Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nghi Lộc 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nghi Lộc 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_11_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nghi Lộc 5
- SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI HSG TRƯỜNG NĂM HỌC 2016- 2017 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC Môn: Địa Lý 11 5 Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 4 điểm). Hãy nêu những tác động của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế-xã hội thế giới. Câu 2: ( 4 điểm): Thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam và một số khó khăn, thách thức gì khi Việt Nam gia nhập vào WTO? Câu 3: ( 4 điểm): Nêu những khó khăn, trở ngại của thiên nhiên Hoa Kỳ đối với quá trình phát triển kinh tế. Câu 4: ( 4 điểm): Trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay là phải ưu tiên phát triển miền Tây, góp phần ổn định chính trị, xã hội cho đất nước. Điều đó thể hiện như thế nào qua chiến lược đại khai phá miền Tây? Câu 5: ( 4 điểm): Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1986 1995 2006 Xuất khẩu 30,94 148,78 960,0 Nhập khẩu 42,90 132,08 810,0 a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1986-2006. b.Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
- HẾT ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1. Những tác động của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại tới sự phát triển kinh tế-xã hội thế giới: 1-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu. (2 điểm) - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm: sản xuất phần mềm, các ngành điện tử - Làm xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao: sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen, các dịch vụ kiến thức: bảo hiểm, viễn thông - Làm thay đổi cơ cấu lao động: tăng tỷ lệ lao động làm việc bằng trí óc trực tiếp tạo ra sản phẩm: các lập trình viên, nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. 2-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước phát triển: (1 điểm) - Ngành dịch vụ trở thành ngành có đóng góp lớn nhất trong GPD. - Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân chúng đạt ở mức cao. 3-/ Tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển: (1 điểm) - Gia tăng tốc độ phát triển kinh tế: Tận dụng cơ hội chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển áp dụng thành tựu khoa học-công nghệ vào một số ngành kinh tế và đã đạt được thành quả đáng kể. Ví dụ: Công nghệ tin học phát triển ở An Độ đã đưa lại sự nổi tiếng cho đất nước này về công nghệ thông tin. - Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ trong GDP. Chất lượng cuộc sống của đa số người dân lao động chưa được cải thiện, sự chênh lệch giữa người giàu, người nghèo ngày càng gia tăng (nguyên nhân: do các chính sách xã hội của những nước này chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội). Câu 2:
- Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Thời cơ: (2 điểm) Mở rộng thị trường ra nước ngoài, tìm thị trường mới trên cơ sở các Hiệp định thương mại song phương, đa phương. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và có nhiều thuận lợi về xuất khẩu hàng hóa vào các nước khác trong WTO. Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Mở cửa, tạo điều kiện phát huy nội lực. Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện. Những khó khăn, thách thức: (2 điểm) Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực và thế giới. Trình độ quản lý kinh tế nhìn chung còn thấp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm. Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. Câu 3: - Lãnh thổ rộng lớn làm cho việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên không dễ dàng. - Thiên tai thường xuyên xảy ra: + Núi lửa phun và động đất (chủ yếu tập trung ở miền Tây và Nam Hoa Kỳ). + Các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn, gây lụt lội ở vùng bờ biển Đông Nam. (1,0 điểm) + Mùa Đông bão tuyết (blizzard) từ Canada tràn xuống đồng bằng Trung tâm làm cho Florida, New Orleans tuy nằm gần vùng nhiệt đới mà có lúc nhiệt độ xuống tới gần 0º, những ngày cực lạnh làm thiệt hại mùa màng, ngược lại mùa hè khối khí nhiệt đới nóng ẩm từ vịnh Mehico lấn lên phía Bắc gây ra những ngày nóng đặc biệt, New York, Chicago có lúc nhiệt độ lên tới 37ºC. (1,0 điểm) - Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng trên khu vực rộng lớn ở khu vực phía Tây. - Nạn xói mòn đất nghiêm trọng ở phía Bắc vùng đồng bằng Trung Tâm và các bang quanh dãy Appalaches. (1,0 điểm)
- - Tài nguyên Hoa Kỳ tuy rất phong phú nhưng không thể đầy đủ cho tất cả nhu cầu của các ngành công nghiệp, càng phát triển kinh tế Hoa Kỳ càng phải phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu, nhiên liệu của nhiều nước khác (nhất là ở các nước đang phát triển). - Tuy nhiên, nhờ có mạng lưới GTVT và thông tin được tổ chức tốt, nên sự rộng lớn của lãnh thổ lại trở thành một ưu thế có tính chất quyết định đối với sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. (1,0 điểm) Câu 4: Chiến lược tiến công Miền Tây Trung Quốc. Miền Tây Trung Quốc là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, có những tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng chưa được chú ý khai thác, quá trình vươn lên không ngừng của Trung Quốc đã làm gia tăng khoảng cách chênh lệch, phân hóa giữa miền Đông và miền Tây. Điều này đặt ra nhiệm vụ lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là phải ưu tiên phát triển miền Tây, góp phần ổn định chính trị, xã hội cho toàn đất nước. (0,5 điểm) Miền Tây Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố, khu tự trị là Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Trùng Khánh, Nội Mông với dân số gần 400 triệu người, có nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, mạng lưới giao thông thưa, bình quân thu nhập đầu người thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước. (0,5 điểm) Chính vì vậy, từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện Chiến lược đại khai phá miền Tây, quan tâm đặc biệt đến miền Tây thông qua một loạt các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho sự phát triển miền Tây như: (3 điểm) * Quy hoạch toàn diện nguồn tài nguyên khoáng sản và sử dụng hiệu quả, hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên. * Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường sinh thái, phát triển các ngành nghề ưu thế đặc sắc của miền Tây. * Phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục, đào tạo sử dụng tốt nhân tài. * Phát triển các ngành truyền thống và các ngành kỹ thuật cao. * Cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách thuế, thuê đất ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tham gia vào khai phá phát triển miền Tây. * Mở rộng hợp tác với các nước láng giềng, xây dựng khu vực mậu dịch tự do, phát triển mậu dịch biên giới. Phấn đấu trong một, hai thập kỷ tới miền Tây sẽ có bước phát triển nhảy vọt đáp ứng yêu cầu phát triển toàn bộ nền kinh tế.
- Câu 5: a. - Xử lí số liệu (0,5 điểm) - Vẽ biểu đồ thích hợp,khoa học, thẩm mĩ (1,5 điểm) tròn/ cột chồng/ miền Đơn vị :% Năm 1986 1995 2006 Xuất khẩu 42 53 54,2 Nhập khẩu 58 47 45,8 b. Nhận xét : (1,5 điểm) */Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1986 – 2006 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực : Tăng tỉ trọng xuất khẩu 12,2 % Giảm tỉ trọng nhập khẩu 12,2% Năm 1986 Trung Quốc nhập siêu nhưng đến 1995 và 2006 đã xuất siêu */ Nguyên nhân : (0,5 điểm) Do Trung Quốc áp dụng nhiều chính sách cải cách thương mại tiến bộ, hội nhập với nền kinh tế thế giới HẾT