Đề thi môn Lịch sử Khối 6 - Học kì II
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử Khối 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_lich_su_khoi_6_hoc_ki_ii.doc
Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử Khối 6 - Học kì II
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 6 ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 4 điểm Câu 1 (2 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau : 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc? A. Khởi nghĩa Bà Triệu . B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. C. Khởi nghĩa Lý Bí. 2. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm: A. Năm 240 B. Năm 248 C. Năm 111 TCN D. Năm 179 TCN Câu 2 (2 điểm): Cho các từ, cụm từ sau: ( Trưng Vương, Xá thuế, Trưng Trắc, Lao dịch nặng nề, Chính quyền, Có công, Các huyện, Mê Linh). Hãy điền các từ, cụm từ trên vào chỗ chấm( ) ở dưới cho phù hợp: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, (1) được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là .(2) , đóng đô ở .(3). và phong chức tước cho những người (4) , lập lại (5) Các lạc tướng được giữ quyền cai quản .(6) Trưng Vương .(7). cho dân hai năm. Luật pháp hà khắc và các thứ .(8) của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ. II. Tự luận 6 điểm Câu 1 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Câu 2 (3 điểm): Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I - VI. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIỮA HỌC KÌ II I/ Trắc nghiệm: (3đ). Câu1: (1đ): Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. 1- B 2- B Câu 2: (2đ): Đúng mỗi cho 0,25 diểm. * Các từ cần điền: 1- Trưng Trắc ; 2- Trưng Vương ; 3- Mê Linh ; 4- có công ; 5- chính quyền ; 6- các huyện ; 7- Xá thuế ; 8- Lao dịch nặng nề. II/ Tự luận: (7đ). Câu1: (3đ) * Nguyên nhân: - Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. (0,5đ) - Thái thú Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc. (0,5đ) * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). (0,5đ) - Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn Hai Bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. (0,5đ) * Kết quả: Thái thú Tô Định phải bỏ chốn về nước, quân giặc bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. (1đ) Câu 2: (4đ) * Về xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn (1đ) * Về văn hoá: - Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục, tập quán Hán được du nhập vào nước ta. (1đ) - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng , ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày ) (1đ) * Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên mình vì: - Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em ăn học, còn đại đa số dân nghèo không có tiền cho con ăn học. (0,5đ)
- - Phong tục tập quán, tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt (0,5đ)
- ĐỀ SỐ 02 Câu 1: (3,5 điểm) a. Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Đứng đầu là ai? Đóng đô ở đâu. b. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang? Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40? Câu 3: (4,0 điểm) a. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi? b. Ông cha ta để·lại bài học gì cho chúng ta hôm nay? Câu 4: (1,0 điểm) Tương truyền ngày xuất quân đánh giặc, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ, em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ đó?
- Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 Câu Nội dung Điểm - Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN 0,5 a - Đứng đầu là vua Hùng Vương. 0,5 - Đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc - Phú Thọ) 0,5 - Nhà nước Văn Lang là tổ chức nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân 1 0,5 tộc b - Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. 0,5 - Khi có giặc ngoại xâm, phải huy động sức mạnh của nhân dân 0,5 - Mặc dù còn sơ khai, đơn giản nhưng là nền tảng cho các tổ chức 0,5 nhà nước tiếp theo. - Nói lên tinh thần bất bất khuất kiên cường của quân và dân ta 0,5 2 - Lật đổ ách thống trị của nhà Hán 0,5 - Giành lại được độc lập dân tộc. 0,5 - Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt, song nghề rèn sắt trong 0,5 nhân dân ta vẫn phát triển - Biết dùng trâu bò kéo cày, đắp đê phòng lụt 0,25 a - Biết trồng lúa một năm 2 vụ 0,25 - Nghề gốm cổ truyền phát triển 0,25 3 - Nghề dệt được chú trọng 0,25 - Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước phát triển 0,5 - Dù bị đàn áp, thống trị song nhân dân ta không chịu khuất phục. 0,5 b - Luôn có tinh thần cần cù, chịu khó. 0,5 - Luôn có ý thức vươn lên xây dựng nền kinh tế tự chủ 0,5 - Thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc 0,5 “Một xin rửa sạch nước thù 4 Hai xin đem lại nghệp xưa họ Hùng, 1,0 Ba kẻo oan ức long chồng, Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
- ĐỀ SỐ 03 I - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng bùng nổ vào: A. Mùa xuân năm 41 tại Hát Môn (Hà Tây) B. Mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (Hà Tây) C. Mùa Xuân năm 42 tại Mê Linh (Vĩnh Phúc) D. Mùa xuân năm 43 tại Bạch Hạc Câu 2: Để kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta, nhà Hán đã thực hiện chính sách: A. Độc quyền về sắt B. Độc quyền về dầu mỏ C. Độc quyền về lúa (gạo) D. Độc quyền về muối Câu 3: Những việc làm của Lý Nam Đế sau khởi nghĩa có ý nghĩa: A. Khẳng định nền độc lập của dân tộc ta B. Chứng tỏ nước ta ngang hàng với các triều đại phương Bắc C. Khẳng định nền độc lập, tự chủ và mong muốn sự trường tồn của dân tộc D. Nước ta lúc bấy giờ rất hùng mạnh Câu 4: Nước Lâm Ấp ra đời vào: A. Năm 193-194 B. Năm 192-193 C. Năm 190-191 D. Năm 191-192 Câu 5: Hãy điền những cụm từ vào chỗ trống cho đúng với câu nói của bà Triệu A. nô lệ B. sóng dữ C. quân Ngô D. gió mạnh E. tì thiếp II - PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 7: Nguyên nhân, diễn biến khởi nghĩa 2 bà Trưng ? Câu 8: Nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào, ý nghĩa sự ra đời của nước Vạn Xuân Câu 9: Nêu những biểu hiện về sự phát triển kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kì IV
- ĐỀ SỐ 04 I. Trắc nghiệm (2điểm) Câu 1 (1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng. 1. Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X gọi là: A. Nửa đầu thời kì Bắc thuộc. B. Nửa cuối thời kì Bắc thuộc. C.Thời kì Bắc thuộc. D. Thời kì tự chủ . 2. Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh thuế nặng nhất là gì? A. Thuế rượu và thuế muối. B. Thuế chợ và thuế đất. C. Thuế muối và thuế sắt. D. Thuế ruộng và thuế thân. 3. Chính sách cai trị nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc là: A. Giảm thuế và chia ruộng đất cho nhân dân. B. Không muốn đồng hóa dân tộc ta. C. Rất tàn bạo, thâm độc,đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt. D. Tạo đời sống ấm no cho nhân dân ta. 4. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở: A. Cẩm Khê. B Mê Linh. C. Phú Điền. D. Hát Môn. Câu 2 (1điểm): Điền vào chỗ trống các từ hoặc cụm từ sau cho đúng với lời nói của Bà Triệu Thị Trinh( Nô lệ, cơn gió mạnh, quân Ngô, luồng sóng dữ) “ Tôi muốn cưỡi .đạp chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi .,cởi ách , đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. II. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? (2đ) Câu 2: Trong thời Bắc thuộc, vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói riêng? (2đ) Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân diễn ra như thế nào? Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? (4đ)
- Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 (1điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1. C 2. C 3.C 4. A Câu 2 (1 điểm) : Mỗi ý đúng 0,25 điểm - Cơn gió mạnh. - Luồng sóng dữ. - Quân Ngô. - Nô lệ. II. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (2điểm): Sau khi dành độc lập Hai Bà Trưng đã: -Trưng Trắc lên làm vua ( Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho người có công, lập lại chính quyền.(1đ) - Trưng Vương xóa thuế 2 năm liền cho dân. (0,5đ). - Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ. (0,5đ) Câu 2 (2điểm): Trong thời kì Bắc thuộc nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán và tiếng nói riêng vì những phong tục, tập quán và tiếng nói đã được ông cha ta xây dựng nên từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống người Việt.ND ta rất yêu nước, không chịu để kẻ xâm lược biến mình thành người Hán.(2đ) Câu 3 (4điểm): - Mùa xuân 542, Lí Bí khởi nghĩa ở Thái Bình được nhân dân ủng hộ , nghĩa quân nhanh chóng chiếm hầu hết các quận huyện. Thứ sử Tiêu Tư phải chạy về Trung Quốc. - 4/542 quân Lương đàn áp nhưng bị Lí Bí đánh bại, nghĩa quân giải phóng thêm Hợp Phố. - Đầu 543 quân Lương lại tấn công bị ta mai phục ở Hợp Phố, quân giặc đại bại. - Năm 544 Lí Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Tô Lịch (Hà Nội) - Lí Bí đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn đất nước sẽ mãi tự do, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.