Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 5 trang hoanvuK 09/01/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_1_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN LỚP 11 - NĂM HỌC 2020-2021 Môn: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Thời gian bàm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: . Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX. Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là gì? Câu 2 (1,5 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là gì? Tại sao? Câu 3 (2,0 điểm) Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 4 (2,5 điểm) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? Câu 5 (2,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên, Chữ kí của cán bộ coi thi:
  2. 0. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN VÒNG I NĂM HỌC 2020- 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ( Đáp án gồm 05 câu; 04 trang) MÔN: LỊCH SỬ - Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định. - Điểm bài thi: để điểm lẻ đến 0,25. Câu Nội dung Điểm Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối 2,0 1 thế kỉ XIX. Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là gì? * Nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới. Ngay sau 0,25 khi nắm lại quyền lực, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục - Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc phủ, thành lập 0,25 chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương. Tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu Năm 1889, Hiến pháp mới đươc ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. - Về kinh tế: Chính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống 0,25 nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống - Về văn hóa – giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung 0,25 khoa học – kĩ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển. - Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ 0,25 nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài - Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa. Mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư 0,25 bản chủ nghĩa. * Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây 0,5 dựng nước ta là: Muốn xây dựng đất nước lớn mạnh, cải cách, đổi mới là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để cải cách, đổi mới thành công thì phải đảm bảo có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, có quyết tâm của người lãnh đạo và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Phải có những điều kiện khách quan tương đối thuận lợi và đảm bảo cho đổi mới thành công. Nội dung cải cách phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
  3. Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi 1,5 2 năm 1911. Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là gì? Tại sao? * Nguyên nhân: Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong 1,0 kiến Duyên cớ: Do chính quyền nhà Thanh tao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc=> phong trào giữ đường bùng nổ. Nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh. * Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. * Ý nghĩa: - Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước châu Á trong đó có Việt Nam * Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc 0,5 Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là: Lật đổ chế độ phong kiến là cống hiến vĩ đại nhất, vì chế độ phong kiến Trung Quốc ra đời sớm tồn tại hàng ngàn năm, đã bộc lộ sự lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), 2,0 3 em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. * Vai trò của Liên Xô: 1,0 - Là một trong ba trụ cột chính, cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít. - Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng các nước Đông Âu, tiến vào sào huyệt của phát xít Đức buộc chúng phải đầu hàng. - Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Cùng với Mĩ, Anh tổ chức hội nghị Ianta, Pốtxđam, bàn về việc kết thúc chiến tranh. * Vai trò của Mĩ, Anh: - Cùng với Liên Xô là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định 1,0 trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Tại mặt trận Bắc Phi: là lực lượng chủ yếu góp phần trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia - Tấn công quân Đức ở phía Tây (chiến trường châu Âu), cùng với Liên Xô góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu. - Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng - Cùng với Liên Xô thiết lập trạt tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 2,5 4 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? * Kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945): 1,5 - Phe Đồng minh đánh bại hoàn hoàn toàn phe phát xít và diệt trừ tận gốc những kẻ gây chiến 0,25 - Hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, tiêu tốn 4000 tỷ đô la 0,5 - Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và Đông châu Á - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ 0,25 nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp suy yếu; Mĩ càng thêm lớn mạnh, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa 0,25 - Chiến tranh tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhiều quốc gia độc lập mới ra đời ở châu Á 0,25 * Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với 1,0 các quốc gia trên thế giới: - Thời cơ: + Tạo môi trường hòa bình để các quốc gia phát triển mọi mặt: kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục + Các nước có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển - Thách thức: + Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo nhưng ở một số khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột + Các quốc gia trên thế giới hiện nay đối mặt với chủ nghĩa khủng bố Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 2,0 5 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” đó 0,25 là nhận định đúng vì: - Bản thân cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đã giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, giải 0,25 phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu một tấm gương sáng về giải phóng dân tộc bị áp bức. - Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh 0,25 giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. - Cách mạng tháng Mười không những thức tỉnh mà còn cổ vũ mạnh mẽ ý 0,25 chí đấu tranh, chỉ ra con đường đi tới thắng lợi cuối cùng và triệt để của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. - Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở 0,25 nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin với một nhận thức mới: Phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. 0,25
  5. - Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội. - Sau Cách mạng tháng Mười một loạt phong trào phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ: phong trào Ngũ Tứ 4/5/1919 ở Trung Quốc - Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào 0,25 giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. - Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng 0,25 phát triển mạnh, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập trên thế giới. HẾT