Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Lịch sử - Đề 9 (Có đáp án và lời giải)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Lịch sử - Đề 9 (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_ky_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_nam_2021_mo.doc
Nội dung text: Đề thi thử kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 môn Lịch sử - Đề 9 (Có đáp án và lời giải)
- ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRÚC MINH HỌA Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ 9 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1 (NB): Ai là người khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978? A. Lưu Thiếu Kì.B. Đặng Tiểu Bình. C. Chu Ân Lai.D. Giang Trạch Dân. Câu 2 (TH): Thắng lợi của cách mạng Cuba ảnh hưởng đến các nước Mĩ Latinh vì A. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ. B. Đã làm sụp đổ tổ chức liên minh vì tiến bộ do Mỹ thành lập. C. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ nền thống trị thực dân cũ. D. Đã làm phá sản âm mưu biến Mỹ - Latinh thành “sân sau” của Mỹ. Câu 3 (NB): Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 4 (NB): Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)? A. Thành lập Tòa án Quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh. B. Thỏa thuận về việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 5 (TH): Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là A. Nhân dân muốn giúp vua khôi phục vương quyền. B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe đối lập trong triều đình. D. Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại. Câu 6 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất trong khoảng thời gian nào? A. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX. B. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950. C. Trong thập niên 80 của thế kỷ XX. D. Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỷ XX. Câu 7 (NB): Điểm nổi bật của kinh tế Mĩ trong 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do ảnh hưởng chiến tranh. B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. Kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang. D. Nước Mĩ khôi phục nhanh chóng hậu quả của chiến tranh. Câu 8 (TH): So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì? A. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc. B. Diễn ra quá trình nhật thể hóa trong khuôn khổ khu vực. C. Quá trình hợp tác; mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài. D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.
- Câu 9 (TH): Thông điệp của Tống thổng Tơ-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện A. Phá vỡ thế đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ. B. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ khủng bố. C. Phá vỡ thế đồng minh giữa hai cường quốc Xô - Mĩ. D. Mở đầu xu thế đối thoại hòa hoãn Đông - Tây. Câu 10 (NB): “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ nào đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Chống thực dân Pháp xâm lược. B. Chống ách đô hộ của thực dân Pháp C. Chống triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược. D. Chống triều đình nhà Nguyễn và sự đô hộ của thực dân Pháp. Câu 11 (NB): Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của A. Quá trình thống nhất thị trường thế giới. B. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. C. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. D. Sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. Câu 12 (NB): Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ năm 1949 đã A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ. B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ. D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ. Câu 13 (VDC): Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 là A. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. C. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang. D. kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc. Câu 14 (NB): Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX đã góp phần xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới? A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. B. Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). C. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.D. Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 15 (TH): Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta chưa hoàn thành vì A. Pháp chưa rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam. C. miền Bắc Việt Nam chưa được giải phóng. D. Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại. Câu 16 (VD): Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 là A. kháng chiến, xây dựng chế độ mới.B. chiến tranh giải phóng dân tộc. C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 17 (NB): Từ tháng 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 để thực hiện kế hoạch quân sự nào? A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch Nava.D. Kế hoạch Xtalây – Taylo. Câu 18 (VD): Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam? A. Có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. B. Mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp. C. Vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.
- D. Diễn ra vô cùng quyết liệt, nhất là ở các thành thị. Câu 19 (TH): Phong trào cách mạng Việt Nam (1919 – 1930) có điểm gì mới so với phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX? A. Bổ sung thêm các lực lượng xã hội mới.B. Mang tính dân tộc và dân chủ. C. Địa bàn hoạt động ở khắp cả nướcD. Xuất hiện khuynh hướng vô sản. Câu 20 (NB): Tổ chức nào sau đây là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam? A. Việt Nam giải phóng quân. B. Vệ quốc đoàn. C. Cứu quốc quân. D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Câu 21 (NB): Đại thắng mùa xuân năm 1975 đưa Việt Nam bước vào thời kì A. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Hòa bình, thống nhất. C. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 22 (NB): Xuân Mậu Thân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định A. sự thất bại nặng nề của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở gọng kìm “bình định”. B. mâu thuẫn giữa Mĩ với chính quyền Sài Gòn ngày càng gay gắt. C. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968). D. sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta. Câu 23 (NB): Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961 – 1965 là A. “Chiến tranh đơn phương”.B. “Việt Nam hoá chiến tranh”. C. “Chiến tranh cục bộ”.D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 24 (VD): Mục tiêu đấu tranh trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 - 1925 ở Việt Nam là A. đòi một số quyền lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ. B. chống bọn tư bản Pháp nắm độc quyền xuất cảng lúa gạo. C. đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925). D. thành lập Đảng Lập, vũ trang chống Pháp. Câu 25 (NB): Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23 - 12 - 1950 nhằm mục đích A. giúp Pháp khẳng định vị thế ở Đông Dương. B. giúp đỡ chính quyền tay sai, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. D. cùng hợp tác với Pháp để chia sẻ quyền lợi ở Đông Dương. Câu 26 (VDC): Điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp A. hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. B. phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị. C. tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. D. đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Câu 27 (NB): Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua? A. Luận cương chính trị. B. Báo cáo chính trị. C. Đề cương văn hóa Việt Nam. D. Cương lĩnh chính trị. Câu 28 (TH): Trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, cả ta và thực dân Pháp đều gặp khó khăn về A. công tác hậu cần.B. thông tin liên lạc. C. đưa pháo vào trận địa. D. địa hình tác chiến.
- Câu 29 (TH): Tại sao trong đường lối đổi mới Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế? A. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. B. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên những lĩnh vực khác. C. Những khó khăn của đất nước ta bắt nguồn từ kinh tế. D. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu. Câu 30 (VD): Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là đều A. xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương. B. xác định đúng đắn khả năng của tiểu tư sản đối với cách mạng. C. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo. D. xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp. Câu 31 (TH): Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”? A. Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày. B. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm quyền. C. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền. D. Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội . Câu 32 (NB): Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 88, viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập ”. Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào? A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930). C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. D. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng do Trần Phú soạn thảo. Câu 33 (VDC): Nhận xét nào dưới đây về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 là không đúng? A. Hai xu hướng luôn đối lập nhau, không thể cùng tồn tại. B. Cả hai xu hướng đều có chung động cơ là yêu nước. C. Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng là giải phóng dân tộc. D. Cả hai xu hướng đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng tư sản. Câu 34 (TH): Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã chứa đựng yếu tố thất bại vì A. ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán đang sâu sắc. B. bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. C. phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển. D. không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động. Câu 35 (TH): Trong các cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng khai thác mỏ than ở Việt Nam vì A. trữ lượng lớn, lợi nhuận cao. B. phát triển kinh tế thuộc địa. C. phục vụ nhu cầu tại chỗ. D. phát triển công nghiệp nặng. Câu 36 (TH): “ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì? A. Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp độc lập. B. Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự chuyển biến về chất. C. Đảng cộng sản là chính đảng của công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng. D. Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Câu 37 (NB): Trong quá trình hoạt động hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành những tổ chức cộng sản nào?
- A. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng. C. Đông Dương cộng sản Liên đoàn, Tân Việt cách mạng Đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản Đảng. Câu 38 (NB): Trận “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải A. Tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973). B. Tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (27/1/1973) C. Ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari. D. Thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 39 (NB): Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đông minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Từ khi Nhật đầu hàng Đông minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 40 (VD): Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc vì đã A. có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới. B. chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập. C. làm hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế. D. làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới. Đáp án và lời giải chi tiết 1-B 2-A 3-C 4-A 5-B 6-D 7-B 8-B 9-C 10-C 11-C 12-A 13-A 14-D 15-B 16-A 17-B 18-A 19-D 20-D 21-D 22-C 23-D 24-A 25-C 26-B 27-D 28-A 29-B 30-C 31-D 32-C 33-A 34-A 35-A 36-A 37-B 38-A 39-B 40-A Câu 1. Phương pháp: sgk trang 23. Cách giải: Năm 1978 với tư cách là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987). Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: xem ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Cuba. Cách giải: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. - Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
- => Phong trào cách mạng ở Cuba là quốc gia đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh => ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác trong khu vực. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm: * Sự biến đổi về mặt chính trị: - Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949). - Sự xuất hiện nhà nước tại bán đảo Triều Tiên: + Phía Nam: Đại Hàn Dân Quốc (8 – 1948). + Phía Bắc: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 – 1948). * Sự biến đổi về mặt kinh tế: Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện. - Hiện nay, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. - Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. - Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. - Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước. => Loại trừ đáp án: C Chọn đáp án: C Câu 4. Phưng pháp: sgk trang 5. Cách giải: Hội nghị Ianta (2-1945) thông qua các quyết định quan trọng sau: - Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. => Đáp án A: không thuộc nội dung của hội nghị Ianta. Chọn đáp án: A Câu 5. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, có thể bùng nổ phong trào đáu tranh bất cứ lúc nào. => Khi chiều Cần Vương được ban ra (13-7-1885), nhân dân đã ngay lập tức hướng ửng => tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi, liên tục kéo dài trong 10 năm mới chấm dứt. Chọn đáp án: B Câu 6. Phương pháp:
- Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Giai đoạn 1945 – 1950: Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. - Giai đoạn 1950 – 1973: Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản. Đồng thời, đạt được nhiều thành tựu về khoa học - kĩ thuật. - Giai đoạn 1973 – 1991: Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90. - Giai đoạn 1991 – 2000: Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, từ năm 1994 mới có sự phục hồi và phát triển. => Giai đoạn 1950 – 1973 là giai đoạn kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất. Chọn đáp án: D Câu 7. Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 42. Cách giải: Khoảng 20 sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai Chọn đáp án: B Câu 8. Phương pháp: phân tích, so sánh. Cách giải: - ASEAN không diễn ra quá trình nhất thể hóa. Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa về: Kinh tế. Chính trị và an ninh - quốc phòng. Biểu hiện: Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC). Ngày 25⁄3⁄1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu .(EC). Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đối tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp. => Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dẫu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đội chỉ cách đó hai thập kỷ trước. Chọn đáp án: B Câu 9. Phương pháp: sgk 12 trang 58, suy luận. Cách giải: Thông điệp của Tổng thông To-ru-man tại Quốc hội Mĩ (tháng 3/1947) được xem là sự kiện mở đầu cho chính sách chống Liên Xô, phá vỡ quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời, là sự kiện khởi đầu cho cục diện Chiến tranh lạnh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối thế kỉ XX.
- Chọn đáp án: C Câu 10. Phương pháp giải: . Giải chi tiết: Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” - bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu của Trần Tấn, Đặng Như Mai. Chọn đáp án: C Câu 11. Phương pháp giải: SGK Lịch sử 12, trang 69. Giải chi tiết: Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Chọn đáp án: C Câu 12. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 10. Cách giải: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ. Chọn đáp án: A Câu 13. Phương pháp: Cách giải: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là: lựa chọn đúng địa bản và chủ động tạo thời cơ tiến công. Sau khi giải phóng Phước Long (6-1-1975), thấy rõ khả năng suy giảm của quân ngụy và khả năng khó quay lại của quân Mỹ, chớp thời cơ thuận lợi đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Chiến dịch Tây Nguyên: + Thời cơ đánh trận mở màn then chốt chiến dịch, trận Buôn Ma Thuột, để giữ vững quyền chủ động, ta thực hiện nghi binh, cô lập địch ở Buôn Ma Thuột, vây chặt tập đoàn chủ yếu của địch ở bắc Tây Nguyên, không cho chúng tăng cường, ứng cứu Buôn Ma Thuột một cách dễ dàng, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho ta triển khai lực lượng. Sau khi tạo ra thời cơ mới, rạng sáng 10-3-1975, ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột. Địch chưa kịp trở tay, phán đoán, hành động, thì trưa 11-3 ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột. + Chủ động tạo ra thời cơ mới, gây cho địch khó khăn mới, buộc chúng phải phạm sai lầm mới. Chính những sai lầm mới của địch lại tạo ra thời cơ mới cho ta. Tình huống và thời cơ đánh địch phản kích đã được dự kiến trong kế hoạch chiến dịch và xuất hiện đúng như ta đã dự kiến. Vì vậy, ta đã biến thời cơ thuận lợi đó thành kết quả thắng lợi giòn giã, đánh bại hoàn toàn cuộc phản kích của Sư đoàn bộ binh 23 và Liên đoàn biệt động 21 (từ ngày 12 đến 18-3) đập tan hy vọng giành lại Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào những sai lầm nghiêm trọng hơn, đó là rút bỏ Tây Nguyên vào ngày 15-3-1975. Tình huống mới, thời cơ mới lại xuất hiện, lực lượng rút chạy là lực lượng lớn nhất, đông nhất của Quân đoàn 2 ngụy, gồm phần lớn các đơn vị chủ lực của địch. Nắm thời cơ đó, từ ngày 16 đến 24-3, ta mở cuộc truy kích thần tốc tiêu diệt toàn bộ địch rút chạy trên đường số 7, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên. - Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: trên cơ sở phương án đã chuẩn bị, nắm vững thời cơ, các đơn vị của Quân đoàn 2, Quân khu Trị Thiên, nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 1 ngụy, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 và các đơn vị bộ binh, binh chủng của địch, giải phóng thành phố Huế (10 giờ ngày 25-3) và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- - Chiến dịch Hồ Chí Minh: Sau thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến, ta đã chủ động tạo thế và thời cơ cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, tư tưởng chỉ đạo là: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Chiều 28-4, các sư đoàn địch phòng ngự ở vòng ngoài đã bị ta tiêu diệt và làm tan rã. Từ sáng 29 đến 30-4, các cánh quân ta trên các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. Chọn đáp án: A Câu 14. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 120. Cách giải: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn đáp án: D Câu 15. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ gồm hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ. Nhiệm vụ dân tộc là giành độc lập dân tộc, nhiệm vụ dân chủ là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cách mạng dân tộc dân chủ cơ bản hoàn thành ở miền Bắc chưa hoàn thành ở cả đất nước do miền Nam bị đế quốc Mỹ dựng lên chính phủ tay sai, âm mưu chia cắt nước ta lâu dài. Như vậy cách mạng miền Nam vẫn tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến tới hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Chọn đáp án: B Câu 16. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Đáp án A: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Việt Nam thực hiện khẩu hiệu “kháng chiến – kiến quốc”, vừa kháng chiến chống thực dân Pháp vừa xây dựng đất nước, tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ trong cùng một thời gian. Đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cho đến năm 1975 thì cơ bản hoàn thành. Đáp án B sai. Chiến tranh giải phóng dân tộc chưa nêu đầy đủ về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, thiếu phần xây dựng chế độ mới. Đáp án C sai. Sau năm 1945, Việt Nam đi theo con đường dân chủ nhân dân, đến năm 1954, miền Bắc mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Đáp án D sai. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự chia cắt 3 miền trước đó của thực dân Pháp. Hiệp định Giơnevơ năm 1954, tạm chia đất nước thành 2 miền Bắc – Nam. Như vậy, nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước không chính xác hoàn toàn trong giai đoạn 1945 – 1975. Chọn đáp án: A Câu 17. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 136. Cách giải: Theo kế hoạch Rơve (6/1949), thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn sự liên lạc của ta với thế giới. Chọn đáp án: B Câu 18. Phương pháp: suy luận.
- Cách giải: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Namd dã sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. • Quần chúng đã sử dụng các hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt phá huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch, buộc bọn thống trị phải chấp nhận yêu sách của mình. • Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền địch đã bị thủ tiêu, chính quyền Xô Viết đã được thành lập. • Trong phong trào này, các hình thức sơ khai của khởi nghĩa từng phần đã được sử dụng nhằm chống lại chính quyền địch và duy trì, bảo vệ các Xô viết, giữ vững thành quả cách mạng. Chọn đáp án: A Câu 19: Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Đáp án A. các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và phong trào cách mạng giai đoạn 1919 – 1930 có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội khác nhau như tư sản, nông dân, tiểu tư sản trí thức, công nhân Đáp án B. các phong trào đều nhắm đến mục tiêu dân tộc là đánh đuổi thực dân Pháp và đòi các quyền lợi cho giai cấp Đáp án C. Cả 2 phong trào đều hoạt động rộng khắp trong nước. Đáp án D. Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, và đặc biệt sau khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản đã tích cực truyền bá vào trong nước làm cho phong trào yêu nước có thêm khuynh hướng mới là khuynh hướng vô sản cùng tồn tại song song với khuynh hướng dân chủ tư sản. Chọn đáp án: D Câu 20. Phương pháp: Cách giải: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày 22-12-1944 là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chọn đáp án: D Câu 21. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chọn đáp án: D Câu 22. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 176. Cách giải: Xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, dồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Chọn đáp án: C Câu 23. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 168. Cách giải:
- Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965). Chọn đáp án: D Câu 24. Phương pháp: Cách giải: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. => Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 đều nhằm chống đế quốc, tay sai đòi các quyền lợi về kinh tế- chính trị, dưới hình thức công khai, hợp pháp và đều mang tính chất dân tộc dân chủ công khai. Chọn đáp án: A Câu 25. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 139. Cách giải: Mĩ kí với Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23-12-1950, đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Chọn đáp án: C Câu 26. Phương pháp: phân tích, so sánh. Cách giải: - Cách mạng tháng Tám năm 1945: Có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. - Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954): từ cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch ở Việt Bắc, ở Biên giới, chiến dịch ở Hòa Bình, ở Tây Bắc, Ngay cả trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), ngoài chiến trường chính, ở Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ. - Kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975): Có sự kết hợp giữa các chiến thắng quân sự và thắng lợi trên mặt trận chính trị (đặc biệt là ở đô thị). Hoặc như trong Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) thắng lợi ở đô thị là chủ yếu, sau đó mới giải phóng các tỉnh, xã còn lại. => Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị. Chọn đáp án: B Câu 27. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 88. Cách giải: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chọn đáp án: D Câu 23. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của ta từ 600 – 800km, cũng cách xa hậu phương của địch. Trên địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thuỷ, thời tiết khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Pháp cũng rất khó khăn về hậu cần vì vào Điện Biên Phủ chỉ có một con
- đường bộ duy nhất từ Lai Châu xuống là ô tô có thể đi được. Nếu ra khống chế được con đường này thì địch chỉ còn có thể tiếp tế bằng máy bay. Nếu ta dùng pháo cao xạ đặt trên núi khống chế máy bay địch thì chúng sẽ hoàn toàn bị cô lập. Chọn đáp án: A Câu 29. Phương pháp: Cách giải: Trong xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều tập trung phát triển kinh tế nhằm xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia, kinh tế là nền tảng, cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Nếu kinh tế yếu thì ắt chính trị - xã hội sẽ không ổn định và ngược lại. -> Nhận thức được vấn đề đó, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đối mới về kinh tế. Chọn đáp án: B Câu 30. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: - Các đáp án A, C, D: đều là điểm khác của Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị. Điểm khác này cũng chính là những hạn chế trong Luận cương mà đảng ra cần khắc phục trong các giai đoạn sau. - Đáp án B: là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị. Đều xác định giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản giữa vai trò lãnh đạo cách mạng. Chọn đáp án: C Câu 31. Phương pháp: Suy luận. Cách giải: Mâu thuẫn trong xã hội gồm 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. => Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” là: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Chọn đáp án: D Câu 32: Phương pháp: SGK Lịch sử lớp 12, trang 88. Cách giải: Nội dung trên thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chọn đáp án: C Câu 33. Câu 18: Đáp án A Phương pháp giải: Đánh giá, nhận xét. Giải chi tiết: - Phong trào theo xu hướng bạo động tiêu biểu là Phan Bội Châu, chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. Phan Bội Châu cùng các đồng chí của mình thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là phong trào Đông Du. - Phong trào theo xu hướng cải cách tiêu biểu là Phan Châu Trinh. Ông chủ trương cứu nước bằng biến pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến quan lại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
- Tuy thuộc hai xu hướng khác nhau nhưng đều tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, đều có mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Trong quá trình hoạt động không hề có sự xung đột, tranh giành ảnh hưởng lần nhau. Thực tế, hai phong trào của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã cùng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nhân dân. Chọn đáp án: A Câu 34. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Kế hoạch Nava tồn tại mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, quân đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu: - Để áp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, dù lúc đầu binh lực chưa nhiều, Pháp vẫn phải tập trung quân để tiến công, chiếm đất rồi rải quân ra giữ đất và lập bộ máy thống trị. Như vậy là ngay từ đầu mục tiêu chiến lược đã quyết định trạng thái từ tập trung đến phân tán binh lực. - Tuy nhiên, trong vài năm đầu, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp. - Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950. - Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng như gà mắc tóc. Quân Pháp muốn giữ “vùng đồng bằng có ích” đông người nhiều của thì phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với ta trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ta ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của ta làm cho phía sau bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ phía trước về đối phó - Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược. => Kế hoạch Nava ngay từ khi ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại. Chọn đáp án: A Câu 35. Phương pháp: giải thích. Cách giải: Trong các cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng khai thác mỏ than ở Việt Nam vì trữ lượng lớn, lợi nhuận cao. Chọn đáp án: A Câu 36. Phương pháp: suy luận. Cách giải: - Giai cấp vô sản chính là giai cấp công nhân.
- - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là đội tiên phong của giai cấp công nhân => giai cấp công nhân trở thành một giai cấp độc lập. Chọn đáp án: A Câu 37: Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 86 - 87 Cách giải: Trong quá trình hoạt động hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng. Chọn đáp án: B Câu 38: Phương pháp: Cách giải: Trận “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1- 1973). Chọn đáp án: A Câu 39. Phương pháp: Cách giải: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ sau Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945) đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật( cuối tháng 8 đầu tháng 9/1945, đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến, là lúc so sánh lượng lượng có lợi nhất cho cách mạng. Nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp. Chọn đáp án: B Câu 40. Phương pháp: phân tích, suy luận. Cách giải: Mĩ xâm lược Việt Nam với âm mưu: chia cắt hai miền Nam - Bắc, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Chính vì thế, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã giáng đòn mạnh vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân (Mĩ), cổ vũ và tác động đến phong trào giải phóng dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nội bộ nước Mĩ trong quá trình diễn ra chiến tranh Việt Nam đã có sự chia rẽ sâu sắc do các phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. => Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Chọn đáp án: A