Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 THCS vòng Tỉnh - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh

pdf 4 trang Kiều Nga 04/07/2023 4501
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 THCS vòng Tỉnh - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_9_thcs_vong_tinh_na.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 9 THCS vòng Tỉnh - Năm học 2021-2022 - Sở giáo dục và đào tạo Tây Ninh

  1. SỞ GD&ĐT TÂY NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2021 – 2022 Ngày thi: 05 tháng 5 năm 2022 Môn thi: VẬT LÍ – LỚP: 9 THCS Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) Bài 1: (4,0 điểm) Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi 20 m/s trên đường thì tài xế phát hiện có chướng ngại vật trước mặt cách vị trí xe 50 m. Tài xế chỉ kịp thắng xe lại sau 0,7 s kể từ lúc thấy chướng ngại vật. Sau khi thắng, tốc độ v của xe giảm theo thời gian t theo quy luật vt=−20 5 (v tính theo m/s, t tính theo s) a) Tính tốc độ của xe khi tài xế đạp thắng được 1,0 s. b) Vẽ đồ thị của tốc độ v theo thời gian t. c) Biết rằng quãng đường đi được của xe kể từ lúc đạp thắng là diện tích của hình giới hạn bởi đường đồ thị v(t), trục Ov và trục Ot. Hỏi xe có kịp dừng lại trước chướng ngại vật không? Bài 2: (3,0 điểm) Một tấm bia gỗ m=2 kg được treo bởi một sợi dây nhẹ không dãn. Khi bia đứng yên tại vị trí cân bằng (dây treo có phương thẳng đứng), người ta bắn vào bia một mũi tên và bia được truyền một vận tốc ban đầu v0 =1,8 m/s (hình vẽ bên). Biết rằng, động năng Eđ của bia phụ thuộc 2 vào vận tốc v của nó theo công thức Eđ = 0,5 mv , thế năng Et của bia phụ thuộc vào độ cao h của bia so với vị trí thấp nhất O theo công thức Et =10 mh . Cơ năng E của bia bằng tổng động năng và thế năng của nó, cơ năng này luôn bảo toàn trong quá trình chuyển động. Đơn vị khối lượng tính theo kg, vận tốc tính theo m/s, độ cao tính theo m, năng lượng tính theo J (Jun). Bỏ qua khối lượng của mũi tên. a) Tính động năng, thế năng, cơ năng của bia ngay khi được truyền với vận tốc ban đầu v0. b) Tính vận tốc của bia khi h=8 cm. c) Tìm góc lệch lớn nhất của dây treo so với phương thẳng đứng. Bài 3: (3,0 điểm) Người ta đổ 250 g nước ở 12,60 C vào một cốc thủy tinh nặng 300 g đang ở nhiệt độ 25,00 C .Cốc nước cân bằng nhiệt ở 15,00 C . Nước có nhiệt dung riêng là 4200 J/kg.K.
  2. a) Ở nhiệt độ thấp kể trên, coi nhiệt lượng cốc và nước trao đổi với bên ngoài không đáng kể. Tìm nhiệt dung riêng của thủy tinh làm cốc. b) Khi cốc nước đang ở nhiệt độ cân bằng nhiệt như trên, người ta dùng một cây điện trở có công suất tỏa nhiệt 300W để đun nước trong cốc (hình vẽ bên). Khi nước đạt đến nhiệt độ sôi, người ta vẫn tiếp tục đun cho đến khi lượng nước trong cốc còn lại 60% lượng nước ban đầu thì ngừng đun. Biết rằng trong quá trình đun, do sự chênh lệch nhiệt độ nên cốc tỏa ra môi trường bên ngoài một nhiệt lượng bằng 5% nhiệt lượng tỏa ra của cây điện trở. Ở nhiệt độ sôi, để mỗi gam nước bay hơi hoàn toàn thì cần một nhiệt lượng 2300J. Tìm thời gian đun nước ở trên. Bài 4: (2,0 điểm) Bạn An muốn biến một cây đinh sắt thành một nam châm điện đơn giản với cực từ Bắc ở đầu nhọn của cây đinh nhưng bạn ấy không biết làm sao? Em hãy hướng dẫn bạn An cách làm nhé. - Cần thêm những thiết bị, dụng cụ nào? - Vẽ hình minh họa cách lắp đặt. - Giải thích bằng kiến thức vật lí đã học. Bài 5: (5,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ RR12=20  , = 8  , Rb là một biến trở, UVAB = 9 . Bỏ qua điện trở của dây nối. a) Cho Rb =30 . Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch AB, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và công suất tỏa nhiệt ở mỗi điện trở. b) Tìm Rb để công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng 3W. c) Tìm Rb để công suất tiêu thụ trên Rb lớn nhất và tính giá trị công suất lớn nhất đó. Biết rằng, với hai số không âm x và y, ta có x+ y2 xy , dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x=y. Bài 6: (3,0 điểm) Hình vẽ bên mô tả nguyên lí quang học cơ bản của máy ảnh: Thấu kính hội tụ của ống kính tạo ảnh của một vật sáng muốn chụp lên cảm biến hình ảnh bên trong máy, hình ảnh trên cảm biến sẽ được mã hóa và lưu lại dưới dạng file ảnh trong thẻ nhớ. a) Hãy dựng ảnh tạo bởi thấu kính của ống kính khi chụp (không cần đúng tỉ lệ).
  3. b) Giả sử, bạn Bình có một máy ảnh với tiêu cự thấu kính của ống kính là 50mm, cảm biến hình ảnh có kích thước 18,0mm 13,5mm. Hãy dùng máy ảnh này để chụp một bức tranh có kích thước 54cm 72cm. Bình muốn ảnh thu được có kích thước lớn nhất nhưng không xác định được khoảng cách từ thấu kính của ống kính đến bức tranh là bao xa. Dựa vào hình vẽ và phép toán hình học, hãy giúp Bình tìm ra khoảng cách đó? HẾT Bạn đang sử dụng miễn phí bộ tài liệu. Bạn liên hệ nhận ngay trọn bộ cấp tỉnh 2021-2022 hay và khó có đáp án để cập nhật những cách giải hay cũng như ủng hộ nhóm và tiết kiệm thời gian. Trân trọng cảm ơn. FB Đặng Hữu Luyện ( hoặc Zalo 0984024664 Groups: KHO VẬT LÍ THCS-THPT