Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

doc 1 trang nhatle22 1850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. PHÒNG GD&ĐT . ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN – VÒNG 2 NĂM HỌC 2018 -2019 : MÔN: Hóa học lớp 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 120 (không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 01 trang) Ngày thi: 16/11/2018 Câu I: (4,5 đ) 1) Nêu 4 tính chất vật lí của kim loại mà em đã được học ? Em hãy cho biết kim loại nào dẫn điện tốt nhất ? Biết rằng Cu dẫn điện tốt hơn Al vậy em hãy giải thích tại sao đường điện cao thế dây dẫn điện lại được làm bằng Al mà không phải được làm bằng dây Cu ? tO 2) Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4(đặc, nóng)  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Xác định các chất rắn X thích hợp . 3) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết sự có mặt của mỗi axit trong dung dịch hỗn hợp ba axit loãng gồm: HCl; HNO3 ; H2SO4 Câu II: (3,5 đ) 1) Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 không thấy tạo thành kết tủa. Nếu thêm NaOH vào thì thấy kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp dung dịch HCl vào thì thấy kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích các hiện tượng xảy ra với các PTHH minh họa 2) Có 2 kim loại A và B khối lượng nguyên tử đều 2 số hạng a và b ( a, b khác không và a>b) Khối lượng nguyên tử của A là ab và khối lượng nguyên tử của B là ba. Hiệu hai số khối lượng nguyên tử nhỏ hơn 10. Tổng số hai khối lượng nguyên tử nằm trong khoảng từ 100 đến 140. hãy xác định hai kim loại A và B. Câu III: (4,0 đ) 1) Cho một hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch C chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2. Khi các phản ứng kết thúc được dung dịch D và 8,12g chất rắn E gồm ba kim loại. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H 2 (đkc). Tính nồng độ mol của AgNO3, Cu(NO3)2 trong dung dịch C 2) Cho 1,16 g muối cacbonat của kim loại R tác dụng hết với HNO 3 thu được 0,448 lit hỗn hợp G gồm 2 khí (đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với hidro bằng 22,5. Xác định công thức muối. Câu IV: (1,5 đ) Bạn Trường tiến hành thí nghiệm cho từ từ dung dịch NaOH vào 100ml dung dịch FeCl3 aM và AlCl3 bM thấy xuất hiện kết tủa, khi kết tủa cực đại thì sau đó kết tủa bị hòa tan một phần. Đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa số mol kết tủa và số mol NaOH cho vào được bạn Trường vẽ lại như hình bên Em hãy xác định giá trị của a ; b Câu V: (6,5 đ) 1) Hòa tan 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và oxit của nó bằng H2O thu được 500 gam dung dịch B . Để trung hòa 50 gam dung dịch B phải dùng hết 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M . Xác định kim loại kiềm. 2) Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm MgO và MgCO3 trong dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 2,24 lít khí CO2 (đktc) a. Tính khối lượng mỗi chất có trong 16,4 gam hỗn hợp X b. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M vào dung dịch A thu được 110,6 gam kết tủa và 500 ml dung dịch B. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B. (Cho: H=1, O=16, Na=23, S=32, Fe=56, Cl=35,5, Ca = 40, C= 12, Mg = 24, Cu = 64, Al=27, Ba= 137) Hết ( Nếu học sinh có cách giải khác nhưng vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa)