H5OH, CH3COOK. Hãy sắp xếp các chất này thành một chuỗi chuyển hóa rồi viết các phương trình hóa học theo chuỗi chuyển hóa đó. b) Có 4 cốc thủy tinh đựng các dung dịch: Na2CO3; Ba(HCO3)2; BaCl2; hỗn hợp Na2CO3 và Ba(HCO3)2. Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết dung dịch chứa trong mỗi cốc. Câu III. (3,0 điểm) 3 1) Đốt cháy hoàn toàn 20 cm hỗn hợp X gồm propan C3H8 và một hiđrocacbon Y mạch hở, 3 thu được 100 cm hỗn hợp Z gồm khí CO 2 và hơi nước (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ khối của Z so với H2 là 15,5. a) Y là hiđrocacbon nào đã học ? b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp X. 2) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeS2 và Cu2S (trong đó nguyên tố S chiếm 40% về khối lượng) thu được khí SO2 và hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3, CuO. Chuyển toàn bộ SO2 thành SO3 rồi hấp thụ hết vào nước thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ X vào cốc chứa dung dịch Y thì thấy Y vừa đủ hòa tan hoàn toàn X tạo ra dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 116,5 gam kết tủa. a) Viết tất cả các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính giá trị m. c) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Trang 1/2
  2. 3) Hòa tan hoàn toàn 40 gam một oxit có dạng M 2On, n là hóa trị của kim loại M (M chứa 80% về khối lượng) cần dùng x gam dung dịch H2SO4 14% thu được dung dịch A. a) Tìm giá trị của x. b) Đun bay hơi dung dịch A đến khi dung dịch đạt bão hòa thì khối lượng dung dịch là 330 gam. Sau đó, thêm 2 gam muối M2(SO4)n vào dung dịch này thì thấy có y gam muối M2(SO4)n.5H2O kết tinh lại. Nung toàn bộ lượng muối kết tinh đó đến khối lượng không đổi thì thu được z gam muối khan. Tìm giá trị của y và z. Câu IV. (2,0 điểm) 1) Thực hiện thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại như sau: cho 4 đinh sắt vào 4 ống nghiệm (như hình vẽ bên dưới), ống A chứa nước sôi và một lớp dầu trên bề mặt; ống B chứa nước muối (NaCl); ống C chứa không khí; ống D chứa không khí, một ít bột CaCl 2 và đậy kín. Sau thời gian một tuần, lấy các đinh sắt ra và quan sát. a) Hãy cho biết mức độ gỉ của đinh sắt và giải thích. b) Từ thí nghiệm này, nêu các điều kiện cần thiết cho sự gỉ sắt xảy ra. 2) Từ 200 ml rượu 75o và nước cất đủ dùng cùng các dụng cụ đo thể tích cần thiết, có thể pha chế được bao nhiêu ml rượu 30o? Hãy trình bày cách pha. 3) Nhằm để giảm sự độc hại của khí thải lưu huỳnh đioxit từ các nhà máy nhiệt điện, các nhà khoa học đã thêm khí amoniac vào khói của nhà máy trước khi thải ra môi trường, phương pháp này được nhận định là có hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời có tác động tích cực tới nông nghiệp. Hãy giải thích nhận định này bằng kiến thức hóa học. Câu 5. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng hóa học, đưa ra lời giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Nhúng đinh sắt sạch vào dung dịch đồng (II) sunfat. b) Nhỏ từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozơ. c) Sục khí clo qua dung dịch Na2CO3. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Trang 2/2
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Đáp án Điểm Mỗi chất đọc tên đúng và phân loại đúng được 0,1 điểm. CO (cacbon oxit / cacbon monooxit) : oxit trung tính. H3PO4 (axit photphoric): axit Cu2O (đồng (I) oxit): oxit bazơ N2O5 (đinitơ pentaoxit): oxit axit a HNO2 (axit nitrơ): axit 1,0 LiOH (liti hiđroxit): bazơ Pb(NO3)2 (chì (II) nitrat): muối trung hòa Ca(H2PO4)2 (canxi đihiđrophotphat): muối axit HgS (thủy ngân (II) sunfua): muối trung hòa (NH4)2SO3 (amoni sunfit): muối trung hòa Phản ứng điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl bão hòa: 0,2 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2↑ + H2↑ I b Nếu sử dụng điện phân không màng ngăn sẽ không thu được khí Cl 2 do NaOH và Cl2 sinh ra không được ngăn cách sẽ tái phản ứng: 0,2 2NaOH + Cl2 NaClO + NaCl + H2O Phân tử rượu etylic và axit axetic có nhóm OH, có hiđro rất linh động c đều tác dụng với kim loại kiềm giải phóng H2, còn các hiđrocacbon 0,2 không có nhóm OH nên không có phản ứng này. *Thành phần: - Dầu, mỡ dùng làm thực phẩm là dẫn xuất của hiđrocacbon, trong phân tử có chứa C, H, O. 0,2 - Dầu, mỡ dùng bôi trơn xe, máy là các hiđrocacbon, trong phân tử có d chứa C, H. *Cấu tạo: - Dầu, mỡ dùng làm thực phẩm là các este của glixerol và các axit béo. 0,2 - Dầu, mỡ dùng bôi trơn xe, máy là các hiđrocacbon. C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOK KCl 0,2 C2H4 + H2O C2H5OH C H OH + O men CH COOH + H O a 2 5 2 3 2 1 0,8 CH3COOH + K CH3COOK + H2 2 CH3COOK + HCl CH3COOH + KCl Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự các dung dịch. - Đun nóng các mẫu thử, đến khi khối lượng kết tủa không đổi thì hai II mẫu có kết tủa là: Ba(HCO 3)2; hỗn hợp Na 2CO3 và Ba(HCO3)2 (nhóm 0,5 1), hai dung dịch không có hiện tượng là Na2CO3 và BaCl2 (nhóm 2). to b Ba(HCO3)2 BaCO3↓ + CO2↑ + H2O - Lọc bỏ kết tủa và thu lấy phần nước trong của 2 dung dịch, dùng phần nước trong này cho phản ứng lần lượt với hai dung dịch nhóm 2, phản ứng nào xảy ra kết tủa thì chất thuộc nhóm 1 ban đầu là hỗn hợp 0,5 Na2CO3 và Ba(HCO3)2 và chất thuộc nhóm 2 là BaCl 2, do xảy ra phản ứng: BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl Trang 3/2
  4. a) Gọi x (ml) là thể tích CO2, y (ml) là thể tích hơi nước. Ta có hệ + = 100 0,25 44 + 18 = 50 = 15,5.2 = 50 + Ta lý luận như sau: đốt cháy propan thì thu được số mol H 2O > số mol CO2; nhưng ở đây đốt hỗn hợp hiđrocacbon lại thu được số mol H 2O = số mol CO , nghĩa là đốt cháy X chắc chắn phải thu được số mol H O < 2 2 0,25 số mol CO , do đó X chỉ có thể là một trong hai hiđrocacbon đã học là 1 2 axetilen C2H2 hoặc benzen C6H6. Đề bài nói rõ X là hiđrocacbon mạch hở, nên X phải là axetilen C2H2. b) PTHH phản ứng cháy: C3H8 + 5O2 3CO2 + 4H2O 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O Gọi a (ml) là thể tích C3H8, b (ml) là thể tích C2H2, ta lại có hệ: 0,25 a + b = 20 3a + 4b = 50 a = b = 10 Vậy phần trăm thể tích của C3H8 = C2H2 = 50%. a) Các PTHH: 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 Cu2S + 2O2 2CuO + SO2 o t , V2O5 2SO2 + O2 2SO3 III SO3 + H2O H2SO4 0,8 3H2SO4 + Fe2O3 Fe2(SO4)3 + 3H2O H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 3BaSO4↓ + 2FeCl3 CuSO4 + BaCl2 BaSO4↓ + CuCl2 2 b) Do sự bảo toàn số mol nguyên tố S nên ta có: ∑n = n = 0,5 mol S (trong hỗn hợp ban đầu) BaSO4 0,2 mS = 0,5.32 = 16 gam Vậy m = (16.100) : 40 = 40 gam c) Gọi x là số mol FeS2, y là số mol Cu2S 2x + y = nS = 0,5 (1) Do H2SO4 vừa đủ hòa tan toàn bộ Fe2O3 và CuO nên ta có: 0,3 1,5x + 2y = 2x + y (2) Giải hệ (1), (2) thu được x = 0,2; y = 0,1. Từ đó được thành phần phần trăm theo khối lượng: 0,2 %FeS2 = 60%; %Cu2S = 40% 2M a) M chứa 80% về khối lượng trong oxit, ta có: = 0,8 2M + 16n Ta lập bảng biện luận: 0,2 3 n 1 2 3 M 32 (loại) 64 (M là Cu) 96 (loại) CuO + H SO CuSO + H O 2 4 4 2 0,1 0,5 0,5 0,5 (mol) Trang 4/2
  5. 0,5.98 x = = 350 gam. 0,14 b) Trong 330 gam dung dịch CuSO4 có chứa 0,5.160 = 80 gam CuSO4. Vậy 330 + 2 – y gam dung dịch CuSO4 có chứa 80 + 2 – z gam CuSO4. 0,2 Nghĩa là 330.(80 + 2 – z) = 80(330 + 2 – y) 330z – 80y = 500 (1) Ta lại có CuSO4.5H2O CuSO4 + H2O y/250 z/160 0,2 y z Suy ra 250 = 160 (2) Giải hệ (1) và (2), ta được y = 3,81 và z = 2,44. 0,05 a) Ống A: không bị gỉ do nước đun sôi không có khí oxi, lớp dầu ngăn 0,2 oxi từ không khí đi vào. Ống B: gỉ nhiều, nước muối là chất dẫn điện, đẩy nhanh sự gỉ sét. 0,2 1 Ống C: bị gỉ, không khí và độ ẩm gây ra gỉ sắt thông thường. 0,2 Ống D: không bị gỉ, do có CaCl2 làm khô hơi nước trong không khí. 0,2 b) Ba điều kiện cần thiết cho sự gỉ xảy ra: oxi, nước, dung dịch dẫn điện 0,3 (chất điện ly). Số ml rượu etylic nguyên chất = 75 x 200 : 100 = 150 ml 0,2 IV Số ml rượu 30o có thể pha được = 150 x 100 : 30 = 500 ml 2 Cách pha: lấy 200 ml rượu 75 o ban đầu cho vào cốc thủy tinh, đong lấy 0,2 300 ml nước cất thêm vào cốc, khuấy đều ta được 500 ml rượu 30o. Khí lưu huỳnh đioxit có tính axit, khí amoniac có tính bazơ khi thêm vào sẽ xảy ra phản ứng trung hòa tạo các muối amoni sunfat, amoni sunfit trong không khí, đây là các loại phân đạm, vì vậy lượng lưu 3 0,5 huỳnh đioxit độc hại giảm đáng kể. Nhờ gió, các loại phân bón trên sẽ được rải trên một vùng rộng lớn, điều này rất có lợi cho các vùng chuyên canh nông nghiệp xung quanh đó. Hiện tượng: có kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh lam của 0,1 dung dịch nhạt dần, một phần sắt tan trong dung dịch. a Giải thích: do sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng nên đẩy đồng ra 0,1 khỏi dung dịch muối. PTHH: CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu↓ 0,1 Hiện tượng: Đường bị hóa than, cột than bị đẩy dần lên đồng thời có 0,1 khói trắng bay ra, trên bề mặt than có sủi bọt khí. Giải thích: do axit sunfuric đặc hút nước của đường biến nó thành than, một phần than đã phản ứng với axit sunfuric đặc sinh ra khí sunfurơ và V b khí cacbonic, các khí này thoát ra từ trong lòng chất rắn nên làm cho 0,1 khối chất rắn này trở nên xốp và dẫn đến việc tăng thể tích và trào ra ngoài. H2SO4đặc PTHH: C12H22O11 12C + 11H2O 0,1 Hiện tượng: Khí clo tan trong nước, dung dịch sủi bọt khí. 0,1 Giải thích: Khí clo tan trong nước tạo axit HCl, axit này tác dụng với 0,1 c Na2CO3 sinh ra khí CO2. PTHH: Cl + H O HCl + HClO 2 2 0,2 2HCl + K2CO3 2KCl + H2O + CO2↑ Trang 5/2