Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc.pdf
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành
- SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 Môn thi: SINH HỌC Lớp 10 - Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3 điểm). Nêu tóm tắt chức năng của những bào quan sau: 1- Ti thể 2- Lục lạp 3- Lưới nội chất hạt 4- Bộ máy Gôngi 5- Lizôxôm 6- Ribôxôm. Câu 2 (2 điểm). a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 3 (1 điểm). Nội dung các câu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy viết lại cho đúng. a. Ribôxôm 70S chỉ có ở tế bào vi khuẩn. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. c. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương. d. Tinh bột và xenlulozơ là nguyên liệu cung cấp nguồn năng lượng cho tế bào thực vật. Câu 4 (1 điểm). Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Khi thí nghiệm, quên không đánh số các ống. Em có cách nào tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em, ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không, tại sao? Em có nhận xét gì về hoạt tính của enzim? Câu 5 (1 điểm). a. Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q b. Hai nhóm vi khuẩn trên có kiểu dinh dưỡng nào, vì sao? Câu 6 (2 điểm). Một gen dài 0,51 µm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 Xác định: a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen. b. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của gen. Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh (Đề gồm 01 trang; giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Thí sinh xem đáp án tại website www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn
- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (3 điểm) Nêu tóm tắt chức năng của những bào quan sau: 1- Ti thể 2- Lục lạp 3- Lưới nội chất hạt 4- Bộ máy Gôngi 5- Lizôxôm 6- Ribôxôm. HD: (mỗi ý 0,5đ) - Ti thể: hô hấp tế bào tạo ATP - Lục lạp: quang hợp tổng hợp chất hữu cơ C6H12O6 - Lưới nội chất hạt: tổng hợp protein, vận chuyển nội bào - Bộ máy Gôngi: đóng gói và phân phối (tiết) các sản phẩm protein, glicoprotein - Lizôxôm: tiêu hoá nội bào, phân huỷ các bào quan già và bào quan bị tổn thương - Riboxom: tổng hợp protein Câu 2. (2 điểm) a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? b. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? HD: (mỗi ý 0,25đ) a. Cấu trúc nhân TB - Màng nhân: gồm 2 lớp màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với tế bào chất. - Dịch nhân: dung dịch chứa các chất vô cơ, hữu cơ. - Nhân con: chứa rARN và protein để tổng hợp riboxom. - Nhiễm sắc thể: cấu tạo từ prôtêin và ADN. b. Trong cơ thể người - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân - Tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì trong nhân chứa NST (AND) có các gen điều khiển hoạt động sinh trưởng của tế bào. Câu 3: (1 điểm) Nội dung các câu sau đúng hay sai? nếu sai hãy viết lại cho đúng. a. Ribôxôm 70S chỉ có ở tế bào vi khuẩn. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. c. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương. d. Tinh bột và xenlulozơ là nguyên liệu cung cấp nguồn năng lượng cho tế bào thực vật. HD: (mỗi ý 0,25đ) a. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực. b. Sai. Vi khuẩn bị tế bào bạch cầu thực bào, rồi khi tiếp xúc với lizôxôm bị enzim trong lizôxôm phân huỷ. c. Sai. Tế bào vi khuẩn không bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương vì thành TB giữ cho tế bào có hình dạng kích thước ổn định. d. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulozơ là thành phần cấu trúc thành tế bào thực vật. Câu 4: (1 điểm) Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt: Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất Ống 2: thêm nước bọt Ống 3: thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
- Khi thí nghiệm, quên không đánh số các ống. Em có cách nào tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em, ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không, tại sao? Em có nhận xét gì về hoạt tính của enzim? HD: (mỗi ý 0,25đ) - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện. - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt) - Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. - Nhận xét: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt khi hoạt động trong môi trường có pH thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. Câu 5: (1 điểm) a. Hoàn thành các phương trình sau C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q b. Hai nhóm vi khuẩn trên có kiểu dinh dưỡng nào, vì sao? HD: (mỗi ý 0,25đ) a. Hoàn thành phương trình : Vi khuẩn etilic - C6H12O6 2C2H5OH (rượu etilic) + 2CO2 + Q Vi khuẩn lactic - C6H12O6 2CH3CHOHCOOH (axit lactic) + Q b. - Hai nhóm vi khuẩn trên có kiểu dinh dưỡng là hoá dị dưỡng - vì nguồn năng lượng và nguồn cácbon đều từ chất hữu cơ. Câu 6. (2 điểm) Một gen dài 0,51 µm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 Xác định: a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen. b. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của gen. HD: (mỗi phần 1đ) a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của gen: - Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu) - Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu) Theo đề bài: A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40% - Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen: + A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu) + T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu) + G1 = X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu) + X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu) b. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của gen: - Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2.450 + 3.1050 = 4050 liên kết - Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2.3000 -2 = 5998 liên kết