Đề thi tuyển sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang nhatle22 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2016-2017

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ TĨNH HÀ TĨNH NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) Câu 1. (1,5 điểm) a) Tại sao Grêgo Menđen được xem là người đặt nền móng cho di truyền học? b) Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội (2n) sinh sản hữu tính, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp. Em hãy trình bày các phương pháp để xác định kiểu gen của cây có kiểu hình thân cao. Câu 2. (1,0 điểm) a) Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? b) Ở gà có bộ NST lưỡng bội 2n = 78, hãy xác định số nhóm gen liên kết và số nhóm tính trạng liên kết. Câu 3. (1,0 điểm) Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Hãy xác định: a) Tỉ lệ % số nuclêôtit loại G trên mạch 2 của gen. b) Tỉ lệ A+T của gen. G+X c) Tổng số liên kết hiđrô của gen. Biết rằng trên mạch 1 có 240 nuclêôtit loại X. Câu 4. (1,5 điểm) Ở cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Người ta nghiên cứu sự phân bào nguyên phân của 2 hợp tử (ký hiệu là I và II) thu được kết quả như sau: - Hợp tử I nguyên phân liên tiếp 4 đợt, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 375 NST đơn. - Hợp tử II nguyên phân liên tiếp 3 đợt, các tế bào con được tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng chứa 288 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong mỗi loại hợp tử. Giải thích cơ chế hình thành mỗi loại hợp tử trên. Câu 5. (1,5 điểm) a) Có ý kiến cho rằng: Tự thụ phấn ở thực vật, giao phối gần ở động vật chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích. b) Một người nông dân trồng giống lúa DT10 đảm bảo quy trình kỹ thuật chăm sóc tốt nhất thì năng suất cũng chỉ đạt 60 - 65 tạ/ha. Người nông dân này không hiểu vì sao với kỹ thuật chăm sóc như vậy cũng không làm tăng năng suất của giống lúa DT10 hơn nữa. Em hãy giải thích nguyên nhân và đưa ra giải pháp giúp người nông dân có được năng suất lúa cao hơn như mong muốn. Câu 6. (1,0 điểm) 1
  2. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái kinh tế VAC có ý nghĩa dân sinh ngày càng nổi bật, có tiềm năng lớn về sản xuất tự túc và kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu cho gia đình và cho xã hội, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và chống suy thoái đa dạng sinh học. Vậy theo em kiểu hệ sinh thái kinh tế VAC đó là gì? Hãy giải thích những ưu điểm của hệ sinh thái kinh tế VAC để làm rõ nhận định trên. Câu 7. (1,5 điểm) Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai cây (P) thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% cây hoa đỏ, lá nguyên. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 250 cây hoa trắng, lá xẻ thùy. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen alen quy định, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. a) Biện luận và xác định kiểu gen của P. b) Cho tất cả các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F 2 giao phấn ngẫu nhiên. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F3. Câu 8. (1,0 điểm) Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu cầm máu trong trường hợp bị chảy máu động mạch ở cổ tay. Vì sao những vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới dùng biện pháp buộc dây garô còn ở các vị trí khác thì biện pháp buộc dây garô vừa không có hiệu quả cầm máu vừa có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng? ___ HẾT ___ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ TĨNH NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC Câu Điểm Nội dung Câu 1: a) Vì Ông có những đóng góp quan trọng cho di truyền học: 1.5 đ 0.25 - Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai, đây là phương pháp độc đáo và có hiệu quả trong nghiên cứu di truyền học. 0.25 - Người đầu tiên đưa ra quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Là các quy luật cơ bản của các quy luật di truyền khác. 0.25 b) - Sử dụng phép lai phân tích: cho cây thân cao (A-) x cây thân thấp (aa). Nếu kết quả 2
  3. của phép lai 100% thân cao => cây thân cao đem lai có kiểu gen AA, còn kết quả phép lai là phân tính thì cây thân cao đem lai có kiểu gen Aa. 0.25 Sơ đồ lai: + TH1: P. AA (thân cao) x aa (thân thấp) G. A a F1. 100% Aa (thân cao) + TH2: P. Aa (thân cao) x aa (thân thấp) G. ½ A , ½ a a F1. ½ Aa (thân cao); ½ aa(thân thấp) 0.25 - Cho cây thân cao tự thụ phấn. Nếu đời con 100% thân cao thì kiểu gen của cây thân cao cần kiểm tra là AA; nếu đời con có sự phân tính thì kiểu gen của cây thân cao cần kiểm tra là Aa. 0.25 Sơ đồ lai: + TH1: P. AA (thân cao) x AA (thân cao) G. A A F1. AA (100% thân cao) + TH2: P. Aa (thân cao) x Aa (thân thấp) G. ½ A , ½ a ½ A , ½ a F1. ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa ¾ thân cao : ¼ thân thấp Câu 2: 0.25 a) - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được 1.0 đ quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li của Menđen: 0.25 + Mỗi NST mang nhiều gen, các gen trên cùng một NST tạo thành một nhóm liên kết. 0.25 + Các gen liên kết cùng phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh. 0.25 b) Gà: 2n = 78, Số nhóm gen liên kết = số nhóm tính trạng liên kết = n = 39 Câu 3: 0.5 a) - Trên mạch 2 của gen có X + G = 70% , A + X = 60% G – A = 10% 1.0 đ - Trên mạch 1 của gen có A + G = 50% => trên mạch 2 có A + G = 50% trên mạch 2 có G = 30%, A = 20%, X = 40%, T = 10% 0.25 b) - Vì gen có cấu trúc mạch kép và liên kết bổ sung nên A = T, G = X A T A A T 20% 10% 3 = = 2 2 = = G X G G2 X 2 30% 40% 7 0.25 c) X1 = 240 G2 = 240 mạch 2 có 240 : 30% = 800 (nu) gen có 1600 nucleôtit. A 3 - Tỉ lệ = A = 240, G = 560 G 7 - Số liên kết hiđrô là 2 × 240 + 3 × 560 = 2160 (liên kết) Câu 4: Xét hợp tử I: 1.5 đ 0.25 - Số lượng NST trong hợp tử I là: 375/(24 – 1) = 25 NST 0.25 - Hợp tử I có 25 NST = (2n + 1), được tạo ra từ sự tổ hợp giữa giao tử bình thường n = 12 NST với giao tử (n + 1) = 13 NST => Giao tử (n + 1) = 13 được tạo ra từ quá trình phân ly không bình thường ở một cặp NST tương đồng của tế bào sinh giao tử đực (hoặc cái) trong giảm phân. 0.25 - Sơ đồ: P: 2n = 24 x 2n = 24 GP: n = 12 (n + 1) = 13, (n - 1) = 11 F1: 2n + 1 = 25 Xét hợp tử II: 0.25 - Số lượng NST trong hợp tử II là 288/23 = 36 NST 0.25 - Hợp tử II có 36 NST = 3n là hợp tử tam bội được tổ hợp từ giao tử n = 12 với giao tử 2n = 24 NST. Vậy trong quá trình giảm phân, tế bào sinh giao tử đực (hoặc cái) toàn bộ NST không phân ly tạo giao tử 2n = 24. 0.25 - Sơ đồ: P: 2n = 24 x 2n = 24 GP: n = 12 2n = 24 F1: 3n = 36 Câu 5: 0.25 a) Nhận định đó là sai. 1.5đ - Giải thích: 3
  4. 0.25 + Đối với các loài thực vật giao phấn và động vật giao phối: Nếu tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết thì qua các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng dần, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện thành kiểu hình, gây ra hiện tượng thoái hóa giống. 0,25 + Nhưng ở một số loài thực vật tự thụ phấn, động vật thường xuyên giao phối gần (đậu Hà Lan, chim bồ câu, chim cu gáy, ) thì không bị thoái hóa vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. 0.25 + Trong chọn giống, tự thụ phấn và giao phối gần có vai trò: củng cố, duy trì một tính trạng mong muốn; tạo dòng thuần nên thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể, 0,5 b) Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, tuy nhiên kiểu gen của giống DT10 chỉ có giới hạn sản lượng 60 - 65 tạ/ha; muốn vượt sản lượng cần thay đổi giống lúa DT10 bằng các giống lúa khác có năng suất cao hơn. Câu 6: 0.5 - Hệ sinh thái kinh tế VAC: vườn, ao, chuồng: Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt, ao chỉ 1.0 đ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. 0.5 - Ưu điểm: + Tận dụng không gian sinh thái 3 chiều, những vùng đất hoang hóa, vườn tạp, đồi núi trọc, để xây dựng HST VAC, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. + Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải từ vật nuôi và sản phẩm phụ của cây trồng, đưa vào chu trình sản xuất mới, làm thanh sạch môi trường. + Hạn chế sự suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (chủ yếu là sự xói mòn đất), + Nuôi, trồng, bảo vệ đa dạng các loài cây, con góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. + (Nêu được 4 ưu điểm đúng cho điểm tối đa) Câu 7: 0.25 a) - P thuần chủng, F1 100% hoa đỏ, lá nguyên, F2 có 4 kiểu hình=> hoa đỏ, lá 1.5đ nguyên là những tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng, lá xẻ thùy. 0.25 - F2 có tỉ lệ cây hoa trắng, lá xẻ thùy: 250/4000 = 1/16 => F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => Các cặp gen quy định các tính trạng di truyền độc lập. 0.25 - Quy ước: A - hoa đỏ; a - hoa trắng; B - lá nguyên; b - lá xẻ thùy F1 có kiểu gen AaBb, vậy Pt/c có kiểu gen: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB 0.25 b) - Tỉ lệ các loại kiểu gen của các cây hoa đỏ, lá xẻ thùy ở F2: 1/3AAbb : 2/3 Aabb. 0.25 - Khi giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ các loại giao tử sinh ra là 2/3Ab : 1/3ab. 0.25 - Vậy kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy ở đời F3 là: 1/3ab x 1/3ab = 1/9 => hoa đỏ, lá xẻ thùy = 1 – 1/9 = 8/9.Tỉ lệ kiểu hình F3: Hoa đỏ, lá xẻ thùy : hoa trắng, lá xẻ thùy = 8 : 1. Câu 8 - Cách tiến hành: 1.0 đ 0.25 + Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, rồi bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút. 0.25 + Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim) với lực ép vừa đủ làm cầm máu. (Lưu ý: cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô dưới vết buộc chặt có thể chết do thiếu ôxy và các chất dinh dưỡng). 0,25 + Sát trùng và băng bó vết thương. Đưa ngay đến cơ sở y tế cấp cứu. 0.25 - Giải thích: + Ở chân, tay là những mô đặc và vị trí thuận lợi nên biện pháp ga rô mới có hiệu quả. + Ở vị trí khác thường là mô mềm (như ở bụng, bẹn) thì biện pháp garô không có hiệu quả, hoặc vết thương ở đầu, cổ nếu garô thì não sẽ thiếu ôxy do máu không lên được nên nguy hiểm đến tính mạng. Trong những trường hợp này ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim và khẩn trương đưa đến cơ sở y tế./. 4