Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang nhatle22 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_2_nam.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NHƯ THANH Năm học: 2016-2017 Môn thi: Giáo dục công dân ĐỀ 02 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) SỐ BÁO DANH Đề này có 07 câu, gồm 01 trang. Câu1:(2.0 điểm): Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ ( .) để hoàn chỉnh điều luật sau: Điều 32 (Luật Giao thông đường bộ 2008) dành cho người đi bộ. “2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (1) , có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (2) và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có (3) , cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi (4) an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường”. Câu 2: (3.0 điểm): Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá? Câu 3: (2.0 điểm ): Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Câu 4: (4.0 điểm ): Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào? Là học sinh, em cần phải làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình? Câu 5: (2.0 điểm): Cha ông ta có câu: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Em hãy cho biết, câu ca dao trên khẳng định phẩm chất đạo đức nào của con người? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức đó? Câu 6: (5.0 điểm): Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Nhà nước quy định như thế nào về nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh? Nêu vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, công dân cần phải làm gì? Câu 7: (2.0 điểm): Bà Lành là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Dương là công dân của xã, Dương đến phản ánh với bà Lành về việc lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép của một số cán bộ xã. Theo em: - Việc công dân Dương phản ánh với bà Lành có đúng địa chỉ không? - Trách nhiệm của bà Lành trong việc này như thế nào? Hết PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP NHƯ THANH TỈNH Năm học: 2016-2017 Môn thi: Giáo dục công dân 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD ĐỀ 02 Câu Nội dung Câu HS trình bày đúng các từ, cụm từ sau 1 1. Đèn tín hiệu (2,0 ) 2. người đi bộ 3. vạch kẻ đường 4. bảo đảm Câu - Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật 2 thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; được lưu (3,0 ) truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - VD: Giỗ tổ Hùng vương - Ý nghĩa của di sản văn hoá + Đối với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam: Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. + Đối với thế giới: Di sản văn hoá Việt nam góp phần vào kho tàng văn hoá thế giới. Một số di sản của Việt Nam được công nhận là di sản văn hoá thế giới để được tôn vinh, gìn giữ như tài sản quý giá của nhân loại. VD: như Thành nhà Hồ, vịnh Hạ Long Câu * Khái niệm: 3 Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa (2,0 ) tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội * Trách nhiệm bản thân khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa: - Cần tránh những việc làm xấu. - Tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Câu * Khái niệm: 4 - Tài sản Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước chịu (4,0 ) trách nhiệm quản lý. Ví dụ: đất đai, tài nguyên trong lòng đất, - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Ví dụ: Lợi ích do các công trình công cộng mang lại (công viên, cung văn hóa, ) - Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. * Nghĩa vụ của công dân: - Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân. - Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lý tài sản Nhà nước. * Trách nhiệm của học sinh: - Có ý thức tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia. Ví dụ - Tích cực tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. Ví dụ - Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước và lợi 2
  3. ích công cộng. Ví dụ Câu - Câu ca dao có ý nói khi con nguời đã có quyết tâm thì dù bị người khác 5 ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình. (2,0 ) - Câu ca dao khẳng định phẩm chất đạo đức tự chủ của con người - HS nêu cách rèn luyện + Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. + Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai, biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. Câu * Khái niệm Quyền tự do kinh doanh: Là quyền của công dân được lựa chọn 6 hình thức tổ chức kinh tế, nghành nghề và quy mô kinh doanh. (5.0) - Nhà nước quy định nghĩa vụ trong kinh doanh: + Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép + Không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như: thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm * Vai trò của Thuế: - Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế - Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước * Trách nhiệm của công dân đối với Thuế: - Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng Thuế góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. Câu - Bà Lành là đại biểu HĐND xã – là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng 7 của nhân dân địa phương đó. Dương là cử tri, việc Dương phản ánh với bà Lành (2,0) các sai phạm của cán bộ địa phương là đúng theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm của ba Lành là: + Lắng nghe các ý kiến của của cử tri. + Xem xét trả lời những yêu cầu kiến nghị của cử tri + Báo cáo, phản ánh hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước ở địa phương để giải quyết các kiến nghị đó. + Xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Ghi chú: - Điểm toàn bài là 20.0 điểm. Tùy theo mức độ bài làm của thí sinh ở từng câu mà có thể cho điểm thích hợp 3