Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lý Khối 8 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lý Khối 8 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_khoi_8_n.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lý Khối 8 - Năm học 2017-2018
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG PTDTBTTHCS TRUNG CHẢI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2017-2018 Môn thi: Vật lí 8 Ngày thi: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI Câu 1( 4 điểm ) Có hai ô tô chuyển động trên quãng đường Lai Châu - Điện Biên. Ô tô thứ nhất đi từ Lai Châu đến Điện Biên theo cách sau: Nửa thời gian đầu đi với vận tốc V 1 = 50km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc V2 = 75km/h. Ô tô thứ hai xuất phát cùng một lúc với ô tô thứ nhất nhưng đi từ Điện Biên đến Lai Châu theo cách sau: Nửa quãng đường đầu đi với vận tốc V 1= 50km/h, nửa quãng đường sau đi với vận tốc V2= 75km/h. a. Hỏi ô tô nào đến đích trước? b. Tính vận tốc trung bình của mỗi ô tô? Câu 2 ( 4 điểm ) Người ta đưa vật lên cao 4m bằng mặt phẳng nghiêng mất một công là 3000J cho biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,8 và chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 20m. a. Xác định trọng lượng của vật ? b. Tính công để để thắng lực ma sát khi kéo vật lên hết mặt phẳng nghiêng ? c. Tính độ lớn của lực ma sát ? Câu 3 ( 4 điểm ) 1. Một quả cầu đặc ( quả cầu 1) có thể tích V = 100 cm 3 được thả vào trong một bể nước đủ rộng. Người ta thấy quả cầu chìm 25% thể tích của nó trong nước và không chạm đáy bể. Tìm khối lượng của quả cầu. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3. 2. Người ta nối quả cầu trên với quả cầu khác ( quả cầu 2) có cùng kích thước bằng một sợi dây nhỏ, nhẹ không co dãn rồi thả cả hai quả vào bể nước. Quả cầu 2 bị chìm hoàn toàn ( không chạm đáy bể) đồng thời quả cầu 1 bị chìm một nửa trong nước. a. Tìm khối lượng riêng của quả cầu 2 và lực mà sợi dây tác dụng lên nó. b. Người ta đổ dầu từ từ vào bể cho đến khi phần thể tích Vx của quả cầu 1 chìm trong dầu 3 bằng thể tích của nó tìm trong nước. Tìm Vx , biết khối lượng riêng của dầu là Dd = 800kg/m ? Câu 4 ( 4 điểm ) Hai quả cầu A và B có cùng kích thước. A nhôm , B bằng sắt nối với nhau một thanh cứng tiết diện nhỏ trọng lượng không đáng kể xuyên qua tâm hai quả cầu. Khoảng 3 3 cách giữa hai tâm cầu là 10,5cm, dsắt = 78 000N/m , dnhôm = 27000N/ . a. Tìm điểm treo O trên thanh thẳng sao cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang? b. Nhúng hai quả cầu vào nước thanh sẽ quay theo chiều nào quanh o, Vì sao? Xê dịch điểm treo thanh đến chỗ nào để thanh lại cân bằng trong nước Câu 5 ( 4 điểm ) Một người cao 1,65m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15cm. a. Mép dưới của gương cách mặt đất ít nhất là bao nhiêu để người đó nhìn thấy ảnh của chân trong gương? b. Mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó thấy ảnh của đỉnh đầu trong gương? c. Tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó nhìn thấy toàn thể ảnh của mình trong gương? d. Các kết quả trên có phụ thuộc vào khỏang cách từ người đó tới gương không? vì sao? Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN: Vật lí – Lớp 8 Câu Đáp án Điểm Ô tô thứ nhất đi từ Lai Châu đến Điện Biên t Quãng đường đi được trong nửa thời gian đầu: S1 = V1. 2 0,5 t Quãng đường đi được trong nửa thời gian đầu S2: = V2. 0,5 2 t 2.s 2.s Ta có: S = S1 + S2 = ( V1 + V2 ). => t = = 0,5 2 V1 V2 125 Ô tô thứ hai đi từ Điện Biên đến Lai Châu S 0,5 Thời gian đi hết nửa quãng đường đầu: t1 = 2.V1 S Thời gian đi hết nửa quãng đường sau: t2 = 0,5 2.V2 1 ’ S S 0,5 Thời gian đi hết quãng đường AB: t = t1 + t2 = + 2.V1 2.V2 S t’ = 60 Ta thấy: t’ > t a. Xe thứ nhất đến đích trước 0,5 b. - Vật tốc trung bình của xe thứ nhất là V = 62,5 km/h 0,25 TB 0,25 - Vật tốc trung bình của xe thứ nhất là VTB = 60 km/h A 0,5 a. Công có ích là công của trọng lực : H =i Atp => A = A H = 2400 J i tp . 0,5 A Trọng lượng của vật : P = i = 600 N H 0,5 2 b. Công của lực ma sát : Atp = Ai + Ams 0,5 => Ams = Atp - Ai = 600 J 0,5 Công này cũng chính là công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên hết mặt 0,5 phẳng nghiêng. c. Độ lớn của lực ma sát : Fms = 30 N 1 a. Trọng lượng của vật : P = 10.m 0,5 25 Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật : FA = dn . V 100 0,5 25 Khi CB ta có : P = FA 10.m = dn . V => m = 0,025 kg 0,5 100 3 b. Khi nối quả cầu trên với quả cầu 2 Khi cân bằng ta có : P1 + P2 = FA1 + FA2 0,5 3 - Thay số liệu vào ta có : D2 = 1250 kg/m 0,5 - Khi đổ dầu vào sao cho thể tích Vx ngập trong nước bằng Vx ngập trong dầu của quả cầu 1. Ta có
- FA1 + FA2 + FA3 = P1 + P2 Thay số ta tính được 0,5 3 Vx = 27,78 cm 1 a. Khi ở ngoài không khí từ hình vẽ ta có) A B O 4 - Áp dụng Đ/K cân bằng ta có PA. OA = PB .OB 0,5 - Thay số ta có : OA = 2,7 cm. 0,5 b. Khi nhúng cả hệ vào nước thì hệ mất cân bằng : Thanh quay quanh O tức là A đi xuống, B đi lên. 1 c. Để thanh trở lại cân bằng dịch O đến O1 Áp dụng Đ/K cân bằng ta có (PA - FA) O1A = (PB – FB).O1B 1 Thay số ta tính được : O1A = cm 1 1 B: Chân người 5 O: Mắt người A: Đỉnh đầu người 1 1 a. Mép dưới của gương cách mặt đất đoạn : KI = BO = 75 cm 2 1 1 c. Chiều cao của gương : IJ = . AB = 82,5 cm 2 b. Mép trên của gương cách mặt đât : KJ= IK + IJ = 157,5 cm 0,5 c. Các kết quả trên không phụ phụ thuộc vào khỏang cách từ người đó tới 0,5 gương