Đề thi giữa kì I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

docx 5 trang Kiều Nga 05/07/2023 2630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kì I môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1: ( Mức 1) Chữ số 4 trong số thập phân 18,5247 thuộc hàng nào: a.Hàng phần mười b. Hàng phần trăm c. Hàng phần nghìn Câu 2: ( Mức 1) Số thập phân 25, 038 đọc là: A. Hai mươi lăm phẩy không ba mươi tám B. Hai mươi lăm phẩy không trăm ba mươi tám. C. Hai mươi lăm phẩy không trăm ba tám. Câu 3: ( Mức 2) Số thập phân nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau là: a. 1,234 b. 0,123 c. 0,012 Câu 4: ( Mức 3) Dãy số thập phân nào dưới đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn: a. 9,465; 9,53 ; 7,7 ; 7,653 b. 7,7 ; 7,653 ; 9,53 ; 9,465 c. 7,653 ; 7,7 ; 9,465 ; 9,53 Câu 5: ( Mức 1) Số “ Bốn mươi sáu đơn vị, năm phần trăm” được viết là: a. 406,5 b. 46,05 c. 46,50 Câu 6: ( Mức 1) 8 m2 4 dm2 = m2 Số thích hợp để điền vào chỗ trống là: a. 8,4 b. 8,04 c. 804 1 Câu 7: ( Mức 4) Hiện nay tuổi của hai bố con là 45 tuổi. Sau 5 năm nữa tuổi của con bằng 4 tuổi của bố . Tuổi hiện nay của mỗi người là: a. bố: 39 tuổi; con: 6 tuổi b. bố: 41 tuổi; con: 4 tuổi c. bố: 36 tuổi; con: 9 tuổi PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 1: Đặt tính rồi tính : 1đ ( Mức 2) 9 7 a) 47,5 + 206,3 b) - = 2 3 2 1 Bài 2: a) Tìm x: : x = x 3 5 6 1 1 2 b) Tính gi trị biểu thức: + : 3 6 3 Bài 3: Một tấm thảm hình thoi có đường chéo thứ nhất là 12m , đường chéo thứ hai là 18 m. Tính diện tích của tấm thảm đó? Bài 4:( Mức 3) Một bếp ăn chuẩn bị đủ gạo cho 120 người ăn trong 50 ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số ngày ăn giảm đi 10 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến thêm?
  2. Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau: BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: a. Con trai ông. b. Một bác sĩ. C. Một anh thanh niên. Câu 2. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. Câu 3. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. b. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. c. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 4. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là: a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu. c. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. Câu 5. Các từ đồng nghĩa với từ hiền trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. Câu 6. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. Câu 7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” trong câu Trăng chìm vào đáy nước. a. trôi. b. lặn. c. nổi Câu 8. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. b. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.
  3. ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 c b b c b b b II. Tự luận Bài 1:Đặt tính rồi tính : ( Mức 2) 9 7 27 14 13 a) 47,5 + 206,3 = 253,8 b) - = 2 3 6 6 6 2 1 Bài 2: a) Tìm x: : x = x 3 5 6 2 3 : x = 5 6 2 3 x : 5 6 4 x 5 1 1 2 1 1 7 b) Tính gi trị biểu thức: + : = + 3 6 3 3 4 12 Bài 3: Tính diện tích của tấm thảm: 12 x 18 : 2 = 108 (m2) Đáp số : 108 m2 Bài 4: Giải Số ngày ăn còn lại: 50 – 10 = 40 (ngày) Số người ăn trong 40 ngày: 120 x 50 : 40 = 150 (người) Số người đến thêm: 150 – 120 = 30 (người) Đáp số: 30 người
  4. ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng : 4 điểm 1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: 2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời. Bài 1: Những con sếu bằng giấy. Bài 2: Một chuyên gia máy xúc. Bài 3: Những người bạn tốt. Bài 4: Kì diệu rừng xanh. Bài 5: Cái gì quí nhất? II. Đọc thầm: 6 điểm Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau: BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: a. Con trai ông. b. Một bác sĩ. c. Một anh thanh niên. Câu 2. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. Câu 3. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. b.Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. c.Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 4. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là: a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.
  5. c.Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. Câu 5. Các từ đồng nghĩa với từ hiền trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. Câu 6. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. Câu 7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” trong câu Trăng chìm vào đáy nước. c. trôi. b. lặn. c. nổi Câu 8. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. b. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. Câu 9. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Chính tả:( 4 điểm:) GV đọc cho HS viết bài: Mưa rào sách tiếng Việt 5 tập 1 / 33. Gồm đầu bài và đoạn: Nước chảy đỏ ngòm vòm lá bưởi lấp lánh. Tập làm văn : 6 điểm Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em mà em thích. Đáp án đọc hiểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 c b b a a a b b 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ