Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang nhatle22 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_3_nam.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 3 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NHƯ THANH Năm học: 2016-2017 ĐỀ 03 Môn thi: Giáo dục công dân Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) SỐ BÁO DANH Đề này có 07 câu, gồm 01 trang. . Câu 1 (2.0 điểm) Hãy điền vào chỗ trống ( ) để hoàn thành nội dung Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2010: 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành (1) của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải (2) của người điều khiển giao thông. 3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của (3) 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và (4) cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Câu 2 (3.0 điểm) Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Là công dân- học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3 (3.0 điểm) Thế nào là pháp luật, kỉ luật? Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Em phải làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kỉ luật? Câu 4 (3.0 điểm) Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là gì? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? Nhà nước và công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo? Câu 5 (2.0 điểm) Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hiện nay? Là công dân- học sinh em cần phải làm gì để thể hiện là người sống hòa bình? Câu 6 (4.0 điểm) Trách nhiệm pháp lý là gì? Trình bày nội dung của mỗi loại trách nhiệm pháp lý và lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại. Câu 7 (3.0 điểm) Tình huống: Tuấn 15 tuổi mượn xe máy 125 phân khối rủ Bình đi chơi, lạng lách, đánh võng trên đường phố tại ngã tư. Có tín hiệu đèn báo dừng xe lại, nhưng Tuấn không dừng lại mà còn cố tình đi tiếp và gây va quệt vào người đi xe đạp làm hỏng xe đạp và gây thương tích nhẹ cho người đó. Theo em:a. Tuấn đã có những vi phạm pháp luật nào ? b. Tuấn sẽ bị xử phạt như thế nào ?./. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 03 CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH 1
  2. NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: Giáo dục công dân Câu Nội dung cần đạt Câu 1 (1). hiệu lệnh và chỉ dẫn (2,0 (2). chấp hành hiệu lệnh điểm) (3). báo hiệu tạm thời (4). nhường đường Học sinh nêu được các ý cơ bản sau: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. HS nêu được ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: rừng cây, đồi núi, không khí, rác thải, khói bụi, nhà máy, đường xá - Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người: + Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được. + Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Câu 2 - Quy định định của pháp luật: 3.0 + Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp điểm bách của toàn quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. + Nghiêm cấm các hành vi như: thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí, phá hoại, khai thác trái phép rừng; khai thác, kinh doanh các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước quy định - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện, nước sạch + Hạn chế dùng chất khó phân hủy( ni lon, nhựa), thu gom, tái chế và sử dụng đồ phế thải. + Thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền cho gia đình và mọi người cùng thực hiện ; đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm HS trình bày được: - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. Câu 3 - Ý nghĩa: 3.0 + Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong điểm hành động + Xác định được trách nhiệm của cá nhân, bảo vệ được quyền lợi của mọi người. + Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một định hướng chung. - Trách nhiệm: + Thường xuyên và tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỉ luật. 2
  3. + Phê phán và đấu tranh trước những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật + HS thực hiện tốt quy định của nhà trường, của tập thể lớp ; nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện tốt; đồng tình, ủng hộ những việc làm đúng pháp luật và kỉ luật; đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật HS nêu được: - Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi, quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. - Điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo: Giống nhau: + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. + Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. Khác nhau: Đối tượng: + Khiếu nại: Là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. + Tố cáo: Là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Cơ sở: + Khiếu nại: Là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại. Câu 4 + Tố cáo: Là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa 3.0 gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ điểm quan, tổ chức. Mục đích: + Khiếu nại: Là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của nhười khiếu nại đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại. + Tố cáo: Là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Người khiếu nại và tố cáo: + Khiếu nại: Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người chưa có năng lực hành vi đấy đủ có thể thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. + Tố cáo: Là mọi công dân. - Trách nhiệm của Nhà nước: + Trách nhiệm của nhà nước: - Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định; -Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân; - Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. + Trách nhiệm của công dân: 3
  4. - Phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định. - Tích cực học tập, nâng cao trình độ nhận thức; không lợi dụng quyền KN, quyền TC để vu khống, vu cáo làm hại người khác HS nêu được các ý cơ bản sau: - Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. - Chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình vì: + Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, là khát vọng của toàn nhân loại; còn chiến tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán, là thảm họa của loài người. + Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta và đó là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, dân tộc.Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn Câu 5 nhân loại. 2.0 + Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và dã phải chịu đựng quá nhiều đau điểm thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới. - Ý nghĩa và biểu hiện: + Mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân loại; góp phần làm giảm đau thương, tang tóc; tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong tất cả các lĩnh vực - Trách nhiệm của công dân- học sinh: +Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tôn trọng, bình đẳng giữa con người với con người; thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác + HS tham gia hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức;Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ; có thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau - Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân,tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc được nhà nước quy định. - Néi dung cña mçi lo¹i tr¸ch nhiÖm ph¸p lý: + Tr¸ch nhiÖm h×nh sù là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. HS lấy VD và phân tích Câu 6 + Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của người(cơ quan, tổ chức) vi phạm 4.0 các nguyên tắc quản lý nhà nước phải chịu các hình thức xử phạt hành chính do cơ điểm quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng HS lấy VD và phân tích + Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người (cơ quan, tổ chức) có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm HS lấy VD và phân tích + Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học, áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình 4
  5. HS lấy VD và phân tích Liên hệ Yêu cầu học sinh trình bày được: a.Theo em tuấn đã có những hành vi vi phạm pháp luật sau: - Sử dụng xe gắn máy 125 phân phối khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. - Xử dụng xe khi không có giấy phép lái xe. - Lạng lách, đánh võng ( phóng nhanh, vượt ẩu). - Không chấp hành tín hiệu đèn. Câu7 - Gây tai nạn, làm hư hỏng tài sản của người khác. 3.0 b.Tuấn sẽ bị xử phạt như sau; điểm + Xử phạt hành chính về tội: - Sử dụng xe gắn máy 125 phân phối khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. - Sử dụng xe khi không có giấy phép lái xe. - Lạng lách, đánh võng ( phóng nhanh, vượt ẩu). - Không chấp hành tín hiệu đèn. + Xử phạt hình sự vì tội: Gây tai nạn, làm hư hỏng tài sản của người khác. 5