Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tiến Hai

doc 5 trang nhatle22 5660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tiến Hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và đào tạo Tiến Hai

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TIỀN HẢI NĂM HỌC 2016-2017 Môn: SINH HỌC 8 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1( 2,5 điểm) 1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn? 2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 37 0C và không dao động quá 0,50C? Câu 2 (2,5 điểm) 1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào? 2. Chứng minh xương là một cơ quan sống? Câu 3 (3 điểm) 1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron? 2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 -140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó. Câu 4: (3 điểm) 1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 -5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận. 2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 5: (3 điểm) 1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích? 2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích? Câu 6: (3 điểm) 1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá? 2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? 3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? Giải thích? a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn. b. Chơi thể thao (như bóng đá). Câu 7: (3 điểm). 1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong? 2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao? 3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Phòng
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Ý Đáp án Điểm 1. (1đ) Mô cơ vân Mô cơ trơn Hình trụ dài Hình thoi, đầu nhọn 0,25 Tế bào nhiều nhân, có vân Tế bào có một nhân, không có ngang. vân ngang. 0,25 Tạo thành bắp cơ, gắn với Tạo nên thành của nội quan xương trong hệ vận động 0,25 Hoạt động theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn 1 0,25 (2,5đ) 2. Nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người vẫn ổn (1,5đ) định ở 370C và không dao động quá 0,50 C là do cơ thể tạo ra sự 0,5 cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt: + Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chống nóng bằng cách 0,5 giảm sự sinh nhiệt và tăng tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài: Các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi vì nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường. + Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, cơ thể làm giảm sự tỏa 0,5 nhiệt bằng cách co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông để giảm sự thoát nhiệt (giữ nhiệt cho cơ thể). 1. * Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em không nên nắn lại chỗ 0,5 (1,5đ) xương bị gãy vì có thể sẽ làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh và có thể làm rách cơ và da. * Cách xử trí khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng chân: - Đặt nạn nhân nằm yên. 0,25 - Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương. 0,25 - Tiến hành sơ cứu. + Đặt hai nẹp gỗ dài 30-40cm, rộng 4-5cm vào hai bên chỗ xương 0,25 2 gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ (2,5 đ) các đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy . + Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho 0,25 người bị thương. Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng cẳng chân bị gãy. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 2. Xương là một cơ quan sống vì: (1đ) - Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành, 0,25 trong chứa các tế bào xương. - Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, 0,25 lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng như các loại tế bào khác.
  3. - Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau: 0,5 + Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp. + Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh hồng cầu . + Xương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang. 1. Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất (1đ) chất côlesteron vì: - Chất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa ăn nhiều sẽ 0,25 có nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. - Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự 0,25 ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra. - Động mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong 0,25 mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây 3. ứ hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim (3 đ) gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ). - Động mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng 0,25 như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết. 2. * Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5 s Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm. 0,5 * Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung = 0,25 0,1: 0,3: 0,4 Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là: + Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s 0,25 + Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875 s 0,25 + Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s 0,25 (HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 4. 1. - Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu 1,0 (1,5 thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các đ) mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O 2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO 2 không ngừng khuếch tán ra. Vì vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức 0,5 không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. 2. Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời (1,5 gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì: đ) - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng 0,5 thời thải ra nhiều CO2. - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô 0,5 hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. - Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô 0,5 hấp mới trở lại bình thường. 5 1. - Nếu chất cặn bã di chuyển chậm dẫn đến táo bón vì nước bị tái 0,5 (3) (1 đ) hấp thu quá nhiều. - Nếu chất cặn bã di chuyển quá nhanh, tái hấp thu nước ít dẫn 0,5 đến đi phân lỏng.
  4. 2. * Ống A và D có phản ứng hóa học xảy ra. 0, 25 (2) * Phản ứng trong ống A có thể xảy ra ở miệng, dạ dày (vào giai 0,2 5 đoạn đầu) và ruột non vì: - Trong khoang miệng, một phần tinh bột chín bị enzim Amilaza 0,25 trong nước bọt biến đổi thành đường Mantozo( to =370C, pH =7,2. - Trong dạ dày, một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ 0,25 enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường Mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều dịch vị. - Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử 0,25 phức tạp của thức ăn: Tinh bột và đường đôi được enzim phân giải thành đường đơn. * Phản ứng trong ống D có thể xảy ra ở dạ dày vào giai đoạn sau 0,25 khi HCl đã thay đổi làm pH =2,5 và xảy ra ở ruột non - Ở dạ dày Prôtêin trong dung dịch vẩn lòng trắng trứng bị enzim 0,25 Pepsin biến đổi Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn( 3-10 axit amin), trong điều kiện nhiệt độ 370 C, pH = 2,5. - Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử 0,25 phức tạp của thức ăn: Prôtêin được en zim phân giải thành axit amin. 6 1. Ở tuổi dạy thì thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá vì ở tuổi dạy 1,0 (1) thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên mụn trứng cá 2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ 1,0 (1) các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. 3. a, Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng dần dẫn đến có 0,5 (1) nhu cầu uống nhiều nước để loại bớt muối ra khỏi cơ thể Vì vậy lượng nước tiểu sẽ tăng. b, Chơi thể thao hay lao động nặng sẽ dẫn đến ra mồ hôi nhiều, 0,5 thở gấp làm thoát nhiều hơi nước do vậy lượng nước bài tiết qua thận giảm dẫn đến lượng nước tiểu giảm. 1. Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim 0,5 (0,5đ) mạch. Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong. 7. (3đ) 2. - Người đó bị tổn thương bán cầu não trái vì: 0,5 (1đ) - Hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành 0,5 tủy hoặc tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần cơ thể bên phía đối diện. 3. * Người bị bệnh quáng gà không thể nhìn rõ vào lúc hoàng hôn (1,5đ) hay thấy rất kém là vì : + Ở màng lưới có hai loại tế bào thụ cảm thị giác là tế bào nón 0,5 tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc, tế
  5. bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm và không nhận kích thích về màu sắc. + Người bệnh quáng gà thiếu vitamin A (vitamin này là nguyên 0,5 liệu tạo ra rôđốpsin, thành phần giúp thu nhận ánh sáng của tế bào que) nên tế bào que sẽ không hoạt động.Vì vậy lúc hoàng hôn ánh sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém. * Vào lúc ánh sáng yếu không thể nhận ra màu sắc của vật là vì 0,5 vào lúc ánh sáng yếu, hoặc không có ánh sáng, tế bào nón không hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động. Mà tế bào que chỉ có khả năng tiếp nhận kích thích về ánh sáng chứ không tiếp nhận kích thích về màu sắc nên không thể nhận ra màu sắc của vật. Lưu ý : Trong quá trình chấm giám khảo có thể chia nhỏ ý hơn để cho điểm theo cách trình bày của học sinh cho phù hợp nhưng phải đúng ý theo đáp án. Điểm làm tròn toàn bài thi tối đa đến 0,25 điểm.