Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 90 phút I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm vững các kiến thức cơ bản về phần Đọc- hiểu; Tiếng việt; Tập làm văn trong SGK Ngữ Văn 7. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, phân tích đề, trả lời câu hỏi, cảm thụ chi tiết đặc sắc, viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực, tự giác trong kiểm tra. 4. Năng lực: phát hiện, giải quyết vấn đề, trình bày, cảm thụ, năng lực thẩm mĩ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% III/ MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN VẬN DỤNG TỔNG DỤNG Chủ đề TN TL TN TL CAO 1.Văn học - Chép chính - Bánh trôi nước xác bài thơ. - Cảnh khuya - Tên tác giả, - Tiếng gà trưa tác phẩm - Thể thơ Số câu 3 3 Số điểm 2,5 2,5 Tỉ lệ % 25% 25% 2.Tiếng Việt - Chỉ ra và - Thành ngữ nêu tác dụng - Chữa lỗi về quan biện pháp tu hệ từ từ, thành ngữ - Chữa lỗi về QHT Số câu 2 2 Số điểm 2 2,5 Tỉ lệ % 25% 25% 3.Tập làm văn Viết bài Phát biểu cảm văn biểu nghĩ về TPVH. cảm Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu 3 % 2 1 6 Tổng số điểm 2,5 2 5 10,0 Tỉ lệ % 25% 25% 50% 100%
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 Ngày thi: 3/12/2019 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm) Cho câu thơ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn 1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài trên. Cho biết tên bài thơ và tên tác giả. 2. Bài thơ em vừa chép thuộc thể thơ nào? Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 7 – tập 1 cũng được viết theo thể thơ đó? 3. Có ý kiến cho rằng: Trong bài thơ trên, tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian. Hãy chỉ ra thành ngữ đó và cho biết việc sử dụng thành ngữ ấy có hiệu quả gì trong việc thể hiện nội dung của bài thơ? 4. Xác định và chữa lỗi về quan hệ từ trong những câu sau: Với bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã miêu tả cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, thấp thoáng sự sống của con người đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ nước, thương nhà, nỗi cô đơn của tác giả. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) “Cảnh khuya” là bức tranh thiên nhiên phong phú và độc đáo, thể hiện lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 3/12/2019 Nội dung Điểm 1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. 1đ (Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ, không trừ hết số điểm của cả bài thơ.) - Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm 0,5đ 2. Nêu đúng tên thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 0,5đ HS kể tên đúng 1 tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya 0,5đ 3. Chỉ ra thành ngữ: Bảy nổi ba chìm 0,5đ PHẦN I. Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ: ĐỌC – - Về ý nghĩa tả thực: tác giả đã nói tới quá trình luộc chín bánh trôi, hoàn thành 0,5đ HIỂU bước cuối cùng. (5 điểm) - Về ý nghĩa hình tượng: là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng bởi nó gợi ra cho người đọc thấy được số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi, bấp bênh của 0,5đ những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 4. Xác định và chữa lỗi sai về quan hệ từ - Lỗi sai: Thừa quan hệ “Với” 0,5đ - Chữa lại: bỏ quan hệ từ “Với” 0,5đ Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã miêu tả cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, thấp thoáng sự sống của con người đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ nước, thương nhà, nỗi cô đơn của tác giả. * Hình thức: Đúng thể loại: Văn biểu cảm, bố cục rõ các phần, các đoạn văn liên 0.5đ kết chặt chẽ, hợp lý, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả PHẦN II. * Nội dung: HS đảm bảo được các ý sau: 4.5đ TẬP 1. Mở bài : giới thiệu được văn bản, tác giả 0.5đ LÀM 2. Thân bài : VĂN - Hai câu đầu : Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc: 1.5đ (5 điểm) + Thời gian, không gian: đêm khuya tĩnh lặng. +So sánh tiếng suối với giọng hát trong trẻo -> cảm giác gần gũi, ấm áp +Điệp từ lồng : bóng trăng luồn qua kẽ lá – tạo ra những mảng màu tối, sáng đan xen =>Bức tranh cảnh khuya lung linh, huyền ảo, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết - Hai câu sau : Vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn – tâm trạng nhà thơ + So sánh “Cảnh khuya như vẽ” đã khẳng định lại bức tranh cảnh khuya nơi núi 1.5đ rừng việt Bắc đẹp như một bức tranh, đó cũng là lý do khiến Bác vẫn thao thức không ngủ. + Điệp từ chưa ngủ như một chiếc bản lề khép mở hai thế giới-> cho người đọc thấy một vẻ đẹp nữa trong tâm hồn Bác, Bác chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước =>Tình yêu nước sâu nặng => Tâm hồn một thi sĩ gắn liền với tâm hồn người chiến sĩ lo cho vận mệnh đất nước. - Mở rộng : nét cổ điển, hiện đại của bài thơ, liên hệ với những đêm không ngủ khác 0.5đ của Bác. 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 0.5đ * Biểu điểm chấm: - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, thể hiện sáng tạo, cảm xúc chân thực. - Điểm 4:Bài cơ bản đạt yêu cầu trên nhất là về nội dung, có vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng, có cảm xúc. - Điểm 3: Đạt ½ yêu cầu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 2: Không đạt yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, mắc nhiều lỗi
- dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Lạc đề. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh giáo viên cân nhắc cho các mức điểm còn lại. Điểm bài tập làm văn làm tròn đến 0,5. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng