Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mường Giôn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mường Giôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Mường Giôn
- UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC : 2017 - 2018 Môn: Lịch sử Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ? Câu 2 (5 điểm) Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 ? Câu 3 (2,5 điểm) Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa kinh tế Nhật và Mĩ vào những năm 20 của thế kỉ XX ? Câu 4: (3,5 điểm) Tại sao nói cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại ? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới? Câu 5 (5 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
- NĂM HỌC : 2017 - 2018 Môn: Lịch sử Câu Đáp án Điểm Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại: 2 điểm Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị trung đại. 1 Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh 2 điểm địa. - Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. - Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách 1 điểm trên các lĩnh vực: - Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc 1 điểm tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến - Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế 1 điểm tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, 2 đường sá, cầu cống - Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu 1 điểm phương tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. - Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú 1 điểm trọng nội dung khoa học- kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. * Điểm giống: - Đều là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không 0,5 điểm bị mất mát gì nhiều. * Điểm khác: - Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, 3 1 điểm thực hiện phương thức sản xuất theo dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân. - Kinh tế Nhật chỉ phát triển một vài năm đầu sau chiến tranh rồi lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự 1 điểm cải tiến kĩ thuật, nông nghiệp lạc hậu. * Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, 2 điểm 4 khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người vì nó gây ra thiệt hại khổng lồ cho nhân loại cả về người và của:
- - 72 nước ở trong tình trạng chiến tranh, 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, tàn tật, - Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến trong 1000 năm trước đó cộng lại. * Liên hệ trách nhiệm: 1,5 điểm - Học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, cũng như bảo vệ nền độc lập, hòa bình của đất nước - Tích cực tham gia phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương cũng như cả nước và quốc tế - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình 1 điểm trí thức yêu nước ở xã Kim Liên - Nam Đàn- Nghệ An. - Nguyễn Ái Quốc sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, 2 điểm chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù Đ.quốc xâm lược. Các phong trào đấu tranh lần lượt thất bại 5 - Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và 2 điểm Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước mới giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc. Người ra đề Ngô Văn Úy