Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Giảng Võ

docx 1 trang nhatle22 9440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Giảng Võ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Giảng Võ

  1. UBND QUẬN BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ VÀO 10 NĂM HỌC 2019- 2020 TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ Môn : Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 28/05/2020 PHẦN I: (6,0 điểm) Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Viếng lăng Bác là bài thơ nổi tiếng 1. Em hãy chép lại khổ 4 của bài thơ. 2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Mạch cảm xúc của bài thơ có gì đặc biệt. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp, làm rõ niệm xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ Viễn Phương qua khó thở thứ tự bài thơ Viếng lăng Bác. Trong đó, có sử dụng một cầu mở rộng thành phần và một trợ từ (gạch chân, chú thích rõ) 4. Trong khổ thơ em vừa chép ở (1), tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật điệp ngữ. Nghệ thuật này còn được sử dụng trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go. Em hãy ghi lại một câu thơ trong phần nói về trò chơi thứ hai của em bé cũng sử dụng nghệ thuật điệp ngữ và cho biết các tác giả đã dùng các kiểu điệp ngữ khác nhau như thế nào. PHẦN II: (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Viết về một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng Bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chưa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa”cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật li địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm - đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ ”. (Theo Quỳnh Tâm - Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Xác định một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích (gọi tên và chỉ rõ). 2. Ngoài nhân vật anh thanh niên, em hãy kể tên các nhân vật khác cũng có những nét cao quỷ đáng khâm phục” của “miền đất Sa Pa”? Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp thì ở họ đều có những nét chung đáng quý. Em hãy chỉ ra những nét chung đáng quý ấy. 3. Điều chúng ta dễ dàng nhận thấy ở những người lao động trên mảnh đất Sa Pa là tỉnh thần tự giác thực hiện nhiệm vụ. Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống.