Đề thi học kì môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018.doc
Nội dung text: Đề thi học kì môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học :2017-2018 Thời gian làm bài : 90 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS nắm vững các kiến thức cơ bản về phần Đọc- hiểu; Tiếng việt; Tập làm văn trong SGK Ngữ Văn 7 tập hai. 2. Kĩ năng - Hiểu nội dung, thể loại văn bản, nhận biết trạng ngữ, câu bị động, đặt câu mở rộng thành phần. - Có kĩ năng viết một bài văn nghị luận theo đúng đặc trưng thể loại. 3.Thái độ - Yêu thích văn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập và rèn luyện. 4.Phát triển năng lực: Tự học, tổng hợp, phân tích, cảm thụ VH II. MA TRẬN NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN VẬN CỘNG Chủ đề ( nội TN TL TN TL DỤNG DỤNG dung, ) CAO CĐ1: TV Nhận Xác Đặt câu -Trạng ngữ biết trạng đinh và mở rộng -Câumở rộng ngữ, câu nêu tác thành thành phần bị động dụng phần - Câu bị động của (liên hệ - Liệt kê Liệt kê thực tế) Số câu Số câu: 2 Số câu: Số câu: 1 Số câu: 4 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ % 1 Số 0.5 2.5 Tỉ lệ 10 điểm: 1 Tỉ lệ 5% Tỉ lệ % Tỉ lệ 25% 10% CĐ 2:VB Nhận Nhận -Sống chết biết thể biết về mặc bay loại, nội tác giả, -Ca Huế trên dung tác phẩm sống Hương - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: Sốđiểm: Số điểm: Tỉ lệ % 1 1.5 2,5
- Tỉ lệ10 Tỉ lệ15% Tỉ lệ % 25% CĐ 3: TLV Viết bài Bài văn NL văn NL Số câu Số câu: Số câu: 1 Số điểm 1 Số điểm: Tỉ lệ % Số 5 điểm: 5 Tỉ lệ Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 2 Sốcâu : Số câu: Số câu: 1 Số câu 8 Số điểm Số điểm: Sốđiểm: Số điểm: 1 1 Số điểm: Sốđiểm Tỉ lệ % 1 1 1 Sốđiểm Số 1 10 Tỉ lệ Tỉ lệ15% Tỉ lệ 10 :1 điểm: 5 Tỉ lệ 5% Tỉ lệ: 10% % Tỉ Tỉ lệ 100% lệ:10% 50%
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học :2017-2018 Thời gian làm bài : 90 phút Ngày kiểm tra: 26/4/2018 I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu phương án lựa chọn đúng: Câu 1. Văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Nghị luận C. Bút kí D. Kịch Câu 2: Ca Huế có nguồn gốc từ đâu ? A. Nhạc cung đình. B. Nhạc thính phòng. C. Nhạc hiện đại. D. Nhạc dân gian và nhạc cung đình. Câu 3. Câu nào có cụm từ “Mùa thu” là trạng ngữ? A. Mùa thu là mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc. B. Mùa thu của Hà Nội thật đẹp. C. Mùa thu! Mùa của hương cốm dịu dàng. D. Mùa thu, học sinh náo nức tựu trường. Câu 4. Câu “Bố tặng em một món quà nhân dịp sinh nhật.” có thể chuyển thành câu bị động là: A. Em được bố tặng một món quà nhân dịp sinh nhật. B.Một món quà được tặng cho em nhân dịp sinh nhật. C.Nhân dịp sinh nhật bố tặng em một món quà. D.Bố tặng một món quà cho em nhân dịp sinh nhật. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, người chết không có nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”(SGK Ngữ Văn 7 – tập 2, NXBGD). a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Nêu tên và giới thiệu đôi nét về tác giả của văn bản đó. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2: (0.5 điểm) Đặt một câu mở rộng thành phần chủ ngữ về chủ đề bảo vệ môi trường. Câu 3: (5 điểm) Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng, em hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. .Chúc các con làm bài thi tốt
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học :2017-2018 Thời gian làm bài : 90 phút Phần/C Nội dung Điểm âu Phần I I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm). Trả lời Trắc Câu 1 2 3 4 mỗi câu nghiệm Đáp án C D D A,B đúng, đủ (2 điểm) cho 0,5 đ Phần II - Văn bản: Sống chết mặc bay- tác giả Phạm Duy Tốn 1 điểm Tự luận + Phạm Duy Tốn quê ở Hà Tây, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội 0.5 điểm Câu 1 + Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về (2,5 truyện ngắn điểm) - Biện pháp tu từ : Liệt kê 0.5 điểm - Tác dụng : Diễn tả đầy đủ và sâu sắc thảm cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân khi đê vỡ. Từ đó lên án sự 0.5 điểm vô nhân đạo của quan phụ mẫu và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Câu 2 - Đặt câu đúng ngữ pháp có cụm C-V mở rộng chủ ngữ 0,25 điểm (0,5 - Câu có nội dung đúng chủ đề 0,25 điểm điểm) *Hình thức: Câu 3 - Đúng kiểu bài nghị luận chứng minh 0.5 điểm (5 điểm) - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả *Nội dung : Học sinh cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: - Dẫn dắt: giới thiệu về Bác hồ và tình cảm sâu sắc của 0.5 điểm nhân dân với Bác - Trích dẫn: lối sống giản dị, thanh bạch của Bác. 2. Thân bài a) Xét về lý: thế nào là lối sống giản dị, tại sao bác có 3.5 điểm lối sống giản dị. b) Xét về thực tế: - Bác giản dị trong cách ăn: vài ba món giản đơn - Bác giản dị trong cách mặc: áo kaki đã sờn, dép lốp - Bác giản dị trong cách ở: bác sống trong hang đá, nhà sàn đơn sơ - Bác giản dị tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày: tự
- trồng rau, nuôi gà 3. Kết bài - Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Bác hồ 0.5 điểm - Rút ra bài học cho bản thân * Biểu điểm: - Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. 5 điểm - Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn sai vài lỗi diễn 4 điểm đạt và chính tả. - Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa mạch 3 điểm lạc, rõ ràng còn sai một số lỗi về diễn đạt và chính tả nhưng không nhiều. - Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn hạn 2 điểm chế, còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả. - Bài viết quá sơ sài, nhiều ý không đúng. 1 điểm - Viết sơ sài một vài câu hoặc bỏ giấy trắng 0 điểm * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên linh hoạt khi cho điểm. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng