Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Có đáp án)

docx 5 trang Thu Mai 06/03/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_nam_2022_mon_ngu_van_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH GIA LAI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: Ngữ văn HÙNG VƯƠNG Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Con muốn là công chúa! - Con đang là công chúa đấy, con yêu! - Con muốn là nàng tiên, là cô gái phép thuật như trong phim hoạt hình yêu thích. - Hãy trở thành những ai con muốn! Bầy thiên thần đẹp đẽ nâng đỡ con Họ ở trong con, thiên thần của mẹ Đang nuôi tóc dài, con thích thế Thật may mắn khi nhiều điều mẹ muốn trùng ý con Con hiểu được, hay con sống cho mẹ giấc mơ xanh? Con gái ơi, đừng lớn nhanh, đừng vội làm người lớn. Mỗi ngày mẹ đều rửa chân tay các con âu yếm Lòng tay, chân hồng, từng ngón mềm nhỏ bé Bàn tay mẹ lắm chai Gót chân ngày càng dày Cũng không thành lớp biểu bì áo giáp che chắn con suốt đời, khi thế giới ngày một phức tạp hơn Vào thời trái đất biến đổi khí hậu Hãy sống can đảm lên con Hãy trở thành người thông thái, để sống với ước mơ của cuộc đời mình Kể cả khi là một cuộc đời bình thường nhưng yêu thương vẫn luôn đầy ắp. (Trở thành, Vi Thùy Linh, tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 4/ 2022) Câu 1 (NB). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (TH). Người mẹ trong bài thơ khuyên con những điều gì? Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu thế nào về những câu thơ: “Hãy trở thành người thông thái, để sống với ước mơ của cuộc đời mình/Kể cả khi là một cuộc đời bình thường nhưng yêu thương vẫn luôn đầy ắp”? 1 Câu 4 (VD). Bài học sâu sắc nhất anh/chị rút ra được sau khi đọc văn bản trên. II. LÀM VĂN: Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc can đảm sống với ước mơ của cuộc đời mình. Câu 2 (VDC) Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
  2. nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ( ) Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịch không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Phọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng có sương, chăm chăm nhìn tôi lừ đừ trôi trên một mũi đỏ. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). (Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2012) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân. 2 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các thể thơ đã học. Cách giải: Thể thơ: tự do. Câu 2 Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải:
  3. Người mẹ trong bài thơ khuyên con: hãy trở thành những ai con muốn; đừng lớn nhanh, đừng vội làm người lớn; hãy sống can đảm, hãy trở thành người thông thái, để sống với ước mơ của cuộc đời mình. Câu 3 Phương pháp: Phân tích, lý giải. Cách giải: Những câu sau: Hãy trở thành người thông thái, để sống với ước mơ của cuộc đời mình/ Kể cả khi là một cuộc đời bình thường nhưng yêu thương vẫn luôn đầy ắp được hiểu là: Người mẹ khuyên con trở thành người có thể tự làm chủ cuộc sống; sống với những ước mơ, hoài bão của mình, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất kì ai; sống một cuộc đời bình thường nhưng có ý nghĩa bởi đầy ắp yêu thương. Câu 4 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng phải hợp lí. Gợi ý: - Bài học về sự can đảm. - Bài học về giá trị của cuộc sống. - Bài học về sự lựa chọn lối đi cho cuộc đời của mỗi người II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: * Nêu vấn đề: Ý nghĩa của việc can đảm sống với ước mơ của cuộc đời mình. * Bàn luận: 3 - Khi can đảm sống với ước mơ của đời mình thì sẽ chiến thắng bản thân, vượt qua nỗi sợ hãi. - Có thêm niềm tin, niềm lạc quan thúc đẩy con người phát huy khả năng và thế mạnh của bản thân, tạo tiền đề để có một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa. - Có ý chí, nghị lực dù trải qua chông gai thử thách, thậm chí là thất bại. - Hun đúc nhiệt huyết và thắp lửa đam mê * Tổng kết: Câu 2:
  4. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về tác phẩm Vợ chồng A Phủ kết hợp với kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học. Cách giải: I. Mở bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987), quê quán quận Thanh Xuân- Hà Nội, là nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp lớn cho cho nền văn học VN hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. - Tác phẩm: “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút in trong tập “Sông Đà” (1960), là thành quả nghệ thuật mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc. Chuyến đi không phải chỉ để thỏa mãn niềm khát khao “xê dịch” của tác giả mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên, đặc biệt là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn con người Tây Bắc, được kết đọng ở hình tượng người lái đò Sông Đà. * Khái quát vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân. II. Thân bài: 1. Cảm nhận về sông Đà theo đoạn trích. - Sông Đà được miêu tả ở nhiều góc nhìn với vẻ đẹp phong phú, đa dạng: + Từ trên cao nhìn xuống: sông Đà xinh đẹp như một mĩ nhân: dòng sông uốn lượn mềm mại, êm đềm của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều, hài hòa với thiên nhiên Tây Bắc; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. + Khi đi đường rừng: sông Đà gợi cảm như một cố nhân: Sông Đà trong trẻo, hồn nhiên; ấm áp, thân thương. + Khi đi thuyền trên sông: sông Đà xinh đẹp, gợi cảm, vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa mơn nởm, tràn trề nhựa sống; vừa tình tứ như một tình nhân. - Hình tượng sông Đà được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc; câu văn giàu nhịp điệu; nghệ thuật nhân hóa, so sánh gợi những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, thú vị. => Tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà văn về thiên nhiên, đất nước. 2. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích: - Cái tôi là cá tính sáng tạo, là phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Đoạn trích thể hiện cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân: + Nhìn sự vật dưới góc độ văn hóa, thẩm mĩ. + Lối viết uyển chuyển, linh hoạt; cách nhân hóa, so sánh bất ngờ, độc đáo. + Quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. + Kiến thức địa lí, văn học sâu rộng. → Phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. III. Kết bài - Khẳng định lại nội dung nghệ thuật.