Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2016-2017

doc 4 trang nhatle22 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_ii_na.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cải cách có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở châu Á nửa sau thế kỉ XIX. Câu 2 (3,0 điểm): Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với các cuộc cách mạng tư sản trước đó theo nội dung sau: Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Nhiệm vụ của cách mạng Giai cấp lãnh đạo Lực lượng chính Kết quả, ý nghĩa Câu 3 (2,5 điểm): Nêu nét chính về tình hình nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIX. Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện như thế nào? Câu 4 (2,5 điểm): Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương và giải thích tại sao? Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. UBND HUYỆN YÊN LẠC HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: LỊCH SỬ ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm). Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cải cách có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở châu Á nửa sau thế kỉ XIX. Đáp án Điểm * Cuộc cải cách có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở châu Á nửa sau thế kỉ XIX là cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. 0,25 * Trình bày theo các nội dung: a) Hoàn cảnh cuộc Duy tân Minh Trị: 0,5 - Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp ) ngày 0,25 càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản - Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân 0,25 Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, b) Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị: 1,0 * Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ 0,25 nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng * Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ 0,25 quân chủ lập hiến. * Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở 0,25 phương Tây. * Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí 0,25 được chú trọng. c) Ý nghĩa: Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành 0,25 một nước tư bản công nghiệp Câu 2 (3 điểm). Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với các cuộc cách mạng tư sản trước đó theo nội dung sau: Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Cách mạng tháng Mười Điểm Nga năm 1917 Nhiệm vụ của cách - Lật đổ chế độ phong kiến, - Lật đổ chế độ tư bản chủ mạng giành chính quyền về tay tư nghĩa, giành chính quyền về 0,5 sản, xây dựng chế độ tư bản tay vô sản, xây dựng chủ chủ nghĩa nghĩa xã hội Giai cấp lãnh đạo - Tư sản và quý tộc mới - Giai cấp vô sản 0,25 Lực lượng chính - Tư sản và nông dân - Công nhân và nông dân 0,25 Kết quả, ý nghĩa - Thủ tiêu chế độ phong kiến - Lật đổ chế độ tư bản chủ lỗi thời, đưa giai cấp tư sản nghĩa ở nước Nga, đưa người lên cầm quyền, đem lại lao động lên nắm chính 2,0 quyền lợi cho giai cấp tư sản; quyền, xác lập chế độ xã hội xác lập được chế độ tư bản chủ nghĩa, đem lại quyền lợi
  3. chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng cho người lao động sản xuất phát triển, thúc đẩy - Để lại nhiều bài học quý nền kinh tế các nước phát báu cho cuộc đấu tranh giải triển nhanh phóng của giai cấp vô sản, - Các cuộc cách mạng tư sản nhân dân lao động và các dân đều không triệt để quần tộc bị áp bức chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi Câu 3 (2,5 điểm). Nêu nét chính về tình hình nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIX. Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện như thế nào ? Đáp án Điểm a) Những nét chính về tình hình nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIX 1,5 * Về kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính 0,5 cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn * Về chính trị: Trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu; bộ máy chính 0,5 quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng, * Về xã hội: xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm Phong trào khởi nghĩa nông 0,5 dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội b) Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua: 1,0 - Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi ở Nam kì và lan rộng ra toàn quốc ( Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng 0,25 của Pháp, khởi nghĩa Trương Định, nhân dân Bắc Kì kiên quyết kháng chiến ) - Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các văn 0,25 thân sĩ phu yêu nước (tiêu biểu là khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, ) - Phong trào khởi nghĩa của nông dân, tiêu biểu là khởi nghĩa nông dân Yên Thế 0,25 dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám. - Trào lưu đề nghị cải cách duy tân của một số quan lại sĩ phu yêu nước (tiêu biểu 0,25 là các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ ) nhằm đưa nước nhà trở nên giàu mạnh Câu 4 (2,5 điểm). Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào ? Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương và giải thích tại sao ? Đáp án Điểm a) Hoàn cảnh của phong trào Cần Vương 0,5 -Sau khi cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13-7- 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và 0,5 nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX, được gọi là phong trào Cần vương *Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa 0,25 Hương Khê (1885- 1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
  4. b) Nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê 1,25 - Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng , bên cạnh Phan 0,25 Đình Phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác, tiêu biểu là Cao Thắng. - Từ 1885 đến 1888, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn khí giơí, tích lương thảo Lực lượng nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ , phân 0,25 bố trên địa bàn bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ tự chế tạo được súng trường - Từ 1888 đến 1896 là thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy 0,25 lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. - Thực dân Pháp tập trung binh lực, xây dựng đồn bốt dày đặc nhằm bao vây cô lập nghĩa quân, chúng mở nhiêù cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Ngàn Trươi 0,25 -Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ, lực lượng suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh (12-1895), cuộc khởi nghĩa duy trì thêm 0,25 một thời gian rồi tan rã. c) Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: 0,5 - Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng lớn, thời gian kéo dài hơn 10 năm Cuộc khởi nghĩa được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, nghĩa 0,25 quân tự chế tạo được vũ khí -Nghĩa quân đã lập được nhiều chiến công, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn; 0,25 nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ HẾT Lưu ý: Trên đây là những nội dung mà khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Cho điểm tối đa khi bài làm đủ nội dung, chính xác, lô gíc, khoa học, có tính sáng tạo khi làm bài.