Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II (Chuẩn kiến thức)

docx 4 trang nhatle22 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II (Chuẩn kiến thức)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 20 - 20 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) Phân biệt ca dao và tục ngữ. Câu 2: (1,0 điểm) Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt? Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc. Câu 3: (3,0 điểm) Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” (Ngữ văn 7 - tập 2) a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b, Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn văn đó Câu 4: (5,0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 7 Câu 1: (1,0 điểm) Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữ trên các phương diện sau: - Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn còn ca dao là những lời thơ dân ca ( 0,25 điểm) - Về phương thức biểu đạt: Tục ngữ - Nghị luận; Ca dao - Biểu cảm (0,25 điểm) - Về nội dung: Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của nhân dân lao động về thiên nhiên, lao động sản xuất về con người và xã hội (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) - Học sinh nêu được khái niệm về câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ (0,5 điểm) - Học sinh xác định đúng 2 câu đặc biệt trong đoạn văn + Và lắc. (0,25 điểm) + Và xóc. (0,25 điểm) Câu 3: (3,0 điểm) a. (0,75 điểm) - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. (0,25 điểm) - Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. (0,25 điểm) b. (2,25 điểm) - Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn (0,25 điểm) - Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Giới thiệu Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh (0,5 điểm) + Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn xúc tích và là lời khẳng định: Truyền thống yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta. (0,5 điểm)
  3. + Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn khúc triết sôi nổi, hình ảnh so sánh, những động từ mạnh ”kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong cùng một câu . thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết (0,5 điểm) + Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng thông qua cách diễn tả người đọc hiểu và cảm nhận nó một cách cụ thể rõ ràng, từ đó mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. (0,5 điểm) Câu 4: (5,0 điểm) I Yêu cầu chung: - Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Xây dựng được bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng. II Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ. - Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài: (4,0 điểm) * Giải thích: (0,5 điểm) - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,5 điểm) - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,5 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm)
  4. - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc