Đề thi môn Hóa học Lớp 8 - Đề số 15 (Chuẩn kiến thức)

doc 2 trang nhatle22 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 8 - Đề số 15 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_8_de_so_15_chuan_kien_thuc.doc

Nội dung text: Đề thi môn Hóa học Lớp 8 - Đề số 15 (Chuẩn kiến thức)

  1. Đề 15 Câu I.(4 điểm) 1. Cân bằng các phương trình hóa học sau. a. Fe + HNO3 > Fe(NO3)3 + N2 + H2O b. Mg + HNO3 > Mg(NO3)2 + NO + H2O c. FexOy + H2 > FeO + H2O d. CxHy + O2 > CO2 + H2O 2. A là hợp chất của kim loại X và Oxi. Trong đó Oxi chiếm 25,81% về khối lượng. a. Xác định nguyên tố X và công thức hoá học của A b. Cho chất A vào nước dư, có thả mẫu quỳ tím. Nêu và giải thích hiện tượng hoá học xảy ra. Câu II. (5 điểm) 1. Bằng phương pháp hóa học nêu cách nhận biết các chất sau. a. 4 chất lỏng không màu đựng trong 4 ống nghiệm mất nhản là NaOH, H2O, HCl, NaCl b. 4 chất bột màu trắng là Na2O, MgO, Al, P2O5 2. Hỗn hợp khí X gồm: NO, NxO, CH4. Trong đó NO chiếm 30% về thể tích, NxO chiếm 30% còn lại là CH4. Trong hỗn hợp CH4 chiếm 22,377% về khối lượng. a. Xác định công thức hoá học của NxO b. Tính tỷ khối của X so với không khí Câu III.( 6 điểm) 1. Khử 32g Fe2O3 bằng khí H2 dư sau phản ứng thu được mg hỗn hợp chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A bằng dung dịch HCl dư thì thu được 6,72l khí ở điều kiện tiêu chuẩn a. Tính m b. Tính hiệu suất của phản ứng khử Fe2O3 2. Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 6g MgO vào cốc B đựng dung dịch H2SO4. - Cho m gam Al vào cốc A đựng dung dịch HCl. Khi cả MgO và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? Câu IV. (5 điểm) Khử hoàn toàn 19,6g hỗn hợp FexOy và CuO cần dùng vừa đủ 6,72l khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho toàn bộ kim loại thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 3,36l khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Xác định công thức oxit sắt b. Tính % về khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.