Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Yên Cát
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Yên Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_tru.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Yên Cát
- PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7 –KHẢO SÁT LÂN I TRƯỜNG THCS YÊN CÁT NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 22 tháng 01 năm 2021 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (6 điểm) Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. (Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm) (2) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Câu 1(1đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn thơ trên? Câu 2 (1đ): Chỉ ra nghệ thuật tương phản được sử dụng ở hai đoạn thơ trên? Câu 3 (2đ): Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? Câu 4 (2đ): Những nét tương đồng giữa hai đoạn thơ trên? II. TẬP LÀM VĂN ( 14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ văn bản ở phần đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tình mẫu tử. Câu 2 (10,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan./. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 7-LẦN I (Thời gian:150 phút) Phần Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm 1 2 Nghệ thuật tương phản:Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn 1 những bí và bầu thì lớn xuống; Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao. 3 - Biện pháp tu từ: nhân hóa. 0.5 - Hiệu quả: Câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm, sinh động, diễn tả sự trôi chảy của thời gian khiến mẹ già đi vì năm tháng gian 1.5 khó, nhọc nhằn, nuôi dạy các con. Đọc- 4 -Về nội dung: diễn tả đức hi sinh, công lao trời biển của mẹ 2.0 hiểu trong việc nuôi dạy các con khôn lớn;tấm lòng của người con với mẹ trong sự yêu thương, xót xa khi thấy “thời gian chạy qua tóc mẹ” -Về nghệ thuật: hai đoạn thơ sử dụng phép tương phản, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật công lao, đức hi sinh của mẹ và tình cảm của con dành cho mẹ. 1 * Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 200 chữ, có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn; lập luận thuyết Phần phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, đảm bảo quy tắc chính tả, 0,5 TLV dung từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Khái niệm: Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh , 0,5 chở che , bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời. 2. Bàn luận, nâng cao vấn đề - Biểu hiện của tình mẫu tử 1,0 + Ngay từ những ngày đầu chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che. + Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách + Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành ( lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học ) + Con là sức mạnh của mẹ, niềm hi vọng, động lực của mẹ + Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống. + Làm cuộc đời ấm áp hơn 1,0 - Phê phán: + Những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình , hành
- hạ , ngược đãi con. + Những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em. + Những đứa con tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu ( chỉ dẫn chứng ) - Bài học nhận thức và hành động 1,0 + Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử + Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời , nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng , quan tâm , giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất + Liên hệ bản thân 2 * Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 - Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc .) - Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, logic. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. - Bố cục chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; trình bày sạch đẹp; ít lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về nội dung 1. Giải thích: 1.0 - Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả. - Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca. -> Ý cả câu: Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện. 2. Chứng minh: HS cần phân tích bài thơ để làm sáng tỏ: Bài thơ Qua Đèo Ngang bắt rễ từ lòng người: - Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác khi Bà Huyện Thanh 0,5 Quan vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập, đó thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. - Bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn 0,5 trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi lòng. – Đèo Ngang là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Dãy Hoành Sơn chạy dài ra tận bờ biển mà tạo 0,5 thành con đèo “đệ nhất hùng quan” của Đại Việt. – Hai câu đề nói lên một không gian, thời gian gợi buồn đó là Đèo Ngang với bóng xế tà. Khung cảnh Đèo Ngang: cỏ, hoa, 0,5 lá, đá chen nhau mà tồn tại đã khắc họa cảnh cằn cỗi hoang vu. Điệp ngữ “chen” tô đậm nét cằn cỗi, hoang vu ấy. – Hai câu thực gợi tả cuộc sống và con người nơi Đèo Ngang hơn 150 năm về trước ít ỏi, lẻ loi chỉ là vài chú tiều phu “lom 0,5
- khom” kiếm củi nhỏ bé và hút lặng vào không gian và mấy nhà chợ “lác đác” lưa thưa, xơ xác. -> Nữ sĩ càng cảm thấy mình bơ vơ, trơ trọi và buồn khôn xiết kể. - Hai câu luận: Trời tối dần, chim rừng cất tiếng gọi đàn: con cuốc cuốc và cái gia gia. Khúc nhạc rừng cất lên, lúc hoàng 0,5 hôn rất buồn, gợi lên bao nỗi niềm đối với li khách vừa “nhớ nước, đau lòng” vừa “thương nhà mỏi miệng”. Tiếng chim cũng là tiếng lòng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. - Hai câu kết thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn tâm trạng của nhà thơ. + Bốn chữ “dừng chân đứng lại” gợi tả một cử chỉ, một hành động, một tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi. Đứng lại để nhìn con 0,5 đèo; dừng chân để nghe tiếng chim gọi đàn. Giữa mênh mông “trời non nước”, lữ khách chỉ thấy mình trơ trọi “ta với ta”. Chút “tình riêng” như tan ra thành “mảnh”, buồn đau tê tái. Chữ “một” đứng đầu câu thơ cuối bài đã đặc tả nỗi buồn lẻ loi, cô đơn của tác giả khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc ngày tàn. + Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản độc đáo. Cái mênh mông, bao la, vô hạn của “trời non nước’’ tương phản cái 0,5 “ta” nhỏ bé, lẻ loi và đơn côi. Nỗi nhớ quê nhớ nhà dâng lên trong lòng li khách không thể nào kể xiết. => Cảnh Đèo Ngang, tâm tình nữ sĩ – khách li hương như chan hòa, như cộng hưởng. Tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê nhớ 0,5 nhà, nỗi buồn cô đơn của li khách đã kết đọng thành vẻ đẹp nhân văn của bài thơ tuyệt bút “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ Qua Đèo Ngang nở hoa nơi từ ngữ: - Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niềm hoài cổ buồn thương man mác, bâng khuâng. 0,25 - Sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận, kết đã làm nổi bật được khung cảnh vắng vẻ, hoang sơ, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ được tâm trạng nhà thơ. 0,5 - Phép đảo ngữ được vận dụng tài tình ở các câu thực, luận đã nhấn mạnh sự heo hút, thưa thớt của cảnh vật và nỗi nhớ nước 0,5 thương nhà da diết của nhà thơ. - Phép chơi chữ độc đáo ở hai câu luận đã bộc lộ tâm trạng bồn chồn, hoài cổ của nhà thơ một cách kín đáo. 0,25 - Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hàm xúc cô đọng nhưng đã diễn tả được nội dung phong phú. Hình tượng thơ 0,5 mang tính ước lệ tượng trưng nhưng rất biểu cảm, nhất là âm điệu, nhạc điệu bổng trầm, du dương như cuốn hút hồn người. 3. Đánh giá, khái quát vấn đề 1.0 + Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt
- + Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt GV ra đề: Lê Thị Châu