Đề thi tuyển sinh môn Vật Lý vào Lớp 10 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

doc 4 trang nhatle22 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh môn Vật Lý vào Lớp 10 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục và đào tạo Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_mon_vat_ly_vao_lop_10_nam_hoc_2012_2013_so.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh môn Vật Lý vào Lớp 10 - Năm học 2012-2013 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH 10 THPT CHUYÊN LONG AN LONG AN Môn: VẬT LÝ (HỆ CHUYÊN) Ngày thi: 18/6/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu) ___ Câu 1. (1,0 điểm) Một chiếc thuyền bị thủng một lỗ tròn đường kính 10cm nằm cách mặt nước 80cm, người ta đặt vội miếng vá ở bên trong thuyền và được giữ bằng một lò xo để nước không vào thuyền. Tính lực đàn hồi tối thiểu của lò xo tác dụng lên miếng vá để nó 3 không bị bật ra? Cho biết khối lượng riêng của nước là D nước= 1000 kg/m , khối lượng miếng vá và lò xo không đáng kể, lực đàn hồi của lò xo có phương vuông góc với mặt phẳng của miếng vá, bỏ qua áp suất khí quyển tác dụng lên miếng vá và lấy 3,14 . Câu 2. (2,0 điểm) Lúc 7 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B với vận tốc không đổi 18 km/h. Cùng lúc đó (7giờ), một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc không đổi 36 km/h. Biết đoạn đường AB là đoạn thẳng dài 108 km. Hỏi: a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? b) Vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km? c) Trên đường có một người chạy bộ với vận tốc không đổi lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7 giờ. Hỏi: - Vận tốc của người đó? - Người đó chạy theo hướng nào? Câu 3. (1,0 điểm) Người ta bỏ một miếng hợp kim nhôm và kẽm có khối lượng 100g ở nhiệt độ 146oC vào một nhiệt lượng kế chứa 100g nước ở 24 oC. Hỏi có bao nhiêu gam nhôm và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 38oC và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên 2 oC thì cần 130J; nhiệt dung riêng của nước, nhôm và kẽm lần lượt là 4200J/(kg.K), 920J/(kg.K) và 210J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Câu 4. (1,5 điểm) Cho mạch điện như hình 1. Biết R 1 = 4Ω, R2 = 8Ω, R3 = 12Ω, Rx là một biến trở. Điện trở của vôn kế V vô cùng lớn. Hiệu điện thế R C R giữa hai đầu AB luôn được duy trì 20V. 1 2 a) Tính công suất toả nhiệt của mạch AB khi B Rx = 6 Ω? A V - b) Tìm giá trị của điện trở Rx khi vôn kế V chỉ 4V? + R R c) Tìm giá trị của Rx để công suất toả nhiệt trên x D 3 biến trở đạt giá trị cực đại? Hình 1 Trang 1/2
  2. Câu 5. (2,0 điểm) Một bếp điện có ghi 220V - 1000W được nối với một nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 220V dùng để đun sôi một ấm bằng nhôm nặng 0,5 kg chứa 2,5 lít nước ở 30oC. Cho biết hiệu suất hấp thụ nhiệt của ấm nước là 80%, nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là c1 = 4200 J/(kg.K), c2 = 920 J/(kg.K). a) Tính thời gian đun sôi nước? b) Mỗi ngày bếp được dùng đun một lượng nước như trên. Hỏi trong 30 ngày thì phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Biết giá điện là 1200 đồng/kW.h. c) Biết dây điện trở của bếp có đường kính tiết diện ngang d = 0,3mm, điện trở suất 5.10 7 m và được quấn trên lõi sứ cách điện có đường kính tiết diện ngang D = 3cm. Tính số vòng dây của điện trở bếp trên? Câu 6. (1,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: - Một hộp kín chứa ba điện trở có giá trị khác nhau đã biết mắc với nhau (không biết cách mắc), hai đầu dây dẫn của hộp ló ra ngoài. - Một nguồn điện có hiệu điện thế thích hợp. - Một ampe kế có điện trở không đáng kể và giới hạn đo thích hợp. - Một vôn kế có điện trở rất lớn và thang đo thích hợp. Yêu cầu: Trình bày một phương án xác định sơ đồ mắc của các điện trở trong hộp kín? Hết! SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH 10 THPT CHUYÊN LONG AN LONG AN Môn: VẬT LÝ (HỆ CHUYÊN) Ngày thi: 18/6/2013 HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 07 câu) ___ HƯỚNG DẪN CHẤM THI Thí sinh có thể làm theo cách khác mà đúng thì được hưởng trọn điểm từng ý theo hướng dẫn chấm. Nếu học sinh thiếu đơn vị ở phần đề hỏi thì chỉ trừ 0,25 điểm cho toàn câu. Áp suất do chất lỏng có độ cao h = 80cm = 0,8 m gây ra là: 0,25 2 p = h.d = h .10.Dnước = 0,8 . 10.1000 = 8000 N/m Câu 1 d 2 . 0,12.3,14 Diện tích lỗ thủng là: s = 0,00785 m2 (1điểm) 4 4 0,5 Áp lực do nước tác dụng lên miếng vá là : F = p.s = 8000 . 0,00785 = 62,8 N Để miếng vá không bị bật ra thì Fđh F  Fđh 62,8 N 0,25 Vậy lực đàn hồi tối thiểu phải là 62,8 N thì miếng vá không bị bật ra. Quãng đường xe đạp đi được trong thời gian t : SA = v1.t = 18t 0,25 Quãng đường xe máy đi được trong thời gian t : SB = v2.t = 36t 0,25 Khi hai xe gặp nhau SA+ SB = 108 0,25 18t + 36t = 108 t = 2h Hai xe gặp nhau lúc 7+2=9 giờ 0,25 SA = v1.t = 18.2 = 36 km Vị trí gặp nhau của hai xe cách A là 36 km 0,25 Trang 2/2
  3. Câu 2 Người đó xuất phát lúc 7 giờ và luôn luôn cách điều 2 xe nên xuất phát tại trung (2.0điểm) điểm của AB nghĩa là cách A 54 km. Người, xe đạp, xe máy gặp nhau cùng thời 0,25 điểm và vị trí gặp nhau cách A 36km Quãng đường mà người đó chạy được trong khoảng thời gian 2 giờ là: S = 54 36 18km s 18 Vận tốc của người đi bộ là: v 9km / h 0,25 t 2 Người đó chạy theo hướng từ B tới A 0,25 - Gọi khối lượng của nhôm và kẽm lần lượt là mnh và mk, ta có: 0,25 mnh + mk = 0,1(kg). (1) - Nhiệt lượng do nhôm và kẽm toả ra: Q1 = mnh. Cnh (t1 - t)= mnh.920.108=99360mnh 0,25 Q2 = mk. Ck (t1 - t)= mk.210.108=22680mk - Nhiệt lượng do nước hấp thụ và nhiệt lương kế hấp thụ: Câu 3 Q3 = mnCn(t2 – t) = 0,1.4200 14 = 5880 (J) 0,25 (1.0điểm) Q4 = 14.130/2 = 910 (J) - Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 = Q3 + Q4 0,25 99360mnh + 22680mk = 6790 (2) Từ (1) và (2) mnh ≈ 58,97 (g) và mk ≈ 41,03(g) R12 = R1 + R2 = 4+8 = 12Ω; R3x = R3 + Rx = 12+ 6 = 18Ω RAB = 7.2 Ω 0,25 U 2 202 P AB = 55,56W 0,25 RAB 7.2 Nếu UCD = 4V; I12 + 3I3x = 4; 2I12 - 3I3x = 1 5 96 0,25 I12 = A ; Rx = Ω 13,71 3 7 Nếu U = - 4V; I + 3I = 6; 2I - 3I = -1 Câu 4 CD 12 3x 12 3x 5 24 0,25 (1,5điểm) I12 = A ; Rx = Ω 1,85 3 13 2 2 RxU AB 20 Px 2 (Rx R3 ) R3 2 0,25 ( Rx ) Rx Px max Rx = R3 = 12 Ω 0,25 Công suất hấp thụ nhiệt của ấm nước P1 = P H=1000.0,8 = 800(W) 0,25 Nhiệt lượng cần thiết đun sôi nước Q = (c1m1+c2m2) t=(4200.2,5+920.0,5).70 = 767200(J) 0,25 Q Thời gian đun sôi nước t = = 959 (s) 0,25 P1 Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 30 ngày sử dụng: 0,25 Câu 6 Q’= P.t.30=1000. 959.30= 28770000 (J) = 7,991667(kW.h) (2,0điểm) Tiền điện phải trả: 7,991667.1200 = 9590 đồng. 0,25 U 2 2202 R dm 48,4 Ω 0,25 Pdm 1000 Trang 3/2
  4. l N D Mà R . với N là số vòng S d 2 0,25 . 4 Rd 2 N 72,6 vòng 0,25 4 D 1. Ba điện trở thì có thể có các cách mắc như sau: R1 R1 R2 R3 R2 R3 R2 R1 R2 R1 R2 R3 0,25 R3 R3 R1 Câu 7 R2 R3 R1 R3 R2 R1 (1,0điểm) R1 R2 R3 2. Tính điện trở tương đương của từng cách mắc vì đã biết giá trị của từng điện 0,25 trở. 3. Mắc hộp kín, ampe kế, vôn kế, nguồn Nguồn điện điện theo sơ đồ sau: A Đọc giá trị I của ampe kế, U của vôn kế và Hộp kín 0,25 tính điện trở của hộp kín theo công thức : U R . I V 4. So sánh giá trị của R tìm được với giá trị điện trở tương đương của từng sơ đồ có thể có của ba điện trở đã tính.Từ đó suy ra được sơ đồ cách mắc ba 0,25 điện trở trong hộp kín. Hết Trang 4/2