Đề thi chọn lọc sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả

doc 2 trang nhatle22 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn lọc sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_loc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_hoa_hoc_lop_9_na.doc

Nội dung text: Đề thi chọn lọc sinh giỏi cấp thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Phả

  1. PHÒNG GD & ĐT CẨM PHẢ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 NĂM HỌC 2018 -2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN : HÓA HỌC Ngày thi: 27/11/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (7,0 điểm) 1. Cho hình vẽ mô tả một thí nghiệm sau: HCl a. Hình vẽ trên chứng minh tính chất vật lý gì của khí hidroclorua H2O có pha quỳ tím b. Nêu và giải tích hiện tượng thí nghiệm ở hình vẽ trên 2. Viết PTTT xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: a. Cho dung dịch Natrihidrocacbonat vào dung dịch barihidroxit b. Cho natri vào dung dịch natri hidrosunphat c. Cho kẽm vào dung dịch X có đồng (II) clorrua, Sắt (II) clorua và nhôm clorua d. Cho dung dịch canxi hidrocacbonat vào dung dịch kali hidroxit dư e. Cho Oxit sắt từ vào dung dịch axit sunphuric đặc nóng 3. Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn sau: natri clorua, natrihidroxit, axit sunphuric, axit clo hidric, bari hidroxit, magie sunphat. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học minh họa 4. Cho các cặp chất sau, cặp chất nào có thể tồn tại hoặc không thể tồn tại trong (nếu có)? a. NaOH và KNO3 b. NaOH và CuSO4 c. NaHCO3 và H2SO4 d. BaCl2 và Na2SO4 e. NaCl và AgNO3 Câu 2 (3,5 điểm): Cho 1,36 gam hỗn hợp Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được một hỗn hợp oxit nặng 1,2 g. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại và nồng độ CM dung dịch CuSO4 ban đầu Câu 3 (4,0 điểm) 1. Trộn 100ml dung dịch HCl 7,3% (d=1,25 g/mi) với 100 gam dung dịch AgNO3 17%. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được 2. Nung 93,9 gam hỗn hợp X gồm Fe 3O4 và Al trong môi trường chân không. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Chi Y làm 2 phần - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14,112 lít H2 (đktc) Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp X Câu 4 (5,5 điểm)
  2. 1. Hòa tan hoàn toàn 42,4 gam hỗn hợp X gồm Fe xoy và Cu trong dung dịch H2sO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chir chứa 93,6 gam chất tan gồm 2 muối sunphat trung hòa và 4,48 lít khí SO2 (đktc) a. Xác định công thức phân tử của FexOy b. Cho 42,4 gam X và dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m 2. Để điều chế 560 gam dung dịch CuSO 4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% trộn với bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O Hết