Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

docx 11 trang Thu Mai 04/03/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_8_trai_n.docx

Nội dung text: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

  1. Ngày soạn Ngày dạy: Bài 8. TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH TIẾT 12, 13. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống I. Mục tiêu 1. Năng lực Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn để đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB. (Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành của bài học), người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều minh trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ỷ kĩến của minh, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.) - HS biết chọn một vấn đề gần gũi có có ý nghĩa trong đời sống: quan hệ bạn bè, cách chọn sách để học, yêu cầu bảo vệ môi trường để trình bày ý kiến của mình. Bài nói cần đảm bảo các thao tác lập luận: Sử dụng lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. - Biết lắng nghe một cách tích cực: Tóm tắt được nội dung bài nói và phản hồi tích cực về bài nói của người trình bày - Biết đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống cụ thể. - Học sinh trình bày được ý kiến cảm nhận về một hiện tượng (vấn đề) đời sống mà mình lựa chọn. Làm chủ được tình cảm, có hành vi ứng xử phù hợp trước các tình huống trong đời sống. 2. Phẩm chất: - Học sinh biết xúc động trước những con người và việc làm tốt, biết cảm thông chia sẻ với những người xung quanh, tôn trọng sự khác biệt về cách nhìn nhận, đánh giá của người khác về hiện tượng (vấn đề) đời sống. - Học sinh có tinh thần tự học, rèn luyện để diễn đạt đúng và hay, hoàn thành các nhiệm học tập, chăm đọc sách báo và các kênh thông tin để có cái nhìn đúng về hiện tượng (vấn đề) đời sống. - Thẳng thắn trong việc thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình, yêu lẽ phải, trọng chân lý. - Dám chịu trách nhiệm về lời nói, có thái độ và hành vi tôn trọng quy định chung nơi công cộng, ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án; Phiếu bài tập. - Các phương tiện: Máy chiếu, tranh ảnh minh họa. 2. Chuẩn bị của học sinh: đọc trước bài ở nhà và hoàn thành phiếu học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tiếp cận với nội dung bài học. b) Nội dung: chiếu hình ảnh về những cuốn sách giáo khoa bị tô vẽ lem nhem vào đó. HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Phương pháp đàm thoại, gợi mở. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem chiếu hình ảnh về những cuốn sách giáo khoa bị tô vẽ lem nhem vào đó ? Các hình ảnh trên nói về vấn đề gì? Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên? - HS hoạt động cá nhân. - HS trình bày chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn dắt: Trong sinh hoạt, học tập hàng ngày có rất nhiều hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm. Cùng là 1 vấn đề nhưng có nhiều cách nhìn nhận khác nhau Bài học hôm nay chúng ta cùng trình bày bài nói về 1 hiện tượng (vấn đề) trong đời sống. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: HS biết chọn một vấn đề gần gũi có có ý nghĩa trong đời sống: -+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. + Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. + Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu. + Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. - Bài nói cần đảm bảo các thao tác lập luận: Sử dụng lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. - Biết lắng nghe một cách tích cực: Tóm tắt được nội dung bài nói và phản hồi tích cực về bài nói của người trình bày b) Nội dung: - Thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Học sinh biết lựa chọn tìm hiểu một hiện tượng (vấn đề), thực hiện nhiệm vụ cá nhân, hoạt động nhóm (nhóm đôi, nhóm lớn). c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS trong thực hiện nhiệm vụ học tập và phiếu học tập. - Bài nói và phần hồi về bài nói của học sinh. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung
  3. Phương pháp đàm thoại, gợi mở; kĩ thuật 1. Chuẩn bị bài nói nhóm đôi, nhóm lớn a. chuẩn bị nội dung nói * GV chuyển giao nhiệm vụ (PHT số 1) - GV: Ở tiết viết giáo viên đã yêu cầu học sinh * Đề bài: Sách giáo khoa bố mẹ về nhà viết 2 vấn đề. Đưa ra 2 vấn đề sau cho HS đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu lựa chọn và hướng học sinh lựa chọn vấn đề 2. của mình, nếu muốn, mình có thể + Vấn đề 1: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên viết, vẽ vào đó. học những môn mình yêu thích. + Vấn đề 2: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, minh có thể viết, vẽ vào đó. - GV cho HS lập dàn ý vấn đề 2 theo gợi ý: + Với phần mở đầu em giới thiệu gì về sách giáo khoa? + Em hiểu như thế nào về việc bảo vệ sách giáo khoa? + Giá trị của những cuốn sách giáo khoa với mỗi bạn học sinh ? (giá trị về kinh tế và giá trị về tri thức). + Tác hại của việc không giữ gìn sgk (về kinh tế, về tinh thần)? + Em đã lèm gì để giữ gìn skg sạch đẹp, em đưa ra lời khuyên ntn đối với các bạn chưa biết bảo vệ sgk sạch đẹp ? - HS hoạt động cá nhân - HS trả lời từng câu hỏi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Dự kiến sản phẩm: * Dàn ý: * Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề bảo a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề bảo vệ sách giáo vệ sách giáo khoa. khoa. b. Thân bài: b. Thân bài: - SGK là gì? - SGK là gì? - Vai trò của sách giáo khoa đối - Vai trò của sách giáo khoa đối với người học. với người học. - Nêu tác hại của việc không bảo vệ SGK (tô vẽ - Nêu tác hại của việc không bảo bậy lên sách) vệ SGK (tô vẽ bậy lên sách) - Lời khuyên về cách bảo vệ, giữ gìn sgk - Lời khuyên về cách bảo vệ, giữ c. Kết Bài gìn sgk. - Rút ra bài học nhận thức, hành động. c. Kết Bài - Rút ra bài học nhận thức, hành động. * Tóm tắt nội dung bài nói thành - GV chuyển ý: Các em có thể lựa chọn vấn đề dạng đề cương. ko tô vẽ, viết vào sách giáo khoa, hoặc có thể lựa
  4. chọn 1 trong vấn đề khác của tiết (viết) bài hôm trước cho bài luyện nói của mình. * GV chuyển giao nhiệm vụ: (PHT 2) ? Dựa vào phần dàn ý đã nêu, em hãy lược bỏ những phần chỉ phù hợp với hình thức viết? ? Hãy đánh dấu những điểm quan trọng trong bài viết của mình cần giữ lại và phát triển thêm? ? Lựa chọn từ ngữ, sắp xếp ý trong bài viết để xây dựng thành một đề cương của bài nói của mình? b. Tập luyện trong nhóm - HS hoạt động nhóm (KT chia sẻ nhóm đôi) - HS trao đổi chia sẻ phần thảo luận của nhóm mình với nhóm đôi khác. - HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4. + Nói theo đề cương nội dung đã chuẩn bị. + Nói tập trung vào vấn đề, chọn dẫn chứng tiêu biểu. + Điều chỉnh nội dung nói: nhấn lại điều người nghe chưa hiểu, lướt những điều người nghe đã rõ. - - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, các thành viên luân phiên nói, nghe góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm: Nói rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý theo dàn ý đã chuẩn bị, giọng nói vừa đủ nghe trong nhóm. - HS thực hiện nhiệm vụ (hoạt động nhóm 4) - GV theo dõi (hỗ trợ HS nếu cần) hoạt động của 2. Trình bày bài nói các nhóm. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu các nhóm cử người trình bày bài nói trước lớp. Luân phiên người nói của các nhóm. Các thành viên còn lại đều là người nghe có nhiệm vụ theo dõi và trao đổi khi người nghe trình bày xong. GV chiếu phần yêu cầu nói Yêu cầu: * Về hình thức: Bài nói cần có mở đầu, kết thúc: - Mở đầu: Kính thưa thầy (cô), các bạn: Sau đây em xin trình bày bài nói của mình .
  5. - Kết thúc: Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) và các bạn đã chú ý lắng nghe phần trình bày bài nói của em - * Nội dung: - - Nói đúng nội dung chuẩn bị phần đề cương bài nói. - - Bài nói tập trung vào nội dung chính, trọng tâm, các ý rõ ràng, chặt chẽ, phải phối hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng để bài nói có sức thuyết phục. * Về giọng nói, tác phong: - Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, hấp dẫn, trôi chảy. - - Tác phong tự tin, nói thành câu trọn vẹn, đúng từ ngữ, ý chính xác, diễn đạt mạch lạc. Phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho cả lớp nghe. - Khi nói mắt hướng về đối tượng giao tiếp,mắt nhìn vào người nghe. - HS nghe: Biết nghe và nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức. - - Học sinh hoạt động cá nhân. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bài nói trước lớp - GV gọi HS nhận xét, đánh giá bài nói của bạn bằng Rubrics. - GV nhận xét, đánh giá, đánh giá bài nói của HS bằng Rubrics. 3. Trao đổi sau khi nói * Chuyển giao nhiệm vụ (PHT số 3) - GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá - GV đặt thêm câu hỏi: + Người nói đã nêu rõ được hiện tượng đời sống cần bàn chưa? + Nội dung nói đầy đủ chưa? Có sức thuyết phục không (lí lẽ và dẫn chứng)? + Nhận xét về giọng nói, điệu bộ, cử chỉ ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ theo nhóm (nhóm đôi) - GV gọi hs nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. + Người nói lắng nghe phản hồi ý kiến của người nhận xét (người nghe)? ( nếu cần) 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về yêu cầu của chủ đề: gần gũi và khác biệt. b) Nội dung: - Thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV để hoàn thành các bài tập.
  6. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Phương pháp đàm thoại, gợi mở; kĩ thuật chia sẻ 4. Luyện tập, củng cố lại nhóm đôi chủ đề bài 8 “Trải nghiệm * GV chuyển giao nhiệm vụ: (PHT số 4) để trưởng thành” * Bài tập 1+3/73 * Bài tập 1, 3/73 1. Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời.) 3. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Sách - người bạn đường. - HS hoạt động cá nhân - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày kết quả - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung . + Gợi ý trả lời: 1. Những trải nghiệm trong cuộc sống giúp con người nhận thức được về thế giới và bản thân, từ đó hiểu được bản thân, hiểu được tấm bản đồ - mục đích của riêng mình. 3. Sách là một phương tiện để lưu giữ thông tin, tri thức của biết bao nhiêu thời đại. Nội dung trong sách là những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho con người. Con người hằng ngày vẫn phải học tập không ngừng để bổ sung sự hiểu biết, phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè và cả từ sách. Sách là một người thầy nhưng cũng là một người bạn. Thầy của ta không thể đi cùng ta cả đời. Bạn của ta cũng vậy. Chỉ có sách là ta có thể đem bên mình trên mỗi hành trình. Sách chính là một sự chỉ dẫn, một sự đồng hành, an ủi. Sách, chính là người bạn đường thân thiết của con người. * Bài tập 2/71,72 * Bài tập 2/73 * GV chuyển giao nhiệm vụ: Phiếu học tập số 5 Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc. - GV chiếu y/c bài tập 2 (thảo luận 5 phút) - HS hoạt động nhóm (Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi) - GV nhận xét, kết luận - Dự kiến sản phẩm.
  7. Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc: - Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng. - Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc BT 4 * Bài tập 4/73 * Bài tập 4/73 Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày - HS hoạt động cá nhân + GV gọi hs trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Dự kiến sản phẩm. * Dàn ý: - Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài. - Thân bài: + Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói. + Khẳng định sự tán thành với câu nói. + Chứng minh: . Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật, ), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân. . Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời. - Kết luận: + Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối. + Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình. * GV chuyển giao nhiệm vụ: * Bài tập 5/73 - GV yêu cầu HS đọc BT 5
  8. Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề đời sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng). - HS hoạt động nhóm (GV chia lớp thành 2 nhóm N1 tìm đọc 1 văn bản nghị luận; N2 tìm đọc 1 văn bản nghị luận khác) + Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Dự kiến sản phẩm. * Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: “Tự học ngoại ngữ từ những áp lực”. ( - Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực + Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương. + Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình. + Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình. - Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực. + Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát. + Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh. - Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học. + Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường. * Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ ( Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau: - Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện kết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương. - Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp. Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
  9. Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. " - Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông. Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn". - Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người. 4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn. 2. Nội dung: Trao đổi về ý nghĩa của câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Từ đó lấy những dẫn chứng thực tế để chứng minh cho tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 3. Sản phẩm: câu trả lời của hs 4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm cần đạt Giao nhiệm vụ: GV chia lớp làm 2 nhóm - Ý nghĩa: con người phải có lớn và nêu yêu cầu: Trao đổi về ý nghĩa của câu tư duy tích cực, phải nhận tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". thức được tri thức loài Từ đó lấy những dẫn chứng thực tế để chứng người là vô tận, còn rất minh cho tính đúng đắn của câu tục ngữ đó nhiều điều phải học tập và Thực hiện nhiệm vụ: khám phá, chỉ có siêng năng HS bàn bạc thảo luận trong vòng 5 phút tìm tòi, học hỏi mới thu Báo cáo, thảo luận nhận được tri thức đó, chỉ Đại diện các nhóm trình bày có tri thức mới giúp chúng Nhóm khác bổ sung ta vững bước trên đường Kết luận, nhận định đời, góp phần hoàn thiện Gv nhận xét thái độ và năng lực của hs trước một bản thân, xây dựng và phát tình huống áp dụng vào thực tiễn triển đất nước - Nhất trí với ý nghĩa của câu tục ngữ. - Minh chứng: nhà bác học Lênin đã có câu “Học, học nữa, học mãi” điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa IV. Hướng dẫn tự học ở nhà - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
  10. - Hoàn thiện bài nói theo yêu cầu: (về tự nói, hoặc có thể vài bạn tập hợp thành một nhóm nhỏ nói cho nhau nghe) - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập giữa học kì II. Hoàn thiện các phiếu học tập theo y/c của GV. V. Hồ sơ dạy học 1. Kế hoạch đánh giá: Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường - Quan sát - Câu hỏi xuyên - Hỏi - đáp - Bài tập - Sản phẩm học tập - Rubric Rubricsđánh giá phần trình bài nói của học sinh trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ T MỨC ĐỘ IÊU Yếu Trung bình Khá Giỏi CHÍ 1 (0 điểm) (0,25 - 3,0 điểm) (3,25-4,0 điểm) (4,25-5,0 điểm) . Nội - Bài nói chưa - Bài nói chưa rõ - Bài nói đã có chủ - Bài nói có chủ d có chủ đề chủ đề đề. đề rõ ràng, thống ung - Lời văn lủng - Lời văn chưa - Lời vănrõ ràng, nhất (5,0 củng. logic, khoa học, mạch lạc. - Lời văn logic, điểm) chưa có tính khoa học, có tính thuyết phục. thuyết phục cao. (0 điểm) (0,25-1,0 điểm) (1,25 - 2,0 điểm) (2,25-3,0 điểm) - Giọng nhỏ, - Giọng nói còn - Giọng nói to, rõ - Giọng nói rõ 2. Cách khó nghe, nói nhỏ, chưa truyền ràng. ràng, truyền trình lặp lại, ngập cảm. cảm, hấp dẫn, bày ngừng trôi chảy (3,0 - Điệu bộ thiếu - Điệu bộ tự tin, - Điệu bộ tự tin, - Điệu bộ rất tự điểm) tự tin, mắt chưa nhìn vào người mắt nhìn vào tin, mắt nhìn vào nhìn vào người nghe, nhưng người nghe biểu người nghe, nét nghe, nét mặt biểu cảm không cảm khá phù hợp. mặt biểu cảm tốt. chưa biểu cảm phù hợp với nội hoặc biểu cảm dung sự việc. không phù hợp. 3. Mở (0 điểm) (0,25- 1,0 điểm) (1,25- 1,5 điểm) (1,75-2,0 điểm) đầu và Không chào hỏi Có chào hỏi Chào hỏi và kết Chào hỏi và kết kết và không có lời nhưng chưa có thúc nhưng chưa thúc tự nhiên, thúc kết thúc bài sau lời kết thúc bài thực sự ấn tượng. hấp dẫn, ấn hợp lí khi trình bày. nói hoặc ngược tượng (2,0 lại. điểm) 2. Phiếu học tập Phiếu HT số 1
  11. 1. Với phần mở đầu em giới thiệu gì về sách giáo khoa? 2. Em hiểu như thế nào về việc bảo vệ sách giáo khoa? 3. Giá trị của những cuốn sách giáo khoa với mỗi bạn học sinh ? (giá trị về kinh tế và giá trị về tri thức). 4. Tác hại của việc không giữ gìn sgk (về kinh tế, về tinh thần)? 5. Em đã lèm gì để giữ gìn skg sạch đẹp, em đưa ra lời khuyên ntn đối với các bạn chưa biết bảo vệ sgk sạch đẹp ? Phiếu HT số 2 1. Dựa vào phần dàn ý đã nêu, em hãy lược bỏ những phần chỉ phù hợp với hình thức viết? 2. Hãy đánh dấu những điểm quan trọng trong bài viết của mình cần giữ lại và phát triển thêm? 3. Lựa chọn từ ngữ, sắp xếp ý trong bài viết để xây dựng thành một đề cương của bài nói của mình? Phiếu HT số 3 1. Người nói đã nêu rõ được hiện tượng đời sống cần bàn chưa? 2. Nội dung nói đầy đủ chưa? Có sức thuyết phục không (lí lẽ và dẫn chứng)? 3. Nhận xét về giọng nói, điệu bộ, cử chỉ ? Phiếu HT số 4 1. Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời.) 2. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Sách - người bạn đường Phiếu HT số 5 1. Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc. IV. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch bài dạy sau tiết dạy (nếu có)