Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đình Hành (Bản đẹp)

pdf 1 trang nhatle22 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đình Hành (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_ngu.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Đình Hành (Bản đẹp)

  1. Thầy Nguyễn Đình Hành- Gia Lai 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LƠP 9 TỈNH NGHỆ AN Năm học 2017-2018 (Bảng A) Thời gian: 150 phút Câu I (3,0 điểm) 1. Giải thích tại sao cần đun than ở nơi thoáng mát, có gió và tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi trong phòng kín. 2. Chi kim loại đồng vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A. Sục từ từ khí A vào dung dịch NaOH thu được dung dịch B. Dung dịch B vừa tác dụng với dung dịch CaCl2 và vừa tác dụng được với dung dịch KOH. Xác định khí A, thành phần các chất trong dung dịch B và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu II (3,0 điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ (mỗi mũi tên là một phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có) Al2O3 Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al2(SO4)3 Al(NO3)3 2. Có các muối A, Y, Z chứa các gốc axit khác nhau. Cho biết: X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH) có khí thoát ra. Y + dung dịch HCl có khí thoát ra. Y + dung dịch NaOH có kết tủa. Ở dạng dung dịch: Z + X có khí thoát ra. Z + Y có kết tủa và có khí thoát ra. Xác định công thức hóa học của X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa. Câu III (3,0 điểm) 1. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử, nêu cách phân biệt các kim loại riêng biệt có màu tương tự nhau: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. 2. Muối ăn có lẫn tạp chất là Na2CO3, CaCl2, BaCl2. Làm thế nào để có được muối ăn nguyên chất bằng phương pháp hóa học? Câu IV (4,0 điểm) 1. Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của các chất có công thức phân tử như sau: C3H8O, C5H10. 2. Hỗn hợp khí X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Mặt khác, nếu dẫn toàn bộ X qua bình chứa dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xong, khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên 0,82 gam và thấy có khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí thoát ra khỏi bình chứa dung dịch brom thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Xác định A và tính phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp X? Câu V(4,0 điểm) 1. Cho 7,1 gam P2O5 vào V ml dung dịch X chứa KOH 1,25M và NaOH 0,75M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 24,4 gam chất rắn khan. Xác định V? 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm 4 chất Ba(HCO3)2 (0,075 mol), BaCl2 (0,025 mol), NaHCO3, NaCl hòa tan hết vào nước thu được dung dịch Y. Cô cạn Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi được 26,45 gam chất rắn. Tổng thể tích khí CO2 sinh ra trong quá trình thí nghiệm trên là 5,6 lít (đktc). Tính phần trăm khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp X? Câu VI (3,0 điểm) 1. Vẽ hình điều chế và thu khí SO2 trong phòng thí nghiệm. Khí SO2 là khí độc, làm thế nào để khí SO2 không thoát ra ngoài, giải thích? 2. Để làm khô khí SO2 có thể dùng chất nào trong số các chất sau: H2SO4 đặc, CaO, NaCl khan, P2O5, KOH khan, CuSO4 khan.