Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành

pdf 4 trang nhatle22 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thuận Thành

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1 Môn thi: LỊCH SỬ Lớp 11 - Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2,0 điểm). Nêu khái quát quát diễn biến và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản. Có đúng không khi cho rằng, sự ra đời của chủ nghĩa phát xít là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng này? Câu 2 (2,5 điểm). Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai STT Nội dung sự kiện Thời gian 1 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 2 Phát xít Đức tấn công Ba Lan 3 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 4 Liên quân Mĩ - Anh giành chiến thắng ở En-Alamen 5 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 6 Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 7 Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrat 8 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. a. Xác định và sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự, thời gian của Chiến tranh thứ hai. Cho biết sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh. b. Đánh giá ngắn gọn vai trò của Liên Xô trong thế chiến thứ hai. Câu 3 (3,0 điểm). Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì trước? Câu 4 (2,5 điểm). Khái quát những nét cơ bản về bốn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884. Phát biểu suy nghĩ về những nhân vật đó. Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh (Đề gồm 01 trang; giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Thí sinh xem đáp án tại website www.thptthuanthanh1.bacninh.edu.vn
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2 điểm). Nêu khái quát quát diễn biến và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các nước tư bản. Có đúng không khi cho rằng, sự ra đời của chủ nghĩa phát xít là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng này? Nội dung cần đạt Điểm a. diễn biến và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở các 1.5 nước tư bản * Diễn biến: - 10/1929: Khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ và lan ra toàn bộ thế giới tư 0.25 bản. - Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất vào năm 1932. 0.25 * Hậu quả: - Tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế các nước tư bản. 0.25 - Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất. 0.25 - Đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. 0.25 - Các nước tư bản ít thuộc địa: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản phải đi theo con 0.25 đường phát xít hóa bộ máy chính quyền. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện. b. Phát biểu ý kiến 0.5 Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc 0.25 khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là nhận định đúng đắn. Vì: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít càng khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thêm gay gắt hơn. Các nước ráo riết chạy đua vũ trang báo 0.25 hệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 2 (2.5 điểm) a. Xác định và sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự, thời gian của Chiến tranh thứ hai. Cho biết sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh. b. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong thế chiến thứ hai. Nội dung cần đạt Điểm a. Xác định và sắp xếp (0,25đ/1 ý = 2,0 điểm) ST Nội dung sự kiện Thời gian 2.0 T 1 Phát xít đức tấn công Ba Lan 1 – 9 – 1939 2 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 22 – 6 – 1941 3 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 7 – 12 – 1941 4 10 - 1942 Liên quân Mĩ - Anh giành chiến thắng ở En- Alamen
  3. 5 Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat 2 – 2 – 1943 6 HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 30 – 4 – 1945 7 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 9 – 5 – 1945 0.25 8 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 15 – 8 – 1945 * Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh là 0.25 chiến thắng Xitalingrat (2 – 1943) tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh : ưu thế từ phe Trục sang phe Đồng minh. b. Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: là một trong những nước đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh Câu 3 (3.0 điểm). Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì trước? Nội dung cần đạt Điểm Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với 3.0 các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì trước? *Nguyên nhân: - CNTB phát triển nhu cầu thuộc địa - Các nước phương Đông trong tình trạng lạc hậu, ở VN nhất là chính sách 0.5 cấm đạo của nhà Nguyễn tạo cớ cho Pháp xâm lược. * Điểm khác - Bối cảnh thời đại: Chủ nghĩa tư bản đang thắng thế trên toàn thế giới, chế độ 0.5 phong kiến đang rơi vào khủng hoảng ,,, - Kẻ thù: Kẻ thù xâm lược mới của nhân dân Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật cao hơn hẳn, đã hoàn thành cách mạng công nghiệp trải qua 300 năm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và đang từ giai đoạn tự do 0.25 cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền; tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa - Giai cấp lãnh đạo: không còn phát huy tác dụng tích cực như các thời kì trước, 0.5 không quyết tâm đánh giặc. - Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân, nhưng dần dần đã tách 0.5 thành một mặt trận riêng - Thời gian kéo dài nhưng không diễn ra cùng một lúc ở một nơi và bị xé lẻ với 0.25 những hướng đánh khác nhau. - Kết quả: thất bại, giai cấp thống trị triều Nguyễn vẫn tồn tại sau khi đất nước 0.5 nô lệ, sẵn sàng đầu hàng Pháp để duy trì sự thống trị của mình, làm cho nhân
  4. dân mất niềm tin ở giai cấp thống trị. Câu 4 (2.5 điểm). Khái quát những nét cơ bản về bốn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884. Phát biểu suy nghĩ về những nhân vật đó. Nội dung cần đạt Điểm a. Bốn nhân vật lịch sử tiêu biểu 2,0 Trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam gần 30 năm (1858 - 1884), thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta đứng lên chống xâm lược a. Quan lại: Một số quan lại yêu nước của triều đình Nguyễn đã nêu những tấm gương sáng về lòng căm thù giặc, về tinh thần bất khuất . - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam khi Pháp 0.5 đánh Đà Nẵng (1858) và mặt trận Gia Định khi Pháp đánh Gia Định. Năm 1873, ông cùng con là Nguyễn Lâm đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội - Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu khi Pháp đánh Hà Nội lần 0,5 thứ hai (1882) và ông đã tuẫn tiết, không chịu để sa vào tay giặc b. Cuộc kháng chiến của nhân dân - Trương Định đã trở thành những thủ lĩnh nghĩa quân Nam Kì từng làm giặc 0,5 phải kinh sợ - Nguyễn Trung Trực lừng danh với chiến công mưu trí đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ, với lời thề khảng khái trước lúc hi sinh. 0.5 2. Suy nghĩ 0.5 - Qua tấm gương đấu tranh, hy sinh anh dũng của các nhân vật lịch sử Thể 0,25 hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta, tiếp nối truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc - Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, khiến Pháp 0,25 phải kéo dài cuộc xâm lược Việt Nam gần 30 năm. ((Lưu ý: nội dung phát biểu của HS, tuy theo tư duy của các em, nếu chạm tới những yêu cầu chung của đáp án cho đủ điểm. Hoặc thể hiện được năng lực sáng tạo sẽ khuyến khích điểm. Song không vượt ngoài khung điểm chung là 1,0 điểm))