Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Khối 9 - Năm học 2013-2014 (Bản đẹp)

doc 9 trang nhatle22 6870
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Khối 9 - Năm học 2013-2014 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Khối 9 - Năm học 2013-2014 (Bản đẹp)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2013 – 2014 Đề chính thức Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4.0 điểm ): Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình, em hãy làm rõ : a) Vì sao phải phòng chống tệ nạn xã hội? b) Pháp luật có những qui định như thế nào về phòng chống tệ nạn xã hội? c) Là học sinh, em cần phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 2 (4,0 điểm): a) Dân chủ là gì ? Kỷ luật là gì ? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật ? b) Em hãy nêu một ví dụ cụ thể về thực hiện Dân chủ trong lớp mình ? Câu 3 (5,0 điểm ): Em h·y cho biÕt nh÷ng nguyªn nh©n dÉn ®Õn tai n¹n giao th«ng. Nguyªn nh©n nµo lµ chñ yÕu? An 15 tuổi đi xe máy phân khối lớn. Do phóng nhanh, vượt ẩu An đã đâm vào bác Ba đi ngược chiều làm bác Ba bị thương. Hoảng sợ An phóng xe bỏ chạy bất chấp đèn đỏ. Nhưng một chiến sĩ cảnh sát giao thông đã đuổi kịp và giữ An lại . Em hãy : a) Nhận xét hành vi của An . b) Chỉ ra các vi phạm của An . c) Cho biết trách nhiệm của An, bố mẹ An ? d) Từ đó, cho biết vì sao pháp luật phải có những qui định về trật tự an toàn giao thông . Câu 4 (4,0 điểm): Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn như thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe, tính mạng con người. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ những nội dung sau: a) Thế nào là môi trường? Bảo vệ môi trường? b) Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của mỗi con người? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường? c) Là một học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ tốt hơn môi trường sống của mình? Câu 5 (3,0 điểm): Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hãy nêu các nội dung hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS . - - - Hết - - - (Cán bộ coi thi không giải gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – MÔN GDCD Câu 1 (4,0 điểm ) a , Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức, pháp luật có nhiều tệ nạn xã hội,nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm ( 0,25 điểm ) - Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội suy thoái giống nòi dân tộc . ( 0,5 điểm ) - Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái nọ dẫn đến cái kia, hoặc cùng một lúc đối với mỗi người và đối với xã hội. Ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/DIDS .Một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. ( 0,25 điểm ) b, Để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta qui định: ( 2 điểm ) ( SGK trang 35 ) - Cấm đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào .( 0,25 điểm ) - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ( 0,5 điểm ) - Nghiêm cấm hành vi mại dâm . ( 0,25 điểm ) - Trẻ em không được đánh bạc . ( 1,0 điểm ) c, Nhiệm vụ của công dân học sinh : ( 1 điểm ) Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh,biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo qui định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương Câu 2 (4,0 điểm): a) - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. (1đ) - Kỷ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. (1đ) - Mối quan hệ: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người tạo cơ hội cho con người phát triển nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động. (1đ) b) Nêu được ví dụ (1,0đ) Câu 3 ( 5,0 điểm ) * Nh÷ng nguyªn nh©n dÉn ®Õn tai n¹n giao th«ng (2,0đ) C¸c ph­¬ng tiÖn tham gia giao th«ng ngµy mét nhiÒu. NhiÒu ph­¬ng tiÖn tham gia giao th«ng trªn cïng mét tuyÕn ®­êng. HÖ thèng ®­êng s¸ h­ háng xuèng cÊp. Qu¶n lý giao th«ng cña nhµ n­íc cßn h¹n chÕ .
  3. Do ý thøc cña ng­êi tham gia giao th«ng cña ng­êi ®iÒu khiÓn: Coi th­êng ph¸p luËt hoÆc thiÕu hiÓu biÕt ph¸p luËt vÒ trËt tù an toµn giao th«ng Giải quyết tình huống: (3,0 đ) a, Hành vi của An là vi phạm pháp luật. ( 0,5 điểm ) b, Các vi phạm của An : (1,0 điểm ) - Chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy có phân khối lớn . - Vượt đèn đỏ . - Đi sai phần đường qui định . - Đi xe với tốc độ không đúng qui định . c, Trách nhiệm của An : (0,5 điểm ) - Xin lỗi bác Ba và cùng bác tới bệnh viện - Báo cho bố mẹ biết để chăm sóc, bồi thường sức khoẻ cho bác Ba . * Trách nhiệm của bố mẹ An : (0,5 đ) Phải chịu sử phạt hành chính về hành vi của con mình trước cơ quan pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm giáo dục An thực hiện đúng qui định của pháp luật khi tham gia giao thông . d, Pháp luật phải có những qui định về trật tự an toàn giao thông là nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên đường. Bởi vậy tất cả mọi người, dù đi bộ hay điều khiển phương tiện gì cũng cần tuân theo để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra . ( 0,5 điểm ) Câu 4 (4,0 điểm): a) Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. - Những điều kiện tự nhiên như rừng cây, đồi núi, sông hồ, biển, bầu khí quyển, khoáng sản trong lòng đất - Những điều kiện nhân tạo don con người xây dựng nên như các nhà máy, đường xá, công trình thủy lợi, trường học bệnh viện, các công trình thông tin liên lạc . * Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. b) Môi trường ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người: - Môi trường trong lành, sạch đẹp bảo đảmcân bằng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người đem hết khả năng của mình để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo cho con người có phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần. - Môi trường bị ô nhiễm: Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, là cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái đó là nguyên nhân gây ra mưa bão, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người như đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp * Biện pháp bảo vệ môi trường: Giữ cho môi trường xanh sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, gồm các biện pháp như sau: - Không được sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, không được vứt rác bừa bãi. - Thường xuyên sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt.
  4. - Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, thiên nhiên. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiện gây ra . c) Trách nhiệm của học sinh ( ) Câu 5 (3,0 điểm): - Trong bối cảnh thế giới đang đứng trớc những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu ( bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo ) mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. (1 điểm ) * Ví dụ về sự hợp tác quốc tế : - Bảo vệ môi trường : Tham gia “ngày trái đất” tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo vệ môi trường. ( 0,5 điểm ) - Chống đói nghèo : Chương trình lương thực thế giới WFP . ( 0,5 điểm ) - Chống HIV/ AIDS : ( 0,5 điểm ) + Chương trình kiểm soát ma tuý của liên hợp quốc tại Việt Nam ( UNDCP ) + Ngày 1 /12 hàng năm : Ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những kiến thức cơ bản định hướng. - Căn cú vào bài viết của học sinh giáo viên chấm cân nhắc cho điểm hợp lý.
  5. PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 - NĂM HỌC 2012 – 2013 Đề chính thức Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 5 (5,0 điểm) a. Thế nào là pháp luật? Đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? b. Những quy định của pháp luật nước ta về “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” a. (3 điểm): * Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0.5 điểm) * Đặc điểm của pháp luật: (1.5 điểm) + Tính quy phạm phổ biến : Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mỗi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến (0.5 điểm) + Tính xác định chặt chẽ : các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, được thể hiện trong các văn bản pháp luật. (0.5 điểm) + Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí. ( 0.5 điểm) * Bản chất của pháp luật : Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ( 0.5 điểm) *Vai trò của pháp luật : Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. ( 0.5 điểm) b. (2 điểm) HS nêu được vai trò của gia đình và những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. * Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con ; không đựơc phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi , xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.(0.5 điểm) - Ông bà nội , ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.(0.5 điểm) * Quyền và nghĩa vụ của con, cháu :
  6. Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ , ông bà ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.(0.5 điểm) * Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. (0.25 điểm) = > Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta cần hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình(0.25 đỉêm) Câu 1 : (5,0 điểm): Hãy nêu sự cần thiết của đức tính năng động sáng tạo ? Em hiểu gì về câu nói: “Trẻ không năng động, già hối hận”. Trả lới câu1(5đ): - Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại . Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. (1,0 điểm) - Cần hiểu đúng nghĩa câu nói: Tuổi trẻ không năng động sáng tạo, không tích cực dám nghĩ, dám làm, say mê tìm tòi tiếp thu nắm bắt những cái mới để vận dụng vào cuộc sống thì khi già có hối hận cũng đã muộn (0,5 điểm) Câu 2 (2,5điểm): a/ Em hiểu thế nào về quyễn sở hữu? Quyền sở hữu của công dân bao gồm những nội dung nào? Nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao? b/ Phân biệt tài sản nhà nước với tài sản tập thể (hợp tác xã)? Cho ví dụ cụ thể. Trả lời: Câu 2 (2,5điểm): a/ - Quyền sở hữu là quyền công dân được có tài sản, nói cách khác là quyền công dân được giữ tài sản cho riêng mình. (0,5 điểm) - Quyền sở hữu của công dân bao gồm 3 nội dung: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. (0,5 điểm) - Quyền định đoạt là quan trọng nhất vì chỉ có chủ sở hữu thực sự mới có quyền quyết định số phận của tài sản như đem bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn (0,5 điểm) b/ - Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân giao cho các cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý. Ví dụ: Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, kho bạc nhà nước, ngân hàng quốc gia (0,5 điểm) -Tài sản tập thể là tài sản của các hợp tác xã hay các hình thức tổ chức kinh tế do người lao động lập ra, gồm vốn bằng tiền hoặc hiện vật mà xã viên, tổ viên góp và lợi tức tích luỹ được. (0,5 điểm)
  7. Câu 6: (6,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tôn trọng, học hỏi , cũng như hợp tác quốc tế. Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về các vấn đề đó. Trả lời: Câu 6: (6,0 điểm) - Sức mạnh của việc kết hợp giữa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc tôn trọng học hỏi và hợp tác quốc tế : là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc phát triển . Ngày nay thế giới đang có xu thế như vậy ( 1,0 điểm) HS phân tích + Kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm theo, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành từ rất lâu đời. Nhờ có việc kế thừa, phát huy truyền thống đó mà chúng ta giữ được bản sắc riêng của mình, không bị đánh mất mình. Thực tế cho thấy những quốc gia dân tộc bỏ qua yếu tố này sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Nứơc ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù bởi nhờ có việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như : truyền thống yêu nước, căm thù giặc, yêu hòa bình, yêu tự do, độc lập, đoàn kết, cần cù trong lao động, anh dũng, mưu trí trong chiến đấu Không nói đâu xa, trước năm 1945 thực dân pháp muốn đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới . Nhưng tất cả đều bị đánh bại, vẫn còn một Việt Nam máu đỏ, da vàng, cong cong hình chữ S , độc lập , thống nhất, muôn người như một.(HS có thể lấy dẫn chứng thêm) (1.5 điểm) + Tôn trọng, học hỏi, hợp tác quốc tế cũng không thể bỏ qua trên con đường xây dựng nước nhà. Bởi lẽ thế giới có nhiều kinh nghiệm quý báu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Một lẽ đương nhiên ai cũng thấy, có tôn trọng tôi tôi mới tôn trọng anh, có tôn trọng tôi thì tôi mới sẵn sàng chia sẻ với anh. Hơn nữa, chúng ta học hỏi, hợp tác quốc tế chúng ta sẽ thu hoạch đựoc nhiều kinh nghiệm, giải quyết đựơc các vấn đề cấp bách. Nhờ học hỏi, hợp tác chúng ta có kinh nghiệm trong xây dựng cầu, đường, những ngôi nhà cao tầng, giáo dục, y tế , những bộ trang phục đến cách trang trí, rồi công nghệ thông tin : cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, cầu Mỹ Thuận mang lợi đến hàng tỉ đồng, đường quốc lộ Bắc Nam thông suốt, rồi đổi mới SGK, phương pháp dạy học được cải tiến nhiều để rồi ta đạt nhiều giải vàng quốc tế, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam Dung Quất - Quảng Ngãi, các ca mổ tim, ghép gan, ghép thận rồi tần số phát sóng kênh truyền hình nâng cấp, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS, truy tìm tội phạm nguy hiểm quốc tế (HS có thể lấy dẫn chứng thêm) (1.5 điểm) + Tuy nhiên chúng ta học hỏi cần phải có chọn lọc, phù hợp với đất nước con người Việt Nam. Nếu không học hỏi sẽ tự bó mình, cô độc, tự cung tự cấp và đương nhiên không phát triển. Nếu học hỏi, hợp tác một cách thoái qúa(sính ngoại), ta sẽ đánh mất mình. Nếu ta cứ khư khư giữ lại những gì của dân tộc không còn phù hợp (xã hội luôn phát triển) thì ta lại trở thành một đất nước, dân tộc lạc hậu, mà lạc hậu thì dễ bề bị cai trị.Hiện nay thế giới đang có xu thế hội nhập, nếu ta cứ bó mình là đi ngược lại xu thế. (0.5 điểm) - Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về các vấn đề đó : ( 1.5 điểm) + Tích cực tuyên truyền , giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong nhân dân để nhân dân hiểu, học tập và làm theo.
  8. + Khuyến khích phát triển những làng nghề truyền thống, cho phép khôi phục lại những nét văn hoá tiêu biểu nhớ ơn cội nguồn , dẹp bỏ, bài trừ các tập tục lạc hậu như chữa bệnh bằng cúng bái, hành nghề mê tín dị đoan, cưới hỏi linh đình + Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Câu 2: (6,0 điểm) Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng. Câu hỏi: 1/ Việc làm của mẹ Bình là đúng hay là sai? Vì sao? 2/ Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao? 3/ Bình có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó? 4/ Ở địa phương em còn tình trạng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình không? Hãy nêu một số ví dụ và cho biết em có thể làm được gì để góp phần thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình? Trả lời Câu 2: (6,0 điểm) 1/ - Việc làm của mẹ Bình là sai - Vì: Đã vi phạm Điều 4 của Luật Hôn nhân và Gia đình: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, li hôn; cấm cưỡng ép li hôn, li hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.” 2/ - Cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận - Vì: + Tảo hôn. + Cưỡng ép kết hôn. 3/ Để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó: Bạn Bình có thể nhờ họ hàng, nhà trường, đoàn thể, chính quyền ở địa phương thuyết phục mẹ mình không ép con trong hôn nhân, không vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình 4/ - Học sinh liên hệ ở địa phương và lấy các ví dụ về: tảo hôn; vi phạm hôn nhân một vợ, một chồng - Học sinh cần học tốt pháp luật để hiểu và thực hiện theo đúng pháp luật. - Tuyên truyền cho gia đình, người thân cần thực hiện tốt pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng Câu 1: (10 điểm)
  9. Em hiểu như thế nào là dân chủ và kỉ luật? Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”? Em có sáng kiến gì để học sinh thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường? Trả lời Câu 1: (10 điểm) a/ Học sinh nêu được nội dung: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. b/ Phân tích và chứng minh: - Phân tích được tác dụng của việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và trong hoạt động xã hội - Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. c/ Một số sáng kiến: - Tham gia hoạt động Đoàn – Đội - Thực hiện nội quy trường lớp - Bảo vệ tải sản nhà nước và lợi ích công cộng